1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử, Quảng Ninh

99 532 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 13,96 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA: NGỮ VĂN RRR TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 f DO VAN CHUNG

GIAI PHAP PHAT TRIEN

DU LICH VAN HOA NHAN VAN

O YEN TU - QUANG NINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Trang 2

KHOA NGỮ VĂN đkk sk dk 3k 3k sk 2€ sk 2k 2k 2k dc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 f DO VAN CHUNG

GIAI PHAP PHAT TRIEN

DU LICH VAN HOA NHAN VAN

O YEN TU - QUANG NINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Trang 3

LOI CAM ON

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử - Quảng Ninh”, tác giả khoá luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt là của TS Bùi Minh Đức - người hướng dẫn khoa học

Tác giả khoá luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khoá luận này

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm2010 Tác giả khoá luận

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của 7% Bùi Minh Đức Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm2010 Tac giả khoá luận

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

CBCNVC-LĐ Cán bộ công nhân viên chức - lao động

Cty CP Công ty cô phần

CNXH Chủ nghĩa xã hội

GDP Gross Domestic Producr: Tông sản phâm quốc nội

IMF International Monetary Fund: Quy tién té quốc té

LHQ Lién hiép quéc

UNESCO United Nations Educational Scientific and

Orrganization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá

của Liên hiệp quôc

UBND Uỷ ban nhân đân

WB World Bank Group: Ngan hàng Thê giới A bà kone

WTO World Trade Organization: Té chic Thuong mai Thé giới

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

ngoc na .aa Ả.ố 1

2 Lịch sử vấn đỀ tt S1 1111151111511 1111511 1111111711111 1111111 xe 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cỨU c- s++s + E*E*E£skkeekeskeseeree 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 s+2s+2x+Ex+EE+EE+EEeExrrkrreerxee 3 5 Phuong phap nghién 0v 0 3 6 Dong gop cla khod Lan 018 3 7 BG cuc cla khod LUA eececccseccssesessecseseseseeseseesecsesueseseesecersecsesucsesseaeeseateees 4

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN

Ở YÊN TỬ - QUẢNG NINH -ccc-cccccccre 5

VD Co 86 TY 5

LVL Khai mii dur lich 5

IS 46 i0 0e 6 1.1.3 Khái niệm du lịch văn hoá << 5552213 **22511++ES+esesezseees 8 1.1.4 Khái niệm du lịch văn hoá nhân văn - 55555555 <<<+++<<s+52 8

1.2 Cơ sở thực tiễn - 5-52 S121 22 1521212110121 0112121121110 c2 § 1.2.1 Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại mới §

1.2.2 Xuất phát từ xu hướng phát triển của ngành du lịch trong tương lai 11

1.2.3 Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Yên Tử 13

Trang 7

CHƯƠNG 2: DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở YÊN TỬ - TÀI NGUYÊN VÀ THỰC TRẠNG 18 2.1 Giới thiệu chung về Yên Tử 18 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lj 18 2.1.1.2 Địa hình địa thể ccccccsccrtxthHHH HH ra 18 PNhN {cổ nẢ Ồ 19 2.1.1.4 TÌHỷ VĂN th HT HH HT He 20 2.1.2 Đặc điểm xã hội co 20 DI SNL 15.0186 .16.nố.e 20

2.1.2.2 Tình hình văn hoá - xã hội . «55525 << S++25 3+ sesss 20

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Yên Tử . ‹ 21

2.2 Tai nguyên du lich van hoá nhân văn ở Yên Tử 25

2.2.1 Lễ hội Yên Tử - 22+ HH HH 25 2.2.1.1 Khái niệm LỄ hội 5s SH“ 25

2.2.1.2 LỄ hội Yên Tủ HH ke 26

2.2.2 Yên Tử có hệ thống các di tích lịch sử - văn hố quy mơ, bề thế 28

2.2.2.1 Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá . -c<55 5< << <+ss++ 28 2.2.2.2 Một số di tích tiêu biểu ở Yên Tiử -.ccc se ccrirerrrerree 28

a) Chita Bí Thượng (Chùa Trình) .- c< se s+xc+v+ 28

b) Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm) -5+ 29

e) Chùa Đẳng 5c c1 tre 32

đ) Vườn tháp HUuỆ QUAH - SE SE thiksikksrkkrrkres 34

2.2.3 Giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá nhân văn ở Yên Tử 36 22.3.1 Gid tri 21 nan nhe 36

2.2.3.2 Giá trị văn hoá, tư tưởng truyễn thống -cccccccccreec 37

Trang 8

a) Giá trị kiến trúc điêu khắC -s- 5c St E221 xe 42 DNC 1Ÿ.) 1 08NN nai 46

2.3 Thực trạng hoạt động du lịch ở Yên Tử - 5< «<5 <<<c+<++ 48

2.3.1 Về khách du lịch 2¿2+©22++2+++2+xe2EEvSrxverkxerkrrrrrrrrrrrrrrerrrces 48 2.3.2 Về doanh thu . ¿- 22 ©2+2+22E++Ek+2EE22E2112211221221121121.211 1122 xe 49

