Giải thích về việc lựa chọn phương pháp

Một phần của tài liệu phương pháp tính giảm phát thải khí co2 đối với nhà máy thủy điện quy mô nhỏ áp dụng cho thủy điện suối sập 3 (Trang 56 - 60)

Phương pháp ứng dụng AMS ID được thiết kế cho các dự án sản xuất điện tái tạo nối với lưới điện có quy mô nhỏ, kể cả nhà máy thủy điện. Phương pháp giả định rằng việc sản sinh điện dự án có thể đã được tạo ra theo cách khác bởi hoạt động của các nhà máy nối với lưới điện và việc bổ sung các nguồn phát mới, như được phản ánh trong hệ số phát thải biên kết hợp (EFy). Để tính EFy, AMS ID nhắc tới cách tính biên kết hợp (CDM) được mô tả trong “Công cụ tính toán hệ số phát thải cho hệ thống điện".

Công cụ trên xác định hệ số phát thải CO2 cho việc thay thế điện do các nhà máy phát trong hệ thống, bằng cách tính “biên vận hành” (OM) và “biên xây dựng” (BM) cũng như CM. Biên vận hành chỉ một nhóm nhà máy điện hiện hành mà việc sản xuất điện bị ảnh hưởng bởi hoạt động dự án CDM được đề xuất. Biên xây dựng chỉ một số nhà máy điện mà việc xây dựng bị ảnh hưởng bởi hoạt động dự án CDM được đề xuất.

Về mặt lý thuyết để tính hệ số phát thải CDM, cần phải áp dụng sáu bước sau:

(i) Xác định hệ thống điện có liên quan, (ii) Chọn phương pháp biên vận hành (OM),

(iii) Tính hệ số phát thải biên vận hành theo phương pháp đã chọn, (iv) Xác định nhóm nhà máy điện được bao gồm trong biên xây dựng (BM),

(v) Tính hệ số phát thải biên xây dựng, và (vi) Tính hệ số phát thải biên kết hợp.

Đối với hệ thống lưới điện của dự án thủy điện Suối Sập 3 được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1. Xác định hệ thống điện có liên quan

Dự án thủy điện Suối Sập 3 sẽ bán và hòa vào lưới điện quốc gia. Lưới điện quốc gia gồm 40 nhà máy điện được nối với nhau qua đường dây truyền tải và phân phối để không bị gián đoạn.

Để xác định hệ số phát thải biên xây dựng, phạm vi không gian được giới hạn đối với hệ thống điện dự án. Phòng Phát triển hệ thống diện của EVN đã cung cấp chi tiết về 40 nhà máy điện đấu nối với lưới điện quốc gia. Đối với tất cả 40 nhà máy điện, điện thuần truyền tới lưới (EGy) và lượng tiêu thụ mỗi loại nhiên liệu hóa thạch (FCi,y) hiện sẵn sàng cho các năm 2003, 2004 & 2005.

Bước 2: Chọn phương pháp biên vận hành (OM)

Việc tính hệ số phát thải biên vận hành (EFgrid,OM,y) dựa trên một trong các phương pháp sau:

(a) OM đơn giản, hoặc

(b) OM được điều chỉnh đơn giản, hoặc (c) OM theo phân tích dữ liệu điều độ, hoặc (d) OM trung bình

Lựa chọn (a) chỉ có thể được áp dụng khi các nguồn có chi phí biên vận hành thấp hoặc phải chạy ít hơn 50% tổng sản lượng lưới điện:

1) trung bình 5 năm gần đây nhất,

2) dựa trên mức trung bình dài hạn cho sản xuất thủy điện. Công suất đủ của thủy điện có thể cung cấp phụ tải nền của lưới điện, và do đó thủy điện là điện phải chạy chi phí thấp duy nhất.

Số liệu thống kê về tỉ lệ phần trăm thủy điện trong lưới điện Việt Nam trong 5 năm gần đây nhất 2001-2005 (Quy hoạch tổng thể Việt Nam VI, Chương I,7/2007) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4: Tỷ lệ phần trăm của nguồn lực chi phí thấp trong tổng sản lượng điện lưới Năm % 2001 59,5 2002 50,8 2003 46,5 2004 38,2 2005 30,8 Trung bình 45,2

Như được trình bày trong bảng, các nhà máy chi phí thấp/phải chạy cấu thành ít hơn 50% tống sản lượng điện lưới dựa trên số liệu sản lượng điện trung bình trong 5 năm gần đây nhất. Do đó, có thể sử dụng phương pháp OM đơn giản để tính biên vận hành cho hệ thống điện Việt Nam. Để tính OM đơn giản lựa chọn trước đã được chọn từ hai lựa chọn cho dữ liệu; trước khi sự việc xảy ra và sau khi sự việc xảy ra. Người ta tính trung bình trọng số theo lượng điện năng phát 3 năm 2003, 2004 và 2005, đó là các dữ liệu gần đây nhất có hiệu lực tại thời điểm đệ trình (Viện Năng lượng EVN, Phòng Phát triển hệ thống điện, 2007).

