1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

61 916 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

Khái niệm Bằng những luận cứ khoa học của mình C,Mác đã đưa ra khái nệm về hình thái kinh tế - xã hội: “Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để ch

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC CHINH TRI

DINH TIEN LICH

SU VAN DUNG HOC THUYET

HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO

SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TÁT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học NGUYÊN THỊ THÙY LINH

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LOI CAM ON

Với tắm lòng biết on sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Linh đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt chuyên môn, hướng nghiên cứu,

cách tô chức, triển khai và hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính

trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời

gian học tại trường

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện giúp cho tôi rất nhiều mặt trong khóa học

của mình

Hà nội, tháng 5 năm 2012

Tác giả

Đinh Tiến Lịch

Trang 3

LOI CAM DOAN

Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của

cô Nguyễn Thị Thùy Linh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi chưa được công bố trên bat kì công trình nào

Hà nội, tháng 5 năm 2012

Tac gia

Dinh Tién Lich

Trang 4

Chương 2:MỘT SÓ NỘI DUNG CÚA SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYÉT

HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 222cc ccccrscrrsrrrs 32

2.1 Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước 32 2.2 Củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa - - + 55+ +xEevEeEvekrekerrrrrrererre 37

2.3 Xây dựng hoàn thiện hệ thống kiến trúc thượng tầng định hướng xã hội

08 2n 0 41 2.4 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ và xây

dựng chủ nghĩa xã hỘI . - + 5 E233 #vESEEEerrrkrkerkrrrererre 48

2.5 Giải quyết những vấn đề văn hóa - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dan

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh . - 50

800/90 -:‹:1:iiI 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22- 222 ©22222Sz+22EEvEEEerkerrrkerrrkeerrxee 55

Trang 5

MO ĐẦU

1 Ly do chon dé tai

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa đuy

vật lịch sử do C.Mác xây dựng nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác Lênin Học thuyết đã được thừa nhận về mặt lý luận và phương pháp luận

trong việc nghiên cứu các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Nhờ có học

thuyết hình thái kinh tế xã hội lần đầu tiên trong lịch sử loài người C.Mác đã

chỉ ra rằng nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội Học thuyết còn chỉ ra cho chúng ta nghiên cứu một cách đúng

đắn và khoa học sự vận hảnh của xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất

định cũng như tiến trình vận động lịch sử nói chung của loài người

Ngày nay đứng trước sự sụp đồ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông

Âu và Liên Xô, lý luận hình thái kinh tế xã hội tự phê phán từ nhiều phía Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà ngay cá một số người đã từng theo chủ nghĩa Mác Họ cho rằng học thuyết hình thái kinh tế -

xã hội đã lỗi thời phải thay thế bằng một lý luận khác chẳng hạn như lý luận

về các nền văn minh trên thế giới Chính vì vậy việc làm rõ thực chất học thuyết hình thái kinh tế xã hội giá trị khoa học và giá trị thời đại đang là đòi

hỏi cấp thiết hiện nay

Việt Nam lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh Do đó nhằm phục vụ mục tiêu

và nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang

nhanh chóng thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất

nước về cơ bản đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp

Với xu hướng hiện nay của thế giới - thời đại của hội nhập kinh tế quốc

tế Với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường cho nên việc học tập

nghiên cứu lý luận về hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin là

Trang 6

rat cần thiết Nó giúp chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế mà không

đánh mắt những bản sắc vốn có của dân tộc Việt Nam theo tỉnh thần hoà nhập

chứ không hoà tan Đồng thời khắc phục được những mặt trái của cơ chế thị trường là sự phân hoá giàu nghèo quá lớn, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và các tệ nạn xã hội

Là một sinh viên học chuyên ngành triết học Mác - Lênin nên việc học

tập nghiên cứu lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội là rất có ý nghĩa

Với mong muốn như vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình

Cho đến nay đã có rất nhiều học giả nghiên cứu học thuyết hình thái

minh tế xã hội và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện

dưới nhiều hình thức như nghiên cứu: sách, báo, tạp chí, luận văn đề tài

nghiên cứu khoa học, sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” của giáo sư Trần Phúc Thắng (nhà xuất bản lý luận

chính trị, 2005) đã khái quát quá trình hình thành học thuyết hình thái kinh tế

- xã hội về việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đúng đắn phù hợp quy luật khách quan Và cuốn sách “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và lý luận về con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta của Tiến sĩ Phạm Văn Chung (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006) Tác giả đã nêu lên quá tình hình thành và phát triển học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và đưa ra được nội dung khoa học của học thuyết hình thái

kinh tế xã hội và vai trò của nó đối với chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả còn

đưa ra lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta đưới ánh sáng và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế xã hội

Trang 7

Một số chuyên luận và công trình đề cập đến lý luận hình thái kinh tế

xã hội như: “Lý luận hình thái kinh tế xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của giáo sư Đặng Hữu Toàn (Tạp chí triết học, 2003, số 8) đã nêu lên nội dung cơ bản của lý luận hình thái kinh tế xã hội và chứng minh con đuờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu và còn nhiều bài viết

và công trình nghiên cứu khác Nhìn chung các học giả đã nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau về nội dung của học thuyết hình thái minh tế xã hội

Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách rõ ràng sự vận dụng học

thuyết này vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Vì vậy với

mong muốn tìm hiểu nội dung học thuyết hình thái kinh tế xã hội và vận dụng

nội dung đó vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

nên tác giả dã lựa chọn đề tài “Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội

vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” đề nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của đề tài

a) Muc dich

Góp phần tìm hiểu sự vận dụng thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay

b) Nhiệm vụ

- Trình bày cơ sở lí luận của hình thái kinh tế xã hội

- Tìm hiểu một số nội dung của sự vận dụng học thuyết hình thái kinh

tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài

-_ Đối tượng nghiên cứu: nội đung học thuyết hình thái kinh tế xã hội của C.Mác và sự vận dụng học thuyết đó vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu: Nhiên cứu sự vận dụng nội dung học thuyết hình

thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện

nay nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính của chủ nghĩa đuy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phân tích để làm sáng tỏ nội dung của đề tài

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần tìm hiểu giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh

tế xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm hiểu sự vận dụng sáng suốt của

đảng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đề tài nghiên

cứu trở thành tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến lý luận hình thái kinh tế xã hội

7 Kết cầu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, nội dung và kết luận, đanh mục tài liệu thamk hảo khoá luận gồm có 2 chương và 7 tiết

Trang 9

NOI DUNG

Chuong 1

NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG

VE HÌNH THÁI KINH TẺ XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, kết cấu và nội dung của học thuyết hình thái kinh tế

xã hội

1.1.1 Khái niệm

Bằng những luận cứ khoa học của mình C,Mác đã đưa ra khái nệm về

hình thái kinh tế - xã hội: “Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình

độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương

ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy” [9; tr 363]

Như vậy là có thể nói hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn

chỉnh có cấu trúc phức tạp trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất,

quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng nhưng chúng tác động qua lại và thống nhất với nhau Và

rõ ràng không thể đồng nhất hình thái kinh tế xã hội với xã hội nói chung

hoặc với một xã hội cụ thể, bởi vì xã hội thì hoặc là chỉ sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa người với người mà thôi trong khi đó hình thái kinh tế xã hội tức

chế độ xã hội là một hệ thống những yếu tố những liên hệ tất yếu làm thành

“bộ xương” của toàn bộ cơ thể xã hội cụ thể Không chỉ vậy hình thái kinh tế

- xã hội còn là cái chung đặc trưng cho những xã hội cụ thể thuộc một giai đoạn lịch sử nhất định “Đối với những yếu tổ và những liên hệ tất yếu làm

thành “bộ xương” của hình thái kinh tế xã hội được vì những yếu tố đó và

Trang 10

những mỗi liên hệ hoặc một số yếu tổ và mối liên hệ nào đó thì cần phải giải thích thêm nếu không sẽ rơi vào khuyết điểm trừu tượng” [10; tr 83]

Qua khái niệm về hình thái kinh tế xã hội thì rõ ràng dé hiểu được khái

niệm này chúng ta phải đi phân tích những đặc trưng, những yếu tố cấu thành

nên một hình thái kinh tế - xã hội cụ thé

1.1.2 Kết cầu của hình thái kinh tế - xã hội

Kết cấu của hình thái kinh tế xã hội gồm có 3 yếu tố cơ bản là: lực

lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng mỗi yếu tố đều có vị

trí vai trò khác nhau trong hình thái kinh tế - xã hội, không những thế ba yếu

tố này còn có những mối liên hệ với nhau tạo thành những quy luật chỉ phối

sự phát triển của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với

trình độ của lực lượng sản xuẤt Vậy thì để hiểu rõ hơn về cấu trúc của hình

thái kinh tế xã hội chúng ta đi vào tìm hiểu từng yếu tố:

thành lực lượng sản xuất” [9 tr 351 - 352]

Lực lượng sản xuất là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa

duy vật lịch sử, Theo Mác đây là biểu thị mặt thứ nhất của “mối quan hệ song trùng” của bản thân sự sản xuất xã hội: “Quan hệ của con người với tự nhiên

và quan hệ của con người với nhau” [1; tr 42] Điều đó có nghĩa là nó biểu hiện cho quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến và chinh

Trang 11

phục tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội loài người

Trong quá trình sản xuất, con người chinh phục tự nhiên bằng sức mạnh hiện thực của mình đó là sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ C.Mác

viết “Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho

đời sống của bản thân mình con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thé họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay” [6: tr 266] Tống hợp những sức mạnh của con người trong quá trình chính phục tự nhiên, tức là sức mạnh của

sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát khai niệm lực lượng sản xuất như đã trình bày ở trên

Như vậy là có thể khái quát lại nội dung chính của khái niệm lực lượng

sản xuất như sau: lực lượng sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất,

biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất là tổng hợp sức mạnh hiện thực của con người (người lao động và tư liệu sản xuất) trong quá trình chính phục giới tự nhiên thực hiện việc sản xuất xã hội

Lực lượng sản xuất được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản là người lao động và tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ

Thứ nhất, người lao động: với tính cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất, người lao động là những người có khả năng lao động, tức là phải có những phẩm chất: sức mạnh trí tuệ, sức mạnh thể chất, kinh nghiệm và kỹ năng lao động Ở những thời đại khác nhau, các phẩm chất trên cũng có những vai trò khác nhau: trong các xã hội tiền tư bản khi lực lượng sản xuất

còn ở trình độ thủ công yếu tố thể chất nổi bật hơn cả; Trong xã hội tư bản

yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng lao động trở nên đặc biệt quan trọng để phục

vụ cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển các loại máy móc;

hiện nay khi lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại tin học hoá, hiện đại

hoá thì yếu tố tri thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng, lao động của con

