Dự án nguồn năng lượng sạch là mục tiêu đâu tiên của các quốc gia, và đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài “ Phương pháp tính giảm phát thải khí CO 2 đối với nhà máy thủy điện q
Trang 1đối với nhà máy thủy điện qui mô nhỏ Áp dụng cho thủy điện Suối Sập 3” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu được đưa ra trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà N ội, Ngày 22 tháng 5 năm 2013
Tác gi ả
Nguy ễn Thị Minh Ngọc
Trang 2sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà trường; em xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và nhà trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS TSKH Nguyễn Trung Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản
lý cùng các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Viện Bơm và Thiết bị Thủy Lợi đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng
em những khó khăn, động viên và giúp đỡ cho em nghiên cứu và hoàn thành
đồ án này
EM XIN CHÂN THÀNH C ẢM ƠN!
Trang 3DANH M ỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tương quan giữ thu nhập và phát thải CO2đầu người 1
Hình 1.2 Xu thế phát thải CO2đầu người của một số quốc gia trong giai đoạn 1960-2008 2
Hình 1.3 GDP đầu người của một số quốc gia trong giai đoạn 1980-2010 2
Hình 1.4 Phát thải CO2 của các quốc gia phát triển và đang phát triển (1990 đến 2010) 3
Hình 1.5 Phân phối chi phí hiệu quả giữa hai doanh nghiệp 8
Hình 1.6 Phân phối số dự án CDM được đăng ký ở các quốc gia tiếp nhận 10 Hình 1.7 Phân phối số dự án CDM được đăng ký ở các quốc gia mua 10
Hình 1.8 Phân phối số dự án CDM được đăng ký theo vùng và tiểu vùng 11
Hình 2.1 Phân loại các dự án CDM được đăng ký theo các lĩnh vực 19
Hình 2.2 Kịch bản cơ sở 23
Hình 2.3 Kịch bản của dự án 24
Hình 3.1 Vị trí dự án nhà máy thủy điện Suối Sập 3 36
Hình 3.2 Lòng hồ nhà máy thủy điện Suối Sập 3 37
Hình 3.3 Toàn cảnh trạm tăng áp nhà máy thủy điện Suối Sập 3 38
Hình 3.4 Tổ chức giám sát dự án CDM ở Suối Sập 3 59
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khảo sát xác định giá trị hiệu quả và tổng chi phí 8
Bảng 3.1: Thông tin chi tiết thiết bị kỹ thuật chính được sử dụng 40
Bảng 3.2: Số liệu để tính phát thải của đường cơ sơ 43
Bảng 3.3: Các sự kiện trong quá trình đàm phán CDM 45
Bảng 3.4: Tỷ lệ phần trăm của nguồn lực chi phí thấp trong tổng sản lượng điện lưới 48
Bảng 3.5: Sản lượng của 5 nhà máy điện 49
Bảng 3.6: Dữ liệu và các thông số 50
Bảng 3.7: Tính biên vận hành 55
Bảng 3.8: Tồng phát thải của lưới điện xác định hệ số phát thải biên vận hành cho 3 năm 56
Bảng 3.9: Hệ số phát thải trung bình trọng số theo lượng điện 3 năm 56
Bảng 3.10: Tính biên xây dựng 57
Bảng 3.11: Tóm tắt ước tính phát thải 58
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDM: Cơ chế phát triển sạch
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IPCC: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
CERs: Giấy chứng nhận giảm phát thải
TAC: Tổng chi phí
MAC: Chi phí cận biên
DNA: Cơ quan có thẩm quyền /được ủy quyền về CDM của mỗi quốc gia
(Designated National Authority)
UBND: Ủy ban nhân dân
DSS: Hỗ trợ nâng cao hiệu quả
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
EDFT: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại EDF (công ty tư vấn của Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ai-len)
AMS ID: Phương pháp tính hệ số giảm phát thải cho dự án qui mô nhỏ
BQL: Ban quản lý
CB: Cán bộ
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ KINH
TẾ HỌC TRONG MUA BÁN KHÍ CO2 1
1.1 Tình hình phát th ải CO 2 trên th ế giới và giới thiệu cơ chế phát triển s ạch (CDM) 1
1.1.1 Tình hình phát thải CO2 trong bối cảnh phát triển kinh tế 1
1.1.2 Giới thiệu cơ chế phát triển sạch (CDM) ở trên thế giới 4
1.2 Kinh t ế học trong mua bán chất xả thải 6
1.3 Tri ển khai dự án CDM ở trên thế giới 9
1.4 Triển khai dự án CDM ở Việt Nam 11
1.4.1 Các dự án thủy điện ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM 14
1.4.2 Các dự án khác ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM 16
CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN QUI MÔ NHỎ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI 18
2.1 Đối tượng của dự án CDM và đặc điểm của nhà máy thủy điện qui mô nh ỏ 18
2.2 Gi ới thiệu phương pháp hoạt động các dự án CDM 21
2.2.1 Giới thiệu qui trình đưa một dự án CDM đi vào hoạt động 21
2.2.2 Các kịch bản của dự án khi so sánh 23
2.3 Phương pháp tính hệ số phát thải và tính lượng giảm phát thải CO 2 24
2.3.1 Bước 1 „Xác định hệ thống điện có liên quan“ 25
2.3.2 Bước 2 „Chọn phương pháp biên vận hành (OM)“ 25
2.3.3 Bước 3 „Tính hệ số phát thải biên vận hành theo phương pháp chọn“ 26
2.3.4 Bước 4 „Xác định nhóm nhà máy điện nằm trong biên xây dựng (BM)“ 31
2.3.5 Bước 5 „Tính hệ số phát thải biên xây dựng“ 32
Trang 72.3.6 Bước 6: Tính hệ số phát thải biên kết hợp 32
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 3 35
3.1 Đánh giá kỹ thuật của nhà máy thủy điện Suối Sập 3 35
3.1.1 Vị trí của dự án thủy điện Suối Sập 3 35
3.1.2 Mô tả hoạt động của dự án thủy điện Suối Sập 3 35
3.1.3 Qui mô công trình và công nghệ kỹ thuật 39
3.2 Gi ới thiệu phương pháp đường cơ sở qua việc áp dụng cho nhà máy th ủy điện Suối Sập 3 41
3.2.1 Phạm vi dự án và lý do lựa chọn các hạng mục dự án 41
3.2.2 Mô tả về đường cơ sở và sự phát triển của đường cơ sở 42
3.2.3 Mô tả những phát thải khí nhà kính từ các nguồn được cắt giảm của dự án 44
3.3 Tính toán h ệ số giảm phát thải 46
