Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 29 - 33)

4. Nội dung của luận văn

2.2.4. Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp

Nguồn gây ô nhiễm sông Đào do hoạt động công nghiệp bao gồm nước thải của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, làng nghề.

a) Các KCN, CCN tập trung và tình hình nước thải.

Theo Sở Công thương tỉnh Nam Định 2010 trong lưu vực sông Đào có 02

KCN là KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung (thành phố Nam Định), 02 CCN là CCN

Vân Chàng (thị trấn Nam Giang – Nam Trực) và CCN An Xá (thành phố Nam Định).Cả KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung, CCN An Xá và CCN Vân Chàng đều đã đi vào hoạt động. Theo trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước tổng

lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp tập trung trong lưu vực sông Đào là 1190 m3/ngày.

* Đặc điểm KCN Hoà Xá

Theo theo Quyết định số 2808/2003/QĐ-UB ngày 3-11-2003 của Uỷ ban

nhân dân tỉnh Nam Định , KCN Hoà Xá được xây dựng với tổng diện tích 326,8 ha thuộc địa bàn 2 xã Lộc Hoà và Mỹ Xá (thành phố Nam Định). Nước thải của KCN Hoà Xá khoảng 1000 m3/ngày (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định) được tập trung xử lý, sau đó có 2/3 lượng nước thải dẫn về tram bơm Cốc Thành, 1/3 lượng nước thải dẫn về trạm bơm Kênh Gia trước khi bơm ra sông Đào. Hiện nay trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hoà Xá hoạt động chưa hiệu quả, do hệ thống thu gom nước thải chưa hoàn thiện do vậy đoạn sông Đào chảy qua khu vực tram bơm Cốc Thành và tram bơm Kênh Gia có nguy có bị ô nhiễm mạnh.

Các ngành nghề sản xuất trong KCN Hoà Xá bao gồm lắp ráp và chế tạo cơ khí chiếm 25% diện tích, chế biến sản phẩm nông nghiệp 15% diện tích, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và thiết bị nội thất 20% diện tích; sản xuất hàng tiêu dùng 20% diện tích, dệt may 20% diện tích. (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định)

Tính đến năm 2010 trong KCN Hoà Xá có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất

nhiều lĩnh vực (danh sách các doanh nghiệp chính trong KCN Hoà Xá năm 2010

được trình bày trong Phụ lục 1). Nước thải từ KCN Hoà Xá rất đa dạng do có nhiều ngành nghề thải ra và thường có nồng độ BOD cao do nước thải của KCN Hoà Xá chủ yếu từ ngành chế biến thức phẩm và dệt nhuộm, có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường sông Đào.

* Đặc điểm KCN Mỹ Trung

KCN Mỹ Trung có diện tích 150 ha, thuộc thành phố Nam Định. Theo ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, KCN Mỹ Trung khi lấp đầy có khoảng 40 – 50 doanh nghiệp với số lao động sử dụng khoảng 1 vạn người. KCN Mỹ Trung được quy hoạch 2 hệ thống thoát nước thải công nghiệp và thoát nước mặt riêng rẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và xử lý nước thải tại khu xử lý trung tâm

của khu CN. Nước thải ở đây sau khi được xử lý được dẫn ra kênh Vĩnh Giang trước khi bơm ra sông Đào qua 2 trạm bơm là Kênh Gia và Cốc Thành. Hiện nay hiệu quả xử lý của nước thải tại KCN Mỹ Trung còn thấp, do trạm xử lý nước thải

tập trung ở KCN Mỹ Trung chưa xây dựng xong nên đoạn sông Đào chảy qua khu

vực tram bơm Cốc Thành và tram bơm Kênh Gia có nguy có bị ô nhiễm cao (Nghị quyết của ban thường vụ tỉnh uỷ số 15- NQ/TU )

* Đặc điểm CCN Vân Chàng

Năm 2005, Cụm công nghiệp Vân Chàng được thành lập trên cơ sở làng nghề rèn truyền thống Vân Chàng, thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Đinh.

Cụm công nghiệp tập trung Vân Chàng có diện tích 12 ha. Theo trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước tổng lượng nước thải của CCN Vân Chàng

là 18 m3/ngày. Hiện tại CCN Vân Chàng có hơn 10 DN (danh sách các doanh

nghiệp trong CCN Vân Chàng được trình bày trong phụ lục 2). Sản phẩm chủ yếu là phụ tùng xe đạp, xe máy, chậu nhôm, cán kéo kim loại...

Nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở sản xuất ở đây chủ yếu là phế liệu, phế phẩm (chiếm 90%) được thu gom, phân loại chuyển về nơi sản xuất với số lượng như: sắt thép 6000 tấn/tháng, nhôm 800 tấn/tháng, than đá 500 tấn/tháng, điện năng 36.000 kW/ tháng, nước 1000 m3/tháng. Lượng hóa chất tiêu thụ mỗi năm: xút ăn da 100 tấn, Natricabonat 70 tấn, H2SO4 15 tấn, NaNO3 100 tấn... Máy móc thiết bị sản xuất đều trong tình trạng quá lạc hậu, phần lớn là do người dân địa phương tự thiết kế, lắp đặt. Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất không được thu gom xử lý triệt để nên ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là chất rắn lơ lửng được thải ra các kênh tiêu trước khi bơm ra sông Đào qua trạm bơm Kinh Lũng.

* Đặc điểm CCN An Xá

CCN An Xá được thành lập từ năm 2005 quy mô 98 ha, thuộc thành phố Nam Định. Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, hiện tại CCN An Xá có khoảng 30 doanh nghiệp, sản xuất đa ngành nghề trong đó chủ yếu là các ngành

may mặc, cơ khí, chế biến thực phẩm do vậy nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng, kim loại nặng, hoá chất tẩy rửa, phẩm màu, chất hữu cơ....(danh sách các doanh nghiệp trong CCN An Xá được trình bày qua phụ lục 3). Theo Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định tổng lượng nước thải của CCN An Xá là 166 m3/ngày. Nước thải của CCN An Xá sau khi được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung được dẫn ra kênh Vĩnh Giang sau đó bơm ra sông Đào qua trạm bơm Cốc Thành và Kênh Gia. Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, mặc dù công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung là 3000 m3

/ngày đêm, tuy nhiên hiệu quả xử lý còn thấp, nên chất ô nhiễm từ KCN vẫn ảnh hưởng tới môi trường nước sông Đào.

b) Các cơ sở công nghiệp phân tán, làng nghề và tình hình nước thải.

Hiện nay trong vùng có rất nhiều các cơ sở công nghiệp phân tán với các ngành nghề rất đa dạng và phong phú như chế biến thực phẩm ở thành phố Nam Định, dệt vải ở xã Thành Lợi, làng nghề sơn mài xã Liên Minh (huyện Vụ Bản), làng nghề làm phở ở xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở

Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc) …. Đặc điểm chung của các cơ sở này là nằm xen kẽ

trong các khu dân cư với các quy mô khác nhau. Các cơ sở này hình thành trên cơ sở tự phát của người dân nên nước thải phần lớn chưa có hệ thống xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải sau xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đã thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh.Theo sở TN&MT Nam Định, tổng lượng nước thải ở các cơ sở sản xuất chính ước tính là 6000 m3

/ngày, chủ yếu là nước thải dệt nhộm chiếm 74% lượng nước thải. Các chất ô nhiễm từ các cơ sở phân tán và làng nghề trong lưu vực sông Đào chủ yếu là chất hữu cơ, phẩm màu.

Nhận xét, đánh giá

Từ những phân tích trên ta có một số nhận xét, đánh giá về ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp tại lưu vực sông Đào như sau:

Các KCN, CCN chưa có khu xử lý nước thải mặc dù có đề xuất trong ĐTM

Các KCN, CCN đã xây dựng hệ thống xử lý nhưng không hiệu quả do chưa

có hệ thống thu gom nước thải bao gồm KCN Hoà Xá, CCN An Xá.

Nước thải từ các KCN Hoà Xá, Mỹ Trung, CCN An Xá được dẫn ra kênh Vĩnh Giang sau đó bơm ra sông Đào qua trạm bơm Cốc Thành và Kênh Gia. Nước thải từ CCN Vân Chàng có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao được bơm ra sông Đào qua tram bơm Kinh Lũng.

Các cơ sở công nghiệp phân tán, làng nghề nằm rải rác tại các huyện, chất thải chưa nhiều chất hữu cơ, phẩm mầu gây nên hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm cục bộ. Trong tương lai, khi các KCN theo quy hoạch vào hoạt động sẽ tăng ô nhiễm môi trường nước sông Đào.

Do nguy cơ ô nhiễm sông Đào từ các hoạt động sản xuất công nghiệp rất cao nên đòi hỏi phải tính toán đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải này tạo cơ sở cho các biện pháp kiểm soát quản lý ô nhiễm vùng sông Đào

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)