bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước với đề tài: “Ứng dụng phương pháp đán
Trang 1bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước với đề tài:
“Ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng Đồng bằng sông Hồng ”
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Lương Thuần và PGS TS Nguyễn Thu Hiền đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này Cảm ơn lãnh đạo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, phòng Cấp thoát nước
đã tạo điều kiện thời gian động viên tôi trong quá trình học tập, cảm ơn phòng Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu cho tham gia và sử dụng các kết quả nghiên cứu Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý
số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh khỏi Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn
Xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngàytháng năm 2013
Tác giả
Phạm Ngọc Lương
Trang 2Tên tác giả: Phạm Ngọc Lương
Học viên cao học 19Q
Người hướng dẫn: PGS TS.Hà Lương Thuần
Tên đề tài Luận văn: “Ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng Đồng bằng sông Hồng ”
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước…để tính toán ra các kết quả, từ đó đánh giá và đưa ra một số đề xuất giải pháp ứng phó Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Phạm Ngọc Lương
Trang 31.1 TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG67T 5 67T
1.1.1 Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương.67T 5 67T
1.1.2 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương67T 6 67T
1.1.3 Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:67T 8 67T
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP67T 8 67T
1.2.1 Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp.67T 8 67T
1.2.2 Giới thiệu sơ lược phần mềm đánh giá TTDBTT (CVASS).67T 20 67T
1.2.3 Tài liệu cần thu thập và mục đích sử dụng67T 23 67T
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG
B ẰNG SÔNG HỒNG67T 27
67T
2.1 PHẠM VI ĐÁNH GIÁ67T 27 67T
2.2 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU67T 27 67T
2.2.1 Đồng bằng Sông Hồng.67T 27 67T
2.2.2 Vùng nghiên cứu điển hình67T 33 2.3 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 41
Trang 42.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH67T 45 67T
2.4.1 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu điển hình ảnh hưởng của nước biển dâng.67T 45 67T
2.4.2 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu điển hình không ảnh hưởng của nước biển dâng.67T 61 67T
2.4.3 Kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp vùng Đồng
bằng sông Hồng sử dụng phần mềm CVASS67T 72 67T
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LĨNH
V ỰC NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG67T 78
3.2.1 Các biện pháp ứng phó tại vùng ảnh hưởng nước biển dâng67T 81 67T
3.2.2 Các biện pháp ứng phó tại vùng không bị ảnh hưởng của nước biển dâng67T 85 67T
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ67T 87
67T
4.1 KẾT LUẬN67T 87 67T
4.2 KIẾN NGHỊ67T 89 67T
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.67T 92
67T
PH Ụ LỤC67T 94
Trang 5Bảng 2: Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ thị theo vùng……… 17
Bảng 3: Sàng lọc các yếu tố tác động chính……….……… 26
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp……….……… 30
Bảng 5: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản qua các năm ……… 31
Bảng 6: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ……… 31
Bảng 7: Mức tăng nhiệt độ (P 0 P C) trung bình năm……… ……… 41
Bảng 8: Mức tăng nhiệt độ (P 0 P C) trung bình năm theo mùa…… ……… 42
Bảng 9: Mức thay đổi (%) lượng mưa năm……….…… ……… …… 42
Bảng 10: Mức thay đổi (%) lượng mưa theo mùa……….…… ……….… 43
Bảng 11: Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)………… 43
Bảng 12: Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng(% diện tích) vùng Đồng bằng Sông Hồng……….… ……… 44
Bảng 13: Diện tích có nguy cơ bị ngập (% diện tích) ứng với mực nước biển dâng 1m đối với Hải Phòng và Nam Định……….…… …… 44
Bảng 14: Tổng hợp hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Giao Lạc.……… 45
Bảng 15: Tổng hợp biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Giao Lạc.…… 46
Bảng 16: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với Nam Định……… 47
Bảng 17: Thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã Giao Lạc…… 48
Bảng 18: Tổng hợp đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu tại xã Giao Lạc……… 49
Bảng 19: Tổng hợp các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu xã Giao Lạc……… 51
Bảng 20: Tổng hợp hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Tân Trào……… 55
Bảng 21: Tổng hợp biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Tân Trào …… 56
Bảng 22: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với Hải Phòng……… 57
Bảng 23: Thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã Tân Trào…… 57
Bảng 24: Tổng hợp đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu tại xã Tân Trào ……… 59
Bảng 25: Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tân Trào……… ……… 60
Bảng 26: Tổng hợp hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Tiền Tiến… ……… 61
Bảng 27: Tổng hợp biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Tiền Tiến ………… 62
Trang 6Bảng 30: Tổng hợp đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu
tại xã Tiền Tiến ……… 65 Bảng 31: Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tiền Tiến……… 65 Bảng 32: Tổng hợp thiên tai và hậu quả trong những năm gần đại tại xã Liên
Sơn……… 67 Bảng 33: Tổng hợp biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tại xã Liên
Sơn……… 68 Bảng 34: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với Hà Nam….……… 69 Bảng 35: Thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã Liên Sơn…… 70 Bảng 36: Đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH tại xã Liên Sơn…… 71 Bảng 37: : Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Liên Sơn.……… 72 Bảng 38: Bảng tổng hợp chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương(CVI) cấp tỉnh… 73 Bảng 39: Bảng tổng hợp chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương(CVI) cấp xã…… 73 Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với Tài nguyên
nước và nhu cầu sử dụng nước……… 92 Phụ lục 2: Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với đất đai và cơ
cấu cây trồng……… 96 Phụ lục 3: Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với năng xuất sản
lượng cây trồng và an ninh lương thực ……… 101 Phụ lục 4: Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với sinh kế nông
Trang 7Hình 1: Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương……… 16 Hình 2: Ví dụ về bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương……… 19 Hình 3: Sơ đồ khối của phần mềm đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.…… 21 Hình 4: Bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với sinh kế……… 74 Hình 5: Biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với sinh kế……… 74 Hình 6: Bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với năng xuất sản lượng
cây trồng và an ninh lương thực……… 75 Hình 7: Biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với năng xuất sản lượng