3.3.1 Giải thích về việc lựa chọn phương pháp 46
3.3.2 Dữ liệu và các thông số có sẵn 50
3.3.3 Tính toán lượng giảm phát thải theo AMS ID 52
3.3.4 Tóm tắt ước tính giảm phát thải từ trước 58
3.3.5 Tổ chức giám sát dự án 59
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 65
Trang 8M Ở ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển Trước những cơ hội và thách thức của nền kinh tế thế giới Việt Nam đang từng bước tiếp cận và đổi
mới cho phù hợp với thế giới Trong đó, bảo vệ môi trường là một vấn đề đặc
biệt quan trọng và thiết yếu của nhân loại và mỗi quốc gia; là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của
mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn
thủy điện cũng làm gia tăng khí nhà kính trong quá trình xây dựng và vận hành Vì vậy mục tiêu là làm giảm phát thải khí CO2 trong nhà máy thủy điện
Ở Việt Nam, các công trình thủy điện hiện nay được xây dựng ngày càng nhiều Nguồn xây dựng các công trình lớn đã giảm và nay chủ yếu các công trình vừa và nhỏ So với các công trình có qui mô lớn thì các công trình
vừa và nhỏ tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như rừng, sự đa
dạng sinh học, di dân tái định cư, … nhỏ hơn nhiều Đặc biệt trên thế giới người ta công nhận các công trình thủy điện vừa và nhỏ là nguồn năng lượng tái tạo thực sự và có đóng góp nhiều cho việc giảm phát thải khí thải CO2
Hiện nay trên thế giới người ta nói nhiều đến cơ chế phát triển sạch (CDM) và Việt Nam từ vài năm nay có quan tâm đặc biệt Việt Nam đang dần
Trang 9dần áp dụng các cơ chế phát triển sạch, đặc biệt đối với nguồn năng lượng
sạch như thủy điện qui mô nhỏ
Việc xây dựng đưa các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ vào hoạt động có tác động tới môi trường đó là sự phát thải khí CO2 Dự án nguồn năng lượng
sạch là mục tiêu đâu tiên của các quốc gia, và đó cũng chính là lý do để tác
giả chọn đề tài “ Phương pháp tính giảm phát thải khí CO 2 đối với nhà máy thủy điện qui mô nhỏ Áp dụng cho thủy điện Suối Sập 3” làm đề tài nghiên
3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp đường cơ sở
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dự ánnhà máy thủy điện vừa và nhỏ Suối Sập 3
- Phạm vi nghiên cứu: Sự phát thải khí CO2 của nhà máy thủy điện vừa và
nhỏ cụ thể nhà máy Thủy điện Suối Sập 3 tỉnh Sơn La
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trang 10- Th ực tiễn của đề tài:
Những kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp của lu ận văn là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ đối với việc nghiên cứu nguồn năng lượng sạch
bảo vệ môi trường mà còn giúp cho nhà quản lý sự hoạt động của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nghiên cứu được giảm phát thải khí CO2 gây khí
hiệu ứng nhà kính được giảm thải
6 K ết quả đạt được
Nghiên cứu tính toán được giảm thải khí CO2 của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ Giảm bớt khí hiệu ứng nhà kính do phát điện gây ra bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn năng lượng sạch
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ
KINH TẾ HỌC TRONG MUA BÁN KHÍ CO 2
1.1 Tình hình phát thải CO 2 trên thế giới và giới thiệu cơ chế phát triển sạch (CDM)
1.1.1 Tình hình phát thải CO 2 trong bối cảnh phát triển kinh tế
Theo Burfurd (2012: 4) thì việc phát triển kinh tế trên thế giới có „vấn đề“ Ở đây tác giả đã chỉ ra mối tương quan khá chặt giữa yếu tố thu nhập đầu người (trục X) và phát thải CO2đầu người (trục Y) của (Hình 1.1.) Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải thì rất tổng hợp Đó là một hàm số
của số dân, mức sống của người dân và tình trạng công nghệ (sản xuất) Trong ba thập niên cuối của thế kỷ 20, người ta đã thấy việc tiêu thụ năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu do phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số Những yếu tố này đã vượt trội hiệu ứng của việc giảm phát thải của sản xuất, chính vì vậy mà lượng khí phát thải toàn cầu tiếp tục tăng Trong (Hình 1.2.) có thể hiện chuỗi quan trắc phát thải CO2 của một số
quốc gia lựa chọn trong giai đoạn 1960-2008, trong đó có Việt Nam
Hình 1.1 Tương quan giữ thu nhập và phát thải CO 2 đầu người
Trang 12Hình 1.2 Xu th ế phát thải CO 2 đầu người của một số quốc gia trong giai
Trang 13Đặc biệt cần phải lưu ý trong (Hình 1.4.) là xu thế phát thải CO2 của các nước đang phát triển đã đuổi kịp các nước phát triển và trong thế kỷ 21 sẽ tăng lên không ngừng nếu như không có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Hình 1.4 Phát thải CO 2 của các quốc gia phát triển và đang phát triển
(1990 đến 2010)
Từ năm 1997 sự gia tăng lượng khí thải toàn cầu đã tăng nhanh hơn dự đoán của tổ chức IPCC theo kịch bản „phát triển như bình thường“, đó là tăng trưởng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Việc mở rộng và tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia có thu nhập trung bình thì đi đôi với việc tăng mạnh trong phát thải khí nhà kính Điều này phản ánh cường độ carbon của việc cung cấp năng lượng ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, và cũng do một số lĩnh
vực tăng trưởng Từ năm 2009, các quốc gia không nằm ở phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto đã tạo ra phần lớn lượng khí thải của thế giới Khủng hoảng tài chính toàn cầu và chính sách giảm thiểu khiến việc phát thải của các quốc gia của phụ lục 1 có lượng khí thải thấp hơn so với mức của năm 1990, tuy nhiên lượng khí thải đầu người ở các quốc gia này vẫn cao hơn mức độ phù
