tóm tắt luận án những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam

28 492 0
tóm tắt luận án những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam không chỉ tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội mà còn tác động đến các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có hoạt động kiểm toán nhà nước, nhiều tác động đã trở thành thách thức. Do vậy, để có thể vừa thực thi tốt nhiệm vụ của mình theo Luật Kiểm toán nhà nước Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam phải đổi mới hơn nữa hoạt động của mình trước yêu cầu của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Là cơ quan mới thành lập và không có tiền thân, KTNN Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về những thay đổi, đổi mới trong hoạt động kiểm toán nhà nước dưới tác động của WTO và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để trên cơ sở đó đưa ra được những định hướng và giải pháp đúng đắn và thích hợp. Với những nét tương đồng và khác biệt của nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc cũng như trong hoạt động kiểm toán nhà nước, việc nghiên cứu có tính so sánh để tiếp thu, áp dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc về việc thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước từ khi gia nhập WTO đến nay có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với KTNN Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu“Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu ngoài nước Về các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm toán nhà nước, Cơ quan sáng kiến phát triển của Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI-INTOSAI) đã ban hành cẩm nang "Lập kế hoạch chiến lược” (2008), tài liệu hướng dẫn về "Đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực của IDI” (2007, được bổ sung, chỉnh sửa năm 2009 và 2012). Các tài liệu này đều khẳng định 1 hoạt động của các cơ quan Kiểm toán tối cao (hay còn gọi là cơ quan KTNN) chịu sự tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Về xu hướng thay đổi hoạt động của các cơ quan Kiểm toán tối cao trên thế giới, thực tiễn cho thấy, nhiều cơ quan KTNN đã và đang thay đổi hoạt động của mình theo hướng vừa nâng cao năng lực nội bộ vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình công và nâng cao mức độ minh bạch của thông tin tài chính quốc gia. Liên quan đến một loại hình hoạt động chuyên môn mang tính nghề nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế, các cơ quan KTNN còn tham gia hội nhập vào các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực như: Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) và Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI), châu Âu (EROSAI), châu Phi (AFROSAI)… Các tổ chức này đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn, cẩm nang, chuẩn mực nghề nghiệp hỗ trợ nghiệp vụ cho các cơ quan KTNN thành viên. Đặc biệt, khuôn khổ tăng cường năng lực cho các Cơ quan KTNN do INTOSAI xây dựng được coi là khuôn khổ hướng dẫn định hướng phát triển cho các cơ quan KTNN. Về những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước tác động của WTO, Lý Kim Hoa (2003) đã trình bày quá trình phát triển và những thay đổi trong ngành kiểm toán ở Trung Quốc. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, KTNN Trung Quốc đã tổ chức một số hội thảo liên quan đến vấn đề này nhằm đánh giá, phân tích các cơ hội và thách thức đối với ngành kiểm toán của Trung Quốc khi Trung Quốc gia nhập WTO; đồng thời cũng đưa ra một hệ thống các biện pháp thích ứng với yêu cầu của WTO. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, có một số bài viết của các học giả Trung Quốc tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa WTO với hoạt động kiểm toán và hoạt động kiểm toán nhà nước như: Gu Yun (2000), China National Audit Office (2002), San-Ping Wang (2002), Xia Dong, Lin Zhen Jackson (2003), Aidong Liu, Hui Wang (2003), Zeng Yong (2004) Các công trình nghiên cứu trong nước 2 Về các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm toán nhà nước, Vương Đình Huệ (2007) đã nghiên cứu tổng quan về vai trò cũng như các yếu tố tác động tới việc phát huy vai trò của hệ thống kiểm toán đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Đinh Trọng Hanh (2012) đã đề cập đến một số nhân tố tác động đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan KTNN… Về xu hướng thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước trên thế giới, Vương Đình Huệ (2007) đã phân tích xu hướng phát triển tổ chức và hoạt động kiểm toán trong nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, nhiều nhà kinh tế trong nước và quốc tế như: Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Đinh Trọng Thịnh (2009), Đỗ Hoài Nam (2010), Euclid Tsakalotos (2010), Zoltan Pitti (2010) đã khẳng định vai trò quan trọng của nhà nước và các cơ quan kiểm tra tài chính công trong việc quản lý nền kinh tế thị trường hiện đại. Đoàn Xuân Tiên (2012) đã đề cập tương đối đầy đủ xu hướng phát triển các cơ quan KTNN trong chuyên đề đào tạo kiểm toán viên chính của KTNN. Về những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO, Lý Thiết Ánh (2002), Lưu