Hình 8: Bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với cơ cấu cây trồng…… 76 Hình 9: Biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với cơ cấu cây trồng… 76 Hình 10: Bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với tài nguyên nước và
nhu cầu sử dụng nước……… 77 Hình 11: Biểu đồ tình trạng dễ bị tổn thương (CVI) đối với tài nguyên nước và
nhu cầu sử dụng nước……… 77 Hình 12: Bảng AR0 R-1 sơ đồ xã Giao Lạc……… 111 Hình 13: Bảng AR0 R-2 Hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Giao Lạc………… 111 Hình 14: Bảng AR0 R-3 Các biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Giao Lạc…… 112 Hình 15: Bảng AR0 R- 4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại
xã Giao Lạc……… 112 Hình 16: Bảng AR0 R- 5 Tính dễ bị ảnh hưởng nhất do thiên tai và biến đổi khí hậu tại
Hình 22: Bảng AR0 R- 5 Tính dễ bị ảnh hưởng do thiên tai và biến đổi khí hậu tại
Trang 8Hình 24: Bảng A 0 -1 sơ đồ xã Tiền Tiến……… 117 Hình 25: Bảng AR0 R-2 Hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Tiền Tiến………… 117 Hình 26: Bảng AR0 R-3 Các biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Tiền Tiến…… 118 Hình 27: Bảng AR0 R-4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại
xã Tiền Tiến ……… 118 Hình 28: Bảng AR0 R-5 Tính dễ bị ảnh hưởng nhất do thiên tai và biến đổi khí hậu
Hình 29: Bảng AR0 R-6 Các biện pháp ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu tại xã
Hình 30: Bảng AR0 R-1 sơ đồ xã Liên Sơn……… 120 Hình 31: Bảng AR0 R-2 Hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Liên Sơn.………… 120 Hình 32: Bảng AR0 R-3 Các biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Liên Sơn …… 121 Hình 33: Bảng AR0 R-4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã
Trang 9ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc0T
UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Trang 10PH ẦN MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam là một trong những nước
sẽ chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu Việt Nam đã thiết lập một Chương trình hành động mục tiêu quốc gia để ứng phó với Biến đổi khí hậu và đã được Chính phủ thông qua vào tháng 12/2008 Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
biến đổi khí hậu đã nhận định rằng “Không ngừng nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, nước biển dâng (NBD) và các hiện tượng bất thường khác của khí hậu để phòng tránh”
Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của khí hậu thời tiết toàn cầu Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết toàn cầu đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết nước ta Việt Nam là nơi bị ảnh hưởng của hiện tượng ElNinô Mối quan hệ giữa ElNinô và khí
hậu thời tiết ở Việt Nam đang được nghiên cứu Tuy nhiên, một số biểu hiện của
mối quan hệ này có thể thấy rõ qua những lần thiên tai xảy ra gần đây trên diện rộng
ở Việt Nam
Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau
Có thể nêu ra đây hai khía cạnh quan trọng nhất Trước hết đó là khả năng tăng tần
suất của các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt Mưa lũ tăng lên có nghĩa là nguy
cơ ngập lụt đối với các vùng vốn thường xuyên bị ngập hoặc các vùng đất thấp khác
sẽ càng trầm trọng hơn, gây nhiễm mặn nhiễm phèn trên diện rộng Hậu quả nghiêm
trọng thứ hai chính là hạn hán Nếu như các trận mưa lớn xảy ra có thể gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nhiễm phèn, xói lở đất làm thiệt hại đến mùa màng, tài sản và con người thì ngược lại những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã
hội với qui mô lớn hơn nhiều Sự thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp
mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất khác và đời sống xã hội
Trong vòng nửa thế kỷ qua, hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải qua
những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết Nhiệt độ có chiều hướng tăng lên Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng mùa đông ngày càng ngắn hơn và ấm hơn
Trang 11Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa cũng thay đổi rõ nét Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên toàn quốc có xu hướng giống nhau và mức độ biến đổi ngày càng trở nên phức tạp Sự BĐKH ngày càng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọng hơn
Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người Vì vậy, để giảm thiểu tác
hại, chúng ta cần chủ động phối hợp, đề ra những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với BĐKH Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã và đang nỗ lực bằng những hành động cụ thể phối hợp với các Bộ/ngành và địa phương liên quan trong việc chủ động thích ứng với những biến đổi phức tạp của khí hậu và hạn chế tối đa tác hại do nó gây ra cho sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngành nhạy cảm, dễ bị tổn thương do BĐKH, do đó rất cần có các nghiên cứu chi tiết, để đánh giá các tác động và tình
trạng dễ bị tổn thương (TTDBTT) của các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp do BĐKH từ đó để có các biện pháp chủ động ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sự phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung một cách bền vững
Đề tài: “Ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng Đồng bằng Sông Hồng” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá đượcTTDBTT do tác động của BĐKH đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng trên cơ sở ứng dụng phương pháp đã được đề xuất
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
- TTDBTT và đánh giá TTDBTT
- Phương pháp đánh giá TTDBTT do tác động của BĐKH với nông nghiệp
Trang 123.2 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Phạm vi đánh giá
- Giới thiệu vùng nghiên cứu
- Kích bản BĐKH và NBD
- Kết quả đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp vùng nghiên cứu điển hình
- Nhận xét về phương pháp và kết quả đánh giá
3.3 Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Khái niệm chung về ứng phó với BĐKH
- Các biện pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
IV CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Cách tiếp cận:
1 Tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước
2 Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, tổng hợp đa mục tiêu
3 Tiếp cận đáp ứng yêu cầu
4 Tiếp cận theo quan điểm hệ thống
5 Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng
6 Tiếp cận theo quan điểm bền vững
4.2 P hương pháp nghiên cứu của đề tài:
1 Phương pháp kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có
2 Đánh giá nhanh (PRA), phân tích theo khung logic (LFA)
3 Điều tra, khảo sát thực địa
4 Phương pháp chuyên gia
5 Nghiên cứu phân tích, thống kê
6 Phương pháp phân tích hệ thống
Trang 13V PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp do tác động của BĐKHđối với vùng Đồng bằng Sông Hồng
VI KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN
1 Giới thiệu phương pháp đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp
2 Đánh giá được TTDBTT do tác động của BĐKH đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
3 Đưa ra được các biện pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
Trang 14CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
NÔNG NGHI ỆP 1.1 TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ
BỊ TỔN THƯƠNG
1.1.1 Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương.