2.3.3 Nguồn nhân lực .-. - ¿5< ©2<+Ekt2E19211211211211221121121 2111121 te 50

2.3.4 Thực trạng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 52

2.3.4.1 Cơ sở vật chất KET thUGE ceecceccscessessssessssssssesssessssessesssessissssesssesssessses 52

2.3.4.2 Cơ sở hạ tẰng 25c 5 c2 2222 12212112112121121112110122212 se 53

2.3.5 Thuc trang AU CU cee ecececececccsecececsescecscscscececsvsccucecsvecsececsesesececaesseceees 55

CHUONG 3: GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA

NHÂN VĂN Ở YÊN TỬ - QUẢNG NINH 60 3.1 Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch 60

3.2 Mở rộng và phát triển di tích Yên Tử 5 5+-s+s<e<s+cse- 62

3.3 Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ ó4 3.5 Day mạnh cải cách hành chính, làm rõ chức năng quán lý giữa

các ngành, các cấp tại Yên Tử -2- 25s+2E+EE+EE2EEtEEeExeExrrkrree 65 3.6 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sớ vật chất kĩ thuật phục vụ

phát triển du lịch 5-22-5222 E21 E21 22112112211 221211111 66

3.7 Xúc tiến công tác quảng bá tuyên truyền - 2-2 z+cs+c5z+: 69

3.8 Mớ rộng phát triển liên kết với các điểm và các vùng du lịch 72

3.9 Đào tạo nguồn nhân lực .-2- 2 2+2s+EE+EE+EEeEESEEeEErEErrxerkrrkrree 75

3.10 Kết hợp phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực

Yên Tử

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Quảng Ninh là mảnh đất của những di tích lịch sử văn hóa vô giá Trong

đó di tích và danh thắng Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí là một di sản văn hóa có

vai trò quan trọng góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, du lịch

văn hóa nhân văn của địa phương Bên cạnh đó, di tích Yên Tử cũng có ảnh

hưởng to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung

Yên Tử là một minh chứng tiểu biểu cho một đi tích lịch sử vào loại bậc

nhất của Việt Nam Bởi Yên Tử không chi là nơi gắn với tên tuổi và sự nghiệp

của vị hoàng để - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân Đại

Việt hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông tạo nên thời đại hoàng

kim của lịch sử dân tộc, mà còn là nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm -

thiền phái mang dấu ấn riêng của văn hóa Việt; nơi chứa đựng những di sản

văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá của dân tộc với hàng trăm công trình

chùa, tháp, bia, mộ, tượng, hàng ngàn di vật cổ có niên đại cách đây hàng trăm năm; nơi có lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm mỗi độ tết đến, xuân về

Tiềm năng đề phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử là vô cùng to lớn Nhưng những công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển đu lịch văn hóa nhân văn ở đây còn nhỏ lẻ và hạn chế Đồng thời thực trạng phát triển du lịch ở Yên Tử còn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương

Vi vay, dé gop phần giới thiệu và phát triển những tiềm năng du lịch văn

Trang 11

pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử - Quảng Ninh” đễ làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử vấn đề

Đã có nhiều công trình, sách nghiên cứu về Quảng Ninh, các di sản văn hóa tỉnh Quảng Ninh trong đó có các tác phẩm nghiên cứu về Yên Tử như:

“Yên Tứ non thiêng” (xuất bản năm 1994) là tập hợp kết quá của Hội

thảo khoa học về Yên Tử do Bộ VHTT - UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ

chức năm 1981 Trong đó là những luận cứ khoa học về đi sản Yên Tử

“Địa chí Quảng Ninh” (gồm ba tập xuất bản năm 2001), công trình này đã có một phần giới thiệu tương đối khái quát đến tất cả các di tích và lễ hội ở

Quang Ninh trong đó có di sản Yên Tử

“Di tich va danh thang Quảng Ninh” (tập I - xuất bản năm 2002) cuốn

sách này chủ yếu giới thiệu, khảo cứu các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích Yên Tử

“Chùa Yên Tử” (xuất bản năm 2007) giới thiệu về hệ thống chùa tháp

Yên Tử

“Yên Tử non thiêng” (xuất bản năm 2008) là Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ II, do UBND thị xã Uông Bí, Sở văn hóa - Thông tin Quảng Ninh và

hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức tại thị xã Uông Bí năm 2001 Trong đó là những vần đề bảo tồn, tôn tạo Yên Tử

Các tác phẩm này chủ yếu tập trung giới thiệu về di tích Yên Tử, chưa có một công trình nào nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn của Yên Tử

Vì vậy, kế thừa và tiếp thu kết quả của những tác giả đi trước, kết hợp với nguồn tư liệu của Trung tâm quản lý di tích - danh thắng Yên Tử Tác giả

Trang 12

giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn, góp phần đề xuất những giải

pháp khả thi để du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử thực sự phát triển