Trang 12

người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ Càng ngày hàm lượng trí tuệ trong lao động càng cao, trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện nay con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất là nguồn lực vô tận Chính những sức mạnh trí tuệ của con người đã đem lại những thành tựu lớn lao trong nền sản xuất hiện đại Tuy nhiên theo C.Mác

thì tiến bộ của tri thức chỉ là một mặt, một dạng thức biểu hiện của sự phát

triển mới của lực lượng sản xuất của con người, còn lực lượng sản xuất vĩ đại nhất là giai cấp cách mạng

Trong lực lượng sản xuất thì người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [14:;tr 430] Khẳng định người lao động giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là vì: suy cho đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, do người lao động tạo ra và không ngừng đổi mới, cải tiến, giá trị và hiệu quả của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng và sáng tạo của người lao động (máy vi tính chỉ đem lại hiệu quả khi người sử dụng có trình độ cao với những người không biết sử dụng thì có sở hữu những máy tính hiện đại thì nó cũng không thể phát huy tác dụng được) Về thực chất tư liệu sản xuất đặc biệt là công cụ lao động chỉ là sự phản ánh trình độ của con người trong quá trình chính phục

tự nhiên

Thứ hai,tư liệu sản xuất: với tư cách là một trong ba yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản

là tư liệu lao động và đối tượng lao động C.Mác khẳng định: “Cả #ự liệu lao

động và đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất [6; tr 270]

Đối tượng lao động bao gồm những bộ phận của giới tự nhiên được

đưa vào trong sản xuất nó có sẵn trong tự nhiên như đất đại, nguồn nước,

khoáng sản Đối tượng lao động được C.Mác giải thích rất rõ như sau “Đá:

Trang 13

đái (theo quan điểm kinh tế, danh từ này bao gồm cả nước nữa) lúc đẫu bảo

đảm cho con người thức ăn những tự liệu sinh hoạt sẵn có tôn tại với tư cách

là đối tượng lao động phổ biến của con người mà không cân sự tác động nào của con người Tất cả những vật mà lao động chỉ có việc bứt ra khỏi mối quan hệ trực tiếp giữa chúng với đất đai đều là những đối tượng lao động do

tự nhiên cung cấp ” [6; tr 267]

Ngoài những đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, con người tạo

ra đối tượng lao động Những đối tượng lao động do con người tạo được gọi

là nguyên liệu Việc sáng tạo ra đối tượng lao động xuất phát từ nhu cầu con người, khi mà những đối tượng lao động trong tự nhiên không còn đáp ứng được hoặc không đủ đáp ứng cho sự phát triển sản xuất nữa Đối tượng lao động do con người sáng tạo ra cũng chính là những đối tượng lao động trong

tự nhiên nhưng đã qua sơ chế, nó mang dấu ấn của lao động C.Mác phân biệt hai loại đối tượng này như sau: “Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu Đối tượng lao động chỉ trở thành nguyên liệu sau khi đã trải qua một sự biến đổi nào đó do lao động gây ra” [6; tr 268]

Trong quá trình sản xuất để cải biến đối tượng lao động thành những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình, mọi người phải sử dụng tư liệu lao động Nếu đặt đối tượng lao động ở một cực, người lao động ở một cực thì tư liệu lao động là khâu trung gian giữa hai cực đó Theo Mác “nhờ những tư

liệu lao động, sự hoạt động của con người làm cho đối tượng lao động phải biến đổi theo một mục đích đã định trước ” [6: tr 271]

Vậy tư liệu lao động là gì? Theo C.Mác “7T liệu lao động là một vật

hay toàn bộ những vật mà con người dat 6 giữa họ và đối tượng lao động và

được họ đặt làm vật truyền dẫn hoạt động vào đối tượng ấy” [6; tr 268] Voi

ý nghĩa như vậy tư liệu lao động gồm các yếu tố cơ bản sau: các công cụ lao

Trang 14

động, những phương tiện vận chuyên hàng hoá, các loại vật dụng để bảo quan những đối tượng lao động, nhà xưởng, bến cảng đường xá, Theo Mác

“Trong bản thân các tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí mà toàn bộ

cơ thể gọi là hệ thống xương cốt bắp thịt của sản xuất - lại cấu thành những dấu

hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất nhất định” |6; tr.270]

Công cụ lao động là yếu tố động nhất, quan trọng nhất trong tư liệu sản xuất, tác động đến sự chuyền biến xã hội và cũng là một trong những yếu

tố đặc trưng cho mỗi thời đại, Mác viết: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại

xã hội có lãnh chúa, cải cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư

bản công nghiệp” [14;tr 187] Công cụ lao động là yếu tố thường xuyên biến đối là vì nó thường xuyên được cải tiến dé nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của con người Nếu chỉ dừng lại ở những công cụ lao động thủ công như cày, cuốc, liềm hái thì năng suất lao động không cao, mất nhiều sức lao động Do vậy phải cải tiến chế tạo ra những công cụ lao động mới như máy cày, máy gặt đập lúa năng suất lao động cao, sức lao động được giải phóng mạnh mẽ Máy móc ngày càng chính phục những lĩnh vực mới của nền sán xuất xã hội nó thay thế con người ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất

Như vậy, công cụ lao động nói riêng và tư liệu lao động nói chung

chính là cái thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người là nội dung

chính tủa tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong sản xuất con người không chỉ sử

dụng tư liệu lao động mà còn tạo ra tư liệu lao động mới tiến bộ hơn Chính

vì vậy mà năng suất lao động ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, con người ngày càng được giải phóng khỏi nhiều chức năng cực nhọc trong quá trình lao động, cùng với phương thức sản xuất, tư liệu lao động cũng là một yếu tố cơ bản để phân biệt những giai đoạn khác nhau của

nền sản cuất xã hội “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ

Trang 15

chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với

những tư liệu lao động nào ” [6; tr 269]

Thứ ba, khoa học — công nghệ: Khoa học và công nghệ đang là lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp trong thời đại ngày nay Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì khoa học công nghệ ngày càng có vai trò to lớn khoa học thâm nhập vào mọi yếu tố của quá trình sản xuất: từ người lao động (với trình độ khoa học ngày càng cao) đến tư liệu sản xuất đặc biệt là

công cụ lao động, khoa học phát triển dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành sản

xuất mới, máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới Do đó nó có tác dụng thúc đây sản xuất phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động ngày càng tăng thậm chí khoa học đã trở thành một phương tiện để sản sinh ra của cải C.Mác viết: “chỉ đến khi xuất hiện phương thức tư bản chủ nghĩa thì khoa học mới trở thành một nghề nghiệp về phương tiện sản sinh ra của cải, phương tiện làm giàu ” [15; tr 37] Trong những thập

kỷ qua, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão trên khắp thế giới đã tạo được bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, mở ra kỷ nguyên mới cho nền sản xuất xã hội với việc phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hoá và hàng loạt công nghệ tiên tiến khác Trong cuộc cách mạng này thì quá trình cách mạng khoa học công nghệ đi trước một bước đóng vai trò dẫn đường và chi phối mạnh mẽ đối với sản xuất nói chung Chính sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang gây ra những biến đổi lớn trong xã hội nói chung và nền sản xuắt vật chất nói riêng Chắng hạn như với người lao động họ không chỉ được giải phóng khỏi các chức năng thực hiện mà cả chức năng kiểm tra, quản lý trong quá trình sản xuất, con người ngày càng không phải tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp và họ từ chỗ người thực hiện giản đơn các thao tác máy móc thành chủ thể của nền sản xuất với chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là sáng

Trang 16

tạo Điều đó càng cho thấy ý nghĩa lớn lao của tri thức khoa học trong quá

trình sản xuất của nền sản xuất hiện đại

Từ những thập niên 80 của thế ki XX trở đi với những đặc điểm và xu hướng phát triển mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bắt đầu bước sang một giai đoạn mới đó là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Đây

là bước quá độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn chỉ trên

cơ sở khoa học trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản thân khoa học thành nền công nghiệp tri thức Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại còn là bước quá độ dưới sự chỉ đạo và với vai trò din đường của khoa học sang quá trình tô chức lại về căn bán công nghệ sản xuất, điều tiết các quy trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tô chức lại tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu

mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở vi điện tử làm cho quá trình sản

xuất diễn ra với nhịp độ cao và năng suất lao động ngày càng tăng lên đáp ứng chính nhu cầu của bản thân xã hội loài người

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế phát triển thấp việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang

là một vấn đề rất cấp bách nhằm thúc đây sản xuất, phát triển kinh tế theo

hướng đi tắt đón đầu đó là thừa hưởng những thành tựu khoa học công nghệ

thế giới áp dụng nhanh vào sản xuất cải biến kinh tế trong nước, thúc đây sự

nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và bước đầu phát triển nền

Trang 17

thức đó thành công cụ sản xuất Ngoài ra do những đặc điểm về sinh học — xã

hội, con người trong sản xuất đã vốn có sức mạnh về thể chất (sức mạnh cơ

bắp) và sức mạnh về trí tuệ đây luôn là những yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất Ngày nay khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì người chức năng là chủ thể của quá trình sản xuất, con người còn là

đối tượng khai thác của chính bản thân mình Sức mạnh trí tuệ của con người

trở thành nguồn năng lượng vô tận của sự biến đối khoa học công nghệ và sản xuất, là nguồn lực của mọi nguồn lực trong quá trình phát triển tiếp tục

của xã hội

Khoa học công nghệ còn là một yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Khái niệm: “?rình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công

cụ lao động thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quả trình cải

biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tần và phát triển của mình

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở: trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất;

kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người; trình độ phân công lao động” [9; tr 444] Thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là năng suất lao động xã hội, đây chính là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự tiến

bộ xã hội nó cũng là nguyên nhân cuối cùng quyết định sự thắng lợi của một chế

độ xã hội Chính vì ý nghĩa lớn lao đó của năng suất lao động mà Lênin đã khẳng định: “Năng suất lao động là một trong những nhiệm vụ cơ bản, bởi vì

không có nó thì không thể chuyển hẳn lên chế độ cộngsản được ” [12; tr 120]