hợp để đạt mục tiêu không tăng thêm 2o
C vào cuối năm 2100
Trang 141.1.2 Giới thiệu cơ chế phát triển sạch (CDM) ở trên thế giới
Đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng như phần trên đã nêu thì các tổ chức thế giới đã họp bàn và đưa ra rất nhiều các đạo luật, nghị định, thông điệp… về bảo vệ môi trường Trong đó có Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto được 159
quốc gia ký vào năm 1997 tại Kyoto (Nhật Bản) với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải điôxít cácbon và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu trái đất nóng lên Tính đến nay tháng 4 năm 2013 thì đã có 191 quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto và chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa tham gia ký kết
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong ba cơ chế được đưa ra trong
Nghị định thư Kyoto , với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải điôxít cácbon và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu trái đất nóng lên Đó là:
(i) Mua bán quyền phát thải quốc tế
(ii) Đồng thực hiện
(iii) Cơ chế phát triển sạch
Cơ chế phát triển sạch, quy định tại Điều 12 của Nghị định thư, cho phép một nước có lượng khí thải lớn hơn giới hạn cam kết theo Nghị định thư Kyoto thì có thể thực hiện một dự án giảm phát thải ở các nước đang phát
triển Dự án như vậy có thể bán chứng nhận (CERs) giảm phát thải để được
khoản tín dụng tương đương với một tấn CO2, được tính vào đáp ứng các mục tiêu của Nghị định thư Kyoto
Cơ chế CDM được coi là một tiên phong Chương trình tín dụng của loại hình này mang tính toàn cầu, là môi trường đầu tư đầu tiên, nó cung cấp một lượng khí thải tiêu chuẩn tương ứng với CERs Một hoạt động dự án CDM có thể gồm:
- Dự án điện khí hóa nông thôn sử dụng các tấm năng lượng mặt trời
- Lắp đặt nồi hơi tiết kiệm năng lượng hơn
Trang 15- Dự án các nhà máy thủy điện qui mô lớn
- Dự án các nhà máy thủy điện qui mô nhỏ
- Dự án trồng rừng…
Cơ chế CDM khuyến khích sự phát triển bền vững và các mục tiêu giảm phát thải bằng cách tạo sự linh hoạt cho các nước công nghiệp khi giảm phát thải của mình Như vậy cơ chế CDM mang tính hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia trên thế giới Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu của cộng đồng thế giới và CDM trở thành một công cụ tích cực giúp các quốc gia trên thế giới cùng nhau triển khai các chính sách về môi trường của quốc gia mình theo Nghị định thư Kyoto
CDM cho phép các quốc gia đang phát triển được nhận hỗ trợ kinh phí cho phát triển bền vững từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính thông qua CERs
Phát thải khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các
loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto
Các nước phát triển có thể mua các CERs này để đưa vào chỉ tiêu giảm phát thải Các cơ sở công nghiệp của các quốc gia phát triển có phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì phải bỏ chi phí để làm một trong những việc:
(i) Nộp thuế phát thải khí nhà kính,
(ii) Cải tạo thiết bị để giảm phát thải khí nhà kính,
(iii) Mua các giấy phép phát thải CERs Trong đó thì chi phí bỏ ra để mua CERs thường được đánh giá là rẻ Hiện việc mua bán CERs được đấu giá qua mạng internet Ví dụ như các cơ sở công nghiệp của các nước phát triển đang phát thải khí nhà kính sẽ phải chịu thuế môi trường cho việc giảm 5,2% khí nhà kính với chi phí rất cao Nếu các cơ sở công nghiệp này mua được
Trang 16CERs với mức giá thấp hơn hoặc bằng mức cắt giả m 5,2% của cơ s ở công nghiệp thì cơ sở này không phải nộ p thuế Tóm lại, hai mục tiêu chính của CDM là:
- Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển có thể nhận được các nguồn đầu
tư mới từ nước các quốc gia phát triển và tiếp nhận được các công nghệ kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường, góp phần đạt được phát triển kinh tế xã
hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển đạt được mục tiêu
giảm phát thải khí nhà kính của các cơ sở công nghiệp của mình thông qua các dự án CDM triển khai tại các quốc gia đang phát triển
1.2 Kinh tế học trong mua bán chất xả thải
Mua bán giấy phép xả thải là một cách tiếp cận đạt hiệu quả về chi phí
và định hướng thị trường để giảm phát thải khí nhà kính Mục tiêu chính của mua bán giấy phép xả thải là: (i) Đạt mục tiêu giảm phát thải, và (ii) Chi phí
thấp nhất cỏ thể cho mục tiêu giảm phát thải
Giả sử một chính phủ bắt đầu bằng việc quyết định bao nhiêu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính có thể được phát thải hàng năm Sau đó tính đổi lượng phát thải này ra đơn vị phát thải chuẩn, ví dụ tấn CO2tương đương - và sau đó phân bổ cho từng công ty, doanh nghiệp, công nghiệp Điều này cho phép mỗi công ty có một hạn ngạch khí thải nhà kính mà chỉ có thể được phát thải trong
một khoảng thời gian đã định Sau đó thì hình thành thị trường mua và bán
giấy phép xả thải khi có công ty hay doanh nghiệp vượt quá phép và việc
giảm xả thải đắt hơn là đi mua Trong khi đó có công ty hay doanh nghiệp thì
có khả năng giảm phát thải rẻ thì có thể bán
Sau đây xin giải thích về mặt kinh tế học ẩn đằng sau việc mua bán
chất xả thải qua ví dụ sau Có hai quốc gia tham gia mua bán giấy xả thải là:
Trang 17- Quốc gia 1 (C1)
- Quốc gia 2 (C2) Hai quốc gia có tổng số CO2 phát ra là 30 tấn CO2
- Quốc gia 1 phát ra 15 tấn CO2
- Quốc gia 2 phát ra 15 tấn CO2
Theo Nghị định thư Kyoto cho phép hai quốc gia được phát thải 15 tấn
