1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tỉnh bắc kạn trong căn cứ địa việt bắc từ năm 1942 đến năm 1954

31 595 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ÂU THỊ HỒNG THẮM TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954 Chuyên ngành: Lịch sử Mã số: 62.22.54.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI HÀ NỘI, 2013 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Đào Tố Uyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam Vào hồi:…….giờ …… phút, ngày … tháng …… năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Bắc giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, Việt Bắc đã từng là cái nôi của người Việt cổ, nơi mà từ khởi đầu cũng như suốt chiều dài lịch sử, đã phải chống trả với các thế lực phong kiến phía bắc để bảo tồn, phát triển cộng đồng của mình và giữ vững biên cương của Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc trở thành một địa danh nổi tiếng của cả nước và thế giới về những đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ năm 1954. Nằm ở trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn trở thành một điểm sáng. Thời kỳ chuẩn bị và tiến hành Cách mạng tháng Tám 1945 (1942-1945), Bắc Kạn là cầu nối quan trọng giữa các căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên, nơi gặp gỡ của các đội xung phong Nam tiến, Tây tiến và Bắc tiến, tạo thành khu Căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn. Bắc Kạn trong giai đoạn này, là một trong những điểm sáng về sự giác ngộ ý thức cách mạng, xây dựng cơ sở quần chúng và phong trào trong đồng bào dân tộc ít người, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp, do ở vào địa bàn chiến lược cơ động, nằm giữa trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, nên khi tấn công căn cứ địa này, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, Pháp không bỏ qua mũi tấn công Bắc Kạn. Trong cuộc tấn công Việt Bắc năm 1947, Bắc Kạn là nơi quân Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng đầu tiên. Bảo vệ được Bắc Kạn cũng có nghĩa là bảo vệ được Căn cứ địa Việt Bắc. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhân dân Bắc Kạn đã đứng lên chống Pháp, sát cánh cùng nhân dân Việt Bắc, nhân dân cả nước, bảo vệ căn cứ địa cách mạng và cơ quan đầu não kháng chiến, góp phần đáng kể vào việc giữ vững và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc. Do có vị trí trọng yếu trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, cùng với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên, được chọn làm ATK Trung ương. Ngay từ cuối năm 1946, huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn được vinh dự tiếp nhận nhiều cơ quan, xưởng máy, kho tàng của Trung ương. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng đã từng sống và làm việc tại Chợ Đồn, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng Bắc Kạn có một vị trí quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc nói chung, ATK Trung ương nói riêng. Tỉnh Bắc Kạn còn là nơi được giải phóng đầu tiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 09 tháng 8 năm 1949), cũng là nơi thực hiện chế độ dân chủ khá sớm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - giáo dục trong Căn cứ địa Việt Bắc. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố khu Căn cứ địa Việt Bắc. Bắc Kạn là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc. Ở vùng rừng núi có nguồn lâm thổ sản dồi dào cả về thực vật và động vật, như: măng, nấm, trám, bứa, sa nhân, mật ong và các loại gỗ, nứa, mây, song Nơi đây còn có các loại khoáng sản có thể khai thác cho công nghiệp phục vụ kháng chiến. Hơn nữa, nhân dân Bắc Kạn lại có truyền thống lao động cần cù và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những điều kiện đó đã góp phần nâng vị thế của Bắc Kạn trong hệ thống các căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Bắc Kạn vừa làm nhiệm vụ của hậu phương, vừa làm nhiệm vụ của tiền tuyến và giành được nhiều chiến công vang dội, bảo vệ vững chắc Căn cứ địa Việt Bắc, góp sức cùng nhân dân cả nước kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng quê hương. Xuất phát từ những điều trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, là tỉnh Bắc Kạn, trong đó chú trọng đến các cơ sở cách mạng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang trong mối liên hệ với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ (1942-1954) 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng nói riêng, phong trào quần chúng nói chung ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1945. - Làm rõ sự ra đời, phát triển của CCKC (căn cứ kháng chiến) và phong trào đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954. - Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài, như đã đề cập, là đặt Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với khu vực Căn cứ địa Việt Bắc, cụ thể, là các tỉnh trực tiếp liên quan, như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Vì vậy, không gian nghiên cứu, ở chừng mực nào đó, sẽ được mở rộng sang các tỉnh ngoài Bắc Kạn. - Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1942 - mốc bắt đầu hình thành cơ sở cách mạng đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, kết thúc sự hoạt động của Căn cứ địa Việt Bắc. 3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Những tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.V.Lênin về chiến tranh nhân dân; tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà nước, những bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà hoạt động chính trị và quân sự như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng Những nguồn tài liệu này giúp chúng tôi có cơ sở lý luận để hoàn thành công trình nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu lịch sử xã hội nhân văn liên quan đến cuộc Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp. Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo cách mạng, các bậc lão thành cách mạng. Tư liệu gốc gồm những báo cáo năm về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quân sự của Bắc Kạn từ năm 1942 đến năm 1954 mà luận án đề cập, được lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I; Trung tâm lưu trữ Quốc gia III; Lưu trữ Trung ương Đảng; Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Bắc Kạn; Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Nguyên; Ban tổng kết lịch sử, công tác Đảng, công tác chính trị Quân khu I; Thư viện Tỉnh đội Bắc Kạn. - Tài liệu điền dã của tác giả ở địa phương. Ngoài ra, chúng tôi còn có những cuộc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Bắc Kạn đã từng hoạt động trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Những ý kiến đó là nguồn tư liệu quí, rất được trân trọng và sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trước hết, luận án dựa trên quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng cơ sở và chiến tranh cách mạng để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Là một vấn đề lịch sử địa phương, khi nghiên cứu đề tài “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954”, chúng tôi chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic: - Với phương pháp lịch sử, chúng tôi sử dụng phương pháp này để mô tả, trình bày một cách khách quan diễn biến các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian. - Phương pháp logic và sự kết hợp với phương pháp lịch sử, là phương pháp hay được sử dụng khi nghiên cứu một vấn đề lịch sử. Phương pháp này giúp chúng tôi khái quát được một vấn đề lịch sử, rút ra đặc điểm, tính chất của vấn đề đó. - Để tăng thêm tính khách quan khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng lịch sử. - Do yêu cầu của đề tài, cách tiếp cận vấn đề cần giải quyết trong Luận án là phải luôn đặt lịch sử của Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với lịch sử phát triển của Căn cứ địa Việt Bắc ở từng khía cạnh, từng thời điểm lịch sử. 4. Đóng góp của luận án Về mặt khoa học, luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm một thời kỳ lịch sử sống động của khu Căn cứ địa Việt Bắc nổi tiếng; làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng, căn cứ kháng chiến ở Bắc Kạn từ năm 1942 đến năm 1954 trong mối quan hệ qua lại với Căn cứ địa Việt Bắc; làm rõ vị trí, vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc (1942-1954), cụ thể những đóng góp của tỉnh Bắc Kạn đối với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ luận án đề cập. Nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 còn góp phần làm sáng tỏ thêm đường lối lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ là những gợi mở góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng quê hương trong bối cảnh luôn phải đối phó với kẻ thù bên ngoài; kết luận từ thực tiễn nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954, cũng như việc bổ sung, tập hợp tài liệu mới vào nguồn tài liệu lịch sử địa phương, góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu biên soạn các bài giảng lịch sử địa phương ở tỉnh Bắc Kạn. 5. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án. Chương 2: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa cách mạng Việt Bắc từ năm 1942 đến cuối năm 1946 Chương 3: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc giai đoạn từ cuối năm 1946 đến năm1954 Chương 4: Vị trí và vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 1.1.1. Các công trình đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng về Căn cứ địa - Công trình: “Bàn về chiến tranh nhân dân” (1966) của các tác giả: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào đưa ra những lý luận về căn cứ địa, về chiến lược, sách lược để xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc. - Cuốn sách: “Từ nhân dân mà ra” (1969) của Võ Nguyên Giáp trình bày chủ tương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc lựa chọn Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa cách mạng. - Công trình: “Những sự kiện lịch sử Đảng (1930 – 1945)” (1976) do Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương biên soạn. Cuốn sách đã tập hợp những nội dung về chủ trương, đường lối của Đảng và của Hồ Chí Minh trong chỉ đạo xây dựng căn địa cách mạng, 1.1.2. Những công trình nghiên cứu chung, có nội dung liên quan đến các vấn đề của Luận án - Cuốn sách: “Những chặng đường lịch sử” (1977) của Võ Nguyên Giáp trình bày quan điểm, chủ trương xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc, xây dựng lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh. - Năm 1990, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn: “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945- 1975) (Tập 1). Cuốn sách viết về chiến tranh nhân dân trên địa bàn Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954, trong đó Bắc Kạn được nhắc tới với những chiến dịch tiêu biểu. - Nguyễn Thị Nguyền (2001), “Lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1940 – 1945)” - Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu khá công phu về quá trình hình thành của lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc từ năm 1940 đến năm 1945, - Năm 2004, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp nghiên cứu: “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, công trình đã xác định rõ vị trí của An toàn khu. [...]