1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiên sĩ chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam

28 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chínhsách ASXH... - C

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN VĂN CHIỀU

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ

CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62.22.80.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI, 2013 Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN ĐỨC

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS Lương Khắc Hiếu

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu

Tạp chí Cộng sản

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Khoa học Xã hội

vào hồi giờ phút, ngày tháng năm

Có thể tìm luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền cơ

bản của con người Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc đã ghi nhận: Tất

cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH Đảm bảm ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan để nhà nước thực hiện cả chức

năng giai cấp và chức năng xã hội của mình

Ở Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chínhsách ASXH Những năm qua, nhiều chính sách ASXH đã được Nhà nước hoạch

định, triển khai, qua đó đã góp phần “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” Trong giai đoạn hiện nay, việc

thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước đang gặp phải những khó khăn, tháchthức mới cần giải quyết Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đầy đủ, khoahọc hơn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về chính sách ASXH và vai trò củanhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH Đây chính là lý do để tôi lựa chọn

đề tài “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật

biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế trong việc

thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chínhsách ASXH

Trang 5

- Phân tích nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước

trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nướctrong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đườnglối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, thực hiện chính sáchASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH Ngoài ra, luận

án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trongnước và thế giới về những nội dung có liên quan

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học Lênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quáthoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễndịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu, v.v Ngoài ra, luận án còn sử dụng một

Mác-số phương pháp thu thập thông tin của xã hội học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là "chính sách ASXH và vai trò của nhà nướctrong việc thực hiện chính sách ASXH"

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về "chính sách ASXH", "vaitrò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH" và thực tiễn ở Việt Namhiện nay

5 Cái mới của luận án

- Khái quát và hình thành hệ thống lý luận về chính sách ASXH và vai trò củanhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH

Trang 6

- Cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá khái quát về chính sách ASXH ởViệt Nam và vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Namhiện nay.

- Từ góc độ triết học, luận án đã đề xuất một số phương hướng và những giảipháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sáchASXH ở Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án làm sáng tỏ thêm lý luận về chính sách ASXH và vai trò của nhà nướctrong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo; những phương hướng, giải pháp

có thể góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sáchASXH ở Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội"

Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH, chúng ta có thể kháiquát thành một số nhóm vấn đề sau:

1.1.1 Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội trong chính sách xã hội

Điểm chung của cách tiếp cận này là nhìn nhận chính sách ASXH như mộtphần trong chỉnh thể của hệ thống chính sách xã hội Chúng ta có thể kể đến nhiều

công trình khác nhau có cách tiếp cận này như: “Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của Hoàng Chí Bảo; “Góp phần đổi mới và hoàn thiện

Trang 7

chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay” của Đỗ Minh Cương; “Khung chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam)” của Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú; “Tiến

bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách” của Nguyễn Trọng Chuẩn; "Hiện đại hoá xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Lương Việt Hải; "Công bằng

xã hội, trách nhiệm và đoàn kết xã hội" của Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần

Văn Đoàn và Ulrich Dornberg, v.v

Điểm chung của các công trình này là tập trung phân tích hệ thống chínhsách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống đó

1.1.2 Nghiên cứu về pháp luật an sinh xã hội

Cách tiếp cận này cho rằng, để thực hiện chính sách ASXH, nhà nước cầnphải thể chế hoá và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH Nghĩa là hình thànhcác quy định mang tính bắt buộc, có hiệu lực pháp lý nhằm xác định quyền vànghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nội dung

của chính sách ASXH Điển hình cho cách tiếp cận này là giáo trình “Luật ASXH” của Đại học Luật Hà Nội; "Pháp luật ASXH: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam" của Trần Hoàng Hải; “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn Hiền Phương, v.v.

Tiếp cận chính sách ASXH dưới góc độ thể chế hoá pháp luật ASXH là mộttrong những cách tiếp cận phổ biến hiện nay Tuy nhiên, các công trình này donhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý về ASXH nên chưa đề cập trực tiếp đến cácphương diện khác của chính sách ASXH

1.1.3 Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội với tư cách là một nội dung độc lập

Cách tiếp cận này nhìn nhận chính sách ASXH là một chính sách quản lý củanhà nước có mục tiêu, nội dung và giải pháp độc lập Điển hình cho cách tiếp cận

này là các công trình: "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường; "ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020" của Vũ Văn Phúc "Giáo trình ASXH" của Nguyễn Văn Định; "Nhập môn ASXH" của

Trang 8

Nguyễn Hải Hữu; "ASXH cho nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" của Mai Ngọc Anh; "Bàn về chính sách ASXH với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp: Nghiên cứu tại Bắc Ninh" của

Nguyễn Văn Nhường, v.v

1.1.4 Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội của một số quốc gia trên thế giới

Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH của một số nước trên

thế giới phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau:“Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” của Nguyễn Duy Dũng; “Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay” của Trần Thị Nhung; “Hệ thống ASXH của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Đinh Công Tuấn; "Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001" của Lê Vinh Danh; “Khung chính sách

xã hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” của Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú, v.v.