CO2 Tất cả các quốc gia đều phải có giấy phép xả thải Mỗi giấy phép cho phép một quốc gia xả 1 tấn CO2 Số lượng giấy phép của mỗi quốc gia xác định lượng chất thải được phát ra của một quốc gia Các giấy phép có thể chuyển nhượng (mua và bán) Bất kỳ phát thải của một quốc gia nào vượt quá
mức cho phép theo giấy phép của nó sẽ phải giảm bớt và kiểm soát trong nước Một quốc gia có thể đáp ứng nghị định thư Kyoto bằng cách Kiểm soát lượng khí thải hoặc mua bán giấy phép phát thải Mỗi quốc gia sẽ được giao
giấy phép:
Giấy phép = lượng khí thải hiện tại – lượng yêu cầu giảm
Ví dụ một quốc gia có 8 giấy phép tương đương với 8 tấn phát thải nhưng quốc gia đó lại phát ra 9 tấn thì phải mua bổ sung thêm 1 tấn tương đương 1 giấy phép Một quốc gia có 7 giấy phép tương đương với 7 tấn phát
thải nhưng quốc gia đó lại chỉ phát ra 5 tấn vì thế quốc gia đó có thể bán 2
TAC= TAC1+ TAC2
Chi phí cận biên cho giảm phát thải của quốc gia 1 là: MAC1=5Z1
Trang 18Chi phí cận biên cho giảm phát thải của quốc gia 2 là: MAC2=10Z2
Giả sử mỗi quốc gia được giao 7,5 giấy phép tương đương với 7,5 tấn phát thải Hiện tại phát thải là 15 tấn và như vậy còn 7,5 tấn phát thải CO2 cần được kiểm soát giảm thải
Bảng 1.1: Khảo sát xác định giá trị hiệu quả và tổng chi phí
Trang 191.3 Triển khai dự án CDM ở trên thế giới
Năm 2004 ở Rio de Janeiro (Brazil) dự án CDM đầu tiên ở trên thế giới được triển khai Dự án có nội dung là gi ảm phát thải khí nhà kính của bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan để sản xuất điện Dự án tính,
mỗi năm giảm được 31 ngàn tấn khí mêtan, qui đổi tương đương 670 ngàn tấn
CO2 Dự án thành công đã cải thiện tốt cho môi trường và đời sống dân cư trong khu vực Dự án mở ra một giai đoạn mới với mục tiêu ngăn chặn bi ến đổi khí hậu toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững
Theo thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu (UNFCCC) thì hiện nay có 6755 dự án và được phân bổ như sau:2F
3
- Xu thế các dự án CDM đã đăng ký và mới được đăng ký tăng lên liên
tục từ 2004 đến nay Tính đến tháng 4 năm 2012, có 191 quốc gia tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto Hoa Kỳ chưa có ý định tham gia.3F
4
- Khu vực có nhiều dự án CDM nhất là Châu Á Thái Bình Dương (85,1%) Tiểu vùng nhiều nhất là Đông và Nam Á
- Phân bổ cho các ngành như sau: Năng lượng (74,7%), xử lý và tiêu hủy
chất thải (10,7%), công nghiệp (4,3%) và nông nghiệp (2,7%)
- Quốc gia có nhiều dự án nhất là Ấn Độ, còn Trung Quốc là nước nhận được nhiều CERs nhất
- Anh, Ailen, Hà Lan và Nhật Bản là những quốc gia có nhiều dự án CDM nhất
3 Ngu ồn: https://cdm.unfccc.int/Projects/projsearch.html
4
Ngu ồn: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_parties_to_the_Kyoto_Protocol
Trang 20
Hình 1.6 Phân phối số dự án CDM được đăng ký ở các quốc gia tiếp
Trang 21Hình 1.8 Phân ph ối số dự án CDM được đăng ký theo vùng và tiểu vùng6F
7
1.4 Triển khai dự án CDM ở Việt Nam
Với phát triển chung ở trên thế giới, Việt Nam từng bước hòa nhập và cùng phát triển Bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng đời sống của nhân sinh là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu Tác động
của biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam Điều này càng giúp Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào những hoạt động của thế
giới nhằm giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hợp
Quốc đề xuất Sau đây là các bước mà Việt Nam đã tiến hành để thực thị Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam
a) Thành l ập cơ quan có thẩm quyền DNA Việt Nam
Tháng 3 năm 2003 cơ quan có thẩm/ủy quyền quốc gia về CDM là
DNA (Designated National Authority) ở Việt Nam được thành lập trực thuộc
6 Ngu ồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf
7
Ngu ồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf
Trang 22
Bộ Tài nguyên và Môi trường (như đã đăng ký ở tổ chức quốc tế) Từ đó Việt Nam đã đạt được những điều kiện để tham gia các dự án CDM quốc tế là:
- Tham gia hoàn toàn tự nguyện,
- Phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
và ký Nghị định thư Kyoto
- Thành lập được DNA của quốc gia
b) T ổ chức pháp lý của cơ quan DNA Việt Nam:
Bộ Tài nguyên và Môi trường được chọn là cơ quan quản lý nhà nước
của DNA Bên cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường là Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành có nhiệm vụ chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam Ban được thành lập bao gồm mười hai đại diện của chín bộ ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
c) Ch ức năng của cơ quan DNA Việt Nam là:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn quốc gia về CDM
- Đánh giá các dự án CDM ở cấp quốc gia
- Trình Ban điều hành và Tư vấn quốc gia về CDM đánh giá các dự án CDM tiềm năng
- Tiếp nhận, đánh giá và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường các văn
bản ý tưởng dự án (PIN) hoặc văn kiện thiết kế dự án (PDD) ra thư xác nhận chính thức hoặc công văn phê duyệt
- Cung cấp thông tin về CDM cho các nhà đầu tư có quan tâm, các tổ
chức có liên quan, các nhà tư vấn và công chúng
- Quản lý và điều phối các hoạt động và đầu tư CDM ở Việt Nam
d) Các cơ sở pháp lý và chính sách được Việt Nam đưa ra để đưa các dự án CDM vào ho ạt động
Trang 23- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/10/2005 yêu cầu các bộ có liên quan xây dựng các kế hoạch và chính sách
thực thi có hiệu quả Nghị định thư Kyoto
12/12/2006 hướng dẫn việc chuẩn bị, xây dựng, chứng nhận và phê duyệt dự
