Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 33 - 34)

4. Nội dung của luận văn

2.2.5. Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp

Nguồn gây ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm: nước hồi quy sau tưới từ các khu vực canh tác và nước thải do hoạt động chăn nuôi trong khu vực.

Dân cư phần trung lưu và hạ lưu sông Đào nhìn chung sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và hoa màu trong đó canh tác lúa nước là chủ yếu. Theo niên giám thống kê 2010 tỉnh Nam Định, diện tích trồng lúa chiếm tới 80,62% diện tích cây hàng năm. Do canh tác nông nghiệp trong vùng chủ yếu là lúa nước nên khu vực canh tác thường tập trung ở vùng ven sông để thuận lợi cho việc tưới tiêu. Theo Sở TN&MT Nam Định, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón hoá chất và thuốc trừ sâu được người dân sử dụng không theo quy định về chủng loại và lượng dùng gây ra hiện tượng dư thừa, dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước hồi quy sẽ chảy ra các kênh tiêu trước khi được được bơm ra sông Đào qua các trạm bơm (được liệt kê trong bảng 2.1) gây ô nhiễm nguồn nước.

Ngành chăn nuôi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư, chất thải phát sinh từ các trang trại được tập

trung với khối lượng lớn. Theo sở TN& MT Nam Định hiện nay lưu vực sông Đào mới chỉ có 20% cơ sở chăn nuôi xây dựng bể biogas để xử lý chất thải. Do vậy chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng sẽ đưa ra các kênh tiêu

trước khi bơm ra sông Đào qua các trạm bơm chính (bảng 2.1) gây ô nhiễm môi

trường nước sông Đào.

Nhận xét:

Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải từ ngành chăn nuôi hiện nay vẫn chưa kiểm soát được, dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Đào. Sự ô nhiễm chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng trong kênh tiêu và sông, lạch trong vùng. Ngoài ra chất độc hại trong thuốc trừ sâu tác động lâu dài thông qua tích tụ sinh học cũng ảnh hưởng đến người dân trong vùng. Vì vậy việc tính toán, đánh giá mức độ ô nhiễm đối với ngành nông nghiệp là cần thiết, đảm bảo cơ sở cho các biện pháp kiểm soát quản lý ô nhiễm vùng sông Đào.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)