Có thể nói, các công trình này không những đã giới thiệu mô hình ASXH củamột số nước trên thế giới mà còn chỉ ra những kinh nghiệm cho việc thực hiệnchính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay

1.2 Công trình nghiên cứu về "vai trò của nhà nước"

1.2.1 Nghiên cứu về vai trò của nhà nước nói chung

Những công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong một số lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hoá rất đa dạng về nội dung và cách tiếp cận Ở mỗi khía

cạnh, vai trò của nhà nước được xác định với những sắc thái riêng như: Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công; vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO; vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam"; vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN; vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay; vai trò của nhà nước trong thực hiện trách nhiệm xã hội, công bằng xã hội và đoàn kết xã hội; vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; vai

Trang 9

trò của nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay; vai trò của nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo, v.v

1.2.2 Nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hội

Vai trò của nhà nước trong đảm bảo ASXH là một trong những vai trò cơ bản

và được thể hiện hết sức đa dạng Điều này được phản ánh qua các công trình

nghiên cứu như: Cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp" của Đoàn Viết Cương; cuốn "Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO" của các tác giả Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu; cuốn "Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Mạnh; cuốn "Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam" của Lương Xuân Quỳ; cuốn "Nhà nước, thị trường và viện trợ: Những vai trò mới định lại"; cuốn "Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay" của Mai Hữu Thực; cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước" của Nguyễn Vân Nam; cuốn "Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện" của Trần Đình Hoan, cuốn “Đổi mới chính sách xã hội: Luận

cứ và giải pháp” của Phạm Xuân Nam; cuốn "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" (Phạm Văn Đức, Josef Sayer, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hoà, Ulrich Dornberg đồng chủ biên); cuốn "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, y tế ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Minh Phương, v.v.

Trang 10

CHUƠNG 2 CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội

2.1.1 Khái niệm " chính sách an sinh xã hội"

Chính sách ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm phòng ngừa,hạn chế và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thunhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thấtnghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khácthông qua các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), ưu đãi xãhội (ƯĐXH) và trợ giúp xã hội (TGXH)

Bản chất của chính sách ASXH là tạo ra lưới an toàn nhằm che chắn cho

các thành viên trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc khi họ gặpphải những rủi ro khách quan Chức năng cơ bản của mọi chính sách ASXH là

bảo vệ sự an toàn của các thành viên trong xã hội thông qua các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro Bản chất của chính sách ASXH được thể hiện đầy đủ ở tính chính trị, tính kinh tế, tính xã hội và ý nghĩa nhân đạo của nó.

2.1.2 Vai trò của chính sách an sinh xã hội

Để thấy được vai trò của chính sách ASXH chúng ta xem xét hai khía cạnh:

Thứ nhất, vai trò của chính sách ASXH đối với nhà nước và cộng đồng:

Chính sách ASXH là một trong những hợp phần quan trọng trong chương trình xã

hội của một quốc gia và là một công cụ quản lý của nhà nước, qua đó giữ gìn sự

ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá

trình phát triển Thông qua cách thức thiết kế và thực hiện chính sách ASXH còn

cho thấy mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người của mỗi nhà nước

Trang 11

Thứ hai, vai trò của chính sách ASXH đối với các cá nhân và hộ gia đình: Chính sách ASXH cung cấp cho những người bất hạnh, những người kém may mắn những điều kiện và lực đẩy cần thiết để khắc phục những “rủi ro”, nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng Đồng thời nó kích thích tính tích cực xã hội trong

mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và ngườikém may mắn, giúp họ hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ Ngoài ra, nó

còn được xem như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập, bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá

trình phát triển

Chính sách ASXH có thể hỗ trợ cho các hộ gia đình "quản lý" được rủi ro và

có đủ năng lực vật chất để đương đầu được trong những giai đoạn khó khăn Đồng thời, chính sách ASXH còn hỗ trợ các hộ gia đình có điều kiện đầu tư tốt hơn cho

tương lai

2.1.3 Chức năng của chính sách an sinh xã hội

- Chức năng phòng ngừa rủi ro: Chức năng này nhằm tạo điều kiện cho các

đối tượng phát huy được tiềm năng, có đủ năng lực vật chất cần thiết để đối phómột cách tốt nhất với rủi ro, hạn chế thiệt hại và tự bảo vệ

- Chức năng giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu thiệt hại cho họ thông qua các

chính sách trợ giúp, trợ cấp mang tính ngắn hạn và trực tiếp

- Chức năng khắc phục rủi ro: Đây là nhóm biện pháp can thiệp cuối cùng

của hệ thống chính sách ASXH đối với những người không có cơ hội tham gia vàotầng lưới thứ nhất và thứ hai

2.2 Tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

2.2.1 Tính tất yếu nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội

Một là, xuất phát từ bản chất, chức năng xã hội của nhà nước Thực hiện chính sách ASXH không phải là sự ban ơn mà là một biện pháp để duy trì sự

thống trị chính trị của nhà nước Thông qua thực hiện chính sách ASXH, nhà nướccủng cố và duy trì địa vị thống trị của mình

Trang 12

Hai là, nhà nước thực hiện chính sách ASXH nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường Chính sách ASXH được xem như là hình thức phân

phối lại trong nền kinh tế thị trường thông qua nhà nước

Ba là, xuất phát từ đặc điểm và tính chất của hàng hoá ASXH ASXH là một

loại hàng hoá có tính chất công cộng, do vậy, không có chủ thể nào khác ngoài

nhà nước có đủ khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân

Thứ tư, hưởng ASXH là một quyền cơ bản của con người Quyền hưởng ASXH là một quyền con người, thuộc một trong các quyền kinh tế - xã hội cơ bản.