- Thông tư liên tịch số 58/2008TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng
07 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
thực hiện một số điều của quyết định số 130/2007/QĐ-TTg 02/08/2007
- Thông tư liên tịch số 204/2010 TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15 tháng
12 năm 2010 của Liên Bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi và bổ sung một số nội dung của thông tư liên tịch số 58/2008 TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định số 130/2007/QĐ-TTg 02/08/2007
e) D ự án đăng ký tham dự CDM ở Việt Nam
Theo các qui định hiện hành của Việt Nam, các dự án đăng ký tham dự CDM ở Việt Nam phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Dự án phải trên cơ sở tự nguyện và có tính khả thi cao;
Trang 24- Dự án giảm phát thải khí nhà kính phải phù hợp với chương trình, kế
hoạch phát triển của xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững;
- Dự án phải có lượng giảm phát thải thực và có kế hoạch giám sát
2 Phê duyệt quốc gia
3 Phê chuẩn/đăng ký
là phát thải đường cơ sở) Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận khá phổ
biến về đường cơ sở, nhưng ở Việt Nam trong thực tế chỉ áp dụng một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy)
1.4.1 Các dự án thủy điện ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM
Từ tháng 6/2008 đến tháng 8/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ban DNA Việt Nam của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đã phê duyệt hai mươi ba tài liệu thiết
kế dự án (PDD) theo CDM Riêng trong lĩnh vực thủy điện thì dưới đây là
một vài ví dụ:
Trang 25- Thuỷ điện Sông Ông Tổng tiềm năng giảm phát thải: 164.782 tấn
CO2/07 năm
- Thuỷ điện Yan Tann Sien 319.100 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Khe Soong và Hợp Thành 167.140 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Thái An 1460.367 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Bản Chuồng 92.430 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Yên Lập 37.420 tCO2/10 năm
- Cụm thuỷ điện Nậm Tha 495.322 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Đắk Pône 280.286 tCO2/07 năm
- Nồi hơi đốt trấu 686.581 tCO2/10 năm
- Đồng phát nhiện điện trấu Đình Hải 287.825 tCO2/07 năm
- Xử lý nước thải và thu hồi khí mê-tan để phát triển 784.876 tCO2/07 năm điện tại Nhà máy Cồn nhiên liệu Đồng Xanh
- Nhà máy điện gió Bình Thuận số 1-30MW 405.921 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện An Điềm II 318.165 tCO2/07 năm
- Trích khí sinh học từ nước thải sản xuất tinh bột mì 644.273 tCO2/07 năm và sử dụng cho Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
- Thuỷ điện H’Mun 448.790 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Bản Rạ 454.740 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Ia Puch 3 200.810 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Nậm Xây Luông 1 201.606 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Mường Hum 559.454 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Đắk N’Teng 248.773 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Ngòi Phát 2.157.833 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Ea Drăng 2 123.851 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện La Hiêng 2 237.951 tCO2/07 năm
Trang 26Cho đến 30.10.2010 Ban chấp hành quốc tế về CDM của quốc tế đã công nhận ba mươi dự án CDM của Việt Nam (lượng giảm khí nhà kính vào khoảng 13,8 triệu tấn CO2), 2 dự án đã được cấp giấy CERs Cho đến nay tổng dự án CDM của Việt nam đã nâng lên tới hơn hai trăm dự án Việt Nam đang tích cực tham gia hoạt động mạnh các dự án CDM với mục tiêu bảo vệ môi trường
1.4.2 Các dự án khác ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM
Một dự án CDM đầu tiên là thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu) Dự án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện , khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự
án một khoản thu khổng lồ 202 triệu USD.7F
8
Bên cạnh đó, 13 dự án khác đã được trình lên DNA Việt Nam chờ phê duyệt, 16 dự án và 10 ý tưởng dự án đang được xây dựng Như vậy số lượng các ý tưởng và dự án này nếu được phê duyệt và triển khai không hề ít , chưa
kể mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng ,
xử lý chất thải và lâm nghiệp , hoàn toàn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.8F
9
Đánh giá về lợi ích kinh tế của dự án CDM, ví dụ dự án sản xuất gạch không nung, một chuyên gia của một công ty CDM đã so sánh, một nhà máy sản xuất gạch nung theo phương pháp truyền thống công suất 35 triệu
8 Ngu ồn: nang-cho-Viet-Nam-Ki-II
http://dmcgroup.vn/cam-nang/co-che-phat-trien-sach-cdm/op=detail&maa=CDM-va-nhung-tiem-9 Ngu ồn: nang-cho-Viet-Nam-Ki-II
Trang 27
viên/năm sẽ tiêu thụ khoảng 7.000 tấn than/năm và phát thải khoảng 14.000 tấn CO2/năm, trong khi nhà máy sản xuất gạch không nung (2,6 kg/viên) có cùng công suất, sử dụng 10% xi măng và tiêu thụ 500 MWh điện mỗi năm có thể giảm phát thải mỗi năm khoảng 10.635 tấn CO2 Hiện nay, mỗi CER (1 tấn CO2 = 1 CER) được chuyển nhượng với giá 12 USD trên thị trường, từ đó cho thấy những hiệu quả kinh tế của dự án.9F
10
Kết luận chương 1
Tác động của con người gây ra biến đổi khí hậu trong đó có cả sự tiêu
thụ điện năng của con người Mục tiêu cắt giảm khí CO2 trong nghị định thư Kyoto được các quốc gia ký vào 1997 CDM, mua bán chất thải, đồng thực
hiện là những cơ chế trong nghị định thư
CDM là cơ chế để các nước phát triển tài trợ cho các dự án giảm phát