Khái niệm TTDBTT có xuất xứ từ các nghiên cứu về thảm họa tự nhiên hoặc
an ninh lương thực, hiện là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi Đối với trường hợp rủi ro, tính dễ bị tổn thương là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhóm đặc trưng và mang nhiều nghĩa khác nhau Có nhiều định nghĩa khác nhau về TTDBTT
như trình bày ở Bảng 1 Các định nghĩa nói chung đều cho rằng TTDBTT chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố BĐKH, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống
năng chống chịu (khả năng thích ứng) – độ nhạy cảm]
IPCC Báo cáo đánh giá lần thứ
4 của IPCC (IPCC AR4)
TTDBTT là mức độ một hệ thống nhạy cảm/không thể chống chịu trước các tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan TTDBTT là hàm số của tính chất, cường độ
và phạm vi của các biến đổi và dao động khí hậu mà
hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó
và phạm vi của các biến đổi và dao động khí hậu mà
hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng
thích ứng của hệ thống đó (giống với IPCC AR4)
Trang 15Tổ chức Tài liệu tham khảo Định nghĩa
mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu
mà hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng của hệ thống đó (giống với IPCC AR4)
(Nguồn: JICA (2011)
Như vậy có thể nhận thấy rằng khái niệm TTDBTT được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau Trong BĐKH, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm do Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) xây dựng:
TTDBTT = f (mức độ hứng chịu, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng)
Theo đó, mức độ hứng chịu được định nghĩa là “bản chất và mức độ mà hệ thống phải chịu tác động của các thay đổi khí hậu cực đoan“; độ nhạy cảm được
định nghĩa là “mức độ hệ thống chịu các tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi
cũng như bất lợi bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu“; và khả năng thích ứng
được định nghĩa là “khả năng tự điều chỉnh của hệ thống trước BĐKH (bao gồm dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan) nhằm giảm thiểu các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các yếu tố có lợi hoặc để giải quyết các hậu quả của nó“
1.1.2 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Đánh giá mức độ tổn thương của BĐKH là hết sức quan trọng vì nó cung cấp những thông tin làm cơ sở định hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp
Trang 16giảm thiểu đồng thời là cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch cho vùng, quốc gia, lãnh thổ hay cho cộng đồng cũng như cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể
Đánh giá TTDBTT là việc hệ thống hóa và đánh giá các loại hiểm họa khác nhau trong trường hợp của một hộ gia đình, một phương kế sinh nhai, một nhóm người, một cộng đồng, một tỉnh, một quốc gia; một ngành hoặc một hệ thống Một khi TTDBTT đã được hệ thống hóa và đánh giá thì các tiêu chuẩn, quy định và chương trình nâng cao nhận thức có thể được thiết kế và thực hiện để giảm TTDBTT đó và hạn chế tối đa khả năng bị tổn thương trong tương lai
Đánh giá TTDBTT là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh vv… của BĐKH và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của BĐKH và các hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng Vì thế, đánh giá TTDBTT không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ sinh thái
Đánh giá TTDBTT sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức
độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng Đánh giá TTDBTT sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này
Đánh giá TTDBTT được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán học, vật lý).Đó là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của
BĐKH trong tương lai nhằm hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp hơn.Cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của BĐKH
Khi thực hiện đánh giá TTDBTT cấp vi mô thì bên cạnh việc xác định được các biện pháp thích ứng, cơ chế chính sách cho bản thân cộng đồng còn có mục tiêu quan trọng là tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động
và TTDBTT do BĐKH
Trang 171.1.3 Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:
Các tiêu chí sau đây có thể được sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:
- Cường độ của các tác động;
- Thời gian tác động;
- Sự bền vững và khả năng đảo ngược của tác động;
- Khả năng có thể xảy ra (ước tính mức độ không chắc chắn) của các tác động và
TTDBTT và mức độ tin cậy (xác suất đúng) của các dự báo;
- Khả năng thích ứng;
- Sự phân bố các tác động và mức độ dễ bị tổn thương;
- Tầm quan trọng của các hệ thống bị rủi ro
Năng lực ứng phó của các cộng đồng hoặc các cá nhân có thể được đánh giá thông qua các thông số xã hội, địa lý và môi trường như sự khác nhau về tình trạng sức khoẻ, điều kiện kinh tế và các thành tựu về giáo dục Kết hợp các biến số trong các
mô hình phát triển cho phép so sánh, xác định các vùng dễ bị tổn thương nhất hoặc các điểm nóng
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp
1.2.1.1 Xu ất xứ của phương pháp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH sẽđe dọa các lĩnh vực: nông nghiệp (trồng
tr ọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản, nông thôn BĐKH không chỉảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng mà còn nó ảnh hưởng đến môi trường, làm thay đổi toàn bộ bối cảnh của cuộc sống con người Khi diện tích bị thu hẹp, mật độ dân
cư tăng đòi hỏi cần có sự thích ứng nhạy bén và chiến lược dài hạn;
Để có chiến lược, kế hoạch ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp, cần xác định TTDBTT do tác động của BĐKH đối với lĩnh vực này Đánh giá mức độ
tổn thương (Vulnerability) hay tácđộng (Impact) của BĐKH là hết sức quan trọng vì
nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sởđịnh hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu
Trang 18Đánh giá tổng quan cho thấy đánh giá TTDBTT cho một lĩnh vực và một vùng
cụ thể cũng chưa được nghiên cứu và đề cập một cách hệ thống rõ ràng Phương pháp luận còn đang trên bước đường hoàn thiện Để đánh giá TTDBTT trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải tiến hành nghiên cứu một cách độc lập, có kế thừa thành tựu của thế giới Vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, đề xuất giải pháp ứng phó trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu” Đề tài đã được nghiệm thu và được áp dụng trong thực tế
