Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 25 - 27)

4. Nội dung của luận văn

2.2.1.Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước

Nguồn ô nhiễm có thể phân loại theo 2 cách: theo cách thức các chất ô nhiễm từ nguồn gia nhập vào nguồn nước và theo các hoạt động sản sinh ra các chất ô nhiễm. Đây là cơ sở để phân loại nguồn gây ô nhiễm nước sông Đào.

1) Theo cách thức các chất ô nhiễm từ nguồn gia nhập vào nguồn nước trong vùng có thể chia các nguồn gây ô nhiễm nước ra làm 2 loại: nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện.

+ Nguồn tập trung (hay nguồn điểm): là nguồn nước thải của các nhà máy, các khu tập trung dân cư chảy vào sông qua các cửa xả tại 1 vị trí xác định có thể cho phép đo đạc để xác định lưu lượng, thành phần và CLN thải. Trong thực tế, kiểm soát ô nhiễm nước có thể thông qua điều tra, kiểm sát tại thực địa để xác định các nguồn thải tập trung và kiểm soát chúng. Nguồn ô nhiễm có thể thấy rõ nhất là tại các cống xả nước thải của các cơ sở công nghiệp trực tiêp chảy vào sông.

+ Nguồn phân tán (hay nguồn diện): là nguồn các chất ô nhiễm gia nhập vào nước sông phân tán dọc theo chiều dài sông không tại vị trí xác định dẫn đến ô nhiễm trên diện rộng và khó khăn trong việc xác định lưu lượng chất thải. Đối với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế các chất thải chảy xuống nguồn nước thông qua các biện pháp thu gom và quản lý chặt chẽ, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư và đông viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Một số loại hình của nguồn ô nhiễm phân tán là nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động nông nghiệp.

2) Theo các hoạt động sản sinh ra các chất ô nhiễm có thể chia ra các loại nguồn ô nhiễm:

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải công nghiệp: đó là nước thải của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, làng nghề gọi chung là nước thải công nghiệp.

+ Nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: nước thải của các khu dân cư tập trung (các thị xã, thị trấn và của các khách du lịch) và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư phân tán (các làng xã), gọi chung là nước thải sinh hoạt.

+ Nguồn ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp: nước hồi quy sau tưới của các khu canh tác nông nghiệp và nước thải của các cơ sở chăn nuôi gọi chung là nước thải nông nghiệp.

+ Các nguồn ô nhiễm khác: nước thải do nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động cảng, du lịch…

Như vậy

Đối với lưu vực sông Đào, ta có thể xác định được cụ thể các hoạt động sản sinh ra chất gây ô nhiễm nước. Vì vậy các nguồn gây ô nhiễm nước sông Đào có thể phân ra:

- Nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt - Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp - Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp

Sau đây là đánh giá chi tiết về các nguồn ô nhiễm nước sông Đào. Việc đánh giá tác động của từng nguồn thải tới chất lượng nước sông Đào sẽ là cơ sở để lựa chọn nguồn ô nhiễm để kiểm soát.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 25 - 27)