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

Đề xuất giải pháp đề phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu du lịch văn hóa nhân văn

Nghiên cứu, tìm hiểu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch văn hóa

nhân văn ở Yên Tử

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên và thực trạng du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

*Phạm vi nghiên cứu

Du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử 5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp liên ngành: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp phỏng vấn

6 Đóng góp của khóa luận

Về lý luận: góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc nghiên cứu du lịch

văn hóa nhân văn

Trang 13

7 Bố cục của khoá luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba

chương sau:

Chương I1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu

du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử - Quảng Ninh Chương 2: Du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử - Tài nguyên và

thực trạng

Chương 3: Giải pháp triển du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử -

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DU LICH VAN HOA NHAN VAN O YEN TU - QUANG NINH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm du lịch

Theo Liên hiệp quốc (LHQ) các tổ chức lữ hành chính thức (Internationnal Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lich được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một

nghề hay một việc kiếm tiền sinh séng.[22]

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma_ Italia (1963), các chuyên gia

đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng

và các hoạt động kinh tế bắt nguon từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá

nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay nước họ với mục

đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.[22] Theo các nhà du lịch Trung Quéc thi: Hoat dong du lich la tong hoa hang loat quan hé va hién tuong lấy su ton tại và phát triển kinh tế, xã hội

nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du

lịch làm điều kién.[22]

Theo Pirôgionic thì: Dụ Jjch là một dạng hoạt động của dân cư trong

thời gian rỗi liên quan với sự đi chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tỉnh thân,

nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ

những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.[22]

Trang 15

Nhìn từ góc độ du khách: Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích

ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo

đuổi mục đích kinh tế

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của đu khách: Du lịch là một

trong những hình thức di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên

của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ Nhìn từ góc độ kinh ¿ế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm

vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp

với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu

khác

Có thể thấy rằng: Du lịch là một hoạt động tắt yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm

nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao

1.1.2 Khái niệm văn hóa

Cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa

Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn gián bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình nghiên cứu

Theo Fécderico Mayo - Nguyén téng thu ky UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động của sự sáng tạo trong quá khứ và hiện tại, qua các thế ký hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị các truyền thống và thị hiếu Những yếu tổ xác định nên đặc tính riêng của mỗi dân tộc.[16, tr.52]

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh “văn hóa” là: Vì lẽ sinh tôn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết,

đạo đức, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt

Trang 16

Định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản “Tuyên bố về những chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì năm

1982: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tỉnh than và vật chất, trí tuệ và

xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lỗi sống, những quyén cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thúc được bản thân, tim tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sảng tạo nên những công trình mới mẻ những công trình vượt

trội thời gian.[20]

Vậy “văn hóa” theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động vật chất và tỉnh

thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử

Còn “văn hóa” theo nghĩa hẹp nó được coi là một ngành để phân biệt

với các ngành kinh tế kĩ thuật khác của nền kinh tế quốc dân Văn hóa còn

được coi là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh các lĩnh vực kinh tế - chính trị -xã hội và chúng cần được coi trọng như nhau

Văn hóa được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng: Bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, tập trung vào lĩnh vực then

chốt nhất: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ,

văn hóa nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với thế giới, các thể

chế văn hóa trong các mặt đó thì tư tưởng, đạo đức và đời sống văn hóa

Trang 17

1.1.3 Khái niệm du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là du lịch để thâm nhận giá trị văn hóa của vùng đất mà

du khách đến du lịch Các giá trị văn hóa giới thiệu cho đu khách mang tính

bản sắc độc đáo, nghĩa là chỉ có điểm du lịch mới có, do vậy du lịch văn hóa

mãi mãi hấp dẫn du khách vì văn hóa nơi khác không có

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với

sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được

hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở “tằng nền” mang tính bền vững, trường tổn, trừu tượng và tiềm ân, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa Ấy

1.1.4 Khái niệm du lịch văn hóa nhân văn

Du lịch văn hóa nhân văn là đi tới những điểm du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,

cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trỡnh và cóc di sản văn hóa vat thé,

phi vật thể khác để thấm nhận những giá trị văn hoá nhân văn do con người sáng tạo ra

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại mới

Vượt qua những khó khăn do phải chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến

tranh cũng như việc khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại trong một

khoảng thời gian dài Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, kiên định theo con đường