Phương pháp được trình bày dưới đây là kết quả nghiên cứu của đề tài trên
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một phương pháp đánh giá 5 bước áp dụng đánh giá TTDBTT do BĐKH đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
Đánh giáTTDBTT trong nông nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Xác định được TTDBTT trong nông nghiệp qua đó cộng đồng và lãnh đạo địa phương xác định được các biện pháp ứng phó với BĐKH;
- Nâng cao được nhận thức về TTDBTT, BĐKH và NBD;
- Thiết lập được bản đồ TTDBTT trong nông nghiệp cho một khu vực nhất định nhằm có được các biện pháp thực tế và hữu hiệu giúp đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch ứng phó với BĐKH và NBD trong tương lai
Đối tượng đánh giá gồm:
- Tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước (nước cho sản xuất lương thực và nước sinh hoạt);
- Đất đai và phân bố cơ cấu cây trồng, mùa vụ;
- Năng xuất sản lượng cây trồng và an ninh lương thực;
- Sinh kế nông thôn
Nội dung phương pháp như sau:
- Bước 1: Xác định phạm vi đánh giá và thu thập tài liệu thứ cấp;
- Bước 2: Lựa chọn kịch bản, sàng lọc tác động vùng đánh giá;
- Bước 3: Xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng;
Trang 19- Bước 4: Xây dựng chỉ số và lập bản đồ dễ bị tổn thương;
- Bước 5: Đánh giá TTDBTT và đề xuất biện pháp thích ứng;
1.2.1.2 Nội dung quy trình đánh giá đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Bước 1: Xác định phạm vi đánh giá và thu thập tài liệu thứ cấp
a Xác định phạm vi
Xác định phạm vi đánh giá là điều quan trọng cho mỗi một chu trình đánh giá,
do quy mô đánh giá trong khuôn khổ nội dung của đề tài là đánh giá ở mức độ vi
mô tức là đánh giá ở mức độ tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị trấn, xã/phường, và cộng đồng Do đó việc xác định phạm vi đánh giá là xác định vùng đánh giá và số lượng mẫu phục vụ cho việc đánh giá Ví dụ như đánh giá cho tỉnh thành phố thì mỗi tỉnh thành phố sẽ chọn bao nhiêu huyện và mỗi huyện chọn bao nhiêu xã để đánh giá Việc chọn mẫu phải đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Tính đại diện: Có đặc trưng về sản xuất nông nghiệp;
- Tính thích hợp: Mẫu phải theo đúng đối tượng đã định ra;
- Tính thuận tiện: Thuận tiện cho việc đánh giá, kiểm tra thông tin;
- Mẫu giới thiệu: Việc chọn mẫu theo giới thiệu, đề xuất (nếu có);
- Số lượng mẫu lớn hơn 2 mẫu;
Bên cạnh đó các mẫu được chọn nên đảm bảo các tiêu chí vùng bị tổn thương như sau:
- Cường độ của các tác động;
- Thời gian tác động;
- Sự bền vững và khả năng đảo ngược của tác động;
- Khả năng có thể xảy ra (ước tính mức độ không chắc chắn) của các tác động và TTDBTT và mức độ tin cậy (xác suất đúng) của các dự báo;
- Khả năng thích ứng;
- Sự phân bố các tác động và mức độ dễ bị tổn thương;
- Tầm quan trọng của các hệ thống bị rủi ro
b Thu thập tài liệu thứ cấp
Các tài liệu thứ cấp cần được thu thập trước đi đánh giá tại hiện trường được trình bày chi tiết trong mục 1.2.2.1
Trang 20 Bước 2: Lựa chọn kịch bản, sàng lọc tác động vùng đánh giá
a Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu
Các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI) Tuy nhiên do còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản BĐKH, NBD ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình Do đó kịch bản BĐKH và NBD được lựa chọn sử dụng cho đánh giá TTDBTT là:
- Kịch bản BĐKH và NBD cho Viêt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành năm 2011;
- Kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2)
Trong trường hợp vùng khảo sát đã có kịch bản về BĐKH thì sử dụng luôn, nếu chưa có thì phải xây dựng kịch bản cho vùng đó bằng phương pháp Downscaling thống kê để tính toán các yếu tố dựa trên kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường ứng với kịch bản phát thải trung bình
Việc lựa chọn Kịch bản BĐKH được thực hiện trước khi đi đánh giá thực địa
và do nhóm đánh giá phụ trách
b Sàng lọc tác động biến đổi khí hậu vùng đánh giá
Sàng lọc các tác động của BĐKH tại vùng nghiên cứu là bước quan trọng nhằm xác định sơ bộ các tác động của BĐKH tại vùng khảo sát trước khi triển khai đánh giá thực tế tại vùng nghiên cứu Việc sàng lọc này dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp đã thu được cũng như dựa trên việc thảo luận của nhóm đánh giá và sự góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan Các tác động thông qua việc sàng lọc sẽ là cơ sở cho nhóm đi đánh giá dựa vào đó để có các điều tra khảo sát chi tiết, thu thập các thông tin sâu hơn tại thực tế
Lưu ý: Nhóm đánh giá phải có các kết quả sàng lọc các yếu tố tác động này trước khi đi đánh giá
Trang 21 Bước 3: Xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng
a Tổ chức thực hiện
Liên hệ làm việc với với địa phương:
- Nhóm đánh giá phải liên hệ với địa phương, các cơ quan tổ chức dự định có liên quan
để thu thập khảo sát số liệu trước khi đoàn tổ chức khảo sát đánh giá tại thực địa;
- Nhóm đánh giá phải gửi giấy liên hệ (công văn) về địa phương trước khi đi thực
tế ít nhất 3 ngày Giấy liên hệ làm việc phải bao gồm các nội dung sau:
o Mục đích nghiên cứu, khảo sát điều tra;
o Nội dung nghiên cứu, khảo sát điều tra;
- Phối hợp với Nhóm đánh giá tham gia vào quá trình đánh giá, khảo sát điều tra thu thập số liệu;
- Nhóm đối tác sẽ vừa người cung cấp thông tin cho Nhóm đánh giá và là người thu thập thông tin chính tại cộng đồng;
- Tư vấn, giúp Nhóm đánh giá làm việc với cộng đồng một cách thuận lợi nhất Thành phần của Nhóm đối tác bao gồm đại diện của cán bộ địa phương, các ban ngành đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thành thanh niên, hợp tác xã… Số lượng thành viên của Nhóm đối tác cần phải quan tâm đến vấn đề về giới, tức là phải quan tâm đến số lượng thành viên là nữ trong Nhóm đối tác Yêu cầu thành viên của nhóm đối tác như sau:
- Am hiểu điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ dân trí của địa phương
- Nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương;
Trang 22- Có uy tín, có kinh nghiệm về quản lý tại địa phương;