thải tại các nước đang phát triển bằng cách hỗ trợ về tài chính, công nghệ
mới CDM là cơ chế quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam Nó đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và đi đôi với bảo vệ môi trường vì thế nên các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải ước định được hiệu quả của các dự án CDM Cùng với những thành quả trong các dự
án CDM của thế giới thì Việt Nam cũng bước đầu có những triển khải cơ bản
và đạt được thành quả nhất định trong dự án CDM Với cơ quan thẩm tra xét duyệt các dự án CDM thuộc bộ Tài Nguyên và Môi Trường và sự điều hành
vĩ mô của nhà nước thì các dự án CDM có những chính sách văn bản pháp quy hướng dẫn thành lập các bước của một dự án CDM Hiện nay ở Việt Nam thì giảm phát thải của các dự án CDM đã và đang được đưa vào xen kẽ trong
hoạt động của các cấp các ngành Nhưng cần sự quản lý giám sát tốt hơn nữa
của nhà nước để tránh tình trạng triển khai chồng chéo và mâu thuẫn
10
Ngu ồn: http://www.tonghoixaydungvn.org/default.aspx?Tab=445&Tinso=4534
Trang 28
CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN QUI MÔ NHỎ VÀ PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI 2.1 Đối tượng và lĩnh vực của dự án CDM - Đặc điểm của nhà máy thủy điện qui mô nhỏ
a) Đối tượng của dự án CDM và lĩnh vực của dự án CDM
Theo thông tư Số: 10/2006/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn
khổ Nghị định thư Kyoto thì:
Đối tượng của dự án CDM là:
- Mọi tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân của Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đều có quyền xây dựng và thực hiện dự án CDM
- Các tổ chức, doanh nghiệp chính phủ hoặc tư nhân của các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, được chính phủ nước đó cho phép và các tổ
chức quốc tế khác, đều có quyền tham gia các hoạt động dự án CDM tại Việt Nam
Theo quy định chung của quốc tế thì các dự án CDM có 15 lĩnh vực sau đây như sau: Sản xuất năng lượng, chuyển tải năng lượng, tiêu thụ năng lượng, nông nghiệp, xử lý và loại bỏ rác thải, trồng rừng và tái trồng rừng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo, xây dựng, giao thông, khai thác
mỏ hoặc khai thác khoáng sản, sản xuất kim loại, phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí), phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur
Thủy điện là một trong các ngành sản xuất năng lượng và chuyển tải năng lượng và trở thành đối tượng của án CDM
Theo thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu (UNFCCC) thì hiện nay có khoảng 27% dự án đăng ký CDM là dự án thủy điện (Hình 2.1.) và chiếm phần lớn Song có những dự án thủy điện xin đăng ký dự án CDM lại
Trang 29được coi là những „dự án thủy điện bẩn“ (Dirty Hydros) (xem Hộp 1) Chính
vì vậy mà các dự án thủy điện nhỏ đáp ứng được những tiêu chí nhất định mới được xem xét
Hình 2.1 Phân lo ại các dự án CDM được đăng ký theo các lĩnh vực10F
11
H ộp 1: “Dự án thủy điện bẩn” không được xét CDM
Dự án thủy điện ở BABA DAM (ECUADOR)
Những người dân bản địa và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã phản đối dự án này bằng mọi hình thức như đe dọa, biểu tình phản đối và dùng bạo
lực Nhiều người đã nhận được các cuộc gọi điện thoại nặc danh đe dọa mạng
sống của họ Ông Andrés Arroyo Seguro, lãnh đạo địa phương, đã bị sát hại vào ngày 20 tháng 6 năm 2005 Cơ thể ông bị đánh tơi tả và sau đó người dân
11
Ngu ồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf
Trang 30
ném xuống sông Baba nơi sẽ xây đập theo kế hoạch Trong năm 2008, một số nhà lãnh đạo địa phương đã bị buộc tội với cáo buộc về tội danh làm giả mạo
giấy tờ, ví dụ đánh giá tác động môi trường thì không được làm đầy đủ và không đưa ra các giải pháp giải quyết những thực tại khi xây dựng hồ chứa
D ự án thủy điện ở CHANGUINOLA I, PANAMA
Dự án này có công suất 222 MW, nằm trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển La Amistad đã được UNESCO công nhận Dự án này đã bị báo cáo viên đặc biệt của tổ chức LHQ chỉ trích về vấn đề nhân quyền và việc ứng
xử đối với người dân bản địa Cụ thể 1.000 người dân bản địa bị buộc phải di
dời và mất nhà cửa cùng với sinh kế Các nhân viên bảo vệ do nhà đầu tư phát triển dự án, AES, cùng với cảnh sát địa phương chịu hoàn toàn trách nhiệm về
việc đánh bắt, giam giữ tùy tiện, làm nhục công khai, đe dọa và phá hủy bất
hợp pháp đối với các cây trồng và nhà cửa của người dân Dự án này sẽ phá
hủy các hệ sinh thái ven sông và rừng nguyên thủy, đặc biệt vào thời điểm
nhạy cảm khi mà cả thế giới đang quan tâm đến vấn đề đa dạng sinh học
b) Đặc điểm của nhà máy thủy điện qui mô nhỏ
Trong những năm gần đây các nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng tương đối lớn cho đời
sống con người Hiện nay ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp, Italia các nhà máy thuỷ điện với qui mô nhỏ đã mang lại tổng công suất tương đối lớn cho quốc gia, đã vượt quá 1 triệu kW Khai thác các nhà máy thuỷ điện với qui mô nhỏ không những góp phần tiết
kiệm các nguồn năng lượng khác như than, dầu mỏ, khí đốt mà còn phục
vụ nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện tại chỗ cho các vùng sâu, vùng xa
và góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm hẳn lượng phát thải khí điôxít cácbon Các nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ có những đặc điểm cơ bản sau:
Trang 31a) Vị trí
- Thường được xây dựng trên các con sông nhỏ có lưu lượng không
lớn so với dung tích hồ chứa nhỏ
