CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY TH ỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 3
3.2. Gi ới thiệu phương pháp đường cơ sở qua việc áp dụng cho nhà máy th ủy điện Suối Sập 3
3.2.1 Phạm vi dự án và lý do lựa chọn các hạng mục dự án
Phạm vi dự án bao quanh công trình địa lý, tự nhiên của nguồn phát điện tái tạo, bao gồm các khu vực sau:
- Hồ chứa nước hoặc con đập trên Suối Sập
- Cống lấy nước, đường ống áp lực và đường thoát nước - Nhà máy điện và máy biến thế.
Ranh giới sẽ bao gồm vị trí tự nhiên của các khu vực trên được giới hạn bởi các điểm chuyển điện từ dự án tới lưới EVN, điểm kết nối tới lưới điện bên cạnh máy biến thế.
Lý do cho sự lựa chọn các hạng mục dự án:
Suối Sập 3 đủ điều kiện cho phương pháp CDM quy mô nhỏ vì những lý do sau đây:
- Đó là nhà máy thủy điện sẽ cung cấp điện tái tạo cho lưới điện quốc gia của Việt Nam, thay thế cho nguồn điện chủ yếu được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện.
- Công suất 14 MW nằm dưới công suất tối đa cho phép 15 MW.
- Đây là một nhà máy thủy điện mới, không phải công trình sửa chữa hay cải tiến, và chỉ tạo ra năng lượng tái tạo.
3.2.2 Mô tả về đường cơ sở và sự phát triển của đường cơ sở
Đường cơ sở (baseline) cho các dự án quy mô nhỏ bao gồm việc hòa lưới của từ nguồn năng lượng tái tạo và được định nghĩa như sau:14F15
“… đường cơ sở là số kWh được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhân với hệ số phát thải (tính theo kg CO2e/kWh) được tính toán cụ thể theo:
(a) Biên độ kết hợp (CM), bao gồm sự kết hợp của biên độ hoạt động (OM) và biên độ xây dựng (BM) theo các phương pháp được qui định trong
“Công cụ tính toán hệ số phát thải cho một hệ thống điện”.
hoặc
(b) “Phát thải bình quân có trọng số (kg CO2e/kWh) của tổ hợp phát điện hiện nay. Số liệu của từng năm mà dự án phát điện được sử dụng”
Số kWh do nhà máy thủy điện sản xuất, sẽ được tính từ trạm cũ dựa trên lượng điện thực tế do nhà máy sản xuất hàng năm. Hệ số phát thải (CO2/kWh) được tính theo cách a) như định nghĩa nêu trên. Do đó, hệ thống điện được xác định theo "Công cụ để tính toán hệ số phát thải cho hệ thống điện" như sau:
“Hệ thống điện dự án/lưới được xác định bởi phạm vi không gian của các nhà máy điện được đấu nối với hệ thống chuyển tải và phân phối (ví dụ vị trí nhà máy điện tái tạo hoặc các hộ tiêu thụ điện nơi mà điện được sử dụng) và có thể được truyền tải mà không bị ràng buộc đáng kể.”
15 Nguồn: AMS I.D Phiên bản 13
Hệ thống điện/lưới thích hợp là lưới điện quốc gia. Tổng công ty điện lực quốc gia EVN là công ty khai thác chính trong việc sản xuất, truyền tải, phân phối và bán điện. Theo một báo cáo năm 2006 của ADB, EVN chiếm hơn 85% trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện trực tiếp hoặc thông qua trung gian ở một số khu vực nông thôn (Báo cáo trợ giúp kỹ thuật của ADB 3/2006). EVN kiểm soát tất cả các hệ thống truyền tải trong toàn bộ lưới điện quốc gia.
Như đã đề cập ở trên, phát thải được tính dựa vào “Công cụ tính toán hệ số phát thải cho hệ thống điện”. Số liệu sử dụng để tính phát thải đường cơ sở được tóm tắt trong bảng sau.