- Nhiệt tình trong công việc;
- Có khả năng diễn thuyết
Tập huấn cho nhóm đối tác:
Sau khi đã thành lập được Nhóm đối tác tại địa phương, Nhóm đánh giá có nhiệm vụ:
- Tập huấn, trang bị cho Nhóm đối tác một số kiến thức, khái niệm cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH;
- Trình bày cho Nhóm đối tác về những tác động chính của BĐKH xảy ra tại địa phương và các lĩnh vực chịu tác động dựa trên kết quả sàng lọc tác động được thực hiện ở Bước 1;
- Hướng dẫn Nhóm đối tác Phương pháp thảo luận với người dân để thu thập thông tin, số liệu cần thiết
b Phương pháp thực hiện phỏng vấn điều tra
Có rất nhiều phương pháp để điều tra, thu thập số liệu Tùy theo quy mô, yêu cầu của công việc, Nhóm đi đánh giá phải linh hoạt để chọn ra phương pháp tối ưu nhất để thu thập số liệu, thông tin cần thiết Để làm việc với cộng đồng một cách thuận lợi và hiệu quả, phương pháp đánh giá điều tra được sử dụng là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), các công cụ của phương pháp này gồm có: Bản đồ hành chính (Bản đồ này sẽ được lập với cộng đồng hoặc cập nhật nếu đã có sẵn), thảo luận bằng bìa, phát biểu thảo luận, lấy ý kiến biểu quyết… Các công cụ này sẽ được thể hiện chi tiết dưới đây để thu thập xác định mức độ tác động, mức
độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của vùng nghiên cứu, đánh giá
c Phương pháp chung tổ chức cuộc họp phỏng vấn thu thập thông tin, số liệu
Công tác chuẩn bị
- Nội dung cuộc họp, mục tiêu cần đạt được, thành phần tham dự;
- Thông báo mời họp;
- Dự kiến chủ trì, thư ký ghi chép và người hướng dẫn;
- Lập sẵn chương trình kế hoạch của cuộc họp như chương trình họp, các chủ đề và
Trang 23sẽ thông báo trước cuộc họp
Số lượng và thành phần tham gia
- Nếu đông phải chia thành nhóm và phải chọn phương pháp thảo luận cho phù hợp;
- Đảm bảo thành phần đại diện cho các tổ chức ban ngành đoàn thể có liên quan tại địa phương như lãnh đạo địa phương, các hội phụ nữ, thanh niên, nông dân, thủy sản, cựu chiến binh, người cao tuổi, hợp tác xã…
- Quan tâm đến vấn đề số lượng tham gia phải đảm bảo vấn đề về giới, nghĩa là số lượng nữ phải tương ứng trong cuộc họp
- Chọn vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc đi lại;
- Đủ rộng cho số lượng người dự kiến tham gia;
- Chỗ họp thoáng khí, đủ ánh sáng Nếu họp đêm phải chuẩn bị ánh sáng đầy đủ;
- Có bảng viết hoặc tường để dán giấy
Công cụ:
Chuẩn bị các công cụ cần thiết cho phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia, nói chung các công cụ sẽ bao gồm:
- Giấy A4, A0, bút dạ, ghim, kẹp, kéo, băng dính …
- Bảng hoặc tường để dán giấy;
- Nước uống
d Xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng
Để xác định, đánh giá được mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng do biến đổi đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu, Nhóm đánh giá và Nhóm đối tác cần thực hiện 6 thảo luận với nội dung như sau:
Thảo luận 1: Xây dựng sơ đồ của địa phương
Trang 24 Thảo luận 2: Thực trạng thiên tai gây ra trong những năm gần đây
Thảo luận 3: Các biện pháp phòng chống thiên tai đã được áp dụng trong những năm qua
Thảo luận 4: Tác động của BĐKH trong tương lai
Thảo luận 5: Tìm đối tượng, vùng, vấn đề xã hội, môi trường dễ bị ảnh hưởng nhất
Thảo luận 6: Năng lực ứng phó
Bước 4: Xây dựng chỉ số và lập bản đồ dễ bị tổn thương
a Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương
Chỉ số tổn thương được tiếp cận theo khái niệm đã được đề cập ở trên bao gồm
ba chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng Đối với mỗi chỉ số trên, nghiên cứu đưa ra các chỉ số phụ cấu thành dựa trên việc tham khảo tài liệu Mỗi chỉ số phụ lại được cấu thành từ nhiều yếu tố con khác Ví dụ như độ nhạy cảm bao gồm các chỉ số phụ là mật độ và cấu trúc dân số, an ninh lương thực, việc quản lý nguồn nước và sức khỏe người dân Đối với yếu tố sức khỏe người dân lại bao gồm các yếu tố con ví dụ như tuổi thọ trung bình của người dân Chỉ số tổn thương sử dụng cách tiếp cận trong đó mỗi yếu tố phụ đều có giá trị như nhau đối với chỉ số chính dù chỉ số chính là giá trị tổng hợp của nhiều chỉ số phụ Để đơn giản hóa, công thức chỉ số tổn thương giả định ba chỉ số chính đều có trọng số bằng nhau Trong tương lai, nếu cần thiết các trọng số này có thể được thay đổi
Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng dựa trên khái niệm của IPCC bao gồm ba chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) Đối với từng biến chỉ số chính E, S và AC thì có các biến chỉ số phụ ER 1 R ÷ ER n R, SR 1 R ÷ SR n R,
ACR 1 R ÷ ACR n R Đối với từng biến chỉ số phụ lại có thể có các biến thành phần con tương ứng ER 11 R ÷ ER 1m R, ER n1 R ÷ ER nm R, SR 11 R ÷ SR 1m R, , SR n1 R ÷ SR nm R, và ACR 11 R ÷ ACR 1m R, ACR n1 R ÷ ACR nm R Vấn đề cần lưu ý là xác định được tối đa số lượng các biến thành phần cũng như các biến phụ để cuối cùng xác định biến chính
Việc tính toán xác định các chỉ số chính, chỉ số phụ và các chỉ số thành phần con tương ứng được sơ đồ hóa như sau:
Trang 25Hình 1 Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương
Thuật ngữ chỉ số được hiểu là số được tính toán từ một nhóm biến được chọn cho toàn bộ khu vực/địa phương và được dùng để so sánh với nhau hoặc với một điểm tham chiếu nào đó Nói cách khác, chỉ số này được hiểu là số thứ tự mà thông qua đó các khu vực sẽ được xếp hạng, phân nhóm theo các mức dễ bị tổn thương Chỉ
số được xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng Đôi khi, chỉ số được thể hiện theo phần trăm bằng cách nhân nó với 100
Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng qua nhiều bước Đầu tiên là chọn khu vực nghiên cứu gồm nhiều vùng khác nhau Ở mỗi vùng, một bộ chỉ thị được lựa chọn cho từng thành phần của khả năng dễ bị tổn thương Các chỉ thị được chọn dựa vào độ sẵn có của dữ liệu, đánh giá cá nhân hoặc nghiên cứu trước đó Vì TTDBTT thay đổi theo thời gian nên cần lưu ý rằng tất cả các chỉ thị cần liên quan tới năm được chọn Nếu TTDBTT cần được đánh giá qua nhiều năm thì cần thu thập dữ liệu
về các chỉ thị ở từng vùng trong từng năm
Trang 26 S ắp xếp dữ liệu
Ở mỗi thành phần của khả năng dễ bị tổn thương, dữ liệu thu thập được sẽ được sắp xếp theo ma trận hình chữ nhật với các hàng thể hiện các vùng và các cột thể hiện các chỉ số
