Với phát triển chung ở trên thế giới, Việt Nam từng bước hòa nhập và cùng phát triển. Bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng đời sống của nhân sinh là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Điều này càng giúp Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào những hoạt động của thế giới nhằm giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hợp Quốc đề xuất. Sau đây là các bước mà Việt Nam đã tiến hành để thực thị Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam.
a) Thành lập cơ quan có thẩm quyền DNA Việt Nam
Tháng 3 năm 2003 cơ quan có thẩm/ủy quyền quốc gia về CDM là DNA (Designated National Authority) ở Việt Nam được thành lập trực thuộc
6 Nguồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf
7 Nguồn: http://cdm.unfccc.int/Statistics/Public/files/201304/proj_reg_byOther.pdf
Bộ Tài nguyên và Môi trường (như đã đăng ký ở tổ chức quốc tế). Từ đó Việt Nam đã đạt được những điều kiện để tham gia các dự án CDM quốc tế là:
- Tham gia hoàn toàn tự nguyện,
- Phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và ký Nghị định thư Kyoto.
- Thành lập được DNA của quốc gia b) Tổ chức pháp lý của cơ quan DNA Việt Nam:
Bộ Tài nguyên và Môi trường được chọn là cơ quan quản lý nhà nước của DNA. Bên cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường là Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành có nhiệm vụ chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban được thành lập bao gồm mười hai đại diện của chín bộ ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
c) Chức năng của cơ quan DNA Việt Nam là:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn quốc gia về CDM.
- Đánh giá các dự án CDM ở cấp quốc gia
- Trình Ban điều hành và Tư vấn quốc gia về CDM đánh giá các dự án CDM tiềm năng
- Tiếp nhận, đánh giá và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường các văn bản ý tưởng dự án (PIN) hoặc văn kiện thiết kế dự án (PDD) ra thư xác nhận chính thức hoặc công văn phê duyệt.
- Cung cấp thông tin về CDM cho các nhà đầu tư có quan tâm, các tổ chức có liên quan, các nhà tư vấn và công chúng
- Quản lý và điều phối các hoạt động và đầu tư CDM ở Việt Nam.
d) Các cơ sở pháp lý và chính sách được Việt Nam đưa ra để đưa các dự án CDM vào hoạt động
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/10/2005 yêu cầu các bộ có liên quan xây dựng các kế hoạch và chính sách thực thi có hiệu quả Nghị định thư Kyoto.
- Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ TNMT ban hành ngày 12/12/2006 hướng dẫn việc chuẩn bị, xây dựng, chứng nhận và phê duyệt dự án CDM ở Việt Nam.
- Tháng 04/2007, Thủ tướng Chí nh phủ đã ra quyết định số
47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-10
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của thủ tướng chính phủ về một số cơ chế tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Quyết định cũng là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM.
- Thông tư liên tịch số 58/2008TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định số 130/2007/QĐ-TTg 02/08/2007.
- Thông tư liên tịch số 204/2010 TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Liên Bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi và bổ sung một số nội dung của thông tư liên tịch số 58/2008 TTLT-BTC- BTN&MT ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định số 130/2007/QĐ- TTg 02/08/2007.
e) Dự án đăng ký tham dự CDM ở Việt Nam
Theo các qui định hiện hành của Việt Nam, các dự án đăng ký tham dự CDM ở Việt Nam phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Dự án phải trên cơ sở tự nguyện và có tính khả thi cao;
- Dự án giảm phát thải khí nhà kính phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển của xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững;
- Dự án phải có lượng giảm phát thải thực và có kế hoạch giám sát kiểm tra cụ thể;
- Dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM được triển khai qua bẩy bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:
1. Thiết kế và xây dựng dự án 2. Phê duyệt quốc gia
3. Phê chuẩn/đăng ký 4. Tài chính dự án 5. Giám sát
6. Thẩm tra/chứng nhận 7. Ban hành CERs
Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận khá phổ biến về đường cơ sở, nhưng ở Việt Nam trong thực tế chỉ áp dụng một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
1.4.1 Các dự án thủy điện ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM
Từ tháng 6/2008 đến tháng 8/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ban DNA Việt Nam của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đã phê duyệt hai mươi ba tài liệu thiết kế dự án (PDD) theo CDM. Riêng trong lĩnh vực thủy điện thì dưới đây là một vài ví dụ:
