1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

51 943 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 8,24 MB

Nội dung

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung đối với việc hình thành phẩm chất nhân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐOÀN HƯƠNG THẢO

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỎ CHÍ MINH VÀ VIỆC VAN DUNG CUA DANG TA TRONG VIỆC

XAY DUNG DAO DUC MOI CHO SINH VIEN VIET NAM TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

KHOA LUAN TOT NGHIEP

CHUYÊN NGÀNH: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học

GV PHẠM THỊ THÚY VÂN

Hà Nội - 2012

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân thành nhất tới giảng viên Phạm Thị Thúy Vân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy „ các cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua

Với điều kiện hạn chế thời gian cũng như kiến thức bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Sinh viên Đoàn Hương Thao

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phạm Thị Thúy Vân Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên Đoàn Hương Thảo

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh vị cha gia kinh yéu của dân tộc Việt Nam, người anh

hùng giải phóng kiên cường, bất khuất, danh nhân văn hóa thế giới Người đã kết tinh trong mình những phẩm chất giá trị tinh thần to lớn của dân tộc Việt

Nam Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Người còn để lại một di sản vô giá về

tư tưởng đạo đức

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn coi việc

tuyên truyền giáo dục đạo đức lên hàng đầu, dù ở mọi nơi hay mọi lúc, thời chiến hay thời bình thì tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị Người cho rằng đạo đức là cái gốc phẩm chất nhân cách con người, là điều kiện tiên quyết để góp phần đưa cách mạng đến thành công

Đất nước Việt Nam đang trong thời kì chuyên mình, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế

với nhiều nước trên thế giới, trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội và đã mang lại nhiều thành tựu to lớn Song bên cạnh những thành tựu

đó, thì những tác động tiêu cực do quá trình hội nhập mang lại như tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy, mại dâm đó chính là sự suy thoái đạo đức Đặc biệt là trong thế hệ sinh viên trẻ hiện nay thì sự suy thoái phẩm chất đạo đức đang ngày càng có xu hướng tăng lên, đã ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, nếp sống truyền thống của người Việt, tới sự nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Việt Nam

Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu những thăng trầm của lịch

sử, đối phó với thù trong giặc ngoài, và tỉnh thần yêu nước kiên cường, bất khuất ấy ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, nó được thể hiện sâu sắc trong quá trình

Trang 5

công nghiệp hóa - hiện đại hóa Vậy đứng trước tình hình đó, đòi hỏi phải có những con người trẻ năng động, sáng tạo, thông minh, có đủ sức, đủ tài để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp

sinh viên Việt Nam Đó là một bộ phận tri thức trẻ với lòng say mê nhiệt huyết,

ý trí kiên cường bất khuất, lòng yêu nước và có lí tưởng cách mạng Vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng cho tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung đối với việc hình thành phẩm chất nhân cách Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Tự tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”

cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều bài viết, chương trình nghiên cứu tư tưởng đạo

đức Hồ Chí Minh của các tạp trí, các báo như “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hô Chí Minh” của tiễn sĩ Nguyễn Thế Thăng, nhà xuất bản Lao động - Hà

Nội — 2002; “ tưởng đạo đức và việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thanh

niên trong giai đoạn hiện nay” tạp trí triết học số 2 — 2001; “Bồi dưỡng đạo đức sinh viên trong nên kinh tế thị trường” của Huỳnh Khái Vinh, thông tin những

vấn đề lí luận, số 6 — 1998; “Việc làm động cơ thúc đây tính tích cực học tập của

sinh viên hiện nay” của Trần Hồng Đức, tạp trí Đại học và giáo dục chuyên

nghiệp số 3 — 1990: “Giá trị tỉnh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” - giáo

sư Trần Văn Giàu, nhà xuất bản Khoa học xã hội; “T7 ứưởng đạo đức Hà Chí

Minh” của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Bá Linh; “7 /ưởng đạo đức Hỗ Chí Minh con đường cách mạng Việt Nam” của tiễn sĩ Hoàng Trang; “Ti twong Hà