Giả sử M là các vùng/địa phương, và K là các chỉ thị mà ta đã thu thập đươc Gọi 𝑋𝑋𝑖𝑖𝑖𝑖 giá trị của chị thị j tương ứng với vùng i Khi đó bảng dữ liệu sẽ có M hàng
Trang 27Sau khi tính các điểm chuẩn hóa, chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng bằng cách áp dụng trọng số cân bằng cho tất cả các chỉ số/thành phần Như ta đã đề cập ở trên, TTDBTT được sử dụng theo khái niệm và định nghĩa của IPCC, 2001 với ba
thành phần: độ phơi nhiễm, độ nhạy (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity) Đối với từng biến chính đều có các biến thành phần ví dụ như biến độ nhạy
(Sensitivity) bao gồm rất nhiều biến phụ như đất được tưới tiêu, chỉ số thoái hóa đất, chỉ số đa dạng hóa cây, mật độ dân số nông nghiệp trồng … và các biến thành phần này lại có thể có các biến phụ để hợp thành các biến thành phần và được xác định bằng công thức sau:
𝑀𝑀 = ∑ 𝐶𝐶ℎỉ 𝑠𝑠ố 𝑐𝑐ℎ𝑢𝑢ẩ𝑀𝑀 ℎó𝑀𝑀 𝑏𝑏𝑖𝑖ế𝑀𝑀 𝑝𝑝ℎụ𝑀𝑀
𝑖𝑖=0
trong đó:
- M: Biến thành phần của độ phơi nhiễm, độ nhạy hay độ thích ứng;
- n: số biến phụ trong biến thành phần
Sau khi xác định được các biến thành phần, biến chính (E, S, AC) được xác định bằng công thức sau:
𝐶𝐶𝐶𝐶 = ∑ 𝑊𝑊𝑀𝑀 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑖𝑖
𝑖𝑖=0
∑ 𝑊𝑊𝑀𝑀𝑖𝑖=0 𝑀𝑀𝑖𝑖 (3) trong đó:
- CF: Biến chính;
- 𝑀𝑀𝑖𝑖: Chỉ số biến thành phần thứ i được xác định tại công thức (2);
- 𝑊𝑊𝑀𝑀𝑖𝑖: Số lượng biến phụ cấu tạo nên biến thành phần thứ i;
Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương
Chỉ số dễ bị tổn thương được xác định theo công thức sau:
𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 = 𝐸𝐸 + 𝑆𝑆 + (1 − 𝐴𝐴𝐶𝐶)3 (4) trong đó:
- CVI: Chỉ số dễ bị tổn thương;
- E: độ phơi nhiễm;
- AC: Độ thích ứng;
Trang 28- S: Độ nhạy
b Xây dựng bản đồ dễ bị tổn thương
Bản đồ dễ bị tổn thương được xây dựng dựa trên các chỉ số TTDBTT được xác định ở trên Bản đồ dễ bị tổn thương được xây dựng bằng phần mềm ArcGIS bao gồm các bản đồ thể hiện TTDBTT giữa các vùng, lĩnh vực khác nhau Trong quá trình xây dựng bản đồ TTDBTT, các bản đồ về mức độ tác động, tính nhạy cảm
và khả năng thích ứng cũng sẽ được xây dựng
Hình 2 Ví dụ về bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương
Bước 5: Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và đề xuất biện pháp thích ứng
Căn cứ vào kết quả khảo sát điều tra thực địa cũng như chỉ số và bản đồ TTDBTT, Nhóm đánh giá sẽ viết báo cáo đánh giá TTDBTT cho vùng nghiên cứu
và đề xuất các biện pháp thích ứng cho vùng nghiên cứu cũng như cho địa phương
Trang 291.2.2 Giới thiệu sơ lược phần mềm đánh giá TTDBTT (CVASS)
1.2.2.1 Gi ới thiệu chung
Phần mềm đánh giá TTDBTT (CVASS) dựa trên cơ bản định nghĩa và khái niệm về tính dễ bị tổn thương của IPCC, tức là tính dễ bị tổn thương là hàm số của các biến về độ phơi nhiễm (mức độ tác động) (E), độ nhạy (S) và khả năng thích ứng (AC) Việc tính toán các biến chính, biến phụ hay biến thành phần dựa theo phương pháp chỉ số được chuẩn hóa theo phương pháp sử dụng trong Báo cáo Chỉ
số Phát triển Con người của UNDP (HDI) (UNDP, 2006)
- Kịch bản biến đổi khí hậu;
- Thiệt hại do thiên tai;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội;
- Cơ cấu cây trồng, mùa vụ;
- Cơ cấu sử dụng đất, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp;
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp;
- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp;
- Các loại biểu đồ liên quan;
- Báo cáo đánh giá dễ bị tổn thương
Trang 30Với mục tiêu và các chức năng cơ bản của phần mềm đánh giá tình trạng dễ
bị tổn thương như đã đề cập ở trên thì phần mềm sẽ có 3 modules chính đó là module Nhập dữ liệu, module Tính toán và module Hiển thị kết quả
1.2.2.2 Sơ đồ khối phần mềm
Hình 3 Sơ đồ khối của phần mềm đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Trang 311.2.2.3 Module Nh ập dữ liệu
Module Nhập dữ liệu cho phép nhập các dữ liệu đầu vào để tính toán các chỉ
số thành phần và từ đó tính toán được chỉ số phụ, chỉ số chính E, S, AC và chỉ số CVI Số liệu sử dụng có thể được gọi từ cơ sở dữ liệu của phần mềm hoặc có thể nhập trực tiếp trên phần mềm Module Nhập dữ liệu bao gồm các chức năng chính như sau:
• Nhập các dữ liệu, thông tin chung về dự án như tên dự án, quy mô, phạm vi
và thời điểm đánh giá;
• Hiển thị ô nhập dữ liệu để tính toán các chỉ số thành phần với 2 sự lựa chọn
là i) gọi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của phần mềm và ii) Nhập dữ liệu trực tiếp;
• Các dữ liệu khác nhau sẽ có các ô nhập dữ liệu khác nhau tương ứng;
• Thông báo lỗi khi dữ liệu nhập sai hoặc chưa đủ hay thiếu dữ liệu;
1.2.2.4 Module Tính toán
• Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm (E)
Độ phơi nhiễm (E) trong việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp được hiểu là mức độ hứng chịu hay tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Chỉ số độ phơi nhiễm được cấu thành bởi các chỉ số phụ và các chỉ số thành phần
• Tính toán chỉ số độ nhạy cảm (S)
Chỉ số độ nhạy (S) được cấu thành bởi các chỉ số phụ và các chỉ số thành phần
• Tính toán chỉ số khả năng thích ứng (AC)
Khả năng thích ứng (AdaptivS Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu Chỉ số khả năng thích ứng được cấu thành bởi các chỉ số phụ và các chỉ số thành phần
• Tính toán chỉ số dễ bị tổn thương
Như đã đề cập ở phần trên, chỉ số dễ bị tổn thương là tập hợpcủa ba chỉ sốchính:
Trang 32mức độ khắc nghiệt (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) Do đó, sau khi tính toán được 3 chỉ số chính E, S và AC, sử dụng công thức (4) để xác định chỉ
số dễ bị tổn thương (CVI )
1.2.2.5 Module Hi ển thị kết quả
Module Hiển thị kết quả cho phép trình bày kết quả được tính toán dưới nhiều dạng khác nhau như bản đồ, bảng biểu, đồ thị hay có thể là kết quả đánh giá Module Hiển thị kết quả bao gồm các chức năng sau:
• Hiển thị kết quả tính toán của từng chỉ số E, S, và AC của vùng nghiên cứu ứng với từng thời điểm cụ thể dưới dạng bảng, biểu đồ và bản đồ;
• Hiển thị kết quả tính toán CVI của vùng nghiên cứu cứu ứng với từng thời điểm cụ thể dưới dạng bảng, biểu đồ và bản đồ;
• Hiển thị so sánh kết quả CVI hoặc E, S và AC dưới dạng bản đồ cứu ứng với
từng thời điểm cụ thể và thể hiện các mức độ khác nhau bằng màu sắc khác nhau trong từng vùng và giữa các vùng khác nhau;