Trang 18

thành viên chính thức của tất cả các tổ chức, các tổ chức và định chế kinh tế,

tài chính, thương mại chủ chốt như WB, IMF, WTO có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước, và quan hệ làm ăn buôn bán với 220 nước và vùng lãnh thé Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong những năm qua, nhạy bén với tình hình biến động của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực lãnh đạo đất nước giữ vững đà tăng trưởng kinh tế, vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, tiếp tục mở cửa hội nhập trên cơ sở Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác

tin cậy của tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế Đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng tới mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại, ôn định xã hội về mọi mặt, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa - giáo dục phát

huy nguồn nội lực tiềm tàng, đồng thời tranh thủ những thời cơ, thuận lợi cũng

như ứng dụng những thành tựu tiến bộ của nhân loại vào sự nghiệp phát triển

lâu dài của đất nước Trên cơ sở đó kết cấu hạ tầng sẽ phát triển, cơ sở vật chất

kĩ thuật được tăng cường, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành kinh tế được nâng lên, chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đời sống nhân dân được nâng cao, nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc, môi trường

sinh thái được bảo vệ và cải thiện, vị thế nước ta trong quan hệ quốc tế được

củng cố và nâng cao

Cùng với việc phát triển toàn diện về mọi mặt của đất nước thì việc xác

Trang 19

Khi đất nước phát triển ốn định, đời sống được nâng lên thì du lịch là

một nhu cầu văn hóa thiết yếu của đời sống con người, xuất phát từ ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Bên cạnh đó, cuộc sống càng hiện đại, phương tiện đi lại càng thuận tiện thì nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên

Du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói đặc biệt trên phạm vi toàn thế giới, là hiện tượng kinh tế có uy lực lớn trên toàn cầu Đây là

ngành góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa

có tính toàn cầu, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trong nhiều năm, nó có thể được coi là chìa khóa vàng đề phát triển kinh tế và là nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới Chính vì vậy, khi một

quốc gia phấn đấu cải thiện thực trạng kinh tế thì du lịch là một trong những

yếu tố quan trọng góp phần quyết định vào sự phát triển của quốc gia đó

Có thể nói, ở nhiều nước, du lịch đang được xem là một trong những

ngành kinh tế hàng đầu bởi những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân

ngành du lịch đem lại Việt Nam là một nước có tiềm năng và tài nguyên du lịch to lớn, đa dạng, phong phú, có đủ những yếu tô dé phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi

nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,

truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng, thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phan đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam

Trang 20

Trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước đi tương đối

vững chắc, tạo ra những bước phát triển mới Từ một ngành kinh tế tống hợp, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã được

xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước và nâng cao thu nhập của cá nhân, nhất là ở các làng nghề, các điểm du lịch

Sự phát triển của du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu,

định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để

Việt Nam phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, nhận thức sâu sắc về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức của du lịch khi Việt Nam là thành viên của WTO,

phát huy mọi tiềm lực đề nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững là một yêu cầu góp phần phát triển đất nước

trong thời đại mới, bởi phát triển du lịch là cơ hội giới thiệu với thế giới về con

người, đất nước, văn hóa và sản phẩm Việt Nam, hơn thế nó còn là cơ hội giao lưu, hội tụ các nền văn minh vật thể và phi vật thể toàn cầu, tạo niềm tin, sự

hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc

1.2.2 Xuất phát từ xu hướng phát triển của ngành du lịch trong tương lai

Từ xu thế chung của sự phát triển du lịch trên thế giới, thành tựu công

cuộc đổi mới, điều kiện hòa bình ôn định; Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ quan

tâm; các ngành các cấp hỗ trợ; kinh nghiệm và kết quả phát triển du lịch hơn

50 năm, đặc biệt là sự tiến bộ nhiều mặt trong 3 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch cùng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ

toàn ngành là những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam vượt qua

những khó khăn để phát triển du lịch nhanh và bền vững với vai trò kinh tế

Trang 21

hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám

chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được

xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển trong đó có Việt

Nam, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những di tích, những lễ hội truyền thống dân tộc, kế

cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút với khách du lịch bản địa và du khách khắp nơi trên thế giới Đối với du khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội

thỏa mãn nhu cầu của họ

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu

giữ nhiều lễ hội văn hóa Khách đu lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn

những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài Bởi

thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới

và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương

Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không phải dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch

đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản

sắc dân tộc Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại góp phần đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ

“Du lich van hóa là xu hướng của nhiều nước Loại hình đu lịch này rất

phù hợp với bối cảnh Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo

quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt

Trang 22

Việt Nam có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, trong đó tài

nguyên du lịch văn hóa là một thế mạnh đề phát triển du lịch với gần 3.000 di

tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia, nhiều di sản văn hóa được

UNESCO cộng nhận là Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam như quần thể di

tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc Cung đình Huế,

cồng chiêng Tây Nguyên, hát Quan Họ Việt Nam còn có 117 bảo tàng, có

54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng rất độc đáo và đặc sắc Với tiềm năng to lớn đó,

đất nước này đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới

Nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức đựa trên những đặc điểm

của vùng miền Chương trình lễ hội Đắt phương Nam (lễ hội văn hóa dân gian

vùng Đồng Bằng Nam bộ ), du lịch Điện Biên ( Lễ hội văn hóa Tây Bắc), Con

đường di sản miền Trung (lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn

hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động du lịch văn hóa thu hút

nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, để thấm nhận giá trị văn hóa của

vùng đất mà du khách đến du lịch, các giá trị văn hóa giới thiệu cho du khách

mang tính độc đáo, đặc sắc riêng của từng vùng miền, mang dấu ấn riêng rất Việt Nam do vậy du lịch văn hóa mãi mãi hấp dẫn du khách Có thể khẳng

định rằng du lịch văn hóa là một bộ phận của du lịch bền vững, là chiến lược,

xu thế phát triển du lịch Việt Nam

Du lịch văn hóa đang là xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, phát triển du lịch văn hóa là chiến lược phát triển du lịch bền vững

1.2.3 Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Vên Tử

Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Nằm trong vùng phát

triển kinh tế chiến lược của tỉnh và địa bàn thị xã Uông Bí, nơi có tiềm năng

phát triển kinh tế đa dạng, đời sống văn hóa - xã hội của cư dân tương đối cao

Trang 23

than, cơ khí, điện công nghiệp sản xuất tiêu dùng, day nghề tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh, một trung tâm du lịch và văn hóa lịch sử tâm linh lớn nhất của tỉnh Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập thị xã (1961 - 2011), Uông Bí đang tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang và phát

triển đô thị, tiến tới thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh vào

năm 2011, phấn đấu hết năm 2010, các khu chức năng về công nghiệp, thương

mại, dịch vụ du lịch, văn hóa, giáo dục cơ bản được thực hiện

Đề hoàn thành những mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược thúc đây phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế cùng với phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch Trong đó

phát triển du lịch được coi là thế mạnh và chiến lược lâu dài của địa phương

Phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên văn hóa đặc

sắc của Yên Tử, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của địa

phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực Yên Tử

Phát triển du lịch còn nhằm thu hút khách du lịch đến địa phương, góp

phần nâng cao thu nhập, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng Một khu du lịch phát triển sẽ thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền, thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ thống đường sá, hệ thống cấp điện, nước, mạng lưới thông tin, y tế, chỉnh trang nhà cửa, cảnh quan, môi trường Đây là những lợi ích cụ thê chung cho cộng đồng cư dân địa phương, góp phần

cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân Ngoài ra có những lợi ích

thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hóa và đặc biệt là ý thức xã

hội về bảo tồn văn hóa được nâng cao Đây cũng là phương thức hữu hiệu để

phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa

Trang 24

nhiên và văn hóa bản địa phát huy truyền thống văn hóa của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch và khai thác tốt tiềm năng di sản văn hóa có giá trị, các di tích lịch sử lâu đời chứa đựng những giá trị văn hóa to

lớn

Khi đu lịch ở Yên Tử phát triển, nó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cho cộng đồng một cách đầy đủ và trách nhiệm về phát triển kinh tế du lịch, giúp cho sự hợp tác cởi mở hơn giữa cộng đồng địa phương với những nhà quản lý du lịch trong quá trình tiến hành thực hiện các hoạt động khai thác phát

triển kinh tế du lịch trên địa bàn Yên Tử và hạn chế được những tác động ảnh

hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của cư dân nơi đây Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống -

vốn quý của Yên Tử nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, và góp

phần nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững đối với cư dân địa phương, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao hơn nữa đời sống của cộng đồng và phát triển nguồn thu nhập từ du lịch cho kinh tế quốc dân

1.2.4 Xuất phát từ tiềm năng du lịch ở Yên Tứ

Nước ta có bề dày 2.000 năm phát triển của đạo Phật, triết lý đạo Phật

hiện điện trong sâu thắm văn hóa và lối sống của người Việt Cùng với hệ

thống chùa, tháp, thiền viện độc đáo trải khắp các địa phương, Việt Nam có

điều kiện phát triên loại hình du lịch di tích lịch sử văn hóa gắn với các di sản

văn hóa này Trong đó Yên Tử được coi là một trong những trung tâm Phật

giáo lớn bậc nhất Việt Nam Với những giá trị văn hóa, kiến trúc lâu đời là điều kiện thuận lợi để biến nơi đây trở thành một điểm du lịch văn hóa nhân

văn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước

Trang 25

thế hệ cha ông để lại Yên Tử là nơi phát tích của Thiển phái Trúc Lâm - thiền phái mang dấu ấn riêng của văn hóa Việt; nơi chứa đựng những di sản

văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá của dân tộc với hàng trăm công trình

chùa, tháp, bia, mộ, tượng, hàng ngàn di vật cổ có niên đại cách đây hàng trăm

năm, là bảo tàng đã và đang gìn giữ, bảo lưu được những di vật vô giá của nhiều triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn; nơi có lễ hội văn hóa truyền thống

được tổ chức hàng năm mỗi độ tết đến, xuân về và nơi đây còn có cảnh quan

thiên nhiên tuyệt đẹp sơn thủy hữu tình - danh sơn đất Việt đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước

Đến với Yên Tử, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một di sản văn

hóa đồ sộ của cha ông ta đề lại: Đó là một quần thể hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, bia, mộ, tượng, chuông, khánh, hàng nghìn di vật cổ quý giá

cùng với đó là một tài sản không lồ kinh, kệ, thơ, văn, minh, kí đồ sộ, trong

đó có tư tưởng triết học lỗi lạc của những nhà tu hành tại đây đã có công sáng

lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm và cả những phật tử đến thăm quan vãng

cảnh cảm tác trước cảnh chùa mà viết thành thơ Đó thực sự là những kho tài liệu quý báu cho những ai thích nghiên cứu lịch sử, khảo có, tìm hiểu về Kinh

đô Phật giáo Yên Tử, nơi gắn với tên tuổi của vị Phật hồng Trần Nhân Tơng,

một vị vua Phật sau khi lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan hai lần xâm lược

của đạo quân Nguyên - Mông hùng mạnh, đã đứt bó lầu son, điện ngọc quyết

chí tu hành, đi tìm chân lý Phật pháp để trở thành Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm - một phái Thiền mang dấu ấn riêng

của Việt Nam, đánh dấu sự phát triểm cực thịnh của Phật giáo Việt Nam Yên Tử là nơi lưu giữ và phô bày những giá trị văn hóa vật thể đồ sộ, là nơi kết tỉnh những giá trị lịch sử, văn hóa của Thiền phái Trúc Lâm làm cơ sở

nghiên cứu tìm hiểu về quá khứ hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử

Trang 26

điểm du lịch văn hóa nhân văn góp phần trong sự phát triển du lịch Quảng

Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung

Tóm lại, du lịch văn hoá nhân văn là xu hướng phát triển của ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Nghiên cứu du lịch văn hoá nhân văn dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dé phát triển những tiềm năng, thế mạnh các tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn vô cùng phong

phú và đa dạng, cũng như nắm bắt những cơ hội và thách thức trong xu thế

phát triển du lịch toàn cau dé đưa ra những định hướng phát triển đúng đắn góp phần thúc đầy du lịch Việt Nam ngày càng phát triển hoàn thiện hơn Trên cơ

sở nhìn nhận sự phát triển chung của du lịch Việt Nam và thế gidi, xuat phat tir

yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch ở

Yên Tử, có thể nhận thấy rằng: Yên Tử là điểm di tích có tiềm năng vô cùng

phong phú, đa dạng đề phát triển đu lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá nhân văn Phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử là một chiến lược đúng đắn cần

Trang 27

CHƯƠNG 2

DU LICH VAN HOA NHAN VAN O YEN TU’ TAI NGUYEN VA THUC TRANG 2.1 Giới thiệu chung về Yên Tứ

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Toàn bộ khu di tích - danh thắng Yên Tử nằm trong địa bàn hai xã

Phương Đông và Thượng Yên Công, thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Yên Tử có tọa độ địa lý:

Từ 21 độ 05 phút đến 21 độ 09 phút vĩ độ Bắc

Từ 106 độ 43 phút đến 108 độ 45 phút kinh độ Đông

Về ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; phía Nam

giáp đường quốc lộ 18; phía Tây giáp huyện Đông Triều; phía Đông giáp xã Vàng Danh, thị xã Uông Bi

2.1.1.2 Địa hình, địa thể

Yên Tử nằm trong khu vực vùng núi thuộc cánh cung Đông Triều, có

địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đông núi nhỏ và khe suối Trên hệ thống

núi chính Yên Tử có đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc là đỉnh núi Yên Tử với độ

cao 1.068m so với mực nước biển Khu đi tích Yên Tử được bao bọc bởi núi

và dông núi ở ba mặt phía Tây, phía Bắc, phía Đông và mở ra ở phía Nam

Nơi đây có địa thế hùng vĩ, uy nghĩ, tráng lệ tuyệt đẹp Một địa thế “Địa

linh” cây cỏ tốt tươi, đất lành chim đậu Một thế đất “Đầu gối sơn, chân đạp

thủy” - đầu của di tích gối tựa núi cao tạo sự vững chãi, chân núi lại có những

dòng suối chảy qua, dòng chảy thuận hòa, lại có đỉnh núi cao chót vot tạo nên sự hòa hợp giữa trời đất, âm dương giao hòa Các chùa trong quần thể Di tích

Trang 28

được Ngu minh, diệt trừ được tội ác dé đón những sinh khí tốt lành của trời

đất

Tất cả tạo nên một Yên Tử đắc địa linh thiêng mà khó có nơi nào sánh

kịp

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu Yên Tử nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc tiểu

vùng khí hậu Yên Hưng - Đông Triều, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng I1 đến tháng 4 năm sau, mùa hè nóng âm từ tháng 5 đến tháng 10

Do những đặc điểm vị trí địa lý, Yên Tử có đặc trưng khí hậu phức tạp Nằm trong khu vực nhiệt đới âm gió mùa như các khu vực khác ở Bắc bộ,

nhưng ở khu vực gần bờ biển Đông Bắc với độ cao lên tới 1.068m, mùa đông

trên Yên Tử vẫn thường xuyên có hiên tượng băng đá, mùa hè vẫn thường đón những cơn dông và mưa đá