Sự ghi nhận quyền hưởng ASXH là kết quả quá trình nhận thức về vai trò củaASXH đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Thứ năm, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế Trong bối cảnh

hội nhập và toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước đối với việc đảm bảo ASXH khôngchỉ có ý nghĩa giải quyết vấn đề trong nước mà còn là trách nhiệm chung, gópphần tạo ra sự ổn định và tiến bộ của cả xã hội loài người

2.2.2 Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

Vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH là toàn bộ cácphương diện hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất của nhà nước bao gồm việcxây dựng hệ thống chính sách, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực thichính sách trong thực tế Với tư cách là một chính sách công, những chức năng,nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác để thể hiện vai trò của mình trong việc thực

hiện chính sách ASXH là: 1) Hoạch định chính sách ASXH cho từng thời kỳ; 2) Triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách ASXH trong thực tế; 3) Đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chính sách

2.2.3 Yêu cầu đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

- Xây dựng chính sách ASXH ổn định, nhất quán và "bao phủ" tối đa thànhviên trong xã hội

- Thống nhất quản lý thực hiện chính sách ASXH

- Tạo sự thống nhất giữa chính sách ASXH với chính sách kinh tế - xã hội

Trang 13

- Đề cao phương châm "tương trợ cộng đồng" và "xã hội hoá" trong thực hiệnchính sách ASXH

- Đảm bảo sự bền vững về tài chính và ổn định về tổ chức trong thực hiệnchính sách ASXH

2.3 Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.3.1 Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới đã và đang hình thành nhiều mô hình đảm bảo ASXHkhác nhau Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách ASXH ở các quốc gia như Đức,

Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Nhật Bản được xem là đặc trưng tiêu biểu nhất cho những trường phái: Kinh tế thị trường xã hội (Đức), kết hợp giữa phát triển kinh tế thị trường với đảm bảo ASXH dựa trên cơ sở hệ thống phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội toàn dân do tiền thuế chi trả (Thuỵ Điển), trường phái Beveridge – kinh tế thị trường tự do (Hoa Kỳ),"nhà nước phúc lợi" kiểu Nhật Bản trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa "phúc lợi gia đình" với "phúc lợi doanh nghiệp" và "phúc lợi nhà nước", v.v.

Mặc dù mỗi mô hình ASXH đều có những mục tiêu, nội dung khác nhau nhưng quathực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở các nước Đức, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ và NhậtBản đã cho thấy cả những thành công và hạn chế, thách thức như:

- Thành công: Hệ thống chính sách ASXH đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ổn định xã hội và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

- Hạn chế, thách thức: Chi phí để vận hành chính sách ASXH lớn nên vừa tạo

ra gánh nặng cho ngân sách, vừa tạo ra sức ỳ xã hội, không khuyến khích người dân nâng cao năng suất lao động, nền kinh tế kém năng động, làm giảm động lực

tăng trưởng kinh tế trong nước, dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ và rơi vào suy thoái

2.3.2 Một số kinh nghiệm đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

ở Việt Nam

- Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo và thống nhất quản lý đối với việc thựchiện chính sách ASXH

Trang 14

- Nhà nước cần thể chế hoá mục tiêu, nội dung đảm bảo ASXH thành chínhsách và pháp luật

- Tạo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo ASXH

- Nhà nước hoạch định chính sách ASXH đa tầng, trong đó nhà nước giữ vaitrò nòng cốt và có biện pháp thích hợp nhằm huy động sự tham gia của khu vực tưnhân vào việc cung cấp dịch vụ ASXH

Kết luận Chương 2

Chính sách ASXH là những chính sách bảo vệ của nhà nước nhằm hạn chế,phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảmthu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khácthông qua các chính sách BHXH, BHYT, ƯĐXH và TGXH Nhà nước có vai tròquan trọng trong việc thực hiện chính sách ASXH Từ thực tiễn thực hiện chính

sách ASXH ở một số nước đã cho thấy: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và thống nhất quản lý đối với việc thực hiện chính sách ASXH; nhà nước cần thể chế hoá mục tiêu đảm bảo ASXH thành chính sách và pháp luật; tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH; nhà nước hoạch định chính sách ASXH đa tầng, thực hiện theo phương châm xã hội hoá.

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Quá trình hình thành và nội dung chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

3.1.1 Quá trình hình thành chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

Sự ra đời và phát triển của chính sách ASXH của Việt Nam gắn liền với quátrình xây dựng và bảo vệ đất nước, với truyền thống đạo lý của dân tộc Quá trìnhthực hiện chính sách ASXH của Việt Nam có thể được chia thành hai giai đoạn:

Ngày đăng: 03/10/2014, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w