Trong tính thấm cần phải xác định các thông số của dòng thấm ở thân đập và nền đập: lưu lượng thấm qua thân đập và nền, trên cơ sở đó tìm lượng nước tổn thất của hồ do thấm gây ra và có
Trang 1Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ NÔNG NGHIệP Và PTNT
Trường đại học THủY LợI
Trang 2LỜI CẢM ƠN
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân,
luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp xử lý nền đập đất đầm nén
hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên” đã hoàn thành
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Trịnh Minh Thụ đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo ThS Trần Thế Việt, Trường Đại
học Thủy lợi Hà Nội, phòng đào tạo đại học và sau đại học, khoa công trình
cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình học
tập cũng như thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Công ty tư vấn và chuyển giao
công nghệ - Trường Đại học Thủy lợi đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu
thập tài liệu Hồ chứa nước Mỹ Lâm - tỉnh Phú Yên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn này
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân
trong gia đình đã ủng hộ, động viên tác giả về mọi mặt trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013
TÁC GIẢ
Bùi Thị Lương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
cứu của riêng tôi Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người nào công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào
TÁC GIẢ
Bùi Thị Lương
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở
22TU
22TU
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAMU 10
Trang 5CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHỐNG
Trang 6CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN XỬ LÝ NỀN CHO ĐẬP
Trang 7VỀ KINH TẾ VÀ KỸ THUẬTU xxii
22TU
(LÚN) VỚI BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN BẰNG TƯỜNG HÀO XI MĂNG – BENTONITE TRƯỜNG HỢP MỰC NƯỚC THƯỢNG LƯU LÀ MNDBTU xxiii
22TU
BẰNG TƯỜNG HÀO XI MĂNG - BENTONITE TRƯỜNG HỢP MỰC NƯỚC RÚT NHANHU xxvii
22TUKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊU xxix
Trang 10mực nước rút nhanhU xxvii
22TU
trường hơp 3 của bài toán mực nước rút nhanh từ MNDBT
(+33,4m) xuống mực nước chết (+15.32m)U xxviii
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 12MỞ ĐẦU
Từ bao đời nay, nước là nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ đối với con người mà đối với tất cả các sinh vật sống và hàng loạt các quá trình khác trên trái đất Theo thời gian, dân số và kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng Trong khi đó, phân bố nguồn nước tự nhiên lại không đều theo không gian và thời gian Theo không gian, những nơi có nguồn nước được xem là dồi dào cả
về chất lẫn lượng thì nhu cầu nước chưa hẳn đã lớn và ngược lại Theo thời gian, những lúc có nhu cầu sử dụng lớn thì nguồn nước lại không đầy đủ hoặc thiếu trầm trọng Do vậy, để khắc phục những hạn chế này đáp ứng nhu cầu
sử dụng nước một cách tốt hơn, hàng loạt các hoạt động liên quan đến phát triển tài nguyên nước đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
sự phân bố một cách không cân bằng so với nhu cầu sử dụng là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả cao Theo báo cáo của Uỷ hội quốc tế về đập (tháng 12 năm 2000) thì đến năm 1950 có ít nhất 45.000 đập lớn thế giới phục vụ cho việc phát điện, cấp nước và tưới Đến đầu thế kỷ 21 này, vẫn còn khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới với một nửa nhu cầu điện năng của họ phụ thuộc vào thuỷ điện Trong cơ cấu sản xuất điện tại Việt Nam, năm 1995 thuỷ điện chiếm 72,3%, và năm 2000 là 54,7% Các hồ chứa lớn đã sản xuất khoảng 19% tổng lượng điện sử dụng trên thế giới Hơn một nửa số đập trên thế giới được xây dựng phục vụ tưới, và khoảng 40% trong tổng số 271 triệu
ha diện tích tưới trên thế giới phụ thuộc vào sự cung cấp nước của các đập dâng, hồ chứa Rõ ràng, việc xây dựng hồ chứa đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu sử dụng của con người [7]
Trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi lớn và nhỏ để đảm bảo tưới tiêu cho hàng triệu
Trang 13ha đất canh tác, ngăn mặn, cải tạo đất, giảm nhẹ thiên tai, cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân Nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ với quy mô lớn, có kỹ thuật phức tạp đã được áp dụng các công nghệ mới từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành công trình Đó là niềm tự hào của những người làm công tác thủy lợi
Hồ chứa là nơi trữ nước với các dung tích lớn nhỏ khác nhau Ở nước ta
