Các dự án khác ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM

Một phần của tài liệu phương pháp tính giảm phát thải khí co2 đối với nhà máy thủy điện quy mô nhỏ áp dụng cho thủy điện suối sập 3 (Trang 26 - 88)

Một dự án CDM đầu tiên là thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện , khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2 thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ 202 triệu USD.7F

8

Bên cạnh đó, 13 dự án khác đã được trình lên DNA Việt Nam chờ phê duyệt, 16 dự án và 10 ý tưởng dự án đang được xây dựng . Như vậy số lượng các ý tưởng và dự án này nếu được phê duyệt và triển khai không hề ít , chưa kể mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng , xử lý chất thải và lâm nghiệp , hoàn toàn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.8F

9

Đánh giá về lợi ích kinh tế của dự án CDM, ví dụ dự án sản xuất gạch không nung, một chuyên gia của một công ty CDM đã so sánh, một nhà máy sản xuất gạch nung theo phương pháp truyền thống công suất 35 triệu

8 Nguồn: http://dmcgroup.vn/cam-nang/co-che-phat-trien-sach-cdm/op=detail&maa=CDM-va-nhung-tiem-

nang-cho-Viet-Nam-Ki-II

9 Nguồn: http://dmcgroup.vn/cam-nang/co-che-phat-trien-sach-cdm/op=detail&maa=CDM-va-nhung-tiem-

nang-cho-Viet-Nam-Ki-II

viên/năm sẽ tiêu thụ khoảng 7.000 tấn than/năm và phát thải khoảng 14.000 tấn CO2/năm, trong khi nhà máy sản xuất gạch không nung (2,6 kg/viên) có cùng công suất, sử dụng 10% xi măng và tiêu thụ 500 MWh điện mỗi năm có thể giảm phát thải mỗi năm khoảng 10.635 tấn CO2. Hiện nay, mỗi CER (1 tấn CO2 = 1 CER) được chuyển nhượng với giá 12 USD trên thị trường, từ đó cho thấy những hiệu quả kinh tế của dự án.9F

10

Kết luận chương 1

Tác động của con người gây ra biến đổi khí hậu trong đó có cả sự tiêu thụ điện năng của con người. Mục tiêu cắt giảm khí CO2 trong nghị định thư Kyoto được các quốc gia ký vào 1997. CDM, mua bán chất thải, đồng thực hiện là những cơ chế trong nghị định thư.

CDM là cơ chế để các nước phát triển tài trợ cho các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển bằng cách hỗ trợ về tài chính, công nghệ mới.. CDM là cơ chế quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nó đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và đi đôi với bảo vệ môi trường vì thế nên các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải ước định được hiệu quả của các dự án CDM. Cùng với những thành quả trong các dự án CDM của thế giới thì Việt Nam cũng bước đầu có những triển khải cơ bản và đạt được thành quả nhất định trong dự án CDM. Với cơ quan thẩm tra xét duyệt các dự án CDM thuộc bộ Tài Nguyên và Môi Trường và sự điều hành vĩ mô của nhà nước thì các dự án CDM có những chính sách văn bản pháp quy hướng dẫn thành lập các bước của một dự án CDM. Hiện nay ở Việt Nam thì giảm phát thải của các dự án CDM đã và đang được đưa vào xen kẽ trong hoạt động của các cấp các ngành. Nhưng cần sự quản lý giám sát tốt hơn nữa của nhà nước để tránh tình trạng triển khai chồng chéo và mâu thuẫn.

10

Nguồn: http://www.tonghoixaydungvn.org/default.aspx?Tab=445&Tinso=4534

CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN QUI MÔ NHỎ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI

2.1. Đối tượng và lĩnh vực của dự án CDM - Đặc điểm của nhà máy

thủy điện qui mô nhỏ

a) Đối tượng của dự án CDM và lĩnh vực của dự án CDM

Theo thông tư Số: 10/2006/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto thì:

Đối tượng của dự án CDM là:

- Mọi tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân của Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đều có quyền xây dựng và thực hiện dự án CDM.