Trang 6

Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” do nhà xuất bản chính trị quốc gia

2003, của tiến sĩ Nguyễn Lương Bằng

Trên cơ sở những vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và với tư cách là người mới tập nghiên cứu khoa học, muốn đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, cùng với việc tìm hiểu sâu hơn nữa về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tác giả hi vọng có thể đóng góp công sức của mình vào quá trình xây dựng đạo đức, phục vụ công

cuộc đổi mới hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích

Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và làm rõ việc vận dụng của Đảng

ta để xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.2 Nhiệm vụ

- Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

- Đánh giá thực trạng đạo đức lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay

- Đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức mới cho sinh viên

Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac —

Lênin, cụ thể là:

- _ Phương pháp lịch sử cụ thé

- Phuong phap logic lich str

- _ Phương pháp phân tích tổng hợp

-_ Phương pháp so sánh đối chiếu

5, Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sinh viên Việt Nam ở các trường trung cấp, cao dang, dai hoc hién

nay, có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn

Trang 7

6 Kết cấu khóa luận

- Gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

- Gồm2 chương, 6 tiết

+ Chương I1: Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

+ Chương 2: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng

đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Trang 8

Chương 1

NOI DUNG TU TUONG DAO DUC HO CHi MINH

1.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề đạo đức của Hồ Chí Minh

1.1.1.Cách tiếp cận khái niệm đạo đức cúa Hỗ Chí Minh

Hồ Chí Minh không đưa ra khái niệm đạo đức Song, trong sử dụng thuật ngữ đạo đức được Người dùng với các nghĩa khác nhau:

- Theo nghĩa rộng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng Giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chỉ phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác

và toàn xã hội

Theo nghĩa này, vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn điện cho mọi đối tượng (sĩ, nông, công, thương), cho mọi lĩnh vực (lao động,

sản xuất, học tập), mọi phạm vi (từ gia đình đến xã hội, từ giai cấp tới dân tộc,

quốc gia tới quốc tế )

- Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cach mạng

Điều này được Hồ Chí Minh bàn thường xuyên và diễn đạt trong “tư cách người cách mạng” với ba mối quan hệ: tự mình, với người và với việc, bằng 23 tiêu chuẩn Người viết: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là

một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng đó cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, một

cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng

và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [15, tr 283]

- Theo nghĩa rất hẹp: Đạo đức là tình thần phục vụ và sự hi sinh vì người khác, hy sinh cho tô quốc, nhân dân, đó là sự hiến dâng, cho mà không

mong được trả

Trang 9

Hồ Chí Minh thường xuyên khen những tắm gương người tốt việc tốt, những người có công với cách mạng, đặc biệt là những cản bộ, đảng viên là đầy

tớ, nô bộc trung thành cho nhân dân, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, nhân dân Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu chung: Trung với nước, hiểu với dân Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Như vậy, đạo đức là những quy chuẩn, quy ước, phép tắc do con người

định ra trên cơ sở đảm bảo các lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội để điều chỉnh

hành vi ứng xử, điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống

thông qua lối khen chê, đồng tình hay phản đối, thông qua dư luận xã hội

1.12 Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề đạo đức qua phạm trù đạo đức cách mạng

Đạo đức cách mạng là phạm trù cơ bản nhất, bao quát nhất trong tư tưởng

Hồ Chí Minh Đó là đạo đức của người cách mạng Việt Nam Của cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên Hồ Chí Minh không chỉ dùng thuật ngữ “đzo đức cách mạng” mà còn dùng các thuật ngữ đồng nghĩa như: Đạo đức mới, đạo đức

xã hội chủ nghĩa, đạo đức cộng sản

Vậy đạo đức cách mạng là gì?