hồ chứa đã, đang và sẽ được xây dựng rất nhiều Đập đất là loại đập không tràn có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong hồ chứa, là loại đập xây dựng bằng vật liệu địa phương, bằng loại đất hiện có của vùng xây dựng Đập đất
có cấu tạo vững chắc, có khả năng cơ giới cao khi thi công và trong đa số các trường hợp có giá thành hạ nên đập đất được ứng dụng rỗng rãi nhất trong hầu hết các nước Ở nước ta do đặc điểm địa hình, địa chất, vật liệu xây dựng, phương tiện thi công … trong tương lai đập đất có triển vọng phát triển hơn nữa Đối với các đập có chiều cao đập <100m thì đập vật liệu địa phương
84
12
4 0
10 20 30 40 50 60 70 80 90
và ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của đập (các hiện tượng xói ngầm, trượt mái
Trang 14dốc) cho nên cần phải tính thấm cho đập đất để xác định lưu lượng thấm, đường bão hòa và gradient thấm, từ đó có các biện pháp xử lý cho đập
Tổng kết và phân tích những nguyên nhân gây ra sự cố công trình đất trên thế giới Middle Brooks cho thấy: Trên 60% những sự cố công trình đất
do thấm gây ra và khoảng 10% sự cố công trình có tác nhân kích thích từ thấm, 30% sự cố công trình do tràn nước mặt đập, trượt mái và các nguyên
Bộ, Đông Nam Hiện tượng thấm xảy ra sau một thời gian khai thác, có nơi vài ba năm, mười năm, có nơi mới chỉ 1-2 năm đã phát sinh thấm, thậm chí có những đập bị thấm mạnh ngay sau khi tích nước lần đầu tiên (Cà Giây, Sông Quao) Qua quan trắc nhận thấy rằng phần lớn lưu lượng thấm đo được thường lớn hơn nhiều lần so với lượng thấm tính toán thiết kế, vị trí đường bão hòa cao hơn dự kiến và không đổ vào đống đá tiêu nước gây nên xói ngầm ở nền và thân đập
Đập đất đầm nén tuy có yêu cầu không cao đối với nền như các loại hình đập bê tông, nhưng công tác xử lý nền (XLN) có vị trí rất quan trọng, nhất là đối với đập cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn Đập, đến tiến độ và giá thành xây dựng, là một trong các yếu tố quan trọng trong việc phát triển đập hiện đại Sự cố đập xảy ra trong và ngoài nước do nguyên nhân
về XLN chiếm trên 40% cho thấy điều đó
Luận văn với mục đích tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp xử lý nền, tập trung vào phân tích thấm để giúp cho thiết kế đưa ra được giải pháp xử lý nền đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế; qua đó kiểm tra ổn định trượt, ổn định về biến dạng (lún) giải pháp được chọn
Trang 151 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với công trình thủy lợi, sức phá hoại của tự nhiên là một yếu tố thường xuyên tồn tại Cho đến nay toàn bộ lý luận và kinh nghiệm mà loại người đã tích lũy được trong thực tiễn tuy đã có thể hạn chế được khả năng phá hoại của công trình trong một phạm vi nhất định nhưng vẫn không thể xóa bỏ triệt để được khả năng này
Trong các yếu tố tự nhiên uy hiếp an toàn của công trình thủy lợi thì yếu
tố chủ yếu là điều kiện thủy văn, thủy lực và địa chất Ngoài ra các yếu tố do con người gây ra như công tác khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành và quản lý công trình không hợp lý hay không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật hay cả những tác động phá hoại môi trường như đốt phá rừng bừa bãi, việc đô thị hóa làm giảm diện tích lớp phủ thực vật dẫn đến thay đổi môi trường tự nhiên làm thay đổi điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn, thủy lực của lưu vực sông … cũng gây ra những thảm họa, những sự cố công trình thủy lợi không chỉ thiệt hại về của cải vật chất mà nhiều khi tổn thất về nhân mạng cũng rất nghiêm trọng Phá hoại của đập đất thường xảy ra do quá trình thấm gây nên Dòng thấm qua thân đập và nền có khả năng gây nên xói mòn tạo thành những kênh nhỏ trong đất Những kênh này từ phía chân đập sẽ phát triển ngược về phía mặt trước của đập và sẽ gây sụt đổ đập
Cần phải tính thấm qua đập và thân nền để làm cơ sở tính toán ổn định mái, kết cấu chống thấm, kết cấu các bộ phận tiêu nước hợp lý và kinh tế nhất Trong tính thấm cần phải xác định các thông số của dòng thấm ở thân đập và nền đập: lưu lượng thấm qua thân đập và nền, trên cơ sở đó tìm lượng nước tổn thất của hồ do thấm gây ra và có biện pháp phòng chống thấm thích hợp; vị trí đường bão hòa, từ đó sẽ tìm được áp lực thấm dụng trọng tính toán
ổn định của mái đập gradient thấm của dòng chảy trong thân đập, nền đập
Trang 16nhất là chỗ dòng thấm thoát ra ở hạ lưu để kiểm tra xói ngầm, đẩy trồi đất và xác định kích thước cấu tạo của tầng lọc ngược