Trong tiến trình lịch sử lực lượng sản xuất phát triển từ trình độ thấp

đến trình độ cao, đó là sự phát triển có tính kế thừa Con người đù muốn hay

không thì cũng kông thể tự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho riêng mình,

bởi vi “moi luc lượng sản xuất đều là lực lượng được tạo ra, đều là sản

Trang 18

pham trước đó Như thể lực lượng sản xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn

của con người, nhưng bản thân nghị lực ấy lại bị chế định bởi những điều

kiện mà con người được đặt vào, bởi những lực lượng sản xuất mà trước đó

đã có được, bởi một hình thức xã hội đã ton tại trước khi có những lực lượng

sản xuất ấy, mà hình thức xã hội ấy lại được tạo ra không phải những con

người ấy mà bởi thế hệ trước đó [7; tr 657]

Sự phát triển có tính kế thừa này của lực lượng sản xuất không chỉ diễn

ra ở tư liệu lao động mà cả ở trình độ của người lao động Khi nói về nhiệm

vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết Lênin khẳng định; “đề phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi phải sử dụng ngay lập tức một cách rộng rãi và trong mọi lĩnh vực các chuyên gia khoa học và kỹ thuật mà chủ nghĩa tư

bản đã để lại cho chúng ta, mặc dù họ phân nhiều không tránh khỏi bị nhiễm

thé giới quan và các thỏi quen tw sản” [12; tr 145]

Lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển của nó cho dù thường xuyên bị cản trở bởi những yếu tố khác nhau đặc biệt là quan hệ sản xuất đã lỗi thời nhưng nhìn chung thì lực lượng sản xuất vẫn tiến lên từng bước theo quy luật của nó Bản thân các lực lượng sản xuất không phải sản phẩm riêng của một thời đại nào, mà là sản phẩm của cả một quá trình phát triển liên tục

từ thấp đến cao Bên cạnh khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất còn có

khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất P.Ăngghen đã dùng khái niệm này

để phân tích lực lượng sản xuất Trước đây khi chưa có công nghiệp hiện đại, mỗi người riêng lẻ có thể sử dụng công cụ thủ công dé san xuất, công cụ thô sơ này không bắt buộc phải tập trung vào nhiều người để cùng sản xuất

ra một sản phẩm, mà chỉ cần một người vẫn có thể sản xuất được cho nên lực lượng sản xuất có tính chất cá thể Nhưng khi máy móc xuất hiện đòi hỏi

phải sản xuất dây chuyền phải có nhiều người cùng lao động theo sự vận động

của máy móc, làm những phần việc khác nhau, đo đó đòi hỏi quá trình lao

Trang 19

động phải xã hội hoá thì mới tạo ra sản phẩm được Sản phẩm làm ra không thể nào là kết quả của một người mà là của nhiều người Lúc này lực lượng sản xuất thay đổi tính chất của nó Như vậy là tính chất và trình độ của lực

lượng sản xuất không tách rời nhau trình độ nào thì tính chất ấy, ở trình độ

thủ công thì phổ biến là tính chất cá nhân, ở trình độ cơ khí công nghiệp thì

phổ biến là tính chất xã hội hoá Do vậy khi nói đến trình độ của lực lượng sản

xuất cũng đã phần nào bao hàm cả tính chất của nó

Như vậy với tư cách là tổng hợp sức mạnh hiện thực của con người trong quá trình chỉnh phục tự nhiên là sự kết hợp giữa người lao động với tư

liệu sản xuất, lực lượng sản xuất chính là nội dung của sự sản xuất xã hội

1.1.2.2 Quan hệ sản xuất

Cũng là một mặt của phương thức sản xuất nhưng nếu như lực lượng sản xuất là khái niệm biểu thị mặt thứ nhất của mối quan hệ song trùng, của bản thân sự sản xuất xã hội - quan hệ giữa con người với tự nhiên thì quan hệ sản xuất chính là sự biểu thị mặt thứ hai của quan hệ đó quan hệ của con người với con người trong sản xuất

Quá trình sản xuất của xã hội chỉ có thể điễn ra một cách bình thường khi mối quan hệ giữa người với người tồn tại thống nhất giữa mối quan hệ giữacon người với tự nhiên Mác khẳng định: “7rong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết

hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và trao đổi hoạt động với nhau, và quan hệ của họ với tự nhiên, tức là việc sản xuất chỉ diễn

ra trong khuôn khổ những mỗi liên hệ và quan hệ xã hội đó” [3; tr 552]

Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người dù muốn hay không buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau cho dù quan hệ này có khác nhau trong mỗi phương thức sản xuất nhất định với tính cách là những quan hệ vật chất trong xã hội, xuất hiện đo nhu cầu

Trang 20

của con người, cho nên quan hệ sản xuất là kiểu quan hệ mang tính tất yếu khách quan Theo C.Mác “Trong sự sản xuất xã hội về đời sống của mình, con người có những quan hệ với nhau, những quan hệ nhất định tất yếu, độc lập với ý muốn của họ, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ

này phù hợp với một trình độ nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ” [4; tr 14 - 15]

Như vậy nói quan hệ sản xuất thì có thể đưa ra khái niệm một cách khái quát như sau: “Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Quan hệ sản xuất gầm có ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra” [9; tr 353]

Quan hệ sản xuất gồm có các mặt cơ bản sau: quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, trong việc tổ chức và quản lý sản xuất, trong việc phân phối sản phẩm lao động trong quá trình sản xuất