Đạo đức cách mạng hay còn hiểu là đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa Đó là vì lợi ích của Đảng và toàn xã hội Là trung với nước, hiểu với dân,

hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, yêu thương con người, quý trọng lao động

Theo Hồ Chí Minh nội dung cốt nhất của đạo đức cách mạng là: Cần — kiệm —

liêm — chính — chí công vô tư Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đắt, nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo đúng nghĩa Nhưng đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống Mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền

bỉ hàng ngày của mỗi người

Trang 10

Do vậy, Người luôn cho rằng, mỗi người phải luôn luôn rèn luyện đạo đức

cách mạng đặc biệt là những cán bộ, đảng viên, thanh — thiếu niên

*Với cán bộ, đảng viên

Trong di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi

đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần

kiệm liêm chính, chí công vô tư” [I7, tr 510]

Vậy là người cán bộ, đảng viên: “Khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành

nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không

quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa” [10, tr 466]

Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người cán bộ

- đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:

-_ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân

- Rasuc phan đấu đề thực hiện mục tiêu của Đảng

- _ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu

- V6 luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết

-_ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng

* Với thiếu niên nhỉ đồng

Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức cộng sản chủ nghĩa đối với các thiếu niên nhi đồng không giống như người lớn Ví dụ như đối với người nông dân tập thể thì sản xuất cho nhiều, cho tốt Thầy giáo thì đạy cho tốt, cho dễ hiểu Đạo đức

Trang 11

cộng sản chủ nghĩa đối với các thiếu niên nhi đồng là chăm học, giúp người lớn,

[5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên — thư gửi thiếu niên của Bác Hà]

* Với thanh niên

Đạo đức cách mạng của họ là: Mình vì mọi người, mọi người vì mình;

phải “thương người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa, với tỉnh thần:

“Không có việc gì khó Chí sợ lòng không bên Đào múi và lắp biển Quyết trí ắt làm nên ”

Đề từ đó hình thành lối sống trong sạch, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tân tốt đẹp của dân tộc

1.1.3.Hồ Chí Minh tiếp cận đạo đức từ vai trò của nó

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguôn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [13,

tr 252 — 253]

- Đạo đức là nhân tỔ tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Trang 12

Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dân của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lí tưởng cao xa, ở mức sóng vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản

ưu tú, bằng tắm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lí tưởng đó trở thành hiện thực

1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.2.1.Cơ sở khách quan

1.2.1.1 Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển truyền thống đạo đức của

dân tộc

- Nhắn mạnh nội dung xả thân vì xã hội, vì dân tộc, vì quốc gia của chủ

nghĩa yêu nước

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ, sáng tạo và lòng đũng cảm của người dân

Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc

Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tắt Thành quyết trí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn

sâu vào tiềm thức, vào ý trí và hành động của mỗi con người Chính từ thực tiễn

đó, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhắn chìm tất cả lũ bán nước và

cướp nước” [14, tr 171]

- Lấy nhân ái làm nguyên tắc, sự hòa đồng làm phương châm trong quan

hệ giữa người với người

Người Việt Nam vốn có truyền thống giàu lòng nhân ái, thương người như thê thương thân, có lòng thương xót, thông cảm với người lao động, nghèo

Trang 13

đói Cho nên hễ gặp người khó khăn thì sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ cưu mang, giúp đỡ nhau khi gặp phải thiên tai, địch họa, lúc ốm đau, hoạn nạn Sự chia sẻ tỉnh thần, tình cảm, miếng cơm manh áo lúc khó khăn được đánh giá cao “một

miếng khi đói bằng một gói khi no”

Lòng nhân ái không những được thê hiện trong mối quan hệ xã hội, mà còn thể hiện sâu sắc trong những mối quan hệ thân thiết như gia đình, anh em,

bạn bè

Người Việt Nam luôn tự biết công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ,

kính yêu người già:

“Cong cha nhu nui Thai Son Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con”

Hay đó là tình cảm thủy chung, sự hòa thuận son sắt trong đạo vợ chồng:

“Thuận vợ thuận chẳng tát biển Đông cũng cạn”

Tình nghĩa anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau:

“Anh em như thể tay chân Rách lành đàm bọc dở hay đỡ đân ”

- Thực hiện tu dưỡng đạo đức là quyết định vươn tới cái cao thượng của dao duc

Đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được truyền lại qua

nhiều thế hệ, truyền cho nhau những kinh nghiệm “trăm nghe không bằng một thấy” để áp dụng vào cuộc sống thực tế, tu đưỡng rèn luyện bản thân Đó là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Trước hết là rèn luyện phẩm chất đạo đức cho bản thân, sau đó đem sức lực cống hiến, phụng sự cho tổ quốc, cho nhân dân Có như vậy thì việc thực hiện tu dưỡng đạo đức mới thật sự có ý nghĩa 1.2.1.2.H6 Chí Minh tiếp thu, kế thừa những tỉnh hoa đạo đức nhân văn của

nhân loại

Trang 14

Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình

hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh

Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những tỉnh túy nhất trong các học thuyết

triết học, hoặc trong tư tưởng Lão tử, Mặc tử, Quán tử Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo Đó là các triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết

lí nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học Người dẫn lời của VI Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những truyền thống quý báu của các đời trước để lại” [14, tr 171]

Về phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân

là nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, là tỉnh thần bình đăng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp, là việc đề cao lao động, chống lười biếng: là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, Đến khi đã trở thành người Mac xít, Người lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, vì thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta” Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu, tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rutxô, Moongtetxkiơ Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp,

Trang 15

các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập ở Mỹ 1776

Như vậy, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ

của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây vừa tiếp thu, vừa chọn lọc

để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đối mới, vận

dụng và phát triển

1.2.1.3 Hồ Chí Minh tiếp thu các nguyên lí đạo đức của chủ nghĩa Mac — Lênin Chủ nghĩa Mác — Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư

tưởng Hồ Chí Minh Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác — Lênin ở Hồ Chí Minh diễn

ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích ly qua hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc Bản lĩnh trí tuệ đó đã nâng cao khả năng tư duy dộc lập tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận dụng những nguyên lí cách mạng của thời hiện đại vào những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

của Việt Nam

Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn những nguyên lí đạo đức Mác — Lênin với

hoàn cảnh, trình độ, đặc điểm con người Việt Nam Về mặt hình thức thể hiện,

nếu Mác — Lênin đã thông qua mọi tác phẩm, mọi hoàn cảnh để nói về lí luận đạo đức một cách tinh tế, có sức thuyết phục cao, thì ở Hồ Chí Minh ngoài cách làm đó, người còn dành tâm sức, thời gian để bàn sâu, cụ thể qua các bài viết

ngăn gọn, súc tích, cô đọng, nhân mạnh sâu sắc nội dung đạo đức cách mạng

33 các

như: “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “cân, kiệm,

liêm, chính, chí công vô tư”

Đó không chỉ là sự độc đáo trong phong cách của người mà còn chứng tỏ

sự nhuan nhuyén, uyên thâm trong việc vận dụng sáng tạo lí luận Mác — Lénin nói chung, lí luận vê đạo đức học nói riêng

Trang 16

Từ đó, Hồ Chí Minh đã tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn: “Bây

giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách

mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [11, tr 268]

1.2.2.Cơ sở chủ quan

1.2.2.1.Khả năng tư duy và trí tuệ Hỗ Chí Minh

Những năm tháng hoạt động trong nước và nước ngoài, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú hơn sự hiểu biết của mình đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng những thành

công trong lĩnh vực hoạt động lí luận của Người

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật

vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể dé khái quát thành lí luận, đem lí luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và

được kiểm nghiệm trong thực tiễn Vì vậy mà lí luận của Hồ Chí Minh mang giá

trị khách quan, cách mạng và khoa học

1.2.2.2.Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

Phẩm chắt, tài năng đó được biếu hiện trước hết ở tư duy độc lập, tự chủ,

sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh

Phẩm chất tài năng đó cũng được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin

vào nhân dân, khiêm tốn bình di, ham hoc hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương

pháp biện chứng, đầu óc thực tiễn

Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn được biểu hiện ở sự khổ công

học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh

phúc của đồng bào

Trang 17

1.3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.3.1.Quan niệm về đạo đức theo tư trông Hồ Chí Minh

- Đạo đức là cái gốc của người cán bộ cách mạng

Nói đến đạo đức ở Hồ Chí Minh là nói đến đạo đức cách mạng Người coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng, bởi lẽ sự nghiệp giành độc

lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội là rất khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng bền bỉ, đẻo dai của nhiều thế hệ đặc biệt là đối với mỗi cán bộ đảng viên

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì người cán bộ phải có đạo đức Sự nghiệp cách mạng Việt Nam là giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa

xã hội, đó là sự nghiệp to lớn, khó khăn và lâu dài Sự nghiệp đó đòi hỏi sự phan dau tich cuc, bền bí, đẻo dai của mỗi người và nhiều thế hệ nối tiếp nhau Vì

vậy, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành nhiệm vụ

cách mạng” [13, tr 283]

Có đạo đức cách mạng sẽ giúp cho người cán bộ, đảng viên tránh được những thói hư tật xấu như tham nhũng, quan liêu, hủ hóa mới xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân, mới lãnh đạo được nhân dân Để làm được như vậy, cán bộ, đảng viên phải nâng cao tỉnh thần trách nhiệm trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân

Hồ Chí Minh đặc biệt nhắn mạnh đến đạo đức cách mạng của người cán

bộ Theo quan điểm của Người, đạo đức cách mạng như gốc của cây, nguồn của sông Người nói: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có góc thì cây héo, cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình

hủ hòa, xấu xa thì làm không nổi việc gi” [13, tr 86]

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng Vì vậy, Hồ Chí

Trang 18

Minh yêu cầu Đảng phải: “ Là đạo đức, là văn minh” Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân

tộc và thời đại Trong D¡ Chúc Người căn dặn: “ Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thắm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân { 17, tr 498}

Như vậy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và

chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất là một Trong đó đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực tài là thể hiện cụ thê của đức trong kết quả hành động

1.3.2 Một số chuẩn mực đạo đức cơ bắn trong tư tróng dạo đức Hồ Chí Minh

1.3.2.1 Trung với nước hiếu với dân

“Trung” và “hiếu là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất “Trung với

vua, hiếu với cha mẹ”

Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: “Trung với nước, hiếu

với dân” tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức Người nói:

“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chống lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [18, tr 53]

Trong suốt cuộc đời, Người không bao giờ đặt mình ở vị trí cao hơn dân,

ở ngoài dân Người không chỉ xem dân là gốc, là quý, là sức mạnh mà Người luôn đặt mình trong dân, là đầy tớ của dân Người nói: “Nước lấy dân làm gốc” [13, tr 698]

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hiếu với dân thế hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ

Trang 19

nhân dân hết lòng Để làm được như vậy phải gần dân, nắm vững dân tình, hiểu

rõ dân tâm, thường xuyên cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

1.3.2.2 Can, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nên tảng của đời sống mới, là

phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh là mối quan hệ “với tự mình”

Cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính không thể thiếu được đối với

mỗi con người, với cán bộ, đảng viên Người viết:

Trời có bốn mùa: Xuân — Hạ - Thu — Đông

Đất có bốn phương: Đông — Tay — Nam — Bac

Người có bốn đức: Cần — Kiệm — Liêm — Chính

Thiếu một mùa không thành trời

Thiếu một phương không thành đất

Thiếu một đức không thành người

[8 tr 631]

Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng

xuất cao với tỉnh thần tự lực cánh sinh

Kiệm tức là tiết kiệm (tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm của cải) của nước,

của dân; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” [13, tr 636], không

phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén, lu bù

Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là bủn xin: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích

cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui

lòng, như thế mới đúng là tiết kiệm” [8, tr 19]

Liêm là luôn tôn trọng của công của nhân dân Phải “trong sạch, không tham lam” tiền của, dia vi, danh tiếng

Chính là thẳng thắn, đúng đắn Người đưa ra một số yêu cầu:

Trang 20

-_ Đối với mình: Cho tự kiêu, tự đại

-_ Đối với người: chớ nịnh hót người trên, chớ xem khinh người dưới,

thật thà, không đối trá

-_ Đối với việc: Phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy

cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh

Chí công vô tr là công bằng công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việc

gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên

hạ, vui sau thiên hạ”

(Tiên thiên hạ chỉ u nhỉ wu

Hậu thiên hạ chỉ lạc nhỉ lạc)

Nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân

1.3.2.3 Thương yêu con người

Yêu thương con người là một trong những chuẩn mực đạo đức nối bật nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đó là sự đồng cảm cùng cảnh ngộ, người dân mắt nước, nô lệ lầm than Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con

người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo

ấm hạnh phúc cho con người Người cho rằng: “Nếu nước nhà được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” [12, tr 56]

Tinh yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết đành cho những người nghèo khố, những người bị mắt quyền, bi áp bức bóc lột Người cho rằng nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, bạn bẻ, đồng chí, anh em Nó đòi hỏi mọi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác Người dạy: “Hiểu

Trang 21

chủ nghĩa Mác — Lênin là phải sống với nhau có tình nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác — Lénin được” [17, tr 554]

1.3.2.4 Có tỉnh thần quốc tẾ trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào

mối quan hệ rộng rãi, vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng hiểu biết thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản

toàn thế gidi, voi tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến

bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hẳn thù, phân biệt chúng tộc Hồ Chí

Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại, là

hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, là hợp tác hữu nghị theo tỉnh thần :

Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em

1.3.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1.3.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức

Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc

nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới Đối với mỗi người, lời nói phải đi

đôi với việc làm Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân dan là rất quan trọng

Trang 22

Người yêu cầu cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho các em, ông bà làm gương cho các cháu

Đảng viên phải làm gương trước quần chúng Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên chán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến, quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng

dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [15, tr 552]

1.3.3.2 Xây đi đôi với chống

Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt

đẹp, nhất thiết phải chống lại những biểu hiện phi dao duc, sai trai, xấu xa, trái

với những yêu cầu của đạo đức mới, đó là “chủ nghĩa cá nhân” Xây đi đôi với chống là muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình tới nhà trường và toàn xã hội Trong giáo dục, vấn đề quan trọng nhất là

phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức

được và tự giác thực hiện

Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ

nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa ngăn chặn Để xây và dựng cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng

rãi, biêu đương cái tốt, phê phán cái xấu Người đã phát động cuộc thi dua “ba

xây, ba chống”, viết sách “người tốt việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống

1.3.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn lyện bền bi hàng ngày mà phát triển và củng có Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [15, tr 293]

Trang 23

Phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức suốt đời Người dạy: “Một dân tộc, một

đảng viên và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [17, tr 557 — 558]

Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng Người khẳng định đã là người thì

ai cũng có chỗ hay, chỗ đở, chỗ xấu, chỗ tốt Vấn để là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối huyễn hoặc, thấy rõ cái hay cái tốt để phát huy,

thấy rõ cái dở, cái xấu để khắc phục

Như vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh, hội tụ những tỉnh

hoa cao đẹp nhất của đạo đức truyền thống dân tộc và nhân loại, được xây dựng

qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nên đã mang một giá trị bền vững

và trường tồn Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng

kết, chuyên hóa sắc sảo, tỉnh tế với một phương pháp khoa học biện chứng, kết hợp với tư duy logic về đạo đức, và cho đến nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên

vẹn giá trỊ

Trang 24

Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH

TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN

VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng đạo đức lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.1 Những mặt tích cực về đạo đức trong lỗi sống sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.L.L Sinh viên Việt Nam là những người có lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tư tưởng văn hóa và đạo