Do vậy, những vấn đề thấm và ổn định thấm của đập cần phải được phân tích kỹ khi xây dựng đập Một số công trình mất ổn định do biến dạng thấm gây nên (Đập Suối Hành, Đập Phú Ninh, Đập Cà Giây, đập Ngãi Sơn Đồng Mô….) Hiện nay, ở Việt Nam các vấn đề xử lý chống thấm cho nền các công trình thủy lợi đã được nghiên cứu và ứng dụng khá phổ biến, tuy nhiên mỗi
nhất định ứng với từng kiểu cấu trúc đất nền Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp xử lý nền nhằm giảm tính thấm cho các công trình thủy lợi là vấn đề hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Xử lý nền là một lĩnh vực phát triển nhanh nhất cạnh tranh nhất và có nhiều sáng tạo nhất trong địa kỹ thuật Nó là vũ khí của các kỹ sư địa kỹ thuật
để khắc phục nền đất yếu Trong đó, các kỹ sư bắt buộc nền đất phải đáp ứng các yêu cầu của công trình bằng cách đổi trạng thái tự nhiên của nền thay vào việc thiết kế công trình theo các hạn chế của nền đất
Các kỹ thuật xử lý nền được giới chuyên môn về địa kỹ thuật tiếp nhận nhanh chóng, là một bằng chứng cho nhiều ích lợi, nhất là về chi phí, tiến độ và tác động môi trường Các biện pháp xử lý nền các công trình thuỷ công đã, đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới: Giải pháp thay đất nền (đào chân khay, tường nghiêng sân phủ hoặc tường tâm), tạo màng chống thấm (hào bentonite, tạo hàng cọc xi măng đất, cọc cừ kết hợp với các biện pháp chống
pháp được kết hợp với nhau để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xử lý Bên cạnh các lợi ích về kỹ thuật, các phương pháp xử lý nền còn đưa lại các lợi ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm do rác thải gây ra
Trang 17Vì vậy để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp xử lý nền các công trình thủy lợi đã, đang và được áp dụng rộng rãi đối với đập đất đầm nén hồ chứa nước Mỹ Lâm - tỉnh Phú Yên, trên cơ sở
đó phân tích những ưu nhược điểm của mỗi phương pháp từ đó kiến nghị biện pháp xử lý nền hữu hiệu đảm bảo an toàn và kinh tế; kiểm tra tính ổn định trượt, ổn định biến dạng (lún); kiểm tra ổn định trượt mái khi nước rút nhanh với giải pháp lựa chọn
2 Mục đích của đề tài
tính ổn định thấm cho mỗi phương án tính toán, tìm ra biện pháp xử nền hữu hiệu; kiểm tra ổn định trượt, ổn định biến dạng (lún); ổn định trượt mái khi nước rút nhanh với giải pháp được chọn
- Thu thập các tài liệu đã được công bố;
thân đập
kiến nghị giải pháp xử lý nền hữu hiệu cho công trình
kỹ thuật với các giải pháp xử lý nền khác nhau
- So sánh lựa chọn giải pháp hữu hiệu
Trang 18- Kiến nghị và kiểm tra ổn định trượt, ổn định về biến dạng (lún)); ổn định trượt mái khi nước rút nhanh theo phương án chọn đảm bảo công trình
an toàn
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt và kết luận; luận văn được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình xây dựng đập ở Việt Nam và các biện pháp xử lý nền
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Nghiên cứu các giải pháp xử lý chống thấm cho nền để tăng cường ổn định đập
Chương 4: Ứng dụng tính toán xử lý nền cho đập đất hồ chứa nước Mỹ
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT
NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM
Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta, chỉ trừ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của đồng bằng Bắc bộ như Thái Bình, Nam Định và Hà Nam còn tất cả các tỉnh khác đều có hồ chứa
Theo tài liệu điều tra cho đến năm 2000, toàn quốc có trên 550 hồ chứa loại vừa và lớn (với dung tích 1 triệu m3 nước trở lên và có chiều cao đập trên 10m) và hàng ngàn hồ chứa nước loại vừa và nhỏ có dung tích nhỏ hơn 1 triệu
mP
3
có khoảng 100 hồ sử dụng tổng hợp (tưới, phát điện, du lịch, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt và thuỷ sản) và một số ít hồ chỉ có mục đích phát điện Trong các loại hình đập tạo hồ thì đại đa số là đập đất, một số ít đập đá và đập
80% còn lại là ở miền núi và trung du Bắc Bộ [9]
Đập đất là loại đập làm bằng vật liệu địa phương được xây dựng phổ biến ở nước ta và trên thế giới Đây là một loại đập tận dụng được vật liệu tại chỗ, cấu tạo đơn giản, công nghệ thi công không phức tạp, trên mọi loại nền đều có thể xây dựng đập đất, vì vậy giá thành thường rẻ
Trang 20Bảng 1-1: Thống kê một số đập đất, đá lớn ở Việt Nam [8]
(m)
Năm hoàn thành
Trang 21TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Khái quát về sự cố công trình thủy lợi
Trước khi tìm hiểu các vấn đề về sự cố hư hỏng đập chúng ta cần quan tâm tới đặc điểm làm việc của đập đất Đập đất có những đặc điểm quan trọng sau: Đập đất thường là loại không tràn nước Để đảm bảo tháo lũ, lấy nước tưới hoặc cung cấp nước phải xây dựng những công trình riêng như đường tràn tháo lũ, cống lấy nước