Lực (2002), Supachai Panitchpakdi, Mark L. Clifford (2003), Võ Đại Lược (2004), Nguyễn Kim Bảo (2006), Trần Xuân Lịch, Lê Xuân Sang (2006), đều khẳng định rằng việc cải cách, mở cửa nói chung và gia nhập WTO nói riêng đem đến cho nền kinh tế Trung Quốc cả cơ hội và những thách thức buộc Trung Quốc phải tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế trên tất cả các lĩnh vực. Đặng Thị Hoàng Liên (2006 và 2008) đã chỉ ra những thay đổi trong hoạt động kiểm toán chính phủ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Vương Đình Huệ (2011) có nội dung nghiên cứu kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc trong việc ứng phó với những thách thức gia nhập WTO. Đặng Thị Hoàng Liên (2012) đã phân tích và đánh giá những rủi ro đối với hoạt động kiểm toán trước tác động của WTO và kinh nghiệm ứng phó của Trung Quốc. 3 Về những giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược đã trình bày quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển hoạt động KTNN đến năm 2020. Một số đề tài nghiên cứu khoa học của KTNN Việt Nam cũng đề cập đến các giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN như: Vương Đình Huệ (2011), Đoàn Xuân Tiên (2012) Trong những năm gần đây, lãnh đạo KTNN Việt Nam và các nhà nghiên cứu thuộc KTNN Việt Nam cũng đã có một số bài viết trong đó đề xuất nhiều định hướng cho việc đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam thời gian tới. Có thể thấy, tuy các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu khá đầy đủ và khá công phu về cơ sở khoa học, những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay và các giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO nhưng các công trình này vẫn còn bỏ ngỏ những vấn đề chưa đề cập mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu, cụ thể như sau: Thứ nhất, việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan KTNN phải liên hệ với bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển, thay đổi hoạt động của các cơ quan KTNN trên thế giới. Thứ hai, việc đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc sau khi gia nhập WTO cần được thực hiện trên cơ sở so sánh với những quy định của INTOSAI và xu hướng thay đổi hoạt động của các cơ quan KTNN trên thế giới, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, các công trình nghiên cứu khoa học của KTNN Việt Nam chưa dựa trên cơ sở so sánh với quy định của INTOSAI và thực tiễn thay đổi trong hoạt đông kiểm toán nhà nước Trung Quốc. Các định hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam chưa đặt trong bối cảnh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu 4 Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu và làm rõ những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc và Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu, hoạt động của một cơ quan KTNN bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể, trong một khuôn khổ hạn chế, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán và liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán mà không xem xét đến tác động cũng như những vấn đề khác liên quan đến kết quả của điều chỉnh và thay đổi. Ngoài ra, trong khuôn khổ hẹp, luận án chỉ đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc và Việt Nam trên cơ sở đánh giá 7 lĩnh vực chính để xây dựng năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao theo quy định của INTOSAI. Về không gian, luận án chỉ nghiên cứu Trung Quốc, Việt Nam và có so sánh với một số nước ASEAN. Về thời gian, luận án đi sâu phân tích, đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong thời gian 20 năm trở lại đây, so sánh trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận nghiên cứu định tính. Khuôn khổ phân tích của luận án mang tính hệ thống: đi từ tìm hiểu những đặc điểm và nội dung kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước khi vào WTO cho đến rà soát những thay đổi của kiểm toán nhà nước do tham gia vào WTO; xem xét, đánh giá những thay đổi đó và tổng kết thành những bài học kinh nghiệm. 5 Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, trong đó bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khảo sát, tổng quan tài liệu, nghiên cứu kiểm chứng; phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận. Về tổ chức lấy tư liệu, số liệu, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia sâu để có được những thông tin chính xác hơn về hoạt động kiểm toán nhà nước của Việt Nam, Trung Quốc; tiến hành thu thập tài liệu để có đủ thông tin đánh giá. 6. Đóng góp của luận án Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó có tổng kết một số bài học kinh nghiệm quốc tế. Thứ hai, làm rõ bối cảnh và những nguyên nhân dẫn đến những thay trong hoạt động KTNN Trung Quốc. Thứ ba, chỉ ra những thay đổi trong hoạt động KTNN của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ tư, trên cơ sở so sánh một số khía cạnh chủ yếu trong hoạt động của KTNN Trung Quốc và Việt Nam, luận án đã chỉ ra được những điểm khác biệt của hoạt động kiểm toán nhà nước của hai quốc gia, qua đó thấy rõ những tương đồng và đặc thù của từng quốc gia. Thứ năm, đề xuất một số định hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có bàn về điều kiện thực hiện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học của những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 6 - Chương 2: Những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay và bài học kinh nghiệm. - Chương 3: Đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế NéI DUNG CHÝNH CñA LUËN ¸N Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Khái quát về hoạt động kiểm toán nhà nước 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Có thể hiểu khái niệm về hoạt động kiểm toán như sau: Hoạt động kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin; kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực do một chủ thể độc lập, có năng lực chuyên môn phù hợp (kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán) thực hiện trên cơ sở các quy định nghề nghiệp. 1.1.2. Phân loại hoạt động kiểm toán 1.1.2.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng Theo chức năng hay theo đối tượng kiểm toán thì kiểm toán gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. 1.1.2.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán 7 Căn cứ theo chủ thể kiểm toán hay theo hệ thống tổ chức kiểm toán có kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước. 1.1.3. Cơ sở ra đời và phát triển của Kiểm toán Nhà nước KTNN ra đời xuất phát từ những điều kiện nhất định về kinh tế - yêu cầu của quản lý tài chính nhà nước và chính trị - sự xuất hiện các nhà nước pháp quyền dân chủ. 1.1.4. Chức năng, đối tượng và phạm vi của Kiểm toán Nhà nước 1.1.4.1. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước KTNN có hai chức năng cơ bản là xác nhận và tư vấn. Trong quá trình phát triển của KTNN và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những chức năng của KTNN đang định hình và hình thành là chức năng công khai. 1.1.4.2. Đối tượng và phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Đối tượng của KTNN là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công. Phạm vi hoạt động của KTNN là thực hiện hoạt động kiểm toán đối với mọi đối tượng được giao quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công. 1.1.5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 1.1.5.1. Nguyên tắc tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Các nguyên tắc tổ chức của KTNN bao gồm: (1) nguyên tắc độc lập; (2) nguyên tắc phân công, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán; (3) nguyên tắc đảm bảo chất lượng kiểm toán (hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN); (4) nguyên tắc kết hợp tối ưu cơ chế quản lý chủ đạo của KTNN với cơ chế quản lý hỗ trợ. 1.1.5.2. Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 8 Các nguyên tắc trong hoạt động của KTNN gồm hai nguyên tắc cơ bản: (1) Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; (2) Trung thực, khách quan. 1.1.6. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Kiểm toán Nhà nước 1.1.6.1. Các mô hình tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Căn cứ vào địa vị pháp lý và quan hệ của cơ quan KTNN với hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hiện nay tồn tại 3 loại mô hình cơ bản sau: (1) Mô hình tổ chức cơ quan KTNN thuộc cơ cấu hành pháp; (2) Mô hình tổ chức cơ quan KTNN thuộc cơ cấu lập pháp; (3) Mô hình tổ chức độc lập. Theo cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN, mô hình KTNN có thể chia thành hai dạng: (1) Mô hình cơ cấu tổ chức KTNN trong nhà nước Liên Bang; (2) Mô hình cơ cấu tổ chức KTNN trong một nhà nước thống nhất. 1.1.6.2. Cơ chế quản lý của Kiểm toán Nhà nước Có hai cơ chế tổ chức của KTNN phổ biến là cơ chế quản lý đồng sự và cơ chế quản lý đơn tuyến. 1.1.7. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước Vai trò của KTNN được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau: (1) KTNN góp phần quan trọng vào việc kiểm tra, kiểm soát việc phân bổ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia; (2) KTNN cung cấp các thông tin, dữ liệu cho các cơ quan quản lý; (3) KTNN tham gia với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quyết định các chính sách về tài chính, ngân sách; (4) KTNN góp phần cải cách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền tài chính công; (5) KTNN góp phần phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước. 9 1.2. Các yếu tố tác động tới tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 1.2.1. Nhu cầu của Nhà nước và nền kinh tế về Kiểm toán Nhà nước Chính nhu cầu của Nhà nước và nền kinh tế về KTNN là cơ sở tạo ra các mối quan hệ qua lại giữa Quốc hội, các đơn vị được kiểm toán, công chúng đối với KTNN. 1.2.2. Văn hóa - xã hội Các quy tắc xã hội và yếu tố văn hóa có tác động đến tổ chức và hoạt động của cơ quan KTNN. Cấu trúc xã hội cũng có thể tác động đến quá trình hoạt động của cơ quan KTNN. 1.2.3. Chính trị KTNN chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc và hệ thống chính trị của một quốc gia. Các cơ quan KTNN hoạt động trong một nền dân chủ ổn định sẽ có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác với các cơ quan KTNN hoạt động trong các hệ thống chính trị khác. 1.2.4. Hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước và pháp luật liên quan Pháp luật về kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng là yếu tố môi trường, đồng thời là tiền đề pháp luật cho sự ra đời và phát triển của các cơ quan KTNN. 1.2.5. Tác động của việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới tới hoạt động kiểm toán nhà nước Việc gia nhập WTO đã thúc đẩy việc hình thành một khung pháp lý hợp nhất, có tính chất quy chuẩn và minh bạch cho việc thực hiện hoạt động kiểm toán; thúc đẩy việc sửa đổi nội dung và chức năng kiểm toán; thúc đẩy việc công khai hoá và 10 [...]