đức quý báu của dân tộc ta Tiêu chí quan trọng và cơ bản để xem xét lòng yêu

nước và tự hào dân tộc của sinh viên là những quan niệm và nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục

tiêu chiến lược phát triển mà Đảng và nhà nước ta xác định ngay từ khi thành lập nước Chắc hắn, khi bàn đến truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên Việt Nam, không thể không nhắc đến tắm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của người sinh viên yêu nước Trần Văn Ơn Để bảo vệ chủ quyền của đất nước, chống lại sự đàn áp, cai trị của chính quyền Pháp, anh đã cùng hơn

6000 học sinh, sinh viên và giáo viên các trường ở Sài Gòn tổ chức biểu tình, bãi khóa Trong lúc tham gia biểu tình Trần Văn Ơn đã bị bắn và chết trên đường đi cấp cứu Cái chết ấy đã gây náo động trong giới sinh viên Sài Gòn, dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ của học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân Hình ảnh sinh viên yêu nước Trần Văn Ơn đã trở thành kí ức bất diệt trong phong trào học sinh yêu nước Đồng thời anh đã trở thành một biểu tượng cho

sự hi sinh vì lí tưởng độc lập dân tộc Vẫn còn rất nhiều tắm gương sinh viên yêu nước đã cống hiến tuổi trẻ cho sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ tổ quốc như:

Trang 25

Nguyễn Thái Bình (sinh viên Cao đăng Nông lâm sản Hoa Kì), Võ Thị Thắng (sinh viên Sài Gòn) Họ đã không ngừng phấn đấu, có gắng hết sức mình, bằng

nhiệt huyết tuổi trẻ sẵn sàng hi sinh vì vận mệnh của đất nước

Nhận thức được điều đó, đại đa số sinh viên Việt Nam hiện nay đều thấy

được tầm quan trọng của yêu nước và tự hào dân tộc chính đáng, đó là truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta mà mỗi người đặc biệt là những thế hệ trẻ phải thực

hiện kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới Đó là những việc làm và hành động cụ thể như: Phong trào sinh viên tình nguyện, học tập và lam theo tam gương đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên nghèo vượt khó, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn Đặc biệt có thể kế đến hoạt động: “Góp đá xây Trường Sa” và “Bình chọn vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên thế giới” Hoạt động này diễn ra vào ngày 29/10/2011, tại trường Cao đẳng Bến Tre Phong trào này đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia, với hơn 5000 sinh viên lập kỉ lục nhắn tin góp đá xây Trường Sa Trước khi nhắn tin, sinh viên và thầy cô đã quyên góp ủng hộ cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” 16.5 triệu đồng góp phần cho công cuộc xây dựng va bao vé quan dao thiêng liêng của Tổ quốc

Đồng thời sinh viên Việt Nam cũng ngày một năng động sáng tạo trong học tập, lao động, xã hội, luôn quan tâm tới những vấn đề chung của cộng đồng

Tích cực tham gia chống những tệ nạn xã hội, phấn đấu học tập vì ngày mai lập

nghiệp, hoạt động từ thiện giúp đỡ mọi người Đó là những hoạt động thiết thực

có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2.1.1.2 Sinh viên Việt Nam sống có mục đích lí tưởng tốt đẹp

Mục đích, lí tưởng sống tốt đẹp phải đúng đắn, toàn diện, phù hợp với sự phát triển của thời đại ngày nay Sinh viên Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu chung: sống có lí tưởng, có hoài bão, phấn đấu vươn lên trong học tập, trong cuộc sông

Ngày đăng: 01/10/2014, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w