Trang 22* Thấm qua thân đập và nền: Nền đập và thân đập nói chung đều thấm
nước Khi mực nước thượng lưu dâng cao trong thân đập sẽ hình thành dòng thấm từ thượng lưu về hạ lưu
Trong thân đập có mặt bão hòa, trên mặt cắt ngang đập thể hiện là đường
hòa đất chịu đẩy nổi của nước và chịu lực thủy động do thấm Dưới tác động của lực thấm thủy động, mái đập càng dễ mất ổn định
* Ảnh hưởng của nước thượng hạ lưu đối với mái đập: Mực nước
thượng hạ lưu đập có thể gây phá hoại đất ở mái đập Dưới tác dụng của sóng các kết cấu bảo vệ mái đập có thể bị phá vỡ, gây xói lở thân mái, làm trôi các tầng lọc bảo vệ
* Tác hại của nước mưa và nhiệt độ: Trong thời gian mưa một phần
nước sẽ thấm vào đập, một phần chảy trên mái đập có thể gây bào mòn và xói đất, hiện tượng này tiếp diễn làm giảm mặt cắt đập, gây biến dạng Trong thiết kế đập đất cần có hệ thống thoát nước mưa ở đỉnh và mái đập Khi nhiệt
độ thay đổi có thể gây nứt nẻ thân đập, nhất là các loại đất sét, pha sét có tính
co ngót lớn
* Biến dạng của nền và thân đập: Dưới tác dụng của trọng lượng bản
thân, đất thân đập và nền bị biến dạng Chuyển vị đứng làm giảm chiều cao đập Biến dang làm đập và các thiết bị chống thấm bằng đất bị nứt nẻ gây nguy hiểm cho đập
Những đặc điểm trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình thủy lợi, vì thế nếu để xảy ra kém chất lượng ở bất kỳ khâu nào, trong thời gian nào cũng có thể dẫn tới sự cố lớn hoặc nhỏ Điều đó cũng có nghĩa
là sự cố các công trình thủy lợi thủy lợi có quan hệ mật thiết với những đặc điểm đã nêu trên
Trang 23Sự cố các công trình thủy lợi có những đặc điểm:
địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn công trình), thiết kế (thủy công, cơ khí, điện), chế tạo lắp đặt, thi công và quản lý khai thác Tuy nhiên thực tế nguyên nhân phổ biến là: Khảo sát, thiết kế, thi công
- Sự cố lớn thường xảy ra đối với các công trình thủy công (đập đất, cống lấy nước, tràn xả lũ)
thường là sau nhiều năm Tuy nhiên sự cố lớn và nghiêm trọng thường xảy ra khi gặp lũ cực lớn và trong quá trình thi công (vỡ đập Sông Mực - Thanh
thời gian rất ngắn, không kịp ứng phó
gây ra tổn thất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân và tài sản quốc gia có ảnh hưởng xấu về kinh tế và tình hình xã hội
Đập đất là hạng mục quan trọng nhất đối với đầu mối công trình thủy lợi
Sự cố về đập đất rất nghiêm trọng và không lường hết được hậu quả
Trang 2425,39 17,3
15,06
Sạt mái thượng lưu
Hỏng đập tràn xả lũ
Cống bị hỏng Đập bị thấm Đỉnh đập thấp Cửa bị hỏng
Hình 1-1: Biểu đồ sự cố công trình thủy lợi
ra đa số xảy ra ở những hồ chứa vừa và nhỏ và với đập dâng nước là đập đất Tuy là hồ chứa nhỏ nhưng khi có sự cố có sức tàn phá ghê gớm, ví dụ năm
1978 hồ chứa của một nông trường cà phê ở Đắk Lắk chỉ có dung tích 500.000m3 bị vỡ đã làm chết hơn 30 người, hồ chứa Nhà Trò ở Nghệ An dung tích 2 triệu m3 bị vỡ đã làm chết 27 người và gần đây nhất 1 hồ chứa rất nhỏ ở Hà Tĩnh chỉ chứa 250.000m3 nước bị vỡ đã làm trôi hơn 200 m đường
Trang 25Đối với đập đất những sự cố thường gặp và nguyên nhân xảy ra sự cố được tổng kết như sau:
1 Lũ tràn qua đỉnh đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Tính toán thủy văn sai
- Cửa đập tràn bị kẹt
- Lũ vượt tần suất thiết kế, không có tràn dự phòng
- Đỉnh đập đắp thấp hơn cao trình thiết kế
2 Sạt mái thượng lưu
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Tính sai cấp bão
- Thi công lớp gia cố kém chất lượng
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Đánh giá sai địa chất nền đập
- Thi công xử lý không đúng thiết kế
4 Thấm và sủi nước ở vai đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Thiết kế sai biện pháp tiếp giáp giữa đập và vai
- Đầm nện chỗ tiếp giáp không tốt
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Vật liệu đắp không tốt
Trang 26- Khảo sát vật liệu không đúng với thực tế, thí nghiệm sai các chỉ tiêu cơ
lý lực học của vật liệu đất
- Thiết kế sai dung trọng khô của đập
- Thiết bị tiêu thoát nước qua thân đập không làm việc
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Nền đập bị lún
- Đất đắp đập bị lún ướt lớn hoặc tan rã nhanh
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Nền đập bị lún theochiều dài dọc tim đập
- Đất đắp đập khối thượng lưu có tính lún ướt và tan rã mạnh nhưng không khảo sát phát hiện ra hoặc thiết kế kết không có biện pháp đề phòng
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Sóng bão kéo dài phá hỏng lớp gia cố
- Thiết kế chọn sai sơ đồ tính toán ổn định, tổ hợp tải trọng
- Địa chất nền xấu không xử lý triệt để
tiêu nước mưa trên mái không tốt
Trang 27Hình 1-3: Sạt trượt mái thượng lưu
đập Bản Chành
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Nền bị xói làm thân đập bị gãy nứt nẻ
- Tiêu năng bị xói do thiết kế sai
- Hạ lưu bị xói do tiêu năng không hết
hoạt động kém
10 Cống lấy nước bị hỏng
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
chứa đầy nước
- Tiêu năng sau cống bị xói
33T
1.2.3.1 Vỡ đập Suối Hành ở Khánh Hoà33T
Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau:
- Dung tích hồ: 7,9 triệu m3 nước
Trang 28- 20 ngôi nhà bị cuốn trôi
- 4 người bị nước cuốn chết
3 chỉ tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh giá sai lầm chất lượng đất đắp đập Công tác khảo sát địa chất quá kém, các số liệu thí nghiệm về đất bị sai rất nhiều so với kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước như Trường Đại học Bách khoa TP HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam
Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay trong một bãi vật liệu các tính chấ lầm rất lớn Tưởng rằng đất đồng chất
đạt k = 0,9
Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho nên sinh ra việc lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước gây nên sự lún sụt trong thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng nước xói xuyên qua đập làm vỡ đập
Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập Kỹ sư thiết kế không
Trang 29nắm bắt được các đặc tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện các sai sót trong khảo sát và thí nghiệm nên đã chấp nhận một cách dễ dàng các số liệu do các cán bộ địa chất cung cấp
Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều loại đất khác nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thời tiết nên nếu ngưới thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầm nén và dung trọng của đất Điều này dẫn đến kết quả trong thân đập tồn tại nhiều γkkhác nhau
Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý Khi đã có nhiều loại đất khác nhau thì việc xem đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt đập
ra nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn ổn định cho toàn mặt cắt đập Khi đã có nhiều loại đất khác nhau mà tính toán như đập đồng chất cũng là 1 nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cố đập Suối Hành
Trong thi công cũng có rất nhiều sai sót như bóc lớp đất thảo mộc không hết, chiều dày rải lớp đất đầm quá dày trong khi thiết bị đầm nén lúc bấy giờ chưa được trang bị đến mức cần thiết và đạt yêu cầu, biện pháp xử lý
độ ẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng, xử lý nối tiếp giữa đập đất và các mặt bê tông cũng như những vách đá của vai đập không kỹ cho nên thân đập
là tổ hợp của các loại đất có các chỉ tiêu cơ lý lực học không đồng đều, dưới tác dụng của áp lực nước sinh ra biến dạng không đều trong thân đập, phát sinh ra những kẽ nứt dần dần chuyển thành những dòng xói phá hoại toàn bộ thân đập
33T
1.2.3.2 Vỡ đập Suối Trầu ở Khánh Hoà
Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà bị sự cố 4 lần:
Trang 30- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi cống
- Chiều cao đập cao nhất: 19,6m
- Chiều dài thân đập: 240m
Nguyên nhân của sự cố:
Về thiết kế: xác định sai dung trọng thiết kế Trong khi dung trọng khô
đất cần đạt γk = 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế γk = 1,5T/m3 cho nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp
Về thi công: đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm
đứng đầm đất ở mang cống Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt dung trọng khô γk = 1,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp không được đầm chặt
Về quản lý chất lượng:
- Không thẩm định thiết kế
mang cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn, thường chỉ đạt 10% Không đánh dấu vị trí lấy mẫu
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và quản lý
33T
1.2.3.3 Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà
Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như hai đập đã nói trên đây Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình
Trang 31thường rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc xói qua thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ
Nguyên nhân cũng giống như các đập nói trên:
tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho người thiết kế để có biện pháp xử lý
nên vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò
nên khi hồ bắt đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã
Vẫn là những bài học cay đắng của đất đắp đập miền Trung nhưng không được đúc kết và rút kinh nghiệm