Bước 3. Tính hệ số phát thải biên vận hành theo phương pháp chọn

Hệ số phát thải OM đơn giản được tính bằng phát thải CO2 trung bình trọng số theo lượng điện năng phát trên mỗi MWh điện thuần sản xuất ra (tCO2/MWh) cho tất cả các nhà máy điện phát lên lưới, trừ các nhà máy hoặc tổ máy thuộc nhóm phải vận hành hoặc vận hành với chi phí thấp. Nó có thể được tính bằng cách sử dụng một trong ba tập hợp dữ liệu tùy chọn sau:

- Lựa chọn A: Dựa trên dữ liệu về tiêu thụ nhiên liệu và sản lượng điện thuần của mỗi tổ máy/ nhà máy điện.

- Lựa chọn B: Dựa trên dữ liệu về sản lượng điện thuần, trung bình hiệu suất của mỗi tổ máy điện và loại nhiên liệu sử dụng trong mỗi tổ máy điện.

- Lựa chọn C: Dựa trên dữ liệu về tổng sản lượng điện thuần của tất cả các nhà máy điện phát lên hệ thống và các loại nhiên liệu và tổng tiêu thụ nhiên liệu của hệ thống điện dự án

Phương án A được chọn vì dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu có sẵn cho mỗi tổ máy/ nhà máy điện (Viện Năng lượng EVN, Phòng Phát triển hệ thống điện, 2007). Giá trị tỏa nhiệt thực (NCVi,y) của nhiên liệu có hiệu lực đối với mỗi nhà máy điện đốt than nhưng không có hiệu lực đối với các nhà máy nhiệt điện còn lại. Do đó, phải sử dụng NCVi,y quốc gia cụ thể cho dầu nhiên liệu nặng, diesel và khí tự nhiên (Quy hoạch tổng thể Việt Nam VI, Chương I,7/2007). Các giá trị cụ thể quốc gia cho hệ số phát thải CO2 mỗi loại nhiên liệu (EFCO2,i,y) không có, cho nên phải sử dụng các trị số mặc định IPCC (IPCC 2006 Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia, Quyển 2 Chương 1 Bảng 1.4).

Bước 4: Xác định nhóm nhà máy điện được bao trong biên xây dựng

Nhóm tổ máy điện mẫu (m) thường tính biên xây dựng bao gồm nhóm tổ máy điện có sản lượng hàng năm lớn hơn chọn ra theo hai cách sau:

(a) Tập hợp của 5 tổ máy được xây dựng gần đây nhất

(b) Tập hợp của phần công suất thêm trong hệ thống điện mà chiếm 20% sản lượng điện của toàn hệ thống (MWh) và được xây dựng gần đây nhất. Các cách này được đánh giá trong bảng sau.

Bảng 3.5: Sản lượng của 5 nhà máy điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm tổ máy mẫu Sản lượng (MWh)

20% sản lượng hệ thống 10,398,195

Sản lượng hàng năm của 5 nhà máy điện được xây dựng gần đây nhất lớn hơn 20% của tổng sản lượng hệ thống; do đó nên sử dụng cách (a).

Bước 5: Tính hệ số phát thải biên xây dựng

Hệ số phát thải biên xây dựng được tính bằng hệ số phát thải trung bình trọng số theo lượng điện năng phát (tCO2/MWh) của các tổ máy được chọn trong bước 4. Hệ số này sẽ được tính bằng cách sử dụng dữ liệu từ năm 2005, năm gần đây nhất mà dữ liệu có hiệu lực (Viện Năng lượng EVN, Phòng Phát triển hệ thống điện, 2007).

Bước 6: Tính hệ số phát thải biên kết hợp

Biên kết hợp được tính bằng trung bình trọng số của biên xây dựng và biên vận hành. Các nhà máy thủy điện có trọng số của mỗi hệ số phát thải biên vận hành và hệ số phát thải biên xây dựng là 0.50.

Một phần của tài liệu phương pháp tính giảm phát thải khí co2 đối với nhà máy thủy điện quy mô nhỏ áp dụng cho thủy điện suối sập 3 (Trang 56 - 60)