Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an (Trang 28 - 29)

4. Kết quả đạt được

2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

a) Địa chất:

Địa chất vùng ven biển Nghệ An có thể chia làm 2 vùng:

- Vùng từ huyện Quỳnh Lưu đến Bắc thị xã Cửa Lò: địa chất bờ khá phức

tạp, các thành tạo đá gốc trầm tích chạy sát tới bờ biển tạo nên đường bờ biển

khúc khuỷu, lồi lõm, bờ ở đây hẹp, chạy vòng cung và được cấu tạo chủ yếu

bởi vật liệu vụn, thô, sạn, cát, thạch anh và vụn xác sinh vật;

- Vùng Nam thị xã Cửa Lò: vùng này có địa chất bờ đơn giản hơn bờ thẳng,

phẳng, bãi biển kéo dài từ Cửa Lò đến Cửa Hội, bãi biển xoải. Bãi được cấu thành

bởi các thành tạo cát hạt trung, mịn, màu xám, vàng nhạt, xám trắng. Địa hình ở đây

thuộc đồng bằng tích tụ các dòng phù sa của sông Cả, sông Cấm đã cung cấp cho vùng này lượng trầm tích đáng kể. Các thành tạo hôlôxen muộn đã phủ lên toàn bộ

diện tích đồng bằng;

- Trầm tích đáy ở các vùng mặn lợ vùng ven biển Nghệ An gồm cát

67,6ữ98,6%, bùn 0,5ữ27%, sét 0,2ữ10,4%, với hàm lượng hữu cơ trung bình

1,61ữ5,6%, độ pH của trầm tích đáy thay đổi từ 5,6ữ7,8, độ mặn 2,1ữ2,9P

0

P

/R00R,

như vậy trầm tích vùng này khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản (tôm,

cua);

Về địa chất công trình: Qua nghiên cứu đã xây dựng vùng ven biển, địa chất công trình là cát, cát hạt mịn và cát chảy sâu 7,0ữ8,0 m, khi nghiên cứu xây dựng công trình, cần được xử lý nền móng để đảm bảo ổn định.

b) Thổ nhưỡng:

Theo tài liệu thổ nhưỡng của Sở Địa chính, đất đai vùng ven biển Nghệ An có các loại đất chính như sau:

- Cồn cát và đụn cát: Diện tích 5.467 ha, chiếm 18,3% diện tích toàn vùng, phân bố dọc theo bờ biển 4 huyện và thị xã, chủ yếu là Nghi Lộc, cát rời rạc, không có kết cấu, chủ yếu để trồng phi lao ven biển;

- Đất cát biển: Diện tích 5.396 ha, chiếm 17,4% diện tích toàn vùng và

được phân bố ở cả 4 huyện thị xã, nhưng tập trung nhiều ở Nghi Lộc, Diễn Châu. Thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, độ thẩm thấu cao nên dễ gây hạn, thích hợp cho cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày;

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 4.850 ha, chiếm 15,7% diện tích

toàn vùng, phân bố chủ yếu ở Quỳnh Lưu. Đây là loại đất trung bình và đất thịt nhẹ, có chất lượng khá, thích hợp cho trồng lúa nước;

- Đất mặn sú vẹt lầy hoang hoá: Diện tích 762 ha, chiếm 2,63% diện tích

toàn vùng, phân bố chủ yếu ở sông Quỳnh Lưu và một số vùng ở Nghi Lộc;

- Đất mặn nhiều: Có diện tích 2.145 ha, chiếm 7% diện tích toàn vùng,

phân bố chủ yếu ở khu vực cửa sông sát biển thuộc các huyện Quỳnh Lưu,

Diễn Châu và một số íthuyện Nghi Lộc;

- Đất mặn chua và chua mặn: Diện tích 669 ha, chiếm 2,2% toàn vùng,

phân bố chủ yếu ở Quỳnh Lưu;

- Đất Feralít xói mòn trở thành sỏi đá: Có diện tích lớn nhất so với 8 loại

trên, loại đất này có diện tích 7105 ha, chiếm 23% diện tích toàn vùng ven biển, phân bố chủ yếu ở Bắc Quỳnh Lưu và khu vực sông Cấm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh nghệ an (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)