- Các tổ chức, doanh nghiệp chính phủ hoặc tư nhân của các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, được chính phủ nước đó cho phép và các tổ chức quốc tế khác, đều có quyền tham gia các hoạt động dự án CDM tại Việt Nam.

Theo quy định chung của quốc tế thì các dự án CDM có 15 lĩnh vực sau đây như sau: Sản xuất năng lượng, chuyển tải năng lượng, tiêu thụ năng lượng, nông nghiệp, xử lý và loại bỏ rác thải, trồng rừng và tái trồng rừng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo, xây dựng, giao thông, khai thác mỏ hoặc khai thác khoáng sản, sản xuất kim loại, phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí), phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur.

Thủy điện là một trong các ngành sản xuất năng lượng và chuyển tải năng lượng và trở thành đối tượng của án CDM

Theo thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu (UNFCCC) thì hiện nay có khoảng 27% dự án đăng ký CDM là dự án thủy điện (Hình 2.1.) và chiếm phần lớn. Song có những dự án thủy điện xin đăng ký dự án CDM lại

được coi là những „dự án thủy điện bẩn“ (Dirty Hydros) (xem Hộp 1). Chính vì vậy mà các dự án thủy điện nhỏ đáp ứng được những tiêu chí nhất định mới được xem xét.

Hình 2.1. Phân loại các dự án CDM được đăng ký theo các lĩnh vực10F

11

Hộp 1: “Dự án thủy điện bẩn” không được xét CDM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án thủy điện ở BABA DAM (ECUADOR)

Những người dân bản địa và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã phản đối dự án này bằng mọi hình thức như đe dọa, biểu tình phản đối và dùng bạo lực. Nhiều người đã nhận được các cuộc gọi điện thoại nặc danh đe dọa mạng sống của họ. Ông Andrés Arroyo Seguro, lãnh đạo địa phương, đã bị sát hại vào ngày 20 tháng 6 năm 2005. Cơ thể ông bị đánh tơi tả và sau đó người dân

11

Nguồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf

ném xuống sông Baba nơi sẽ xây đập theo kế hoạch. Trong năm 2008, một số nhà lãnh đạo địa phương đã bị buộc tội với cáo buộc về tội danh làm giả mạo giấy tờ, ví dụ đánh giá tác động môi trường thì không được làm đầy đủ và không đưa ra các giải pháp giải quyết những thực tại khi xây dựng hồ chứa.

Dự án thủy điện ở CHANGUINOLA I, PANAMA

Dự án này có công suất 222 MW, nằm trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển La Amistad đã được UNESCO công nhận. Dự án này đã bị báo cáo viên đặc biệt của tổ chức LHQ chỉ trích về vấn đề nhân quyền và việc ứng xử đối với người dân bản địa. Cụ thể 1.000 người dân bản địa bị buộc phải di dời và mất nhà cửa cùng với sinh kế. Các nhân viên bảo vệ do nhà đầu tư phát triển dự án, AES, cùng với cảnh sát địa phương chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đánh bắt, giam giữ tùy tiện, làm nhục công khai, đe dọa và phá hủy bất hợp pháp đối với các cây trồng và nhà cửa của người dân. Dự án này sẽ phá hủy các hệ sinh thái ven sông và rừng nguyên thủy, đặc biệt vào thời điểm nhạy cảm khi mà cả thế giới đang quan tâm đến vấn đề đa dạng sinh học.

b) Đặc điểm của nhà máy thủy điện qui mô nhỏ

Trong những năm gần đây các nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng tương đối lớn cho đời sống con người. Hiện nay ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp, Italia... các nhà máy thuỷ điện với qui mô nhỏ đã mang lại tổng công suất tương đối lớn cho quốc gia, đã vượt quá 1 triệu kW. Khai thác các nhà máy thuỷ điện với qui mô nhỏ không những góp phần tiết kiệm các nguồn năng lượng khác như than, dầu mỏ, khí đốt ... mà còn phục vụ nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện tại chỗ cho các vùng sâu, vùng xa và góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm hẳn lượng phát thải khí điôxít cácbon... Các nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ có những đặc điểm cơ bản sau:

a) Vị trí

- Thường được xây dựng trên các con sông nhỏ có lưu lượng không lớn so với dung tích hồ chứa nhỏ.