... trội sức người, sức của với tư cách một căn cứ hậu phương trong hệ thống Căn cứ địa Việt Bắc Trên đây, là một số đặc điểm nổi trội của Bắc Kạn với tư cách là một cơ sở cách mạng qua trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc trong những năm từ 1942 đến 1954 Từ thực tiễn xây dựng các cơ sở cách mạng và căn cứ kháng chiến ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc những năm từ 1942 đến 1954, có thể rút ra một số bài học kinh... trình tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 Chương 2 TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN CUỐI NĂM 1946 2.1 Vị trí địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội và truyền thống đấu tranh của các dân tộc Bắc Kạn 2.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc Tổ quốc, vừa có vị... phương kháng chiến của Căn cứ địa Việt Bắc, trong đó vai trò của ATK Trung ương - một trong số các nhân tố quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta Chương 4 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954 4.1 Bắc Kạn với việc mở rộng các căn cứ cách mạng và sự ra đời khu giải phóng 4.1.1 Bắc Kạn với việc mở rộng, phát triển các căn cứ cách... giành chính quyền ở tỉnh Bắc Kạn (1941 - 1945)” (2009), luận văn thạc sĩ Luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, 1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 Các công trình trên đã phán ánh khá đầy đủ, toàn diện về Căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc đấu... cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954) Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc một cách toàn diện và có hệ thống, nghĩa là chưa đặt tỉnh Bắc Kạn với tư cách là một căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến trong mối tác động qua lại với Căn cứ địa Việt Bắc, cũng như vai trò của Bắc Kạn trong mối quan hệ đó Với luận án này, chúng tôi... Tỉnh Bắc Kạn, có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc những năm từ 1942 đến 1954 - Thứ nhất, do có vị trí địa lý tự nhiên, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, Bắc Kạn giữ vị thế chiến lược trong Căn cứ địa Việt Bắc Từ Bắc Kạn - vị trí trung tâm có thể liên lạc một cách thuận lợi, kín đáo sang các cơ sở cách mạng trong Căn cứ địa Việt. .. CCCM, Bắc Kạn đã làm tròn nghĩa vụ hậu phương kháng chiến Tuy còn nghèo, nhưng Bắc Kạn đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, đôi khi còn vượt cả khả năng của mình Bắc Kạn xứng đáng là một trong những căn cứ có tầm quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc những năm 1942 đến 1954 KẾT LUẬN Do tầm quan trọng của Căn cứ địa Việt Bắc, trong thư gửi đồng bào các tỉnh Cao Bằng, Bắc. .. tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc trong khởi nghĩa từng phần Vùng giải phóng của căn cứ địa chẳng những được giữ vững mà còn được mở rộng Như vậy, cùng với các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, trong cao trào chống Nhật, cứu nước quân dân Bắc Kạn đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc Thắng lợi khởi nghĩa từng phần ở Căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có sự đóng... tiếp đến việc hình thành cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn năm 1942 Khi các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn đã phát triển, thì những cơ sở này giữ vai trò khá quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc, là cầu nối giữa các căn cứ trong căn cứ địa Việt Bắc; trong kháng chiến Bắc Kạn đã đánh tan mũi tấn công chiếc lược Thu - Đông năm 1947 của thực dân Pháp hòng tiêu diệt cơ quan kháng chiến đầu não trong chiến khu Việt Bắc, ... bộ mặt của khu Căn cứ địa Việt Bắc thêm sức sống Một đóng góp quan trọng khác của Bắc Kạn là một số địa bàn của Bắc Kạn được chọn làm ATK Trung ương trong khu Căn cứ địa Việt Bắc Bắc Kạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ và tạo điều kiện cho ATK Trung ương hoạt động Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn so với nhiều tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, nhưng Bắc Kạn đã có những . hiểu, nghiên cứu sâu hơn về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954. Chương 2 TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN CUỐI NĂM 1946 2.1. Vị trí địa lý. 1946 Chương 3: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc giai đoạn từ cuối năm 1946 đến năm1 954 Chương 4: Vị trí và vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 Chương. (căn cứ kháng chiến) và phong trào đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954. - Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w