• Hiển thị thông tin chi tiết vùng đánh giá theo từng quy mô, phạm vi và thời điểm cụ thể đã được thiết lập ban đầu;
• Phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ, xuất bản đồ dưới dạng ảnh
1.2.3 Tài liệu cần thu thập và mục đích sử dụng
1.2.3.1 Tài li ệu cần thu thập để đánh giá
Như đã đề cập ở trên, các tài liệu thứ cấp cần được thu thập trước khi đi đánh giá tại hiện trường gồm có:
- Thu thập nền thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu cũng như các tài liệu liên quan đến nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước và quản lý rủi ro thiên tai
- Các số liệu khí tượng thủy văn và số liệu thống kê về thiên tai và các thiệt hại;
- Các tài liệu liên quan đến ngành nông nghiệp tại vùng nghiên cứu;
- Các kịch bản BĐKH và NBD cập nhật;
- Các nghiên cứu liên quan đến BĐKH và các tác động tại vùng nghiên cứu;
- Các dự án, chương trình phát triển quan trọng đã/đang/sẽ thực hiện trên địa bàn vùng, đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và BĐKH;
Trang 33- Tài liệu khác
Mục đích:
+ Hiểu được các thông tin cơ bản về vùng nghiên cứu;
+ Có cơ sở để sàng lọc các tác động chính vùng nghiên cứu;
+ Dựa vào các kịch bản BĐKH và NBD để có thể xác định được mức độ tác động của BĐKH trong tương lai vùng nghiên cứu;
+ Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước để đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng
Bên cạnh đó trong khi tổ chức khảo sát điều tra hiện trường và trước khi tổ chức thảo luận, Nhóm đánh giá và Nhóm đối tác phải thu thập một số tài liệu, thông tin như sau:
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của địa phương;
- Thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp;
- Hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương;
- Định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Thống kê tình hình thiên tai và thiệt hại của địa phương;
- Chuẩn bị trước bảng câu hỏi để kiểm tra thông tin theo từng mục đích
Do khả năng thích ứng còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách, do đó rất nhiều thông tin cần phải được thu thập ở cấp chính quyền địa phương, các thông tin này
có thể bao gồm: Các định hướng, quy hoạch về sử dụng đất, phát triển kinh tế xã hội; Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; Kế hoạch đào tạo về khoa học công nghệ; Ngân sách khôi phục nông nghiệp sau thiên tai; Bảo hiểm khí hậu cho nông nghiệp; Đào tạo năng lực
Mục đích:
- Hiểu được các thông tin cơ bản của địa phương;
- Dựa vào các kịch bản BĐKH và NBD để có thể xác định được mức độ tác động của BĐKH trong tương lai của địa phương;
- Dựa vào các định hướng phát triển trong tương lai của địa phương để đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng
Trang 341.2.3.2 Thông tin đầu vào cho phần mềm
Như đã đề cập, Phần mềm đánh giá TTDBTT dựa trên khái niệm và cách tiếp cận của IPCC, tức là TTDBTT phụ thuộc vào 3 yếu tố chính đó là độ phơi nhiễm (có thể hiểu là mức độ tác động), độ nhạy và khả năng thích ứng Mỗi yếu tố này được cấu thành bởi các hợp phần chính và mỗi hợp phần chính được cấu thành bởi các hợp phần tương ứng Do đó các thông tin, số liệu đầu vào cần thiết cho phần mềm được dựa trên các hợp phần phụ Trong khuôn khổ đề tài, TTDBTT được xác định cho lĩnh vực nông nghiệp bao gồm:
- Tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước (nước cho sản xuất lương thực và nước sinh hoạt )
- Đất đai và phân bố cơ cấu cây trồng, mùa vụ;
- Năng xuất sản lượng cây trồng và an ninh lương thực;
- Sinh kế nông thôn
Phương pháp và quy trình đánh giá TTDBTT cho từng đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp đều tương tự nhau, tuy nhiên do đặc trưng của từng đối tượng là khác nhau, do đó số liệu đầu vào cho việc đánh giá cũng như sử dụng cho tính toán chỉ số
dễ bị tổn thương bằng phần mềm thì mỗi đối tượng có một bảng thu thập số liệu khác nhau (Cụ thể xem chi tiết phụ lục từ phụ lục 1 đến phụ lục 4)
Kết quả cần đạt trong đánh giá
K ết quả Bước 1
- Xác định được phạm vi đánh giá, phạm vi đánh giá có thể là vùng, tỉnh/thành phố, quận/huyện hoặc xã/phường;
- Xác định được số mẫu cần thiết phục vụ cho việc khả sát, điều tra, đánh giá;
- Thu thập được các tài liệu thứ cấp trước khi thực hiện đánh giá
K ết quả Bước 2
- Kịch bản BĐKH và NBD cụ thể cho vùng nghiên cứu
- Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành năm 2011;
- Kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2)
Trang 35- Các tác động chính của BĐKH vùng đánh giá được sàng lọc
- Các tác động được sàng lọc cũng như đối tượng/lĩnh vực chịu các tác động này
có thể bao gồm như sau:
Bảng 3.Sàng lọc các yếu tố tác động chính
K ết quả Bước 3
- Thảo luận 1: Sơ đồ của địa phương khu vực nghiên cứu (A0-1);
- Thảo luận 2: Bảng thực trạng thiên tai gây ra trong những năm gần đây (A0-2);
- Thảo luận 3: Bảng Các biện pháp phòng chống thiên tai (A0-3);
- Thảo luận 4: Bảng Tác động của BĐKH trong tương lai (A0-4), Bản đồ đánh dấu khu vực bị tác động của BĐKH;
- Thảo luận 5: Bảng Tính dễ bị ảnh hưởng (A0-5), Bản đồ đánh dấu khu vực bị tác động của BĐKH;
- Thảo luận 6: Bảng về Năng lực ứng phó (A0-6);
(Kết quả của Bước 3 sẽ được minh họa ở phần dưới)
- Báo cáo TTDBTT vùng nghiên cứu;
- Các biện pháp thích ứng với tác động của BĐKH cũng như các biện pháp làm giảm TTDBTT vùng nghiên cứu
Trang 36CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1 PHẠM VI ĐÁNH GIÁ
Phạm vi đánh giá là Đồng bằng Sông Hồng,Đồng bằng sông Hồng chịu tác động
tổng hợp do NBD và sự biến đổi của các yếu tố khí tượng thuỷ văn, như vậy, có thể chia Đồng bằng sông Hồng ra làm hai vùng: Vùng 1: Chịu tác động của BĐKH và tác động của NBD, bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình; Vùng 2: Chịu tác động của BĐKH, bao gồm các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội Căn cứ vào cơ sở phân vùng tác động trên, căn cứ điều kiện tự nhiên của từng vùng và do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chọn các tỉnh sau đây đại diện cho Đồng bằng sông Hồng để đánh giá TTDBTT:
- Vùng 1: Đại diện các tỉnh bị tác động bởi BĐKH và NBD là Nam Định, Hải Phòng
- Vùng 2: Đại diện các tỉnh bị tác động bởi BĐKH là Hà Nam, Hải Dương Trong mỗi tỉnh, tùy theo điều kiện cụ thể sẽ chọn 1-2 huyện đặc trưng cho tỉnh
để đánh giá và mỗi huyện chọn 1-2 xã đặc trưng cho huyện