Từ độ cao 600m trở xuống có khí hậu nhiệt đới ẩm và chuyển dần tới

khí hậu á nhiệt đới âm ở độ cao trên 600m Tác động chủ yếu của yếu tố biển

vào khu vực rõ ràng, vào mùa hè vùng khí nóng âm từ khu vực phía Tây gặp những luồng khí mát từ biển thối vào thường tạo ra hiện tượng quần tụ mây mù quanh đỉnh núi gây ra những đợt mưa nhỏ cục bộ giữa trưa hè, tạo nên vẻ

lạ thường của tiết trời đính núi

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 24,4°C, nhiệt độ cực đại trung

bình 33,4°C, nhiệt độ cực tiểu trung bình 14C, biên độ nhiệt ngày và đêm 5 - 10C, tổng tích ôn trung bình hàng năm là 8.000°C Đặc biệt vào mùa đông, có

Trang 29

Chế độ âm: Độ ẩm không khí bình quân trong năm là §1%, lượng bốc

hơi bình quân là 1.289mm

Chế độ gió: Khu vực Yên Tử có hai loại gió chủ yếu là gió Đông Bắc

vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa

Nhìn chung khí hậu Yên Tử thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa (ở dưới

thấp) và khí hậu á nhiệt đới núi thấp (ở trên đỉnh Yên Tử), quanh năm mát mẻ

thuận lợi cho động - thực vật phát triển quanh năm

2.1.1.4 Thủy văn

Khu vực Yên Tử có hai hệ thống suối chính: Hệ suối Vàng Tân và hệ

suối Giải Oan Hai hệ thống suối này đều bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử chảy về

hướng Nam, có nước quanh năm, tạo nên nhiều thác đẹp: Thác Vàng, Thác

Bạc, Thác Ngự Dội góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho cảnh quan Yên Tử

2.1.2 Đặc điểm xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân cư

Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, có dân số hơn 100.000 người (1/4/2009)

trong đó hơn 90% đân số là người Kinh, người Dao chiếm khoảng 1% dân số, ngoài ra còn có người gốc dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong các xã,

phường phía Bắc Mật độ dân số là 378 ngudi/km’, cao gan gap hai lần mật độ

dân số của tỉnh Người dân chủ yếu sống bằng ngành công nghiệp khai thác than và ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

2.1.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội

Ngày 28/10/1961 Chính phủ ra nghị định 181 - CP thành lập thị xã

Uông Bí thuộc khu Hồng Quảng (gồm xã Uông Bí cũ, cảng Điền Công và hai

thôn Lạc Trung, Đồng Lối của xã Liên Thanh) Sau đó địa giới thị xã mở rộng

Trang 30

Hiện tại thị xã Uông Bí có 10 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Vàng

Dang, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương, Yên Thanh, Nam

Khê, Phương Đông và hai xã Thượng Yên Công, Phương Nam

Hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư đân Uông Bí có: Lễ hội Yên Tử, có nhà thờ xứ Tràng Khê và nhà nguyện ở phường Nam Khê là nơi sinh hoạt công giáo của hàng trăm hộ gia đình Uông Bí còn có Chùa Hang

Son tên chữ là Bão Phúc nham (Động Bão Phúc) thuộc địa phận xã Phương

Nam hàng năm có lễ hội vào 16/4 (âm lịch)

Trong địa bàn thị xã hiện có I1 trạm y tế xã - phường đạt tiêu chuẩn trạm y tế quốc gia về đầu tư trang thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ, đảm bảo

nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn thị xã

Bên cạnh đó nhiều công trình phúc lợi xã hội như khu vui chơi giải trí, rạp hát, hệ thống điện, đường, trường, trạm, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng

đông đã và đang được đầu tư mạnh mẽ để phục vụ cho nhân dân thị xã

2.1.3 Lịch sứ hình thành và phát triển của Yên Tử

Yên Tử nằm trong cánh cung núi trùng điệp của vùng Đông Bắc nước ta, một dãy núi dài chạy tới bờ biển, đứng sừng sững như một bức thành thiên nhiên kiên cố Các nhà địa lý và quân sự thời phong kiến coi dãy đó là “phên giậu” ở phía đông đất nước Trong dãy núi ấy, một ngọn trồi lên cao hơn hẳn

(1.068m) so với mực nước biển cho nên được gọi là Tổ Sơn, đó là núi An Tử

Đỉnh núi chót vót quanh năm mây mù bao phủ, cho nên núi cũng có tên là Bạch Vân Sơn (Núi Mây Trắng), núi còn có tên là núi Voi, bởi nhìn từ xa trông núi như dáng một con voi đang nằm

Trang 31

Thủy Hoàng, chuyên hái cỏ cây để làm thuốc Ông đến núi này hái thuốc, luyện thành thứ thuốc trường sinh và tu luyện theo phép An Tiên Người đạo sĩ này dựng lên một ngôi chùa nhỏ để tụng niệm Thời ấy, người ta gọi ông là An