- Tại các nơi có mức sống dân sinh không cao.

- Dự án có đặc điểm là hạn chế di dân trong vùng dự án.

b) Thông số kỹ thuật của nhà máy thủy điện qui mô nhỏ

- Có kênh đào dẫn nước, dài khoảng vài kilômét cho đến 5 km.

- Nhà máy phát điện (năng lượng tái tạo) với công suất thường thấp hơn 15 MW.

c) Đóng góp của các dự án nhà máy thủy điện với qui mô nhỏ

- Dự án sản xuất năng lượng từ một nguồn năng lượng tái tạo vì vậy mà dự án sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính.

- Dự án bảo vệ môi trường địa phương như ảnh hưởng tầng ozon, nhiễm bẩn nguồn nước, nhiễm xạ gây ung thư...và bảo vệ tài nguyên khoáng sản khác.

- Dự án mang lại sự đa dạng các nguồn năng lượng cung cấp cho các ngành công nghiệp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Dự án mang lại công việc cho người dân địa phương - Dự án nâng cao sơ sở hạ tầng cho địa phương...

2.2. Giới thiệu phương pháp hoạt động các dự án CDM

2.2.1. Giới thiệu qui trình đưa một dự án CDM đi vào hoạt động

a) Giới thiệu về phương pháp luận cho hoạt động của dự án CDM

Theo „CDM Methodology Booklet“ (UN, 2012), cần tiến hành những phương pháp luận cơ bản nhằm xác định giấy chứng nhận lượng giảm phát thải mà còn gọi là CERs (Certified Emission Reductions), đó là kết quả hoạt động của một dự án giảm phát thải CO2. Phương pháp luận gồm có:

- Mô tả khả năng áp dụng của phương pháp luận; - Mô tả ranh giới dự án;

- Xây dựng các kịch bản cơ sở;

- Thủ tục để chứng minh và đánh giá bổ sung;

- Thủ tục và phương pháp để tính toán lượng giảm phát thải; - Mô tả thủ tục giám sát.

Phương pháp luận áp dụng cho các dự án có quy mô lớn có thể được sử dụng cho các dự án qui mô bất kỳ. Trong khi đó phương pháp luận của các dự án có quy mô nhỏ thì chỉ có thể áp dụng đối với dự án nằm trong giới hạn nhất định. Có ba loại dự án có quy mô nhỏ có thể áp dụng cùng phương pháp luận là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loại I: Hoạt động của các dự án năng lượng tái tạo với công suất đầu ra tối đa là 15 MW (hoặc tương đương thích hợp);

- Loại II: Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng và các hoạt động giảm tiêu thụ năng lượng, trên việc cung cấp hoặc nhu cầu với tối đa đầu ra (nghĩa là tiết kiệm tối đa) 60 GWh mỗi năm (hoặc tương đương thích hợp);

- Loại III: Hoạt động của các dự án khác mà kết quả trong phát thải giảm ít hơn hoặc bằng 60 kt CO2 trong mỗi năm. Thông tin chi tiết về hạn mức cụ thể có thể được tìm thấy trong mỗi phương pháp luận quy mô nhỏ.

b) Những công cụ về phương pháp luận cho các hoạt động của dự án CDM

Công cụ đưa ra cách tiếp cận từng bước để chứng minh và đánh giá tính bổ sung của một hoạt động dự án CDM. Các bước này gồm:

Bước 1: Xác định phương án lựa chọn thay thế cho dự án; Bước 2: Phân tích đầu tư;

Bước 3: Phân tích các rào cản

Bước 4: Phân tích thực tế thông thường.

Lưu ý trong một số trường hợp cụ thể thì bước 2 và bước 3 có thể hoán vị cho nhau.