... toán nhà nước trên thế giới Chương 2 NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 Hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 2.1.1 Khái quát chung về hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, hoạt động kiểm toán nhà nước. .. đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay 2.2.1 Sự cần thiết phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước khi Trung Quốc gia nhập WTO 13 Những hạn chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc và yêu cầu gia nhập WTO của Trung Quốc đã tạo nên sự cần thiết buộc KTNN Trung Quốc phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động của mình 2.2.2... của KTNN Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cũng chính là bài học không thành công của KTNN Trung Quốc Chương 3 ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA WTO VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Tác động của các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đối với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước 3.1.1 Tác động đối với khung pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động Việc Việt. .. và hội nhập kinh tế quốc tế càng cao, gia nhập WTO càng sớm thì có năng lực hoạt động cao hơn, có tổ chức và hoạt động phù hợp hơn với xu hướng thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước trên thế giới 4 Luận án đã phân tích, đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bên cạnh những bài học tích... cầu của WTO của cơ quan KTNN Trung Quốc Để cải thiện môi trường và tình hình kiểm toán sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, KTNN Trung Quốc đã chủ động thiết lập hệ thống các biện pháp động nhằm đáp ứng những yêu cầu của WTO 2.2.3 Những thay đổi cụ thể trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc 2.2.3.1 Đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán Để đáp ứng yêu cầu của WTO và hội nhập kinh tế quốc. .. cực như: bài học về nhận thức; đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán; thay đổi nội dung và lĩnh vực kiểm toán; nâng cao tính minh bạch của các kết quả kiểm toán và kết hợp phát triển năng lực với hoạt động kiểm toán và một số bài 26 học cụ thể, luận án cũng cho thấy những hạn chế trong quá trình thay đổi hoạt động của KTNN Trung Quốc cũng là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho KTNN Việt Nam 5... chức và hoạt động của KTNN cũng như khẳng định việc gia nhập WTO có tác động đến hoạt động kiểm toán nhà nước 25 2 Luận án đã dựa vào khuôn khổ quy định của INTOSAI về tăng cường năng lực của các cơ quan Kiểm toán tối cao để làm cơ sở và khung phân tích cho việc đánh giá thực tiễn thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của các quốc gia trong điều kiện ra gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế... 2.4 Bài học kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc 2.4.1 Bài học chung Các bài học chung bao gồm: (1) bài học về nhận thức; (2) đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán; (3) thay đổi nội dung và lĩnh vực kiểm toán; (4) nâng cao tính minh bạch của các kết quả kiểm toán; (5) xây dựng và phát triển năng lực của cơ quan KTNN 2.4.2 Một số bài học cụ thể Qua nghiên cứu những thay đổi trong hoạt động. .. nhiên, khi đặt hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội sau khi gia nhập WTO cũng như xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kiểm toán nhà nước 15 Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, địa vị pháp lý của KTNN Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi với thời điểm trước đó (KTNN Trung Quốc vẫn thuộc Quốc vụ... cho một số loại hình kiểm toán - Về các kết quả kiểm toán chính, KTNN Việt Nam chưa có hệ thống đo lường kết quả hoạt động của mình; chưa có biện pháp đo lường hoạt động để đánh giá tác động của báo cáo kiểm toán so với KTNN Trung Quốc 3.4 Đánh giá hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam theo khuôn khổ tăng cường năng lực của IDIINTOSAI 3.4.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động của KTNN Việt Nam . Những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay và bài học kinh nghiệm. - Chương 3: Đổi mới hoạt động của KTNN Việt Nam dưới tác động của WTO và. hướng thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước trên thế giới. Chương 2 NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 cửa của đất nước. 2.1.2. Những hạn chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (đầu năm 2001), hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Tình hình nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan