1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an

112 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

LờI cảm ơn Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ với đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Nghệ An“ được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình,

Trang 3

Mục lục

Lời cảm ơn ……… 7

Phần mở đầu……… 8

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 8

2 Mục đích của đề tài………10

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu……….10

4 Kết quả đạt được……… 10

Chương 1: Tổng quan về công trình bảo vệ bờ biển 1.1 Khái niệm về bờ biển 11

1.2 Phân loại bờ biển 12

1.3 Các dạng phá hoại đối với bờ biển 13

1.4 Các loại công trình bảo vệ bờ biển đã được áp dụng 17

1.4.1 Đê biển 17

1.4.2 Kè biển 17

1.4.3 Hệ thống mỏ hàn ngăn cát 18

1.4.4 Hệ thống đê chắn sóng………19

1.4.5 Rừng cây ngập mặn 19

1.4.6 Bồi đắp nhân tạo……… 19

1.4.7 Trồng cây trên cồn cát dọc bờ……… 19

1.5 Kết luận chương 1……… 20

Chương 2: Tổng quan về bờ biển và các công trình bảo vệ bờ

Trang 4

2.1.1 Vị trí địa lý………23

2.1.2 Đặc điểm địa hình……… 23

2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng……….26

2.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn và dòng chảy……… 27

2.2.1 Đặc điểm khí hậu……… 27

2.2.2 Sông ngòi……… 30

2.2.3 Triều mặn, nước dâng……….31

2.3 Tình hình bão lụt trong những năm gần đây 32

2.4 Hiện trạng công trình bảo vệ bờ biển tỉnh Nghệ An 33

2.4.1 Đê biển 34

2.4.2 Kè bảo vệ bờ biển 40

2.4.3 Rừng phòng hộ ven biển 45

2.5 Đánh giá nguyên nhân hư hỏng 47

2.6 Kết luận chương 2 48

Chương 3: Cơ sở khoa học của các giải pháp bảo vệ bờ và đê biển 3.1 Đặc điểm của công trình bảo vệ bờ biển 55

3.2 Một số giải pháp bảo vệ bờ biển thường gặp 55

3.2.1 Đê biển 55

3.2.1.1 Xác định cao trình đỉnh đê 56

3.2.1.2 Kết cấu đỉnh đê 59

3.2.1.3 Mái đê 60

3.2.1.4 Phương pháp tính lớp gia cố mái đê biển dưới tác dụng của sóng và dòng chảy 65

3.2.1.5 Tính toán ổn định đê 68

Trang 5

3.2.2 Kè bảo vệ bờ biển 75

3.2.2.1 Các dạng kết cấu kè biển 75

3.2.2.2 Tính toán ổn định kè mái nghiêng 76

3.2.2.3 Tính toán ổn định kè biển dạng tường đứng 78

3.2.3 Hệ thống mỏ hàn 82

3.2.3.1 Cấu tạo mỏ hàn biển 82

3.2.3.2 Phương của mỏ hàn 83

3.2.3.3 Chiều dài mỏ hàn 85

3.2.3.4 Khoảng cách giữa các mỏ hàn 85

3.2.3.5 Hiệu quả gây bồi của mỏ hàn 86

3.3 Kết luận chương 3 86

Chương 4: ứng dụng tính toán cho tuyến đê biển xã quỳnh long và tuyến kè xã sơn hải, huyện quỳnh lưu 4.1 ứng dụng tính toán tuyến đê biển xã Quỳnh Long 87

4.1.1 Giới thiệu công trình 87

4.1.2 Quy mô, các thông số kỹ thuật chính của công trình 88

4.1.3 Tính toán thấm, ổn định mái đê……… 90

4.2 ứng dụng tính toán tuyến kè biển xã Sơn Hải 96

4.2.1 Giới thiệu công trình 96

4.2.2 Quy mô, các thông số kỹ thuật chính của công trình 97

4.2.3 Tính toán ổn định tường kè……… 98

4.3 Kết luận chương 4 105

Kết luận và kiến nghị 106

Trang 6

Danh mục các hình vẽ

Hình 1-1: Bờ biển Ninh Chữ - Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 11

Hình 1-2: Sơ đồ xâm thực bờ biển dưới tác động của sóng 15

Hình 1-3: Cơ chế phá hoại đê biển 16

Hình 1-4: Tuyến đê biển Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu 17

Hình 1-5: Kè biển chống sát lở Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 18

Hình 1-6: Hệ thống đê mỏ hàn chắn cát 18

Hình 1-7: Đê chắn sóng dọc bờ 19

Hình 1-8: Rừng cây ngập mặn trước đê biển 20

Hình 1-9: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu 21

Hình 1-10: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu 21

Hình 1-11: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu 22

Hình 1-12: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu 22

Hình 2-1: Bản đồ vị trí vùng bờ biển và công trình bảo vệ bờ tỉnh Nghệ An 25

Hình 2-2: Các hình thức gia cố mái đê biển đã áp dụng ở Nghệ An 35

Hình 2-3: Các hình thức mặt cắt đê biển 36

Hình 2-4: Các hình thức mặt cắt kè biển 41

Hình 2-5: Cấu kiện bê tông đúc sẵn gia cố mái kè biển 42

Hình 2-6: Kè biển Lạch Vạn, Diễn Thành 43

Hình 2-7: Kè ven biển thị xã Cửa Lò 44

Hình 2-8:Rừng phi lao chắn gió trước tuyến đê biển Kim, Hải, Hùng 46

Hình 2-9: Rừng cây ngập mặt trước tuyến đê Diễn Bích 46

Hình 2-10: Mưa bão gây sạt lở mái một đọan đê 48

Hình 2-11: Gia cố mái phía biển đê Kim - Hải - Hùng, H Diễn Châu bằng đá lát khan trong ô khung đá xây 50

Hình 2-12: Gia cố mái phía đồng đê Quỳnh Lộc, Huyện Quỳnh Lưu bằng đá lát khan trong ô khung BTCT M200 50

Trang 7

Hình 2-13: Gia cố mái phía biển đê Quỳnh Lộc, Huyện Quỳnh Lưu bằng

cấu kiện bê tông đúc sẵn ghép rời trong ô khung BTCT 51

Hình 2-14: Gia cố mái phía biển đê Long Thuận, Huyện Quỳnh Lưu bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn tự chèn liên kết mảng trong ô khung BTCT 51

Hình 2-15: Gia cố mái phía biển kè Quỳnh Long, Huyện Quỳnh Lưu bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn tự chèn liên kết mảng trong ô khung BTCT 52

Hình 2-16: Trồng cỏ mái phía đồng đê Quỳnh Thọ, H Quỳnh Lưu 52

Hình 2-17: Tuyến kè xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu 53

Hình 2-18: Hiện trạng tuyến đê Bích, Kỷ, Vạn, Ngọc, H Diễn Châu 53

Hình 2-19: Thi công mái kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép 54

Hình 2-20: Thi công đê biển Quỳnh Lộc bằng cấu kiện BTĐS 54

Hình 3-1: Độ dốc quy đổi tính sóng leo 57

Hình 3-2: Các thông số xác định cơ đê 58

Hình 3-3: Chân kè kiểu bệ chìm 63

Hình 3-4: Chân kè kiểu mố đỡ 63

Hình 3-5: Chân khay bằng ống Buy……… 64

Hình 3-6: Kết hợp chân kè bệ chìm và cọc gỗ……… 64

Hình 3-7: Kết hợp chân kè bệ nổi và cọc bê tông cốt thép……… 65

Hình 3-8: Sơ đồ tính toán theo phương pháp tổng ứng lực………70

Hình 3-9: Sơ đồ tính toán theo phương pháp ứng lựchữu hiệu cố kết… 72

Hình 3-10: Biểu đồ m R α R ~ α ……… ……….75

Hình 3-11: Sơ đồ tính toán ổn định tổng thể theo mặt FABC 76

Hình 3-12: Sơ đồ tính toán ổn định của kè trên mặt mái đê 78

Hình 3-13: Các bộ phận của mỏ hàn 83

Hình 3-14: Quan hệ giữa trục mỏ hàn và hướng dòng 84

Hình 4-1: Bản đồ vị trí tuyến đê biển Quỳnh Long & tuyến kè Sơn Hải 87

Hình 4-2: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê biển Quỳnh Long 90

Hình 4-3: Sơ đồ chia lưới phần tử của bài toỏn 91

Trang 8

Hình 4-4: Sơ đồ chia lưới phần tử và điều kiện biờn của bài toỏn 91

Hình 4-5: Đường bóo hũa trong thõn đờ 92

Hình 4-6: Đường đẳng thế trong thõn đờ 92

Hình 4-7: Đường dũng trong thõn đờ 92

Hình 4-8: Sơ đồ và điều kiện biờn cho bài toỏn tớnh ổn định 93

Hình 4-9: Kết quả tớnh ổn định KR minmin R = 2,147 93

Hình 4-10: Sơ đồ chia lưới phần tử và điều kiện biờn của bài toỏn 94

Hình 4-11: Đường bóo hũa trong thõn đờ trong cỏc thời đoạn tớnh toỏn 94

Hình 4-12: Đường đẳng thế trong thõn đờ ở cuối thời đoạn tớnh toỏn 94

Hình 4-13: Đường dũng trong thõn đờ ở cuối thời đoạn tớnh toỏn 95

Hình 4-14: Sơ đồ và điều kiện biờn cho bài toỏn tớnh ổn định 95

Hình 4-15: Kết quả tớnh ổn định KR minmin R = 2,141 96

Hình 4-16: Mặt cắt ngang đại diện tuyến kè Sơn Hải 99

Hình 4-17: Sơ đồ lực tác dụng lên tường kè trường hợp 1 100

Hình 4-18: Sơ đồ lực tác dụng lên tường kè trường hợp 2 103

Danh mục các bảng biểu Bảng 2-1: Độ ẩm trung bình tháng trong năm……… 28

Bảng 2-2: Lượng mưa bình quân, nhỏ nhất 30

Bảng 3-1: Hệ số nhám trên mái dốc 58

Bảng 3-2: Dạng kết cấu bảo vệ mái và điều kiện sử dụng 60

Bảng 3-3: Hệ số ổn định khối phủ mái 66

Bảng 3-4: Hệ số ϕ theo cấu kiện và cách lắp đặt 67

Bảng 3-5: Hệ số ma sát 81

Trang 9

LờI cảm ơn

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ với đề

tài: “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Nghệ An“ được hoàn

thành với sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của phòng Đào tạo Đại học & Sau

đại học, khoa công trình cùng các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thuỷ lợi,

bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Ngô Trí Viềng đã trực

tiếp tận tình hướng dẫn, cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần

thiết cho luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Phòng Đào tạo Đại học & Sau đại học,

khoa công trình, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy trực tiếp Cao

học của trường Đại học Thuỷ lợi đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức

Tác giả xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Lãnh đạo, Cán bộ viên chức

Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi Nghệ An, Chi cục Đê điều và

Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian học

tập và thực hiện luận văn này

Tác giả xin cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã hết sức giúp đỡ về

mọi mặt cũng như động viên khích lệ tinh thần và vật chất để tác giả đạt được

kết quả như ngày hôm nay

Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như thời gian có hạn, nên

quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả mong

muốn tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và sự góp ý của

các bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình

Tác giả

Trang 10

phần mở đầu

1 tính cấp thiết của đề tài

Nghệ An là tỉnh ven biển ở Bắc Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng

82km thuộc các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, có

59 phường, xã và thị trấn, diện tích đất tự nhiên 40.328,1 ha, trong đó đất nông

nghiệp 16.241,8 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 1.339 ha với sản lượng nuôi trung

bình 85.000 tấn/năm, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản 7.250 cái Dân số toàn

vùng 515.395 người, chiếm 17,7% dân số toàn tỉnh Bờ biển Nghệ An có 6 cửa

sông lớn và nhiều lạch nhỏ đổ nước ra biển

Địa hình vùng ven biển phần lớn có cao độ từ 2,0ữ3,0m, vùng sát biển,

cửa sông có cao độ từ 0,5ữ1,5m Đỉnh triều trung bình hàng năm từ 1,2ữ1,3

m, đỉnh triều cường 1,8m, đỉnh triều cường gặp tâm bão lên tới 3,0ữ3,3m,

nước mặn xâm nhập sâu vào đồng ruộng vùng sát biển và vùng cửa sông gây

thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân các xã vùng ven biển Hàng năm

cứ vào mùa mưa bão, triều dâng là mối đe dọa lớn đối với người dân các xã

vùng ven biển

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua được sự quan

tâm của Trung ương, cũng như sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các huyện,

thị xã vùng ven biển ngày càng được quan tâm đầu tư khai thác, cơ cấu sản

xuất chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ, du lịch và nuôi trồng khai thác thuỷ, hải sản Kinh tế phát

triển, dân số tăng nhanh, nhiều công trình quan trọng như giao thông, thuỷ lợi,

văn hoá, du lịchv.v đã được đầu tư xây dựng làm thay đổi bộ mặt của các

huyện và thị xã vùng ven biển

Trang 11

Để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, nhân dân các địa

phương trong tỉnh đã xây dựng được hệ thống công trình bảo vệ bờ biển, cửa

sông của Nghệ An tương đối hoàn chỉnh có tổng chiều dài khoảng 73,4km,

với các quy mô khác nhau được xây dựng qua nhiều thời kỳ, có nhiệm vụ bảo

vệ cho sản xuất, dân sinh kinh tế của các vùng trũng ven biển Tuy nhiên, hệ

thống công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông hiện tại mới chỉ có thể đảm bảo an

toàn ở mức độ nhất định, tuỳ theo tầm quan trọng về dân sinh, kinh tế từng

khu vực được bảo vệ Một số công trình đã được đầu tư, khôi phục, nâng cấp thông qua các dự án PAM và các dự án hỗ trợ của ADB có thể chống với gió

bão cấp 9 và mức nước triều tần suất 5% Nhiều tuyến chưa được tu bổ, nâng

cấp chỉ có thể đảm bảo an toàn với gió bão cấp 8 Mặt khác do điều kiện kinh

tế, việc đầu tư chưa được tập trung đồng bộ, kiên cố, lại chịu tác động thường

xuyên của mưa bão nên hệ thống công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông vẫn tiếp

tục bị xuống cấp nghiêm trọng

Do tầm quan trọng của các công trình bảo vệ bờ biển đối với việc phát

triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn cho nhân dân ven biển Ngày 14 tháng 3

năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình đầu tư củng cố,

bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến

Quảng Nam tại Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg, đây là cơ sở cho việc tiếp tục

nghiên cứu giải pháp xây dựng v… bảo vệ bờ biển của tỉnh Nghệ An

Trong quá khứ đã có nhiều t…i liệu, công trình nghiên cứu về bờ biển

Miền Trung nói chung cũng như bờ biển tỉnh Nghệ An nói riêng, song đến

nay vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu

Do vậy đề t…i: “ Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Nghệ

An” có ý nghĩa khoa học v… thiết thực cho giai đoạn hiện nay

Trang 12

2 mục đích của đề tài

- Nghiên cứu các biện pháp tăng cường bảo vệ bờ biển Nghệ An;

- Tổng kết đánh giá nguyên nhân hư hỏng bờ biển Nghệ An;