2.2 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đồng bằng Sông Hồng
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) V ị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng đồng bằng châu thổ của sông Hồng, miền Bắc Việt Nam bao gồm 10 các tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình (Theo đơn vị hành chính của năm 2011) với tổng diện tích là 14,963 km2 Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao so với mặt nước biển từ 0.4 – 9.0 m, chia làm hai khu: Khu Đông Bắc độ cao trung bình so với mặt biển trên 2 m, chiếm 45% diện tích Khu Tây Nam độ cao trung bình so với mặt biển dưới 2 m, chiếm 55% diện tích đất vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng úng ngập chủ yếu ở khu vực này Đại bộ phần đất đai
Trang 37của vùng về mùa lũ thấp hơn mực nước sông từ 2- 4 m có vùng từ 5 ÷ 7 m và ngược lại mùa khô nước sông lại thấp hơn đồng ruộng từ 1-3 m
c) Đặc điểm thủy văn
Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông dầy đặc, đạt khoảng 1.5 km/kmP
2
Ptrong đó có 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình và hệ thống kênh mương thuỷ nông Độ dốc lòng sông nhỏ, trung bình 0.02-0.06m/km Các sông đều quanh co uốn khúc có có đê bảo vệ Tổng lượng nước chảy qua vùng ước tính khoảng 140 tỷ mP
3
P/năm Dòng chảy phân bố theo mùa, mùa mưa mực nước sông dâng cao gây ngập úng nhiều nơi, mùa khô mực nước sông hạ xuống 1-3m so cao
độ đồng ruộng Hiện nay có các hồ Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà và Tuyên Quang hàng năm tham gia cắt lũ về mùa mưa đã tạo điều kiện để các hệ thống thuỷ lợi ở hạ du tiêu thoát nước mưa nội đồng, đồng thời bổ sung dòng chảy kiệt về mùa khô Ngoài hệ thống sông, vùng còn có nhiều các ao hồ nhỏ Các ao hồ ngoài làm nhiệm vụ cấp nước cho tưới, NTTS còn là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và tiêu thoát nước mưa Nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội, tốc độ đô thị hoá nhanh nên đã có rất nhiều các ao hồ ở ven các đô thị đã bị lấp đi để lấy đất phục vụ cho xây dựng Diện tích ao hồ ngày càng bị thu hẹp, lượng nước thải lại ngày một tăng dẫn đến các ao hồ còn lại rơi vào tình trạng bị quá tải
d) Địa chất thuỷ văn
Kết quả khoan thăm dò và các công trình khai thác nước ngầm vùng đồng bằng
Trang 38sông Hồng cho thấy nước ngầm phân bố ở ba tầng ngậm nước chính: Tầng ngậm
nước thấp (apQII-III), tầng giữa (amQIV1-2) và tầng trên (QIV3) Chất lượng và trữ
lượng phân bố không đều theo không gian và độ sâu, tiềm năng có khả năng khai thác được từ 2 triệu đến 4 triệu mP
3
P/ngày Hiện nay tổng lượng nước ngầm khai thác được khoảng 1.7 triệu mP
3
P/ngày, phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và NTTS Một trong những đặc điểm của nước ngầm ở đây là hàm lượng sắt khá cao Một số vùng ven biển nước ngầm tồn tại dưới dạng các thấu kính trong cát với hàm lượng sắt thấp và có thể dùng cho cấp nước sinh hoạt
2.2.1.2 Hi ện trạng kinh tế - xã hội và nông nghiệp
2
P) ở và Ninh Bình có mật độ dân số thấp nhất ở (674 người/kmP
2
P) Mật độ dân số trong một tỉnh phân bố cũng không đồng đều, dân số tập trung đông ở
thành thị và thưa ở vùng nông thôn Tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 2000 đến nay là 3% Tỷ lệ dân số nữ khoảng 52%, và nam 48% tổng số dân (Số liệu thống kê
năm 2011)
b) Nông nghi ệp
Trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp trong vùng là 821,153 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của vùng Trong đó, diện tích trồng lúa và màu chiếm tới 71% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm chiếm khoảng 3%; đất có mặt nước NTTS chiếm khoảng 12%, cây lúa vẫn chiếm vị trí chủ đạo với diện tích
tập trung vào các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Hà Nội (theo địa giới hành chính mới) Cây ngô và cây đậu tương cũng là hai loại cây trồng cạn được
phát triển trong vùng Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên năng suất cây trồng ngày càng tăng lên, năm 2000 năng suất lúa đông xuân là 58.0 tạ/ha và lúa mùa là 49.4 tạ/ha đến năm 2011 năng suất lúa dông xuân là 63.7 tạ/ha và lúa mùa là 54.0 tạ/ha Năng suất ngô tăng từ 29.9 tạ/ha năm 2000 lên 43.5 tạ/ha vào năm 2011
Trang 39Bảng 4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
(Đơn vị: ha)
khu vực
Hữu sông Hồng
Tả sông Hồng
Hạ du S.Thái Bình
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
Thủy sản: Thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng, nhất là các tỉnh ven biển Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Cùng với đánh bắt NTTS
ven biển, NTTS nước ngọt cũng phát triển khá Từ kết quả (Bảng 5) cho thấy, diện
tích NTTS qua các năm có xu hướng tăng lên Tổng diện tích mặt nước NTTS năm
2000 khoảng 68 nghìn ha, tăng lên 102 nghìn ha vào năm 2011 Diện tích tăng lên
là do phát triển diện tích nuôi tôm và thủy sản nước lợ ở tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, trong khi Hà Nội tăng diện tích này do phát triển nuôi cá nước
ngọt (chuyển đổi các diện tích ruộng trũng sang nuôi cá) Nhìn chung, trong những
năm qua nuôi trồng, khai thác và chế biến; sản xuất thuỷ sản đã đi theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển đa dạng nhiều loại hình nuôi, nhiều các giống thuỷ đặc sản
có giá trị đã được phát triển mạnh (tôm, cua, hải đặc sản, đặc sản nước ngọt…),
năng suất nuôi trồng đã tăng khá Xu hướng chuyển các loại đất úng trũng, đất ven biển vào phát triển thuỷ sản ngày càng mạnh mẽ…
Trang 40Bảng 5 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
2.2.1.3 D ự báo phát triển nông nghiệp
a) S ử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp toàn lưu vực đến năm 2020 là 950,396 ha, diện tích đất lúa giảm 8,926 ha, còn đất trồng cây lâu năm, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước NTTS lại tăng Đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 toàn vùng là 84,045 ha,
tăng khoảng 56,000 ha so với năm 2011 (Bảng 6) Diện tích cây lâu năm tăng chủ yếu do khai thác đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng cây công nghiệp lâu năm (chè),
cây ăn quả; do cải tạo vườn tạp và chuyển đổi một số cây trồng hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả
Bảng 6 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020