Ba mặt đó trong quá trình sản xuất xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ôn định tương đối so với vận động không ngừng của lực lượng sản xuất Các quan hệ sản xuất của một phương thức sản xuất là một hệ thống bao gồm nhiều quan hệ phong phú đa dạng Mỗi mặt của hệ thống quan hệ sản xuất có vai trò và ý nghĩa khác nhau trong mỗi nền sản xuất nói riêng và trong toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ giữa người với người trong

việc sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản nhất nó là cơ sở của các quan

hệ sản xuất, quyết định các quan hệ khác trong xã hội

Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm

hữu các tư liệu sản xuất Tính chất của quan hệ sản xuất phục thuộc vào chỗ

những tư liệu sản xuất cơ bản là sở hữu của ai Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sán xuất (biểu hiện thành chế độ sở hữu) là đặc trưng cơ bản của mỗi

Trang 21

hình thái kinh tế xã hội nhất định, từ quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ hình thành nên quan hệ khác trong hệ thống quan hệ sản xuất của một chế độ

xã hội nhất định Khi phương thức sản xuất thay đối thì quan hệ sở hữu cũng thay đổi theo, lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định sẽ xác lập nên một quan hệ sở hữu tương ứng với nó Theo Mác trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ ra rõ nhất ở trình độ phát

triển của phân công lao động xã hội, những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động xã hội cũng đồng thời là những hình thức sở hữu: “nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ giữa cá nhân với nhau tuỳ theo quan hệ của họ với tư liệu lao động,

công cụ lao động và sản phẩm lao động ”[T: tr 31]

Chính quan hệ sở hữu đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội Đến lượt mình địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất ấy lại quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức và quản lý quá trình sản xuất Đồng thời cũng chính quan hệ sở hữu này quyết định phương thức phân phối sản phẩm lao động cho các tập đoàn người theo địa vị của

họ đối với hệ thống sản xuất xã hội Trong lịch sử xã hội có hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng là cái vốn có của chế độ công xã nguyên thuỷ; sở hữu tư nhân xuất hiện và tồn tại trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản Đỉnh

cao của chế độ tư hữu là chủ nghĩa tư bản, cùng với sự phát triển của lực

lượng sản xuất thì chế độ sở hữu này dù sớm hay muộn cũng bị phủ định bởi

chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chính là

một đặc trưng cơ bản nhất trong chủ nghĩa xã hội Khi bàn về chính quyền

Xô Viết Lênin khẳng dinh “Triét dé tiếp tục và hoàn thành việc tước đoạt

giai cấp tư sản đã được bắt đầu và đã được hoàn thành về căn bản, biến các

Trang 22

tự liệu sản xuất và tư liệu lưu thông thành sở hữu của cộng hoà Xô Viết tức là

thành sở hữu công cộng của tất cả những người lao động” [12; tr 119]

Mỗi chế độ kinh tế - xã hội đều có chế độ tổ chức quản lý sản xuất riêng Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất thực chất là việc điều khiển và

tổ chức cách thức vận động các nhân tố của một nền sản xuất nhất định, nó

phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phụ thuộc vào chế độ

sở hữu Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất như thế nào thì chế độ tổ chức quản

lý sản xuất như thế ấy Nếu như chế độ cộng sản nguyên thuỷ có hình thức tự quản tức là mọi người cùng làm địa vị xã hội của mọi người như nhau không

có kẻ thống trị và bị trị thì ở chế độ nông nô phong kiến và tư bản chủ nghĩa

chế độ tô chức và quản lý sản xuất lại mang một hình thức khác thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ tư hữu Trong những chế

độ sở hữu này thì người chiếm hữu tư liệu sản xuất trở thành kẻ tổ chức quản

lý sản xuất người vô sản trở thành người bị quản lý lao động sản xuất theo sự

tô chức của kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trái với những hình thức tổ chức và quản lý sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì chế độ tổ chức và quản lý sản xuất hoàn toàn khác Người lao động ở địa vị làm chủ quan hệ giữa người với người trong sản xuất là quan hệ hợp tác bình đẳng Do đó việc tổ chức và quản lý sản xuất được tiến hành theo chế độ tập trung dân chủ Cũng như quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm trong quá trình sản

xuất cũng chịu sự quy định của quan hệ sở hữu tư liệu sản xuẤt Đồng thời

quan hệ phân phối sản phẩm lao động cũng bị phụ thuộc vào trình độ tổ chức

và quản lý sản xuất Song do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người nên các quan hệ phân phối cũng rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội Quan hệ phân phối có thể thúc đấy tốc độ và nhịp điệu của sự

Trang 23

sản xuất làm năng động toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội nếu nó phù hợp có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động hoặc trong trường hợp ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển xã hội

Trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội để tỏ rõ sự khác biệt và tính ưu việt của quan hệ phân phối xã hội chủ nghĩa thì cần thiết phải xác lập nên những loại hình phân phối có tính chất đặc trưng cho quan hệ sản xuất xã hội đó chính là mô hình hợp tác xã Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) V.ILLênin đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các hợp tác xã coi đó như là một công cụ để thực hiện phân phối xã hội chủ nghĩa ông nhấn mạnh: “?rong lúc này là lúc còn những hình thái quá độ kết hợp những nguyên tắc khác nhau thì điều đặc biệt quan trọng là các cơ quan lương thực