- Phân tích và chọn được giải pháp bảo vệ bờ biển hợp lý;

- Áp dụng sáng tạo phương pháp tính v… phần mềm hợp lý trong điều kiện

biên phức tạp

Trang 13

Chương 1

Tổng quan về công trình bảo vệ bờ biển

1.1 Khái niệm về bờ biển

Bờ biển là dải đất phân giới giữa lục địa và biển Từ quan điểm chuyển

động bùn cát bờ biển để xem xét thì dải đất này là vùng chịu tác động tổng

hợp của sóng và triều Giới hạn trên của nó là nơi mà dòng chảy của sóng vỗ

bờ có thể lên tới, giới hạn dưới của nó là vùng đáy biển mà tác dụng của sóng

nước nông có thể chạm tới

Hình 1-1: Bờ biển Ninh Chữ - Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

Dải bờ biển gồm 3 thành phần hợp thành: bãi cao, bãi giữa và bãi thấp

- Bãi cao: là phần lục địa nằm cao hơn mực nước đỉnh triều, có thể bị

ngập khi gặp sóng bão, gặp triều cường

Trang 14

- Bãi giữa: là phần bãi nằm giữa mực nước đỉnh triều và mực nước chân

triều, bao gồm cả khu vực sóng leo trên đường đỉnh triều

- Bãi thấp: là phần bãi trong dải sóng vỡ dưới đường chân triều, vì vậy

cũng gọi là dải sóng vỡ Khi triều cao, bãi giữa cũng là một phần của dảI sóng

vỗ

1.2 Phân loại bờ biển

- Từ thành phần bùn cát cấu tạo bờ biển khác nhau, hình thái phẫu diện

của chúng cũng không giống nhau Từ góc độ đường kính hạt bùn cát tạo

thành bờ biển, có thể chia bờ biển thành 3 loại sau:

+ Bờ biển bùn: Bờ biển được tạo thành bởi các loại hạt có đường kính

d<0,05mm, có tính dính Độ dốc bờ biển thoải, thường là 1:500 đến 1:2000

Bùn cát chủ yếu là chất lơ lửng, thường phân bố ở vùng phụ cận các cửa sông

lớn có lượng bùn cát mịn

+ Bờ biển cát: Bờ biển được tạo thành bởi các loại hạt có đường kính

0,05<d<2,0mm Độ dốc bãi biển lớn 1:5 đến 1:500 Bùn cát có chất lơ lửng và

chất đáy, trong điều kiện động lực bờ thông thường, khi đường kính hạt thô thì

chủ yếu là chuyển động do đẩy hoặc nhảy cóc, khi bùn cát hạn mịn thì chủ

yếu là chuyển động lơ lửng Loại bờ biển này thường tồn tại ở vùng không có

cửa sông hoặc ở vùng phụ cận cửa sông vừa và nhỏ mang bùn cát thô

+ Bờ biển cuội sỏi: Bờ biển được tạo thành bởi các loại hạt đường kính

d≥2,0mm Trong điều kiện động lực ven bờ thông thường, chuyển động bùn

cát ít, chỉ khi có sóng to gió lớn mới có chuyển động bùn cát đáy Nguồn gốc

bùn cát thường là sản phẩm của sự phong hoá nham thạch tại chỗ

Trang 15

- Từ góc độ diễn biến của bờ biển, có thể phân thành bờ biển bồi tích, bờ

biển xâm thực và bờ biển cân bằng chuẩn Trong điều kiện tự nhiên, không thể

có bờ biển tuyệt đối cân bằng Bờ biển được coi là cân bằng khi trong một chu

kỳ động lực thuỷ văn ( thường lấy bằng năm thuỷ văn ), qua quá trình bồi tích

xâm thực, bờ biển về cơ bản được phục hồi như diện mạo ban đầu ở vùng bờ

biển bồi tích, đất liền hàng năm tiến ra biển như ở mũi Cà Mau, Kim Sơn, cửa

sông Hồng Ngược lại, ở vùng bờ biển xâm thực hàng năm biển lấn vào đất

liền, như vùng bờ biển Hải Hậu( Nam Định)

1.3 Các dạng phá hoại đối với bờ biển

Xói lở bờ biển là một trong những quá trình thuộc loại phức tạp nhất trong

lĩnh vực động lực học biển và chưa được nghiên cứu phát triển tới mức độ thoả

đáng như một khoa học tương đối chính xác Vì vậy, việc lý giải nguyên nhân

của hiện trạng xói lở bờ biển Việt Nam chỉ được đặt ra ở mức độ hết sức sơ

bộ Nói chung, một đoạn bờ biển cụ thể với cấu tạo đất đá cụ thể, bị xói lở có

thể do một trong ba nguyên nhân: nội sinh, nhân sinh và ngoại sinh, hoặc tổ

hợp cuả 2 hoặc 3 nguyên nhân đó

- Nguyên nhân nội sinh:

Nguyên nhân nội sinh được hiểu là do chuyển động tân kiến tạo và hiện

đại gây nên chuyển động nâng, hạ, tách, dãn, trượt của lớp hoặc các mảng của

vỏ trái đất, dẫn tới sự bồi, xói

- Nguyên nhân nhân sinh:

Bao gồm các hoạt động khai hoang lấn biển, thuỷ lợi, khai thác sa khoáng,

vật liệu xây dựng, chặt phá rừng ngập mặn v.v

Trang 16

- Nguyên nhân ngoại sinh:

Các yếu tố ngoại sinh ở đây được hiểu là gió, bão, biến đổi mực nước (

mực nước dâng toàn cầu, mực nước dâng do bão và gió mùa, mực nước triều),

dòng chảy và gió

Trong các nguyên nhân phá hoại: nội sinh, ngoại sinh, nhân sinh, thì

nguyên nhân ngoại sinh vẫn là thường xuyên và quan trọng nhất Trong các

yếu tố ngoại sinh thì sóng biển và dòng chảy là yếu tố hàng đầu gây nên các

dạng phá hoại đối với bờ biển khi có hoặc không có công trình bảo vệ

Các dạng phá hoại tự nhiên có thể kể đến như sau:

- Sóng tác dụng trực tiếp lên công trình hoặc bờ, bằng áp lực xung kích

của nó phá hoại kết cấu bảo vệ, gây trượt mái, lật các tường đứng;

- Xô vỡ rồi cuốn trôi công trình hoặc bờ đất cao ven biển khi có triều

cường kết hợp gió bão;

- Dòng chảy bào mòn mặt bãi, hạ thấp thềm bãi, xâm thực chân công trình

hoặc bờ đất, gây sụt lở đất, đẩy lùi dần tuyến bờ vào trong Đây là dạng phá

hoại khó khắc phục nhất;

- Bồi lấp cửa sông làm giảm khả năng thoát lũ, đến khi gặp lũ lớn, dòng

chảy lũ có vận tốc cao có thể phá bờ, mở cửa sông mới từ phía trong

Trang 17

Hình 1-2: Sơ đồ xâm thực bờ biển dưới tác động của sóng

Trang 18

Hình 1-3: Cơ chế phá hoại đê biển

Trang 19

1.4 Các loại công trình bảo vệ bờ biển đã được áp dụng

Để bờ biển không bị phá hoại dưới tác dụng của các yếu tố động lực sông,

biển và các hoạt động khai thác của con người, hiện nay có rất nhiều biện

pháp xử lý nhằm ngăn triều, chắn sóng chống sạt lở bờ biển Sau đây là một số

biện pháp công trình xử lý chống sạt lở bờ biển đã được sử dụng ở Việt Nam

cũng như trên thế giới:

1.4.1 Đê biển:

Là loại công trình xây dựng dọc theo bờ biển, có nhiệm vụ ngăn triều,

chắn sóng nhằm chống ngập mặn cho đất đai ven biển cần được bảo vệ, đây

cũng là biện pháp chủ yếu của công trình bảo vệ bờ biển

Hình1-4: Tuyến đê biển Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu

1.4.2 Kè biển:

Là biện pháp công trình dùng để bảo vệ bờ đất tự nhiên ở vùng cửa sông,

ven biển đang có hoặc sắp có nguy cơ sạt lở do sự phá hoại của các yếu tố

động lực sông, biển, những nơi có yêu cầu tạo cảnh quan vùng ven biển

Trang 20

Hình1-5: Kè biển chống sát lở Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An

1.4.3 Hệ thống mỏ hàn ngăn cát:

Là biện pháp công trình có tác dụng ngăn chặn, cản trở đối với sóng có

phương tiến vào xiên góc với bờ và đối với dòng chảy dọc bờ Mục tiêu của

việc xây dựng mỏ hàn là giảm nhẹ lực xung kích của sóng và dòng chảy đối

với bờ biển, ngăn chặn bùn cát chuyển động dọc bờ, khiến cho bùn cát bồi

lắng vào khoảng giữa hai mỏ hàn, mở rộng và nâng cao thềm bãi, củng cố đê,

bờ

Dòng bùn cát ven bờ Hướng sóng

Hình1-6: Hệ thống đê mỏ hàn chắn cát

Trang 21

1.4.4 Hệ thống đê chắn sóng( song song với bờ):

Là biện pháp công trình được xây dựng nhằm mục đích giảm sóng từ xa,

không để sóng lớn trực tiếp tác động vào bờ Ngoài ra nó cũng có tác dụng

gây bồi vùng gần bờ

Hình1-7: Đê chắn sóng dọc bờ

1.4.5 Rừng cây ngập mặn:

Trồng cây chắn sóng là một biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả, rừng cây

ngập mặn có tác dụng tiêu hao năng lượng sóng trước lúc đến bờ nhờ lực cản

do thân, cành, tán, lá cây tạo ra trên đường truyền sóng, làm giảm nhỏ chiều

cao sóng Ngoài ra hệ thống rễ trên mặt đất của nó có tác dụng làm tăng khả

năng lắng đọng phù sa, nhờ vậy bãi biển được bồi cao dần lên, hình thành các

miền đất mới có thể quai đê lấn biển Tuy nhiên giải pháp này chỉ thích hợp

với những vùng gần cửa sông, có bãi thoải và nguồn phù sa tương đối dồi dào

1.4.6 Bồi đắp nhân tạo:

Đây là biện pháp dùng các phương tiện để vận chuyển bùn cát từ nơi khác

đến bồi đắp cho vùng cần tôn tạo như vùng bãi tắm, khu xây dựng…

1.4.7 Trồng cây trên cồn cát dọc bờ:

Là biện pháp trồng các hàng cây trên các cồn cát để chắn gió, ngăn chặn

Trang 22

Hình1-8: Rừng cây ngập mặn trước đê biển

1.5 Kết luận chương 1

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vùng bờ biển là nơi thường xẩy ra

nhiều thiên tai, hiểm hoạ, tai biến, do tác động của các yếu tố biển như thuỷ

triều, sóng gió, dòng chảy, sóng thần, bão tố v.v Do đó, hệ thống các công

trình bảo vệ bờ biển đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng

chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn cho các trung tâm văn hoá, chính

trị, kinh tế, các vùng dân cư ven biển

Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa,

cũng như với sự biến đổi của khí hậu trên toàn cầu thì những yêu cầu về việc

bảo vệ các khu dân cư và kinh tế vùng ven biển chống sự phá hoại của bão lũ,

nước dâng ngày càng trở nên cấp bách Bên cạnh việc củng cố, nâng cấp các

hệ thống công trình đã có thì việc quy hoạch, xây dựng các hệ thống công

trình bảo vệ bờ biển mới đang được đặt ra cho cả ba miền của đất nước

Trang 23

H×nh 1-9: HiÖn tr¹ng bê biÓn x· Quúnh Long, huyÖn Quúnh L­u

H×nh 1-10: HiÖn tr¹ng bê biÓn x· Quúnh Long, huyÖn Quúnh L­u

Trang 24

H×nh 1-11: HiÖn tr¹ng bê biÓn x· Quúnh Long, huyÖn Quúnh L­u

H×nh 1-12: HiÖn tr¹ng bê biÓn x· Quúnh Long, huyÖn Quúnh L­u

Trang 25

Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài 82 km từ xã Quỳnh Lập ( huyện Quỳnh

Lưu) đến xã Phúc Thọ ( huyện Nghi Lộc) trong phạm vi 18P

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá;

Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh;

Phía Tây giáp vùng đồng bằng của tỉnh;

Phía Đông giáp biển Đông

Bờ biển tỉnh Nghệ An nằm trong phạm vi 59 phường, xã thuộc huyện

Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, có tổng diện tích tự nhiên

là 40.328,1 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp có 16.248,8 ha, đất nuôi

trồng thuỷ sản 1.339 ha

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Vùng biển Nghệ An nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng Diễn - Yên -

Quỳnh và Nam - Hưng – Nghi, cao độ tự nhiên phổ biến từ +2,0ữ3,0m, sát

bờ biển có nơi cao độ từ +0,5ữ1,5m, có những cồn cát cao từ +4,0ữ5,0m, bãi

Trang 26

biển xoải, song địa hình bờ biển không chạy dài liên tục mà bị chia cắt thành

nhiều đoạn độc lập bởi 6 cửa sông và 2 dãy núi sát biển Do đó có thể phân

chia địa hình vùng ven biển làm 4 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng 1: Vùng biển thuộc huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò dài 11,0

km từ Cửa Hội đến Cửa Lò, cao độ tự nhiên đại bộ phận từ +2,5 ữ +3,5m,

vùng sát cửa sông và biển cao độ từ +0,5ữ1,5 m Có nhiều sống cát chạy dọc

theo bờ biển có cao độ từ +5,0ữ6,0m, bãi biển xoải, bờ biển sát cảng Cửa Lò,

Cửa Hội đã được trồng cây phi lao chống sóng, phần còn lại là bãi tắm;

- Tiểu vùng 2: Từ Cửa Lò đến khe Su thuộc xã Diễn Trung ( huyện Diễn

Châu), bờ biển dài 14 km, đồi núi nhô ra sát biển, chia cắt đồng ruộng thành

nhiều vùng độc lập nhau Đất canh tác có cao độ từ +3,0ữ4,0m, sát biển có cao

độ từ +1,0ữ2,0m, đồi núi nhô ra sát biển có đỉnh cao từ 100ữ120m như núi Long

Kho cao 120 m, núi So Cai cao 100 m;

- Tiểu vùng 3: Từ khe Su (Diễn Châu) đến cửa Cờn thuộc xã Quỳnh

Phương ( huyện Quỳnh Lưu) bờ biển dài 47,5 km, nằm hoàn toàn trong vùng

đồng bằng Diễn - Yên - Quỳnh Cao độ tự nhiên dọc bờ biển từ +2,0ữ3,0m,

sát bờ biển có cao độ từ +1,0ữ2,0m Song bờ biển bị phân cắt bởi 4 cửa lạch ( Lạch Vạn, Lạch Thơi, Lạch Quèn, Lạch Cờn) và nhiều ngầm lạch nhỏ khác,

bãi biển thoải, dọc bờ biển nhân dân đã trồng rừng phi lao chống sóng;

- Tiểu vùng 4: Từ Cửa Cờn (Quỳnh Phương) đến giáp Rú Trùng thuộc xã

Quỳnh Lập ( huyện Quỳnh Lưu ) bờ biển dài 9,5 km, đồi núi nhô ra sát biển,

chia cắt đồng ruộng thành nhiều vùng độc lập, đất canh tác ven biển có cao độ

từ +3,0ữ4,0m, sát biển có cao độ từ +1,0ữ2,0m, bãi biển tương đối xoải, đỉnh

núi nhô ra sát biển có đỉnh cao từ 150ữ200 m, như núi Trụp cao 139 m, núi

Chảy cao 200 m, núi Truông cao 140 m

Trang 28

2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

a) Địa chất:

Địa chất vùng ven biển Nghệ An có thể chia làm 2 vùng:

- Vùng từ huyện Quỳnh Lưu đến Bắc thị xã Cửa Lò: địa chất bờ khá phức

tạp, các thành tạo đá gốc trầm tích chạy sát tới bờ biển tạo nên đường bờ biển

khúc khuỷu, lồi lõm, bờ ở đây hẹp, chạy vòng cung và được cấu tạo chủ yếu

bởi vật liệu vụn, thô, sạn, cát, thạch anh và vụn xác sinh vật;

- Vùng Nam thị xã Cửa Lò: vùng này có địa chất bờ đơn giản hơn bờ thẳng,

phẳng, bãi biển kéo dài từ Cửa Lò đến Cửa Hội, bãi biển xoải Bãi được cấu thành

bởi các thành tạo cát hạt trung, mịn, màu xám, vàng nhạt, xám trắng Địa hình ở đây

thuộc đồng bằng tích tụ các dòng phù sa của sông Cả, sông Cấm đã cung cấp cho

vùng này lượng trầm tích đáng kể Các thành tạo hôlôxen muộn đã phủ lên toàn bộ

diện tích đồng bằng;

- Trầm tích đáy ở các vùng mặn lợ vùng ven biển Nghệ An gồm cát

67,6ữ98,6%, bùn 0,5ữ27%, sét 0,2ữ10,4%, với hàm lượng hữu cơ trung bình

1,61ữ5,6%, độ pH của trầm tích đáy thay đổi từ 5,6ữ7,8, độ mặn 2,1ữ2,9P

0

P

/R 00 R, như vậy trầm tích vùng này khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản (tôm,

cua);

Về địa chất công trình: Qua nghiên cứu đã xây dựng vùng ven biển, địa

chất công trình là cát, cát hạt mịn và cát chảy sâu 7,0ữ8,0 m, khi nghiên cứu

xây dựng công trình, cần được xử lý nền móng để đảm bảo ổn định

b) Thổ nhưỡng:

Theo tài liệu thổ nhưỡng của Sở Địa chính, đất đai vùng ven biển Nghệ An

có các loại đất chính như sau:

Trang 29

- Cồn cát và đụn cát: Diện tích 5.467 ha, chiếm 18,3% diện tích toàn

vùng, phân bố dọc theo bờ biển 4 huyện và thị xã, chủ yếu là Nghi Lộc, cát rời

rạc, không có kết cấu, chủ yếu để trồng phi lao ven biển;

- Đất cát biển: Diện tích 5.396 ha, chiếm 17,4% diện tích toàn vùng và

được phân bố ở cả 4 huyện thị xã, nhưng tập trung nhiều ở Nghi Lộc, Diễn

Châu Thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, độ thẩm thấu cao nên dễ gây

hạn, thích hợp cho cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày;

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 4.850 ha, chiếm 15,7% diện tích

toàn vùng, phân bố chủ yếu ở Quỳnh Lưu Đây là loại đất trung bình và đất

thịt nhẹ, có chất lượng khá, thích hợp cho trồng lúa nước;

- Đất mặn sú vẹt lầy hoang hoá: Diện tích 762 ha, chiếm 2,63% diện tích

toàn vùng, phân bố chủ yếu ở sông Quỳnh Lưu và một số vùng ở Nghi Lộc;

- Đất mặn nhiều: Có diện tích 2.145 ha, chiếm 7% diện tích toàn vùng,

phân bố chủ yếu ở khu vực cửa sông sát biển thuộc các huyện Quỳnh Lưu,

Diễn Châu và một số ít huyện Nghi Lộc;

- Đất mặn chua và chua mặn: Diện tích 669 ha, chiếm 2,2% toàn vùng,

phân bố chủ yếu ở Quỳnh Lưu;

- Đất Feralít xói mòn trở thành sỏi đá: Có diện tích lớn nhất so với 8 loại

trên, loại đất này có diện tích 7105 ha, chiếm 23% diện tích toàn vùng ven

biển, phân bố chủ yếu ở Bắc Quỳnh Lưu và khu vực sông Cấm

2.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn và dòng chảy

2.2.1 Đặc điểm khí hậu

a) Chế độ nhiệt:

Trang 30

Vùng Bắc khu 4 nói chung và vùng ven biển Nghệ An nói riêng, chế độ

nhiệt có hai mùa rõ rệt:

- Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, lạnh nhất là tháng 1, mùa lạnh nhiệt

độ vùng đồng bằng ven biển cao hơn vùng miền núi, nhiệt độ trung bình mùa

0

P

C, tại Quỳnh Lưu 33,9P

Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm biến động từ 82ữ85%, tháng có độ

ẩm thấp nhất là tháng 7, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1 và tháng 2

Lượng bốc hơi cả năm đo bằng Pische, trung bình toàn tỉnh 800ữ900mm,

lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại Vinh là 862,7 mm, tại Quỳnh Lưu

786,5 mm, tại Đô Lương 112,0 mm, tại Con Cuông 34,7 mm

Trang 31

d) Gió, bão:

Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

- Mùa đông thịnh hành là hướng gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình từ

1,9ữ2,5m/s, gió Đông Bắc kèm theo rét, lạnh có mưa phùn;

- Mùa hè thịnh hành hướng gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ

1,5ữ3,0m/s, gió mát thường gây mưa Mùa này thường hay có gió Tây Nam

thổi, còn gọi là gió Lào, gió Lào mỗi năm thường có từ 5ữ7 đợt, thời gian thổi

từ 30ữ35ngày, gió Lào nóng, độ ẩm giảm, không có mưa;

- Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 thường hay có bão đổ bộ từ Biển Đông

vào, đặc biệt trong các tháng 9 và 10 Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn

Bắc Trung Bộ thì từ năm 1967 đến năm 1989 có 34 cơn bão đổ bộ vào Nghệ Tĩnh

thì có 8 cơn bão cấp 12 (tần suất 24%), 11 cơn cấp 11 Theo thống kê bão có sức

gió cấp 11 đến 12 và trên cấp 12 đổ bộ vào tỉnh ta chiếm tới 56% tổng số bão

Điển hình có bão số 7 đổ bộ vào thành phố Vinh ngày 18/10/1982 có sức gió

mạnh nhất 45km/h (cấp 14), bão số 9 đổ bộ vào Diễn Châu ngày 13/10/1989 có

sức gió mạnh nhất 40km/h (cấp 13) Năm 1989 trong 10 ngày có 3 cơn bão liên

tiếp Các trận bão thường gây mưa trên diện rộng, triều dâng và mặn xâm nhập

gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống đê, kè biển, nhà cửa và các cơ sở kinh tế của

nhân dân

e) Mưa:

Do ảnh hưởng khí hậu gió mùa lượng mưa phân bố không đều theo thời

gian và không gian Từ tháng 12 đến tháng 4 thường ít mưa, lượng mưa chỉ

chiếm 20ữ25% tổng lượng mưa, lượng mưa cũng giảm dần từ Vinh đi Quỳnh

Lưu và từ Vinh đi lên miền núi;