2.2.2. Các kịch bản của dự án khi so sánh

Trong so sánh việc giảm phát thải CO2 của nhà máy thủy điện thì trong „CDM Methodology Booklet“ (UN, 2012) có đưa ra nguyên tắc so sánh giữa kịch bản cơ sở và kịch bản của dự án. Trong kịch bản cơ sở thì mỗi lượng điện bổ sung mà hòa lưới đều phát thải CO2. Trong kịch bản của dự án, nếu có sự hỗ trợ ra quyết định DSS (hỗ trợ nâng cao hiệu quả) thì việc cấp lượng điện bổ sung của thủy điện khi hòa lưới được coi là giảm phát thải CO2. Như vậy trong kịch bản này phải giám sát một loạt các chỉ tiêu như:

- Hệ số phát thải khi hòa lưới điện.

- Số liệu đo đạc của cột nước, độ mở phương đứng của ống xả, lượng điện sản xuất ra của những năm trước khi có dự án cùng với một số các thông số khác.

Hình 2.3. Kịch bản của dự án

2.3. Phương pháp tính hệ số phát thải và tính lượng giảm phát thải

CO2

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh các ngành công nghiệp tạo ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Nghị định thư Kyoto thì các loại khí thải như: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác sẽ phải được kiểm soát. Có một số phương pháp để tính đổi tổng lượng khí thải phát sinh sang khí CO2. Để qui đổi tương đương ta cần phải tính hệ số phát thải CO2 (EF). Phương pháp tính hệ số phát thải CO2 được áp dụng theo hướng dẫn của Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu. Trong luận văn này tính toán cho nhà máy thủy điện, nên sử dụng phương pháp tính toán hệ số phát thải cho hệ thống điện. Phương pháp gồm các sáu bước sau11F

12 :

12

Sáu bước trong tính hệ số phát thải (nguyên bản tiếng Anh): STEP 1. Identify the relevant electric power system. STEP 2. Select an operating margin (OM) method.

STEP 3. Calculate the operating margin emission factor according to the selected method. STEP 4. Identify the cohort of power units to be included in the build margin (BM).

2.3.1. Bước 1 „Xác định hệ thống điện có liên quan“

Hệ thống điện của dự án được xác định bởi các nhà máy điện được kết nối thông qua hệ thống truyền tải và đường dây phân phối đến thuộc hoạt động dự án. Các nhà máy điện trong kết nối hệ thống điện có thể gửi đi mà không rằng buộc truyền tải đáng kể nhưng truyền đến lại bị hạn chế truyền tải đáng kể.

2.3.2. Bước 2 „Chọn phương pháp biên vận hành (OM)“

Việc tính hệ số phát thải biên vận hành (EFgrid,OM,y) dựa vào một trong các phương pháp sau:

a) OM đơn giản, hoặc

b) OM được điều chỉnh đơn giản, hoặc c) OM theo phân tích dữ liệu điều độ, hoặc d) OM trung bình

Lựa chọn (a) chỉ có thể được áp dụng khi các nguồn có chi phí biên vận hành thấp hoặc phải chạy ít hơn 50% tổng sản lượng lưới điện:

(1) trung bình 5 năm gần đây nhất

(2) dựa vào mức trung bình dài hạn cho sản xuất thủy điện. Công suất đủ của thủy điện có thể cung cấp phụ tải nền của lưới điện, và do đó thủy điện là điện phải chạy chi phí thấp duy nhất. OM được điều chỉnh đơn giản để tính hệ số phát thải có thể được tính toán dựa vào một trong hai loại dữ liệu sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ số phát thải được xác định đối với nhà máy điện lưới sử dụng dữ liệu trung bình trong ba năm mới nhất để xác nhận của DOE. Hệ số phát thải

STEP 5. Calculate the build margin emission factor.

STEP 6. Calculate the combined margin (CM) emissions factor.

được xác định đối với nhà máy điện ngoài lưới sử dụng dữ liệu của một năm duy nhất trong vòng lăm năm gần đây để xác định.

- Hệ số phát thải được xác định cho các năm trong suốt thời gian hoạt

Một phần của tài liệu phương pháp tính giảm phát thải khí co2 đối với nhà máy thủy điện quy mô nhỏ áp dụng cho thủy điện suối sập 3 (Trang 26 - 88)