Xô Viết hãy sử dụng các hợp tác xã với tính cách là bộ máy duy nhất có tính

chất quần chúng để phân phối có kế hoạch ” [14; tr 146] Để có một quan hệ

phân phối sản phẩm lao động thoả mãn nhu cầu của tất cả mọi người, thì đó không phải là một công việc đơn giản đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài Theo Mác quan hệ phân phối đó chỉ có thể thực hiện được trong xã hội công

sản chủ nghĩa: “khi mà sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của con người vào

sự phân công lao động của họ không còn nữa và cùng với nó, sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay cũng sẽ không còn nữa và khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của cá nhân sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên va tat cả các nguồn của cải của xã hội đều đôi dào, chỉ khi đó người ta mới vượt hẳn ra giới hạn chật hẹp của pháp quyên tư sản và xã hội mới có thể ghỉ tên lá cờ

của mình: làm theo năng lực hưởng theo nhu câu!” [15: tr 36]

Những trình bày ở trên cho ta thấy quan hệ sản xuất tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội đều biểu hiện ra là cái sản xuất vật chất của

Trang 24

xã hội Sự phát triển của nó theo hình thức cái mới phủ định cái cũ Trong

xã hội có đối kháng giai cấp phải thông qua con đường cách mạng lật đồ quan hệ sản xuất cũ xác lập quan hệ sản xuất mới Một khi quan hệ sản xuất có sự biến đổi căn bản thì toàn bộ những quan hệ xã hội khác cũng

biến đổi theo

Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, tuy nhiên hai mặt này không tách rời nhau mà thống nhất với

nhau Sự tác động lẫn nhau của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu

hiện mối quan hệ biện chứng Quan hệ này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp

của quan hệ sản xuất với trình phát triển của lực lượng sản xuất là “một

trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển, tắt yếu của

lực lượng sản xuất Nghĩa là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành quan hệ

sản xuất” tạo địa ban đây đủ ” cho lực lượng sản xuất phát triển” [4; tr 15]

Như vậy, trong trạng thái phù hợp, cá ba mặt của quan hệ sản xuất đạt

tới thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối

ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất Với trạng

thái phù hợp như vậy lực lượng sản xuất sẽ có cơ sở để phát triển hết khả

năng của nó

Trạng thái mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ xuất hiện thay thế cho trạng thái phù hợp khi tới một giai đoạn nào đó, lực lượng sản xuất phát triển chuyển sang một trình độ mới với tính chất ở mức

xã hội hoá cao hơn Lúc đó tình trạng phủ hợp sẽ bị phá vỡ Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt và đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất “trở thành xiềng

xích của lực lượng sản xuất” Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất

tất yếu dẫn đến việc xã hội phải xoá bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ

Trang 25

sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã thay đối mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất

cũ thay thế bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự điệt vong của một phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của một phương thức sản xuất mới

C.Mác nhận định: “7ới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản

xuất trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất trở thành những xiêng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu

thời đại một cuộc cách mạng xã hội ” [4: tr 15]

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất song cũng chỉ rõ rằng quan hệ sản xuất bao giờ cũng thê hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đây hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thực tiễn cho chúng ta thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất hợp lý đồng bộ phù hợp với nó Quan hệ sản xuất lạc hậu

hơn hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo sẽ kìm hãm sự phát triển của lực

lượng sản xuất Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã

bộc lộ gay gắt đòi hỏi phải giải quyết nhưng con người không phát hiện được

cũng như khi mâu thuẫn đã được phát hiện mà không được giải quyết hoặc giải quyết một cách sai lầm chủ quan thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân

loại Sự thay thế phát triển đi lên của xã hội loài người từ chế độ công xã

Trang 26

nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ chế độ phong kiến chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó, quy luật quan hệ sản xuất phủ hợp với tình độ lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất

1.1.2.3 Kiến trúc thượng tầng

Bên cạnh lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì kiến trúc thượng

tầng là một trong ba yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế - xã hội Nếu như quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là quá trình sản xuất vật chất của xã

hội thì kiến trúc thượng tầng lại là mặt tinh thần của đời sống xã hội.Kiến trúc

thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị pháp quyền triết học đạo đức tôn giáo, nghệ thuật cùng với việc những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước đáng phải giáo hội, đoàn thể xã hội là cái được hình thành được xây dựng trên nền tảng của những cơ sở hạ tầng nhất định, hợp thành kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng nhưng chúng không tồn tại độc lập mà tác động qua lại với nhau đều nảy sinh trên một cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng bao gồm những yếu tố như sau: Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị; thể chế của giai cấp thống trị, tàn sư của các quan điểm xã hội trước