- Tại các nơi có mức sống dân sinh không cao
- Dự án có đặc điểm là hạn chế di dân trong vùng dự án
b) Thông số kỹ thuật của nhà máy thủy điện qui mô nhỏ
- Có kênh đào dẫn nước, dài khoảng vài kilômét cho đến 5 km
- Nhà máy phát điện (năng lượng tái tạo) với công suất thường thấp hơn 15 MW
c) Đóng góp của các dự án nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ
- Dự án sản xuất năng lượng từ một nguồn năng lượng tái tạo vì vậy
mà dự án sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính
- Dự án bảo vệ môi trường địa phương như ảnh hưởng tầng ozon, nhiễm bẩn nguồn nước, nhiễm xạ gây ung thư và bảo vệ tài nguyên khoáng sản khác
- Dự án mang lại sự đa dạng các nguồn năng lượng cung cấp cho các ngành công nghiệp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững
- Dự án mang lại công việc cho người dân địa phương
- Dự án nâng cao sơ sở hạ tầng cho địa phương
2.2 Giới thiệu phương pháp hoạt động các dự án CDM
2.2.1 Giới thiệu qui trình đưa một dự án CDM đi vào hoạt động
a) Gi ới thiệu về phương pháp luận cho hoạt động của dự án CDM
Theo „CDM Methodology Booklet“ (UN, 2012), cần tiến hành những phương pháp luận cơ bản nhằm xác định giấy chứng nhận lượng giảm phát
thải mà còn gọi là CERs (Certified Emission Reductions), đó là kết quả hoạt
động của một dự án giảm phát thải CO2 Phương pháp luận gồm có:
- Những định nghĩa cần thiết để áp dụng phương pháp luận;
Trang 32- Mô tả khả năng áp dụng của phương pháp luận;
- Mô tả ranh giới dự án;
- Xây dựng các kịch bản cơ sở;
- Thủ tục để chứng minh và đánh giá bổ sung;
- Thủ tục và phương pháp để tính toán lượng giảm phát thải;
- Loại I: Hoạt động của các dự án năng lượng tái tạo với công suất đầu ra tối đa là 15 MW (hoặc tương đương thích hợp);
- Loại II: Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng và các hoạt động giảm tiêu thụ năng lượng, trên việc cung cấp hoặc nhu cầu với tối đa đầu ra (nghĩa là tiết kiệm tối đa) 60 GWh mỗi năm (hoặc tương đương thích hợp);
- Loại III: Hoạt động của các dự án khác mà kết quả trong phát thải giảm
ít hơn hoặc bằng 60 kt CO2 trong mỗi năm Thông tin chi tiết về hạn mức cụ thể có thể được tìm thấy trong mỗi phương pháp luận quy mô nhỏ
b) Nh ững công cụ về phương pháp luận cho các hoạt động của dự án CDM
Công cụ đưa ra cách tiếp cận từng bước để chứng minh và đánh giá tính bổ sung của một hoạt động dự án CDM Các bước này gồm:
Bước 1: Xác định phương án lựa chọn thay thế cho dự án;
Bước 2: Phân tích đầu tư;
Trang 33Bước 3: Phân tích các rào cản
Bước 4: Phân tích thực tế thông thường
Lưu ý trong một số trường hợp cụ thể thì bước 2 và bước 3 có thể hoán vị cho nhau
2.2.2 Các kịch bản của dự án khi so sánh
Trong so sánh việc giảm phát thải CO2 của nhà máy thủy điện thì trong
„CDM Methodology Booklet“ (UN, 2012) có đưa ra nguyên tắc so sánh giữa
kịch bản cơ sở và kịch bản của dự án Trong kịch bản cơ sở thì mỗi lượng điện bổ sung mà hòa lưới đều phát thải CO2 Trong kịch bản của dự án, nếu
có sự hỗ trợ ra quyết định DSS (hỗ trợ nâng cao hiệu quả) thì việc cấp lượng điện bổ sung của thủy điện khi hòa lưới được coi là giảm phát thải CO2 Như
vậy trong kịch bản này phải giám sát một loạt các chỉ tiêu như:
- Hệ số phát thải khi hòa lưới điện
- Số liệu đo đạc của cột nước, độ mở phương đứng của ống xả, lượng điện sản xuất ra của những năm trước khi có dự án cùng với một số các thông số khác
Hình 2.2 K ịch bản cơ sở
Trang 34Hình 2.3 K ịch bản của dự án 2.3 Phương pháp tính hệ số phát thải và tính lượng giảm phát thải
CO 2
Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh các ngành công nghiệp tạo ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính Đó là nguyên nhân gây ra
biến đổi khí hậu toàn cầu Theo Nghị định thư Kyoto thì các loại khí thải như:
CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác sẽ phải được kiểm soát Có một số phương pháp để tính đổi tổng lượng khí thải phát sinh sang khí CO2 Để qui đổi tương đương ta cần phải tính hệ số phát thải CO2 (EF) Phương pháp tính hệ số phát thải CO2được áp dụng theo hướng dẫn của Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu Trong luận văn này tính toán cho nhà máy thủy điện, nên sử dụng phương pháp tính toán hệ số phát thải cho hệ
thống điện Phương pháp gồm các sáu bước sau11F
12
:
12
Sáu b ước trong tính hệ số phát thải (nguyên bản tiếng Anh):
STEP 1 Identify the relevant electric power system
STEP 2 Select an operating margin (OM) method
STEP 3 Calculate the operating margin emission factor according to the selected method
STEP 4 Identify the cohort of power units to be included in the build margin (BM)
Trang 35
2.3 1 Bước 1 „Xác định hệ thống điện có liên quan“
Hệ thống điện của dự án được xác định bởi các nhà máy điện được kết
nối thông qua hệ thống truyền tải và đường dây phân phối đến thuộc hoạt động dự án Các nhà máy điện trong kết nối hệ thống điện có thể gửi đi mà không rằng buộc truyền tải đáng kể nhưng truyền đến lại bị hạn chế truyền tải đáng kể
2.3.2 Bước 2 „Chọn phương pháp biên vận hành (OM)“
Việc tính hệ số phát thải biên vận hành (EFgrid,OM,y) dựa vào một trong các phương pháp sau:
a) OM đơn giản, hoặc
b) OM được điều chỉnh đơn giản, hoặc
c) OM theo phân tích dữ liệu điều độ, hoặc
đó thủy điện là điện phải chạy chi phí thấp duy nhất OM được điều chỉnh đơn
giản để tính hệ số phát thải có thể được tính toán dựa vào một trong hai loại
dữ liệu sau đây:
- Hệ số phát thải được xác định đối với nhà máy điện lưới sử dụng dữ
liệu trung bình trong ba năm mới nhất để xác nhận của DOE Hệ số phát thải