Một số đập có quy mô nhỏ hơn như đập Họ Võ (Hà Tĩnh), đập Đu Đủ (Bình Thuận), đập Núi Một (Bình Thuận), cũng bị vỡ mà nguyên nhân chính là do tài liệu khảo sát sai
Đập Cà Giây ở Bình Thuận đã thi công gần đến đỉnh đập, nước trong
hồ đã dâng lên gần đến cao trình thiết kế thì xuất hiện nhiều lỗ rò xuyên qua thân đập phá hoại toàn bộ thiết bị tiêu nước trong thân đập làm đập bị sụt xuống suýt vỡ
Nguyên nhân chủ yếu là do thi công hai khối đập cách nhau quá xa, xử
lý nối tiếp không tốt, hai khối lún không đều xuất hiện vết nứt giữa hai khối
Còn rất nhiều sự cố trong nhiều năm qua mà chưa có một tổng kết đầy
đủ, song thường là những công trình nhỏ, công tác quản lý chất lượng thường không được quan tâm một cách đầy đủ
Trang 32* Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
a Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp của đất đắp đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung Nhiều đơn vị khảo sát tính chuyên nghiệp kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong đánh giá bản chất của đất
b Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung trọng đắp đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này Xác định kết cấu đập không đúng, nhiều lúc rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của các loại đất trong thân đập dẫn đến đập làm việc không đúng với sức chịu của từng khối đất
c Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đơn vị thi công không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan trọng của từng chỉ số được quy định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm trọng nhưng lại không hề biết
d Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa chọn các nhà thầu chỉ thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được các nhà thầu có đủ và đúng năng lực
33T
1.2.3.4 Một số đề xuất, kiến nghị
a Trong xây dựng thuỷ lợi, đặc biệt là các hồ chứa, công tác khảo sát địa chất cực kỳ quan trọng, nó không những tác động đến giá thành, hiệu quả của dự án mà còn tác động đến sự an toàn của công trình Song kinh phí dành cho khảo sát là ít và nhất là trong giai đoạn lập dự án nên rất hạn chế cho việc lựa chọn các vật liệu đất tốt nhất, tuyến đập tốt nhất
b Các cơ quan tư vấn lập dự án lại không được tham gia đấu thầu thiết
kế ở giai đoạn sau đã gây ra sự thiệt hại to lớn đối với đất nước
Trang 33c Việc đầu thầu rộng rãi có mục tiêu làm tăng tính cạnh tranh nhưng nó cũng làm cho việc chọn lựa nhà thầu không chính xác, không đạt đến mức chuyên nghiệp dẫn đến chất lượng thiết kế và thi công đều kém
d Việc phân cấp quản lý cho địa phương là đúng nhưng nếu chọn những người quản lý không đủ trình độ chuyên môn nghề nghiệp, thiếu kinh nghiệm trong xây dựng các công trình thuỷ lợi thì sẽ hạn chế hiệu quả về mặt
kỹ thuật đối với các dự án xây
1.3 TÌNH HÌNH SỰ CỐ ĐẬP DO BIẾN DẠNG THẤM GÂY RA
1.3.1 Các biến hình thấm của đất và biện pháp phòng chống [17]
Dòng thấm dưới nền công trình, trong những điều kiện nhất định có thể gây ra những biến hình thấm bất lợi cho công trình mà trong thiết kế cần phải xem xét để tìm ra biện pháp phòng chống thích hợp
* Các biến hình thấm thông thường:
Đây là những biến hình thường xảy ra và có thể kiểm tra được bằng tính toán trên cơ sở các quy luật thông thường của vật lý, cơ học
a) Xói ngầm cơ học
- Hiện tượng: Trong đất nền không dính hoặc ít dính, khi lưu tốc vượt
quá một giới hạn nào đó thì xảy ra các hiện tượng các hạt nhỏ bị đẩy lọt qua các khe hở giữa các hạt lớn Khi đó độ rỗng của đất nền tăng lên, lưu tốc thấm tăng lên và có khả năng cuốn theo các hạt đất lớn Hiện tượng này tiếp tục phát triển sẽ làm tăng nhanh lưu lượng thấm và làm tăng độ rỗng của đất nền, sinh ra lún không đều và dẫn tới làm mất ổn định công trình
Có trường hợp dòng thấm chỉ làm xói một lượng nhất định các hạt nhỏ, làm tăng lưu lượng thấm nhưng chưa phá vỡ khung kết cấu của đất và chưa gây mất ổn định công trình
Trong quá trình xói ngầm cũng có trường hợp các khe hở giữa các hạt đất lớn bị các hạt đất không trôi qua được bịt lại, kẽ hở nhỏ đi, dần dần hiện
Trang 34tượng xói ngầm chấm dứt Khi đó trong đất nền hình thành một tầng lọc tự nhiên, có các hạt đất phân bố từ nhỏ đến lớn theo chiều dòng thấm Đây là hiện tượng đọng ngầm
Các điều kiện phát sinh hoặc chấm dứt xói ngầm cơ học rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố (kết cấu của hạt đất, thành phần hạt, sự sắp xếp ngẫu nhiên của các hạt )
- Xử lý chống xói ngầm cơ học: Vùng nguy hiểm về xói ngầm là chỗ
dòng thấm thoát ra hạ lưu Để chống xói ngầm cơ học cần phải làm thiết bị thoát nước dạng tầng lọc ngược