Trang 32

Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, đặc biệt các tháng 8, 9, 10 do ảnh

hưởng của áp thấp, bão kèm theo mưa lớn, tập trung lượng mưa thời kỳ này

chiếm 50ữ60% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa đo được ở một số trạm

Bình quân T8 - T10

Năm mưa lớn nhất (mm)

Năm mưa nhỏ nhất (mm)

Lượng mưa (mm)

Tỷ lệ (%)

2

P

trở lên, trong đó có 4 nhánh lớn lá sông Nậm Mộ, sông Hiếu, sông Giăng, và sông La;

Hàng năm lượng nước sông Cả chảy ra biển khoảng 18ữ20tỷ mP

3

P

, lượng phù sa trôi ra biển 5ữ7 triệu mP

3

P

, và cung cấp cho cả lượng phù sa đáng kể Còn

5 con sông có cửa chảy trực tiếp ra biển gồm:

- Sông Hoàng Mai, lưu vực 120 kmP

2

P

, chảy ra Cửa Cờn;

Trang 33

- Sông Độ Ông (sông Mai Giang) lưu vực 115 kmP

Các sông này bắt nguồn từ sông nội địa, sông ngắn, nhỏ Sông chảy quanh co

có hệ số uốn khúc lớn Hiện nay các sông này đã được cải tạo lớn bằng các công

trình thuỷ lợi, như công trình phân lũ, nắn dòng, ngăn mặn, xây dựng công trình

thượng nguồn, lên đê ngăn mặn xâm nhập đồng ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cho

con người

2.2.3 Triều mặn, nước dâng

a) Chế độ triều:

Chế độ triều ở biển Nghệ An thuộc chế độ nhật triều không đều, thông

thường biên độ triều trong ngày có một chân, một đỉnh, nhưng có thời kỳ 2

đỉnh, 2 chân Mực nước đỉnh triều lớn nhất bình quân tháng mùa kiệt tại Cửa Hội

là 1,23 m (tháng 5), vào mùa lũ là 1,61 m (tháng 10) Mực nước chân triều thấp

nhất tại Cửa Hội là 1,36 m (tháng 6), mùa lũ chân triều Cửa Hội thường từ

-0,93ữ-1,22m;

Triều là tác nhân gây xâm nhập mặn sâu vào nội địa, và cũng là thuận lợi

cho tiêu thoát lũ và lấy nước của các cống vùng triều

b) Nước mặn xâm nhập:

Triều theo các cửa sông xâm nhập sâu vào nội địa ảnh hưởng đến các cửa

lấy nước hai bên bờ sông:

Trang 34

- Sông Lam nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa 22 km, đến ngã ba Chợ Tràng;

- Sông Bùng nước mặn xâm nhập sâu vào 10 km, đến Cầu Lồi trên quốc lộ 1A;

- Sông Thái nước mặn xâm nhập sâu vào 12 km lên Cầu Giát;

- Sông Độ Ông (Mai Giang) dài 12 km, nước mặn ảnh hưởng toàn bộ;

- Sông Hoàng Mai, nước mặn ảnh hưởng đến hạ lưu hồ Vực Mấu (22 km)

Các vùng ruộng đất thấp ven sông bị ảnh hưởng triều gặp nhiều khó khăn

cho việc tiêu thoát nước lũ và lấy nước tưới mùa kiệt, ngoài ra những vùng này

còn bị triều dâng làm mặn xâm nhập, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp

c) Sóng biển, triều dâng:

Nghệ An có bờ biển dài 82 km Dân cư vùng này lại đông đúc, hàng năm

vào mùa mưa bão (tháng 8ữ tháng 10) người dân ở đây thường phải đối mặt

với bão tố và sóng biển Cao trình đất đai ven bờ biển thường từ 1,5ữ3,5m,

vùng trực tiếp bị bão đổ bộ vào đều bị uy hiếp do nước dâng, nhất là thời kỳ

bão gặp triều cường Những trận bão lớn như bão số 7 ( năm 1982), bão số 2,

số 3(1987) và bão số 9(1989), triều cường gặp bão, mực nước dâng lên tại

Lạch Vạn là 3,4 m, tại Lạch Thơi là 3,47 m, tại Cửa Hội là 2,26 m Vùng ven

biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu bị thiệt hại nặng nề, bão số 6 (2005) Diễn Châu,

Quỳnh Lưu sạt lở nhiều tuyến đê, mặn xâm nhập như đê Diễn Trung, đê

Quỳnh Lộc

2.3 tình hình bão lụt trong những năM gần đây

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ nói chung và Nghệ An nói riêng thường

xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là bão và áp thấp nhiệt đới Các

trận bão thường gây mưa trên diện rộng, triều dâng và nước mặn xâm nhập gây

Trang 35

thiệt hại nặng nề cho đất sản xuất nông nghiệp, hệ thống công trình bảo vệ bờ

biển, nhà cửa và các cơ sở kinh tế của nhân dân vùng ven biển Theo tài liệu tổng

kết công tác phòng chống lụt bão của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh

Nghệ An, tình hình thiệt hại do các cơn bão lớn gây ra trong những năm gần đây

như sau:

Năm 1982: Bão lụt làm chết 45 người, 2.900 con trâu bò bị chết, 150.000

ngôi nhà bị sập đổ, 67.820ha lúa và hoa màu bị mất, thiệt hại ước tính 101 tỷ

(theo thời giá năm đó)

Năm 2002: Đợt mưa do áp thấp nhiệt đới gây ra từ ngày 17- 21/9/2002 đã

gây mưa vừa đến mưa to trên diện rộng gây sạt lở và vỡ nhiều đoạn đê, làm

chết 11 người, 5 người bị thương, 9.000 ngôi nhà bị sập, 118 nhà bị tốc mái,

6.000ha ngô, 3.500ha khoai lang, 750ha lúa mùa mất trắng

Năm 2005: Có 6 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới gây ra 7 đợt lũ trên các

triền sông chính của tỉnh, đặc biệt cơn bão số 6 và số 7 đổ bộ kết hợp với nước

dâng do triều cường đã làm đứt hẳn nhiều đoạn đê Quỳnh Lộc, Diễn Bích sạt

lở nhiều tuyến đê biển từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc, thiệt hại do bão lụt năm

2005 Làm chết 28 người, ngập 2.496 ngôi nhà, đổ trôi 98 nhà dân, 48 phòng

học, làm ngập và hư hại 147 phòng học và trạm xá Làm ngập 32.765 ha lúa,

19.087ha hoa màu, trong đó ngập hỏng 7000 ha, 1.736,90ha ao nuôi trồng

thuỷ sản, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng, thiệt hại ước

tính 372,5 tỷ đồng

2.4 hiện trạng công trình bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an

Để phòng chống lụt bão, nước dâng, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân

dân và phát triển kinh tế vùng ven biển, từ bao đời nay các thế hệ nhân dân

trong tỉnh đã xây dựng được hệ thống công trình bảo vệ bờ biển và cửa sông

Trang 36

tương đối hoàn chỉnh gồm: Đê biển, kè chắn sóng, hệ thống mỏ hàn, rừng

phòng hộ ven biển , với các quy mô và hình thức khác nhau có tổng chiều dài

73,4km, trong đó các công trình trực tiếp biển dài 33,0km, công trình cửa

sông dài 40,4km Trước đây do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên hầu hết

các công trình mới chỉ được đầu tư xây dựng ở mức độ nhất định, chỉ có thể

chống được gió bão cấp 7 - cấp 8, mặt đê và mái phía biển hầu như chưa được

gia cố nên khi có gió bão lớn hơn đổ bộ vào Nghệ An kết hợp với triều cường

thì nước biển dâng tràn qua đỉnh đê, gây sạt lở mặt đê và mái đê phía biển,

mái phía đồng chưa được bảo vệ nên cũng bị xói, sạt lở khi có mưa lớn hoặc

sóng tràn qua

Sau khi có chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện

có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam theo quyết định số

58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, một

số tuyến đê trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư củng cố nâng cấp bảo đảm

chống được gió bão và triều cường với mức thiết kế chống gió bão cấp

10 ứng với tần suất triều 5% Hiện trạng các công trình bảo vệ bờ biển

và cửa sông hiện tại như sau:

2.4.1 Đê biển

Toàn tỉnh hiện có 13 tuyến đê biển và đê cửa sông, tổng chiều dài 62,6km

trong đó đê biển 27km, đê cửa sông 35,6km Hình thức mặt cắt chủ yếu là đê

mái nghiêng mặt cắt hình thang và đê hỗn hợp phía trên là tường đứng, phía

dưới mái nghiêng; cao trình đỉnh đê phổ biến từ +2,5 ữ4,5m; thân đê được đắp

bằng đất đồng chất, lớp gia cố mái đê được thiết kế với nhiều hình thức khác

nhau như đá lát khan, đá xây, tấm bê tông đúc sẵn ghép rời, tấm bê tông đúc

sẵn liên kết mảng tự chèn, trồng cỏ v.v…

Trang 37

§¸ x©y v÷a M100 dµy 30cm

BT M250

Trang 38

Đất đắp đầm chặt K=0,95

Phía biển Phía dân cư

Đất đắp đầm chặt K=0.95

BTM250

Hình 2-3: Các hình thức mặt cắt đê biển

2.4.1.1 Tuyến đê Quỳnh Lộc

Tuyến đê dài 4,442km, bảo vệ cho 400ha đất canh tác, trong đó có 200ha

đồng tôm của xã Quỳnh Lộc Cao trình đỉnh đê +3,5m, đỉnh đê rộng 5m kết

hợp đường kiểm tra ứng cứu đê được gia cố bằng BTM250, mái đê phía

biển m=3.0, mái đê phía đồng m=2.0; mái đê được gia cố bằng đá hộc

trong ô khung BTCTM200, dưới lớp đá dăm dày 10cm và lớp vải địa kỹ

thuật, chân khay phía biển được thiết kế bằng lăng thể đá hộc thả rối

2.4.1.2 Tuyến đê Quỳnh Dị:

Tuyến đê dài 4,60km bảo vệ cho 283ha diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản

của xã Quỳnh Dị Cao trình đỉnh đê +3,5m, đỉnh đê rộng 5m kết hợp đường

kiểm tra ứng cứu đê được gia cố bằng BTM250, mái đê phía biển

Trang 39

m=3.0, mái đê phía đồng m=2.0; mái đê được gia cố bằng đá hộc trong

ô khung BTCTM200, dưới lớp đá dăm dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật

2.4.1.3 Tuyến đê biển vùng Bãi Ngang gồm các xã Quỳnh Phương, Quỳnh

Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh

Lưu)

- Đoạn từ K3+777 ữ K10+000: Hiện trạng là đường du lịch Quỳnh

Phương - Quỳnh Bảng, mặt đường rộng 9m đã được thảm nhựa, cao trình mặt

đường +4,5m

- Đoạn từ K10+000 ữ K15+599: Hình thức đê mái nghiêng, cao trình

đỉnh đê +4,5m, đỉnh đê rộng 9m kết hợp làm đường du lịch ven bãi biển và

đường cứu hộ đê được gia cố bằng BTM250, mái đê phía biển m=3.0 được

gia cố bằng đá xây vữa M100, kích thước ô (80x80x30)cm trong ô

khung BTCTM200 dưới lớp đá dăm dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật,

mái đê phía đồng m =2.0 được trồng cỏ VETIVER trong các ô khung

BTCTM200

2.4.1.4 Tuyến đê Quỳnh Thuận- Sơn Hải

Tổng chiều dài toàn tuyến là 6,5km, có nhiệm vụ bảo vệ cho 150ha đất

canh tác và 250ha đồng muối xã Quỳnh Thuận, An Hoà và xã Sơn Hải:

- Tuyến 1: Dài 2,5km đi từ đường tỉnh lộ 532 ( từ Thị trấn Cầu Giát đi xã

Quỳnh Thuận) đến làng Yên Đông (An Hòa) Cao trình đỉnh đê +3.5m, mặt

đê rộng 5,0m, mái đê phía sông mR R= 3.0 được gia cố bằng đá hộc lát khan

trong ô khung BTCTM200, phía đồng mR R= 2.0 được trồng cỏ VETIVER trong

ô khung BTCTM200;

Trang 40

- Tuyến 2: Dài 4km đi từ làng Yên Đông ven theo kênh Dâu đến hết đồng

muối An Hoà Cao trình đỉnh đê từ +2.5 ữ 3.0m; đỉnh và mái đê hiện tại chưa

được gia cố, cống dưới đê đã bị hư hỏnh;

2.4.1.5 Tuyến đê biển Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Sơn Hải (Quỳnh Lưu)

Tuyến đê dài 2,19km, bảo vệ cho 5600 hộ dân cư (28.500 khẩu) và

1030ha diện tích đất sản xuất Cao trình đỉnh đê +3,5 ữ 4,0m, đỉnh đê rộng 6m

kết hợp đường kiểm tra ứng cứu đê được gia cố bằng BTM250, mái đê phía

biển m=3.0 được gia cố bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn mác 200 liên

kết mảng mềm trong ô khung BTCTM200, dưới lớp đá dăm dày 10cm

và lớp vải địa kỹ thuật; mái đê phía khu dân cư m=2.0 được trồng cỏ

VETIVER trong ô khung BTCTM200, chân khay phía biển được thiết

kế bằng hàng ống buy bê tông đúc sẵn M200 dài 1,5m

2.4.1.6 Tuyến đê Kim- Hải- Hùng (huyện Diễn Châu), Quỳnh Thọ (huyện

Quỳnh Lưu)