STEP 5 Calculate the build margin emission factor
STEP 6 Calculate the combined margin (CM) emissions factor
Trang 36
được xác định đối với nhà máy điện ngoài lưới sử dụng dữ liệu của một năm duy nhất trong vòng lăm năm gần đây để xác định
- Hệ số phát thải được xác định cho các năm trong suốt thời gian hoạt động của dự án Vì vậy đòi hỏi các yếu tố khí thải phải được cập nhật và theo dõi hàng năm Các dữ liệu cần thiết để tính toán hệ số phát thải cho năm y thường chỉ có sẵn ít nhất là sáu tháng sau khi kết thúc năm thứ y và dữ liệu
của năm trước đó (y-1) có thể được sử dụng Nếu dữ liệu chỉ có mười tám tháng sau khi kết thúc năm y, hệ số phát thải của được tiến hành từ các năm trước y-2 có thể sử dụng
Các năm cùng một dữ liệu (y, y-1,y-2) nên sử dụng trong tất cả các giai đoạn Đối với phân tích dữ liệu OM, sử dụng năm mà dự án hoạt động và cập nhật các hệ số phát thải hàng năm trong thời gian theo dõi
Nhà máy điện đã đăng ký như các hoạt động dự án CDM phải được bao gồm trong nhóm mẫu được sử dụng để tính toán biên độ hoạt động nếu các tiêu chí bao gồm cả các nguồn điện trong nhóm mẫu được áp dụng
2.3 3 Bước 3 „Tính hệ số phát thải biên vận hành theo phương pháp chọn“
1) Hệ số phát thải OM đơn giản được tính bằng trung bình lượng khí thải CO2
trên một đơn vị điện (tCO2/MWh) của tất cả các nhà máy phát điện phục vụ
hệ thống
L ựa chọn a: OM đơn giản có thể được tính như sau:
- Căn cứ vào điện lưới và một số phát thải CO2 của mỗi đơn vị năng lượng
- Hệ số phát thải biên vận hành OM: Tính toán dựa trên hiệu suất trung bình và sản xuất điện của từng nhà máy
Trang 37Dưới tùy chọn này, hệ số phát thải OM đơn giản được tính toán dựa trên mỗi đơn vị năng lượng và phát thải cho mỗi đơn vị năng lượng, như sau:
Tính toán hệ số này ta dùng phương pháp OM đơn giản
y m EL y m y
Omsimple grid
EG
EF EG
EF
,
, , ,
, ,
Trong đó:
EFgrid,Om simple,y = hệ số phát thải OM đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)
EFEL,m,y = hệ số phát thải OM đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)
EGm,y = Sản lượng điện đã bán lên lưới bởi các nhà máy/tổ máy m ở năm y (MWh)
m = Các nhà máy điện/tổ máy cung cấp điện cho lưới trong năm y, trừ các nhà máy/tổ máy có chi phí vận hành thấp/phải vận hành
i = Tất cả loại nhiên liệu hoá thạch đốt ở nhà máy/tổ máy điện m trong năm y y: Năm gần nhất đối với số liệu sẵn có tại thời điểm đệ trình CDM-PDD cho DOE thẩm định (lựa chọn thời kỳ sau) hoặc năm áp dụng trong thời kỳ giám sát (lựa chọn thời kỳ trước)
m i
y i CO y
i y
m i y
m EL
EG
EF NCV FC
EF
, ,
, ,
, , ,
,
2
Trong đó:
EFEL,m,y = hệ số phát thải OM đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)
Trang 38FCi,m,y = lượng nhiên liệu hóa thạch loại i được tiêu thụ bởi các nhà máy/tổ máy m ở năm thứ y (Theođơn vị khối lượng hoặc thể tích)
NCVi,y = Nhiệt trị của nhiên liệu hóa thạch loại i trong năm y (GJ/khối lượng
- N ếu cho một đơn vị m số liệu về sản xuất điện và các loại nhiên liệu được sử dụng có sẵn, hệ số phát thải phải được xác định dựa trên hệ số phát
th ải CO2 của loại nhiên liệu sử dụng như sau:
2 , , , ,
EFEL,m,y Hệ số phát thải OM đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)
EFCO2,m,i,y Hệ số phát thải CO2 của nhiên liệu loại hóa thạch i trong năm y
(tCO2/GJ)
,
m y
điện m trong năm y
Trang 39trừ các nhà máy/tổ máy có chi phí vận hành thấp/phải vận hành
Xác định EG m,y
Đối với các nhà máy điện lưới, EGm, y nên được xác định theo các quy định trong các bảng theo dõi (sử dụng trong luận văn) Đối với các nhà máy điện ngoài lưới, EGm, y có thể được xác định bằng một trong các tùy chọn sau đây:
EGm, y được xác định dựa trên (lấy mẫu) dữ liệu về số lượng nhiên liệu hóa thạch đốt trong các lớp học của các nhà máy điện ngoài lưới m, như sau:
∑
=
i
y m y i y m i y
FCi,m,y Lượng nhiên liệu hóa thạch loại i được tiêu thụ bởi các nhà
máy/tổ máy m ở năm thứ y (theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích)
NCVi,y Nhiệt trị của nhiên liệu hóa thạch loại i trong năm y (GJ/khối
lượng hoặc thể tích)
,
m y
η Hiệu suất chuyển đổi năng lượng ròng trung bình của đơn vị
điện m trong năm y
trừ các nhà máy/tổ máy có chi phí vận hành thấp/phải vận hành
trong năm y
Trang 40- Lựa chọn (b) dựa trên tổng sản lượng điện của tất cả các nhà máy điện
phục vụ hệ thống, dựa vào loại nhiên liệu và tổng mức tiêu thụ nhiên liệu của
hệ thống điện dự án
L ựa chọn b: OM đơn giản có thể được tính như sau:
+ Các dữ liệu cần thiết cho lựa chọn (a) là không có sẵn
+ Năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo được coi là nguồn năng lượng và số lượng điện cung cấp cho lưới điện bằng nguồn năng lượng này được biết đến
Công thức tính hệ số phát thải OM đơn giản được tính toán như sau:
m i
y i CO y
i y
m i y
Omsimple grid
EG
EF NCV
FC EF
, ,
, ,
, , ,
,
2
Trong đó:
EFgrid,Om simple,y = hệ số phát thải OM đơn giản trong năm y (tCO2/MWh)
FCi,m,y = lượng nhiên liệu hóa thạch loại i được tiêu thụ bởi các nhà máy/tổ máy m ở năm thứ y (Theođơn vị khối lượng hoặc thể tích)
NCVi,y = Nhiệt trị tinh của nhiên liệu hóa thạch loại i trong năm y (GJ/khối lượng hoặc thể tích)
EFCO2,m,i,y = Hệ số phát thải CO2 của nhiên liệu loại hóa thạch i trong năm y (tCO2/GJ)
EGm,y = Sản lượng điện tinh đã bán lên lưới bởi các nhà máy/tổ máy m ở năm y (MWh)
m = Các nhà máy điện/tổ máy cung cấp điện cho lưới trong năm y, trừ các nhà máy/tổ máy có chi phí vận hành thấp/phải vận hành
i = Tất cả loại nhiên liệu hoá thạch đốt ở nhà máy/tổ máy điện m trong năm y