Tầng lọc ngược được tạo thành từ một số lớp vật liệu không dính (cát, cuội, sỏi, đá dăm) có đường kính hạt tăng dần theo chiều dòng thấm
b) Xói tiếp xúc
- Hiện tượng: Khi dòng thấm chảy song song với mặt phân cách các lớp
vật liệu hạt rời, nếu cấp phối hạt của các lớp không hợp lý và gradien thấm đủ lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng các hạt của lớp nhỏ bị cuốn trôi vào khe hở của lớp hạt lớn và bị trôi theo dòng thấm
- Phòng xói tiếp xúc: Chọn hệ số chuyển tiếp cỡ hạt của các lớp kề
nhau được trình bày ở (1.1)
Trong đó: DR 50 R- Đường kính bình quân của lớp hạt lớn
dR 50 R - Đường kính bình quân của lớp hạt nhỏ
Hệ số chuyển tiếp giữa 2 lớp thường chọn ξ≤ 3÷10
c) Đẩy trồi đất (đùn đất do thấm)
- Hiện tượng: Đẩy trồi đất xảy ra trên nền đất dính, tại vùng cửa ra của
dòng thấm, khi áp lực đẩy ngược của dòng thấm vượt quá lực giữ khối đất (trọng lượng bản thân, lực dính và ma sát với các khối xung quanh)
Trang 35Xét một khối đất trong miền thấm có kích thước theo mỗi chiều bằng đơn vị Áp lực thủy động lên khối đất này là Wth= γJ
Trường hợp khối đất ngâm trong nước, trọng lượng của nó là: G = γdn x1
) 1 (
dn = γ − γ − γ
Nếu bỏ qua lực ma sát và lực dính, khối đất sẽ ở trạng thái cân bằng giới hạn khi Wth = G hay Jγ = γ2 − γ ( 1 −n)
Trị số gradien thấm giới hạn của đẩy trồi đất được thể hiện ở (1.2):
JR gh R = 2 ( 1 )
n
−
− γ
γ
(1.2)
Trong đó: - γR 2 R: Trọng lượng riêng của đất khô
- γR đn R: Trọng lượng riêng của đất ở trạng thái đẩy nổi
Trong thực tế tại vùng cửa ra của dòng thấm nếu JR ra R > JR gh Rthì khối đất sẽ
bị đẩy trồi từ dưới lên trên, làm công trình bị mất ổn định (nghiêng, lật trượt )
- Phòng chống đẩy trồi đất: Giảm JR ra R và có thể trực tiếp làm tầng gia trọng ở khu vực cửa ra
Trường hợp đất nền tại khu vực dòng thấm thoát ra có vết nứt hay khuyết tật nào khác, khi đó chiều dày của tầng gia trọng là:
t h S
p
dn c
γ γ
≥ (1.3) Trong đó: t- chiều dày lớp gia trọng
Hc –cột nước thấm ở đáy chân khay
γp - trọng lượng riêng của lớp gia trọng
S- chiều cao cột đất
Trang 36d) Đùn đất tiếp xúc
- Hiện tượng: Đối với nền đất dính, khi thiết kế tầng gia trọng theo công
thức (*) sẽ đảm bảo không sinh đẩy trồi cả mảng lớn đất ở hạ lưu Nhưng nếu tầng gia trọng cấu tạo bằng vật liệu hòn lớn (đá lát, đá đổ ) và giữa các hòn có khe hở thì dòng thấm có thể đẩy bong từng phần đất nền tại các vị trí khe hở
- Phòng chống hiện tượng đùn đất tiếp xúc: Cần hạn chế khe hở giữa các
hòn của tầng gia trọng bằng cách đặt một lớp đệm trung gian bằng sỏi cuội hoặc dăm dạng tầng lọc ngược
* Các biến hình thấm đặc biệt
Ngoài các biến hình thấm thông thường, trong môi trường thấm còn có thể xảy ra các biến hình thấm đặc biệt do tồn tại khe hở, khuyết tật trong đó Các khe hở khuyết tật này được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau: (xói ngầm, lún không đều, vết nứt trong đất, rễ cây mục nát, động vật đào
chung không thể dự kiến trước được
Khi trong nền (hay bản thân công trình đất) có tồn tại các khe hở, khuyết tật như vậy, dưới tác dụng của cột nước thấm (cột nước chênh lệch thượng-hạ lưu công trình) sẽ hình thành các hang thấm tập trung Dòng thấm sẽ đi theo con đường ngắn nhất nối các hang thấm tập trung, khi đó chiều dài đường thấm
lớn Dạng phá hoại này của dòng thấm gọi là phá hoại đặc biệt, không thể dự kiến trước được vị trí, quy mô và mức độ hư hỏng của nền và công trình
Để kiểm tra khả năng phá hoại đặc biệt của nền và công trình, chỉ có thể
sử dụng các đại lượng gradien thấm trung bình cho toàn miền, gọi là độ bền thấm đặc biệt hay độ bền thấm chung:
JR K R < KR KCP R (1.4)
Trang 37Trong đó:
JR K R: gradien thấm chung của nền hay công trình
JR KCP R:gradien thấm chung cho phép của nền hay công trình (phụ thuộc vào loại đất và cấp công trình, tra bảng 2-4 giáo trình thủy công tập 1)
Ý nghĩa của công thức (14) là ở chỗ khi cột nước thấm của công trình đã khống chế, cần phải thiết kế công trình có đường viền thấm đủ dài, để khi có hang thấm tập trung ở một vị trí nào đó thì phần còn lại của đường viền thấm vẫn đủ để chống lại các biến hình thấm nguy hiểm
Trị số JR K R đối với nền đất công trình có thể xác định theo phương pháp do Viện nghiên cứu khoa học Thủy lợi toàn liên bang – VNIIG (Liên Xô cũ) đề nghị:
JR K R =
∑ i tt
- TR tt R: Chiều sâu tính toán của nền
- ΣξR i R: Tổng hệ số sức cản tại các bộ phận của miền thấm
Theo thống kê của GS.TS Phan Sỹ Kỳ về sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam thì sự cố do thấm chiếm 15,06 % (xét riêng những hồ chứa lớn chiếm tới 31,11%)
Qua bảng 1-3 thống kê một số sự cố đập ở Việt Nam cho thấy sự cố do nguyên nhân thấm ảnh hưởng rất lớn tới an toàn đập đất Đơn cử như sau:
tình trạng xói ngầm đối với chân khay
được bịt kín, đặc biệt là các khe nứt lớn tới 3-4 cm trở thành các dòng chảy ngầm trong nền đập từ thượng lưu về hạ lưu khi hồ tích nước Phần đất đáy
Trang 38đập tiếp xúc với các kẽ nứt sẽ bị xói rửa kéo trôi nhất là đối với loại đất có
rửa kéo trôi đất xẩy ra rất nhanh và hình thành các hành lang ngầm dẫn nước chảy trong thân đập góp phần gây ra sự cố
+ Hồ suối Trầu:
đoạn đập dài trung bình 18m
kế chọn dung trọng khô thiết kế không đúng và thi công đầm nện không đảm bảo làm vỡ đoạn đập dài 50m
lưu ở vùng tiếp giáp giữa sườn đồi bên phải và thân đập Rất may là sự cố sảy
ra trong quá trình thi công và ở phía sườn đồi cao trình gần đỉnh đập nên không gây vỡ đập nhưng phải đào toàn bộ phần đập phía vai đắp lại
+ Hồ Vực Tròn:
Để an toàn cho đập phải tiến hành khoan phụt thân đập đất
Ngoài ra còn nhiều sự cố do thấm đối với công trình tràn xả lũ, cống lấy nước cũng gây ảnh hưởng đến đập, trong phạm vi của luận văn tác giả không trình bày hết được Với đặc thù công trình thủy lợi luôn luôn tiếp xúc với nước vì vậy mà yếu tố dòng thấm phải được quan tâm xem xét, tính toán ổn định thấm được đặt lên hàng đầu
1.4 TÌNH HÌNH MẤT ỔN ĐỊNH ĐẬP DO BIẾN DẠNG NỀN GÂY NÊN [15]
Các công trình đắp bằng vật liệu địa phương như đê, đập trong quá trình
hoàn thành Bản thân các công trình vật liệu địa phương sẽ bị lún theo thời gian, với các công trình đang trong quá trình xây dựng luôn được gia tải nên
Trang 39quá trình lún sẽ phát triển nhanh hơn Một phần lún do bản thân phần đất đắp
và một phần lún do nền lún khi bị chất tải do công trình Quá trình lún của công trình sẽ là tổ hợp tác động lún của nền và công trình Chiều cao của đập
và chiều dày nền đất có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lún của đập đất
Độ lún tại đáy đập phát triển đều theo thời gian thi công, sau khi thi công hoàn thành công trình độ lún tại đáy đập chậm dần Độ lún tại đáy đập tỷ lệ thuận với chiều dày của đất nền Độ lún tại đỉnh đập phát triển mạnh trong thời gian thi công, sau khi hoàn thành độ lún tại đỉnh đập phát triển chậm dần theo thời gian Độ lún tại đỉnh đập tăng khi chiều dày đất nền tăng, tuy nhiên mức độ tăng độ lún tại đỉnh đập không tỷ lệ thuận với mức tăng chiều dày lớp đất nền
Ảnh hưởng của chiều cao đập đến độ lún tại đáy đập phát triển đều theo thời gian thi công, sau khi thi công hoàn thành công trình độ lún tại đáy đập giảm dần và tới tương đối ổn định Độ lún tại đỉnh đập phát triển mạnh trong thời gian thi công, sau khi hoàn thành độ lún tại đỉnh đập phát triển chậm dần
Độ lún tại đỉnh đập tăng khi chiều cao đập tăng, tuy nhiên mức độ tăng độ lún tại đỉnh đập không tỷ lệ thuận với mức tăng chiều cao của đập, chiều cao của đập càng lớn tỷ lệ độ lún tại đỉnh đập so với chiều cao đập tăng càng lớn
Do đó khi tính toán xác định chiều cao để đắp bù lún và dự trù vật liệu
để đắp đập vật liệu địa phương không thể dựa vào độ lún tỷ lệ tuyến tính với chiều cao của đập Tỷ lệ giữa độ lún và chiều cao đập tăng khi chiều cao của đập tăng
Nền đập mất ổn định do trượt dẫn đến sự cố nứt dọc, nứt ngang đập, ảnh hưởng tới an toàn của đập Đơn cử như hồ Phú Ninh:
nền đá, mạch nước này liên thông với nước trong hồ Quá trình khảo sát đã không phát hiện được để xử lý nền
Trang 401 5 TÌNH HÌNH MẤT ỔN ĐỊNH ĐẬP DO TRƯỢT GÂY NÊN
Nền đập mất ổn định do trượt dẫn đến sự cố trượt sâu mái thượng, mái lưu hạ lưu đập Theo thống kê của GS.TS Phan Sỹ Kỳ về sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam thì sự cố do sạt mái thượng lưu chiếm 25,84 % Tình hình mất ổn định do trượt gây nên ảnh hưởng rất lớn tới an toàn của đập Mực nước trên mái của các công trình đất (đập vật liệu địa phương, đê, kênh,
bờ sông…) rút nhanh trong quá trình vận hành là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm mất ổn định mái dốc Trường hợp mực nước trên mái rút xuống nhanh, hệ số thấm của đất nhỏ khi đó áp lực kẽ rỗng trong khối đất hầu như không thay đổi so với trước khi nước rút Trong khi đó tác dụng phản áp giữ ổn định của khối nước trên mái mất đi dẫn đến mất ổn định mái Trong nhiều trường hợp, việc mất ổn định do nước rút là hệ quả của hư hỏng khác như: cửa tháo không đóng được, đập bị xói ngầm, nước tràn qua đỉnh đập làm
vỡ một đoạn đập nào đó dẫn đến mực nước trên mái rút nhanh làm mái thượng lưu bị trượt
thấp hơn mực nước dâng bình thường 6.9m, đập bị vỡ do bị xói ngầm, ngoài việc gây phá hoại lớn ở phía hạ lưu, trong phạm vi 17km lòng hồ phía thượng lưu đã xảy ra 200 vị trí sạt trượt do mực nước trong hồ rút nhanh