CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY TH ỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 3
3.1. Đánh giá kỹ thuật của nhà máy thủy điện Suối Sập 3
3.1.2. Mô t ả hoạt động của dự án thủy điện Suối Sập 3
Dự án thuỷ điện Suối Sập 3 là loại thủy điện sử dụng dòng chảy trên sông nhỏ (run off hydropower plant), một nhánh sông cấp một của Sông Đà ở tỉnh Sơn La. Công trình thuỷ điện Suối Sập 3 là bậc thang thứ ba xây dựng trên suối Sập, thuộc thượng lưu của suối Háng Đồng và suối Bé. Dự án có công suất lắp đặt 14 MW. Nhiệm vụ của dự án là sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng lượng sạch tái tạo.
Nhà máy thủy điện Suối Sập 3 có công suất 14 MW, được xây dựng tại xã Suối Bau - huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La. Dự án có dung tích hồ chứa:
3,269 triệu m3, hàng năm dự án sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 53,1 triệu kWh, tổng mức đầu tư của dự án là 420 tỷ đồng. Dự án do Viện kỹ thuật công trình thuộc trường Đại học thủy lợi làm tư vấn thiết kế; Các đơn vị thi công: Công ty TNHH xây dựng Trường Thành, Công ty CPTVXD và phát
triển điện (FTD), Công ty CPĐT và phát triển Bình Minh... Đơn vị lắp đặt:
LILAMA 45-3; Đơn vị tư vấn giám sát, thí nghiệm: Công ty thủy điện Buôn Kuốp.
Hình 3.1. Vị trí dự án nhà máy thủy điện Suối Sập 3
Dự án trực tiếp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhờ dùng tài nguyên nước để phát điện. Lượng khí phát thải này tương đương với lượng được phát sinh từ các nguồn năng lượng hóa thạch và lưới điện Việt Nam.
Điều này sẽ được thực hiện thông qua một thỏa thuận mua bán điện với tổng sản lượng điện của dự án, dự kiến sẽ là 50 GWh mỗi năm, giữa Tổng công ty điện lực quốc gia của Việt Nam (EVN) và nhà phát triển dự án. Khi hoạt động đầy đủ, Suối Sập 3 sẽ giảm phát thải 29.428 tấn CO2 mỗi năm.
Hình 3.2. Lòng hồ nhà máy thủy điện Suối Sập 312F13
Tỉnh Sơn La là tỉnh lớn thứ năm ở Việt Nam. Chính phủ đã xác định cần phải tăng cường đầu tư kinh tế cho tỉnh để xóa nghèo. Theo số liệu thống kê năm 2008, tỷ lệ nghèo của tỉnh là 33% và GDP bình quân đầu người là 350 USD, giữa lúc đó mức trung bình bình quân đầu người của cả nước là 1047 USD. Khu vực dự án là một trong 59 xã đặc biệt khó khăn. Theo đánh giá những xã này cần được hỗ trợ phát triển đặc biệt hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bốn xã gần với dự án là Suối Bau, Phiêng Ban, Hồng Ngãi và Sập Xá, là các xã với hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số.
13 Nguồn: http://sonlapc.vn/customer/tintuc_tin.aspx?id=101371
Hình 3.3. Toàn cảnh trạm tăng áp nhà máy thủy điện Suối Sập 313F14 Dự án Suối Sập 3 có những đóng góp cho phát triển bền vững như sau:
- Tăng nguồn điện cấp. Việt Nam có khả năng thiếu điện và không thể đáp ứng nhu cầu gia tăng của nền kinh tế đang phát triển và dân số ngày càng tăng. Theo dự báo thì nhu cầu về điện sẽ tăng đến 17% mỗi năm trong thập kỉ tới6. Tương tự như vậy, nhu cầu điện của tỉnh Sơn La sẽ tăng gấp đôi mức tải lượng, từ 75 MW (năm 2005) đến 158 MW (năm 2010). Suối Sập 3 sẽ cung cấp khoảng 8% nhu cầu phụ tải với điện tái tạo, và thay thế điện chất lượng thấp từ lưới điện quốc gia7.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Dự án mở rộng mạng lưới đường nông thôn và lưới điện, cung cấp các cải tiến cơ sở hạ tầng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Điều này giúp giảm các chi phí vận
14 Nguồn: http://sonlapc.vn/customer/tintuc_tin.aspx?id=101371
chuyển và giao dịch, cũng như tạo ra cách tiếp cận thị trường khu vực nông thôn tốt hơn.
- Tạo những cơ hội làm việc mới. Lợi ích đối với cộng đồng địa phương gia tăng thông qua việc tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho người dân địa phương trong các hoạt động xây dựng và dịch vụ. Cơ hội việc làm tiếp tục được tạo ra bởi việc thành lập các ngành công nghiệp và thu hút các doanh nghiệp.
- Cải thiện thủy lợi cho nông nghiệp địa phương. Thu nhập của cộng đồng địa phương chủ yếu từ nông nghiệp. Hồ chứa Suối Sập 3 sẽ cấp tưới cho lúa và các vườn cây ăn trái.
3.1.3. Qui mô công trình và công nghệ kỹ thuật