Tuyến đê dài 12,305km, trong đó đoạn Kim - Hải - Hùng dài 9,533km,

đoạn Quỳnh Thọ dài 2,772m Phía Quỳnh Thọ đê nối vào đường giao thông

ven biển từ Sơn Hải sang phía Diễn Kim nối vào tuyến đê sông tại K8+786

Tuyến đê này bảo vệ cho 1.197ha đất nông nghiệp và 27.265 người dân của 4

xã Cao trình đỉnh đê +4,40m, đỉnh đê rộng 6m kết hợp làm đường kiểm tra ứng

cứu đê được gia cố bằng BTM250, mái đê phía biển mR b R=3 được bảo vệ bằng

đá hộc trong ô khung đá xây M100, mái đê phía đồng mR đ R =2.0 được trồng cỏ

VETIVER trong ô khung BTCTM200 Đoạn từ K2+400 - K2+816 thuộc địa phận

xã Quỳnh Thọ mặt cắt đê dạng hỗn hợp phía trên được xây tường chắn bằng đá

xây có cao trình đỉnh đê +3,5m, phía dưới là mái nghiêng m=3.0

2.4.1.7 Tuyến đê Trung … Thịnh- Thành (huyện Diễn Châu)

Ngày đăng: 03/10/2014, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp &amp; PTNT (2002), Hướng dẫn thiết kế đê biển, Tiêu chuẩn nghành 14TCN 130-2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thiết kế đê biển
Tác giả: Bộ Nông nghiệp &amp; PTNT
Năm: 2002
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Tiêu chẩn kỹ thuật áp dụng cho chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chẩn kỹ thuật áp dụng cho chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2010
3. Bộ Thuỷ lợi (1977), Hướng dẫn thiết kế tường chắn công trình thuỷ lợi H.D.T.L - C- 4 - 76, Vụ kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thiết kế tường chắn công trình thuỷ lợi H.D.T.L - C- 4 - 76
Tác giả: Bộ Thuỷ lợi
Năm: 1977
4. Bộ Thuỷ lợi (1979), Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi do (sóng và tàu) QPTL-C-1-78, Vụ kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi do (sóng và tàu) QPTL-C-1-78
Tác giả: Bộ Thuỷ lợi
Năm: 1979
5. Lương Phương Hậu và nnk (2001), Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình bảo vệ bờ biển và hải "đảo
Tác giả: Lương Phương Hậu và nnk
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
Năm: 2001
7. Phạm Văn Quốc (2006), Công trình bảo vệ bờ biển, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình bảo vệ bờ biển
Tác giả: Phạm Văn Quốc
Năm: 2006
8. Nguyễn Quyền, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Chiến, Phạm Văn Quốc (2001), Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ
Tác giả: Nguyễn Quyền, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Chiến, Phạm Văn Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
Năm: 2001
9. Nguyễn Xuân Trường (1976), Thiết kế đập đất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế đập đất
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1976
11. Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái (2004), Giáo trình thủy công tập I, II, Trường Đại học Thủy Lợi, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thủy công tập I, II
Tác giả: Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
Năm: 2004
13. Pierre Y. Julien (1998), Erosion and sedimentation, Cambridge university press.TiÕng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Erosion and sedimentation
Tác giả: Pierre Y. Julien
Năm: 1998
14. L.N. Raxxcadôp, V.G. Ôrêkhôp, Iu.P.Pravđivetx &amp; nnk (1996). Công trình thuỷ lợi tập I (bản tiếng Nga), Nxb Xây dựng, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình thuỷ lợi tập I
Tác giả: L.N. Raxxcadôp, V.G. Ôrêkhôp, Iu.P.Pravđivetx &amp; nnk
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1996
15. N.P. Rôdanôp, Ia.V. Bôtrcarep, V.C. Lapsencôp và nnk (1985) - Công trình Thủy lợi (bản tiếng Nga), Nxb Nông nghiệp, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình Thủy lợi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
6. Hồ sơ các công trình bảo vệ bờ biển đã xây dựng ở Nghệ An Khác
10. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 Công trình thuỷ lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế Khác
12. B. Przedwojski, R. Blazejewski and K.W. Pilarczyk (1995), River training techniques, Fundamentals, Design and Applications, Publisher Aa Balkema Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-2: Sơ đồ xâm thực bờ biển dưới tác động của sóng - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 1 2: Sơ đồ xâm thực bờ biển dưới tác động của sóng (Trang 17)
Hình 1-9: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 1 9: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Trang 23)
Hình 1-10: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 1 10: Hiện trạng bờ biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Trang 23)
Hình 2-2: Các hình thức gia cố mái đê biển đã áp dụng ở Nghệ An - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 2: Các hình thức gia cố mái đê biển đã áp dụng ở Nghệ An (Trang 37)
Hình 2-3: Các hình thức mặt cắt đê biển  2.4.1.1. Tuyến đê Quỳnh Lộc. - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 3: Các hình thức mặt cắt đê biển 2.4.1.1. Tuyến đê Quỳnh Lộc (Trang 38)
Hình 2-4: Các hình thức mặt cắt kè biển - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 4: Các hình thức mặt cắt kè biển (Trang 43)
Hình 2-5: Cấu kiện bê tông đúc sẵn gia cố mái kè biển  2.4.2.1. Tuyến kè Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu) - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 5: Cấu kiện bê tông đúc sẵn gia cố mái kè biển 2.4.2.1. Tuyến kè Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu) (Trang 44)
Hình 2-6: Kè biển Lạch Vạn, Diễn Thành - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 6: Kè biển Lạch Vạn, Diễn Thành (Trang 45)
Hình 2-7: Kè ven biển thị xã Cửa Lò - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 7: Kè ven biển thị xã Cửa Lò (Trang 46)
Hình 2-10: Mưa bão gây sạt lở mái một đọan đê - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 10: Mưa bão gây sạt lở mái một đọan đê (Trang 50)
Hình 2-12: Gia cố mái phía đồng  đê Quỳnh Lộc, Huyện Quỳnh Lưu                   bằng đá lát khan trông ô khung BTCT M200 - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 12: Gia cố mái phía đồng đê Quỳnh Lộc, Huyện Quỳnh Lưu bằng đá lát khan trông ô khung BTCT M200 (Trang 52)
Hình 2-14: Gia cố mái phía biển đê Long Thuận, Huyện Quỳnh Lưu - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 14: Gia cố mái phía biển đê Long Thuận, Huyện Quỳnh Lưu (Trang 53)
Hình 2-16: Trồng cỏ mái phía đồng đê Quỳnh Thọ, Huyện Quỳnh Lưu - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 16: Trồng cỏ mái phía đồng đê Quỳnh Thọ, Huyện Quỳnh Lưu (Trang 54)
Hình 2-19:  Thi công mái kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 19: Thi công mái kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép (Trang 56)
Hình 2-20:  Thi công  đê biển Quỳnh Lộc bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 2 20: Thi công đê biển Quỳnh Lộc bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn (Trang 56)
Bảng 3-2: Dạng kết cấu bảo vệ mái và điều kiện sử dụng - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Bảng 3 2: Dạng kết cấu bảo vệ mái và điều kiện sử dụng (Trang 62)
Hình 3-7: Kết hợp chân kè bệ nổi và cọc bê tông cốt thép - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 3 7: Kết hợp chân kè bệ nổi và cọc bê tông cốt thép (Trang 67)
Hình tính toán sau đây: - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình t ính toán sau đây: (Trang 72)
Sơ đồ tính toán: - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Sơ đồ t ính toán: (Trang 74)
Hình 3-11:  Sơ đồ tính toán ổn định tổng thể theo mặt FABC. - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 3 11: Sơ đồ tính toán ổn định tổng thể theo mặt FABC (Trang 78)
Hình 4-2: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê biển Quỳnh Long - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 2: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê biển Quỳnh Long (Trang 92)
Hình 4-6:  Đường đẳng thế trong thân đê . - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 6: Đường đẳng thế trong thân đê (Trang 94)
Hình 4-9 :  Kết quả tính ổn định K R minmin R  = 2,147 - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 9 : Kết quả tính ổn định K R minmin R = 2,147 (Trang 95)
Hình 4-10 :  Sơ đồ chia lưới phần tử và điều kiện biên của bài toán . - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 10 : Sơ đồ chia lưới phần tử và điều kiện biên của bài toán (Trang 96)
Hình 4-12:  Đường đẳng thế trong thân đê ở cuối thời đoạn tính toán. - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 12: Đường đẳng thế trong thân đê ở cuối thời đoạn tính toán (Trang 96)
Hình 4-13:  Đường dòng trong thân đê ở cuối thời đoạn tính toán . - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 13: Đường dòng trong thân đê ở cuối thời đoạn tính toán (Trang 97)
Hình 4-14 :  Sơ đồ và điều kiện biên cho bài toán tính ổn định. - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 14 : Sơ đồ và điều kiện biên cho bài toán tính ổn định (Trang 97)
Hình 4-15 :  Kết quả tính ổn định K R minmin R  = 2,141 - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 15 : Kết quả tính ổn định K R minmin R = 2,141 (Trang 98)
Hình 4-16: Mặt cắt ngang đại diện tuyến kè Sơn Hải - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 16: Mặt cắt ngang đại diện tuyến kè Sơn Hải (Trang 101)
Hình 4-17: Sơ đồ lực tác dụng lên tường kè trường hợp 1 - nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an
Hình 4 17: Sơ đồ lực tác dụng lên tường kè trường hợp 1 (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w