Đánh giá nguồ nô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 28 - 29)

4. Nội dung của luận văn

2.2.3. Đánh giá nguồ nô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại là 1 nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Đào. Nước thải sinh hoạt trong khu vực hầu hết chưa được xử lý, hệ thống xả nước thải của các khu dân cư tập trung đều xả trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước chung hoặc xả trực tiếp ra kênh mương sau đó đổ ra sông Đào qua các cửa tiêu. Đối với thành phố Nam Định, nước thải sinh hoạt được xử lý một phần (chủ yếu xử lý bằng các bể tự hoại) sau đó dẫn ra sông Vĩnh Giang trước khi bơm ra sông Đào nhờ trạm bơm

Kênh Gia và trạm bơm Cốc Thành. Trạm bơm Quán Chuột ở thành phố Nam Định

đang sửa chữa nên nước thải bơm ra sông Đào không nhiều.

Theo bảng 1.2, thành phố Nam Định là nơi có mật độ dân cư lớn nhất (5213 người/km2

), gấp 5 lần mật độ trung bình của khu vực sông Đào, đây cũng là nơi có số dân và tỷ lệ dân sống ở thành thị cao hơn so với các huyện nên áp lực do ô nhiễm chất thải sinh hoạt đến sông Đào là đáng quan tâm.

Các khu vực thị trấn, các huyện do mật độ dân số còn thấp nên ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng nước lưu vực sông Đào. Tuy nhiên lưu vực sông Đào là vùng dân số phát triển trong tương lai. Dân số trong vùng sau 10 đến 20 năm tới sẽ có sự biến động với dân số tăng, dân cư thành phố tập trung nhiều hơn do thành phố mở rộng, công nghiệp, dịch vụ phát triển. Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2008/QĐ- TTg ngày 03/7/2008 thì tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011 - 2015 bình quân là 0,92%, thời kỷ 2016 - 2020 khoảng 0,9%. Vì vậy đến năm 2020 sự gia tăng dân số ở khu vực sông Đào sẽ gây ra những áp lực nhiều hơn đến chất lượng nước sông Đào.

Nhận xét:

Nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Đào chủ yếu vẫn chưa được xử lý, được xả thải ra sông Đào qua các cửa tiêu. Trong tương lai áp lực ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sẽ thay đổi theo hướng gia tăng rất nhanh, tập trung tại khu vực thành phố Nam Định và thị trấn huyện. Nếu cứ duy trì như tình trạng hiện nay tức là nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả ra sông thì việc ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong lưu vực sông Đào sẽ không thể tránh khỏi và sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi cần phải tính toán, xác định mức độ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ đó có biện pháp kiểm soát nguồn thải này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)