để lại, các quan điểm tổ chức của các giai cấp tầng lớp mới ra đời và các tầng lớp trung gian cũng có quan điểm của mình Trong đó thì hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một

hình thái kinh tế nhất định Và trong xã hội có giai cấp, nhà nước là cơ quan

đại diện cho giai cấp thống trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiến trúc

thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị hiện tại Chính nhờ có nhà nước

mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới duy trì được sự thống trị đối với toàn

bộ đời sống xã hội Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng cũng có

tính giai cấp luôn đấu tranh với những mặt chính trị và tư tưởng

Trang 27

Kiến trúc thượng tường của các nước ta hiện nay phải phù hợp với cơ

sở hạ tầng sinh ra nó và quá trình đổi mới kiến trúc thượng tầng ở nước ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng Việt Nam Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo và nhà nước quản lý đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân đân Nhà nước và các thiết chế xã hội thực hiện

theo phương thức dân biết dân làm, dân kiểm tra Tổ chức và cán bộ của hệ

thống chính trị ở nước ta đã từng bước được đối mới Cơ chế Đảng lãnh đạo nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thể hiện ngày càng rõ nét hơn đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, xây đựng và bảo vệ tô quốc tạo tiền đề tiếp tục hoàn thiện mô hình hệ thống chính trị ở nước ta trong tình hình mới

Như vậy là kiến trúc thượng tầng là một yếu tố không thể thiếu trong

mỗi hình thái kinh tế - xã hội, mặc dù kiến trúc thượng tầng ở nước ta đã có

những đôi mới nhưng nó có những khuyết tật phải bố sung và sửa chữa trong thời gian tới

Bên cạnh cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội thì nội dung của học

thuyết hình thái kinh tế xã hội cũng được các nhà duy vật lịch sử nói đến rất

nhiều

1.1.3 Nội dung của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội mà còn xem xét xã hội trong quá trình

biến đổi và phát triển không ngừng C.Mác viết “Tôi coi sự phát triển của

những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [6; tr 21]

Điều này đã được Lênin giải thích như sau “ chỉ có đem quy những quan hệ

xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem những quan hệ sản xuất vào trình

Trang 28

độ của những lực lượng san xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững

chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tw nhién’’ (12; tr 163]

Tính chất lịch sử tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế -

xã hội được phân tích ở những nội dung chủ yếu sau :

Một là: Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ

quan cuả con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật

khách quan của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế xã hội , là hệ thống

các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa khoa học mà trước hết là các quy luật cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng

Hai là: Nguồn gốc của sự vận động phát triển của xã hội của lịch sử nhân loại của mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hóa của xã hội suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.V.IL.Lê nin từng nhấn mạnh một phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu về các vấn đề xã hội là: chỉ có đem những quan hệ

xã hội vào những quan hệ sản xuất mà đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có thể có được một cơ

sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là

một quá trình lịch sử tự nhiên

Ba là: Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội tức là quá trình thay đổi hay thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế- xã hội trong lịch sử nhân loại mà do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tó giữ vai trò quyết định là nhân tố khách quan mà nhaamn tố khách quan có vai trò quyết định là sự tác đọng của các quy luật khách quan Dưới sự tác động của các

Trang 29

quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại xét đến tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế trình tự các hình thái kinh tế-xã hội: nguyên thủy;nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế

xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trong khi khẳng định tính chất lịch sử tự nhiên tức tính quy luật

khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội,chủ nghĩa Mác -Lênin

đồng thời khăng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng Đó là sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị cuã các giai cấp ,tằng lớp xã hội ,truyền thống văn hóa củamỗi cộng đồng Chính do sự tác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể điễn ra với những con đường hình thức và bước đi khác nhau tạo nên tính phong phú đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại Tính phong phú đa dạng của tiến trình phát triển

các hình thức kinh tế xã hội có thế bao hàm những bước phát triển “bỏ qua”

một hay vài hình thái kinh tế xã hội nhất định Tuy nhiên những sự “bỏ qua” như vậy đều phải có những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định Như vậy lịch sử nhân loại nói chung lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo quy luật tất yếu của xã hội vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau ,trong đó cả nhân tố hoạt động chủ

quan của con người Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là

lịch sử thống nhất trong tính đa dang va da dang trong tình thống nhất của nó

1.1.4 Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị khoa học xã hội Các nhà triết học thực chất không hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội không thê

giải quyết một cách khoa học vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ

Trang 30

lich sử Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội

Với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã nhìn thấy động

lực của lịch sử không phải do một lực lượng thần bí nào mà chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là biểu hiện tập trung của quan

niệm duy vật về lịch sử Quan niệm ấy chỉ ra rằng "Trước hết con người phải

ăn, uống, ở, mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đầu tranh để giành

quyền thong trị Trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học " [5; tr.166] Chừng nào cái sự thật hiển nhiên đó vẫn tổn tại thì chừng đó quan

niệm duy vật về lịch sử không thê trở nên lạc hậu được

C Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn thấy động lực của lịch sử nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người Học thuyết hình thái kinh tế

xã hội là quan niệm duy vật biện chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống xã hội

Trong tất cá mọi quan hệ xã hội, C Mác đã bàn nổi bật những quan hệ sản xuất, những quan hệ cơ bản ban đầu quyết định những quan hệ khác Do

đó chủ nghĩa duy vật đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan đề phát hiện và tìm kiếm quy luật xã hội Vì vậy "có thể đem

những chế độ của những nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm

duy nhất là: hình thái kinh tế xã hội chỉ có sự khái quát đó mới cho phép từ

việc mô tả những hiện tượng xã hội sang phân tích hiện tượng đó một cách hết sức khoa học" [12; tr.163]

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khắc phục được quan điểm duy tâm trừu tượng vô căn cứ về xã hội Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách

chung chung, phi lịch sử

Ngày đăng: 01/10/2014, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w