Bảng 3.2: Số liệu để tính phát thải của đường cơ sơ
Thông số Mô tả Nguồn dữ liệu
Sản xuất điện sản xuất bởi một doanh
nghiệp/công ty
kWh Báo cáo giám sát
Danh sách nhà máy điện hòa lưới quốc gia
Tên nhà máy, ngày chạy nghiệm thu, công suất thiết bị
Viện Năng lượng của EVN, Ban phát triển hệ thống điện (2007)
Giả thiết tiêu thụ nhiên liệu của nhà máy điện (FC) – sơ cấp và thứ cấp
Kt (than, dầu và diesel) hoặc triệu m3 (gas) của năm 2003, 2004 & 2005
Viện Năng lượng của EVN, Ban phát triển hệ thống điện (2007)
Điện thực sản sinh (EG) MWh các năm 2003, 2004 & 2005
Viện Năng lượng của EVN, Ban phát triển hệ thống điện (2007)
Giá trị tỏa nhiệt thực GJ/kt (than, dầu và Viện Năng lượng của
(tích tụ năng lượng) của nhiên liệu hóa thạch (NCV)
diesel) hoặc GJ/triệu m3 (gas)
EVN, Ban phát triển hệ thống điện (2007) & Quy hoạch tổng thể Việt Nam VI, Chương VI, tr. 67, 7/2007
Hệ số phát thải của nhiên liệu hóa thạch (EF)
tCO2/GJ IPCC 2006, Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia, Quyển 2 Chương 1 Bảng 1.4
3.2.3. Mô tả những phát thải khí nhà kính từ các nguồn được cắt giảm của dự án
Xem xét ưu tiên CDM
CDM đã được xem xét và sát nhập vào quy hoạch dự án và thuộc về phát triển dự án. Chủ công trình dự án đã thực hiện các bước quan trọng để bảo đảm người mua CDM cho dự án trước khi hoạt động dự án bắt đầu vào ngày 07/11/ 2007. Trước ngày này, chủ công trình đã làm việc và ký hợp đồng môi giới CDM để tìm một người mua cho việc giảm phát thải. Trong khi tìm kiếm họ đã ký với EDFT một bản điều khoản đầu tư cho dự án Suối Sập 3. Trong suốt quá trình, đã có một cuộc đối thoại đang tiếp diễn giữa nhà tư vấn EDFT và Bắc Minh để đảm bảo sự thành công của CDM. Những cuộc thảo luận này cho kết quả thứ hai và thỏa thuận mua bán giảm phát thải (ERPA) với EDFT là người mua CERs được tạo ra bởi Suối Sập 3, được ký kết sau khi chủ công trình đảm bảo huy động vốn ngân hàng. Bảng dưới phác thảo dự án và các sự kiện CDM lớn trong quá trình. Hoạt động dự án bổ sung do rào cản đầu tư, mà có thể đã ngăn chặn dự án diễn ra nếu không có CDM, và kết quả là điện sẽ tiếp tục bắt nguồn từ lưới điện quốc gia với các khí thải liên quan.
Bảng 3.3: Các sự kiện trong quá trình đàm phán CDM Ngày tháng Sự kiện
26-7-2012 Cuộc họp CDM đầu tiên giữa đại diện EDFT ở Việt Nam và Bắc Minh
18-8-2007 Cuộc họp CDM thứ 2 giữa EDFT, Bắc Minh và nhà môi giới CDM
14-9-2007 Bản điều khoản đầu tư về Suối Sập 3 được kí giữa EDFT và Bắc Minh. Bản điều khoản này cũng bao gồm dự án được lên kế hoạch khác (dự án thủy điện Taco), sau đó đã bị hủy do chi phí xây dựng tăng cao và khó khăn trong việc duy trì nguồn vay ngân hàng.
20-9-2007 Bắc Minh kí hợp đồng với nhà môi giới CDM 1-10-2007 UBND tỉnh Sơn La phê duyệt EIA
7-11-2007 Ngày bắt đầu kí 2 hợp đồng xây dựng cho đường vào công trường, đường bên trong và giải phóng mặt bằng. Đây là một ngày bắt đầu rất dè dặt kể từ khi chủ dự án sử dụng vốn cổ phần của mình vào thời điểm này và các hợp đồng này không liên quan đến việc mua các thiết bị dự án hoặc chi phí xây dựng đập chiếm phần lớn chi phí xây dựng dự án. Một thỏa thuận vay vốn chỉ được ký kết gần một năm sau đó.
10-2-2008 Xây dựng đường và khởi công nền đất
28-3-2008 UBND tỉnh Sơn La phê duyệt giấy phép đầu tư cho Suối Sập 3 13/14-8-2008 Chấp thuận cho vay
28-8-2008 Bản điều khoản mới cho Suối Sập 3 được kí kết giữa EDFT và Bắc Minh. Bản này được kí lại từ khi dự án Ta Co bị loại.
03-10-2008 ERPA được kí – EDFT sẽ mua CERs Suối Sập 3 05-11-2008 Kí hợp đồng tư vấn cho các dịch vụ CDM dự án 13-1-2009 Tư vấn cổ đông CDM
25-3-2009 Biên dịch PDD và đệ trình chính quyền tỉnh để xác nhận CDM
Hoạt động dự án có thể sẽ bị ngăn chặn dự án diễn ra nếu không có CDM, và kết quả là điện sẽ tiếp tục bắt nguồn từ lưới điện quốc gia với các khí thải liên quan.