- Thuỷ điện Sông Ông Tổng tiềm năng giảm phát thải: 164.782 tấn CO2/07 năm
- Thuỷ điện Yan Tann Sien 319.100 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Khe Soong và Hợp Thành 167.140 tCO2/07 năm - Thuỷ điện Thái An 1460.367 tCO2/07 năm
- Thuỷ điện Bản Chuồng 92.430 tCO2/10 năm - Thuỷ điện Yên Lập 37.420 tCO2/10 năm
- Cụm thuỷ điện Nậm Tha 495.322 tCO2/07 năm - Thuỷ điện Đắk Pône 280.286 tCO2/07 năm - Nồi hơi đốt trấu 686.581 tCO2/10 năm
- Đồng phát nhiện điện trấu Đình Hải 287.825 tCO2/07 năm
- Xử lý nước thải và thu hồi khí mê-tan để phát triển 784.876 tCO2/07 năm điện tại Nhà máy Cồn nhiên liệu Đồng Xanh
- Nhà máy điện gió Bình Thuận số 1-30MW 405.921 tCO2/07 năm - Thuỷ điện An Điềm II 318.165 tCO2/07 năm
- Trích khí sinh học từ nước thải sản xuất tinh bột mì 644.273 tCO2/07 năm và sử dụng cho Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi - Thuỷ điện H’Mun 448.790 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Bản Rạ 454.740 tCO2/10 năm - Thuỷ điện Ia Puch 3 200.810 tCO2/10 năm
- Thuỷ điện Nậm Xây Luông 1 201.606 tCO2/10 năm - Thuỷ điện Mường Hum 559.454 tCO2/07 năm - Thuỷ điện Đắk N’Teng 248.773 tCO2/07 năm - Thuỷ điện Ngòi Phát 2.157.833 tCO2/10 năm - Thuỷ điện Ea Drăng 2 123.851 tCO2/07 năm - Thuỷ điện La Hiêng 2 237.951 tCO2/07 năm
Cho đến 30.10.2010 Ban chấp hành quốc tế về CDM của quốc tế đã công nhận ba mươi dự án CDM của Việt Nam (lượng giảm khí nhà kính vào khoảng 13,8 triệu tấn CO2), 2 dự án đã được cấp giấy CERs. Cho đến nay tổng dự án CDM của Việt nam đã nâng lên tới hơn hai trăm dự án. Việt Nam đang tích cực tham gia hoạt động mạnh các dự án CDM với mục tiêu bảo vệ môi trường.
1.4.2. Các dự án khác ở Việt Nam nằm trong khuôn khổ CDM
Một dự án CDM đầu tiên là thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện , khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ 202 triệu USD.7F8
Bên cạnh đó, 13 dự án khác đã được trình lên DNA Việt Nam chờ phê duyệt, 16 dự án và 10 ý tưởng dự án đang được xây dựng . Như vậy số lượng các ý tưởng và dự án này nếu được phê duyệt và triển khai không hề ít , chưa kể mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng , xử lý chất thải và lâm nghiệp , hoàn toàn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.8F9
Đánh giá về lợi ích kinh tế của dự án CDM, ví dụ dự án sản xuất gạch không nung, một chuyên gia của một công ty CDM đã so sánh, một nhà máy sản xuất gạch nung theo phương pháp truyền thống công suất 35 triệu
8 Nguồn: http://dmcgroup.vn/cam-nang/co-che-phat-trien-sach-cdm/op=detail&maa=CDM-va-nhung-tiem- nang-cho-Viet-Nam-Ki-II
9 Nguồn: http://dmcgroup.vn/cam-nang/co-che-phat-trien-sach-cdm/op=detail&maa=CDM-va-nhung-tiem- nang-cho-Viet-Nam-Ki-II
viên/năm sẽ tiêu thụ khoảng 7.000 tấn than/năm và phát thải khoảng 14.000 tấn CO2/năm, trong khi nhà máy sản xuất gạch không nung (2,6 kg/viên) có cùng công suất, sử dụng 10% xi măng và tiêu thụ 500 MWh điện mỗi năm có thể giảm phát thải mỗi năm khoảng 10.635 tấn CO2. Hiện nay, mỗi CER (1 tấn CO2 = 1 CER) được chuyển nhượng với giá 12 USD trên thị trường, từ đó cho thấy những hiệu quả kinh tế của dự án.9F10
Kết luận chương 1
Tác động của con người gây ra biến đổi khí hậu trong đó có cả sự tiêu thụ điện năng của con người. Mục tiêu cắt giảm khí CO2 trong nghị định thư Kyoto được các quốc gia ký vào 1997. CDM, mua bán chất thải, đồng thực hiện là những cơ chế trong nghị định thư.
CDM là cơ chế để các nước phát triển tài trợ cho các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển bằng cách hỗ trợ về tài chính, công nghệ mới.. CDM là cơ chế quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nó đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và đi đôi với bảo vệ môi trường vì thế nên các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải ước định được hiệu quả của các dự án CDM. Cùng với những thành quả trong các dự án CDM của thế giới thì Việt Nam cũng bước đầu có những triển khải cơ bản và đạt được thành quả nhất định trong dự án CDM. Với cơ quan thẩm tra xét duyệt các dự án CDM thuộc bộ Tài Nguyên và Môi Trường và sự điều hành vĩ mô của nhà nước thì các dự án CDM có những chính sách văn bản pháp quy hướng dẫn thành lập các bước của một dự án CDM. Hiện nay ở Việt Nam thì giảm phát thải của các dự án CDM đã và đang được đưa vào xen kẽ trong hoạt động của các cấp các ngành. Nhưng cần sự quản lý giám sát tốt hơn nữa của nhà nước để tránh tình trạng triển khai chồng chéo và mâu thuẫn.
10 Nguồn: http://www.tonghoixaydungvn.org/default.aspx?Tab=445&Tinso=4534
CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN QUI MÔ NHỎ VÀ PHƯƠNG