Tử (Thân An) để tỏ lòng tôn kính và gọi núi ông tu là An Tử Sơn Tên An Tử

xuất hiện từ đó Đến thời Lê trung hưng, chúa Trịnh Cương được vua Lê phong cho tước An Đô Vương, bắt nhân dân kiêng tước đọc An Thành Yên, về

sau thành thói quen”

Cũng có truyền thuyết kế rằng: “Søw khi đại thẳng quân Nguyên - Mông, xã tắc yên bình, vua Trần Nhân Tông quyết chỉ tu hành Người chọn quả núi có tượng An Kỳ Sinh để quy y đầu Phật Một hôm, tiết trời trong sáng, Người ngự tọa trên đỉnh núi nhìn về phía phú Kinh Môn (Hải Dương) thấy một ngọn nui có mây ngũ sắc bao phủ, bèn hỏi đệ tử đó là núi nào? Đệ tử thua: Đó là núi Yên Phụ, thờ đức An Sinh Vương Trần Liễu Trần Nhân Tông giật mình, liền quỳ vái năm vái về phía núi Yên Phụ và nói: Đức An Sinh Vương là bậc tông tổ, còn ta là hạng cháu con Ngài đặt tên núi Ngài ngự là Yên Phụ, vậy nui nay chi dat tén la Yén Tử cho phải đạo Từ đó núi có tên là Yên Tử”

Lần tìm trong sử sách có thê thấy trong “An Nam Chí Lược” có ghi chép rõ ràng về Yên Tử: “øứi Yên Tử: gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bê cao lên quá tầng mây Đâu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049 - 1053) gọi là xứ

Châu, hồi giữa niên hiệu Đại Trung Tường - Phù (1008 - 1016) triều đình lại

ban tên Tử - Y - Đông - Uyên Đại sự là Lý Tự Thông có dâng lên Vua hải

nhạc danh sơn đề và vịnh thơ: Phúc địa thứ tư của Giao Châu là Yên Tử Sơn

Như vậy, đời Tống đã có sự ghi chép về Yên Tử, chứng tỏ thời đó họ đã biết ngọn núi này và coi Yên Tử là một trong bốn ngọn núi phúc, được gọi là

phúc địa thứ tư

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cho ta biết một thống kê thời nhà

Trang 32

Châu) có đến 72 phúc địa trong đó có Yên Tử Bài ký “Động Thiên phúc địa” của Tôn Quang Đình nhà Đường nói: Yên Tử là một trong 72 phúc địa của

nước ta Trong sách viết: “Yên Tứ là nơi đắc đạo của Yên Kỳ Sinh”

Từ thời Lý - Phật giáo đã bắt đầu thịnh hành ở nước ta và ở Yên Tử đã có chùa thờ Phật với tên gọi là Phù Vân Đến đầu thời kỳ nhà Trần, nhà sư tu

hành ở chùa Phù Vân có uy tín trong nước, được phong là “Quốc Sư” Những

việc quan trọng của triều đình nhà Vua thường đến Yên Tử bàn với quốc sư

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Năm Ất Dậu (1225), Tháng 12 ngày 12 Mậu Dân Trần Cảnh nhận Thiên vị của Chiêu Hồng lên ngơi Hồng

đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung” Trần Cảnh lên lấy hiệu là Trần Thái Tông (1225 - 1258), vị Vua mở đầu triều đại nhà Trần vào năm 1237, nửa đêm đã bỏ kinh thành đến Yên Tử bái kiến Phù Vân quốc sư Nhưng Yên Tử thực sự trở thành nhộn nhịp, hấp dẫn là từ sau đại thắng Bạch Dang thang 4 năm 1288

chống quân Nguyên - Mông xâm lược và nhà vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293), đồng thời cũng là anh hùng dân tộc, sau 14 năm làm vua, giữa lúc đất

nước đã sạch bóng quân thù, chế độ nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân

Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông về làm Thái Thượng Hoàng rồi

đến tháng 9 năm 1299 thì đến Yên Tử đi tu và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm

thì Yên Tử mới thực sự trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo của cả nước

Khi đến tu ở núi Yên Tử, Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hệ thống chùa Yên

Tử thành ba lớp chính: Giải Oan - Vân Yên - Vân Tiêu Ba bậc chùa này nằm

trên cùng một triền núi, mỗi bậc một cao dần Giải Oan sát chân núi, Vân Yên

lưng chừng núi và Vân Tiêu gần đỉnh núi Ba lớp chùa này tượng trưng cho Tam giới của Phật giáo: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới

Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành, thành lập

một dòng Phật giáo, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị Tổ sư

Trang 33

cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu

hành, truyền kinh giảng đạo

Sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284 - 1330), vị Tổ thứ hai của dòng Thiền Trúc

Lâm Trong những năm tu hành, ông đã soạn sách ghi lại thuyết pháp của Nhân Tông và đã tập trung bổ sung hoàn thiện giáo lý, giới luật của Thiền

Trúc Lâm, ông còn cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp và hàng nghìn pho

tượng lớn nhỏ, trong đó có những chùa nồi tiếng như Viện Quỳnh Lâm, Chùa

Hồ Thiên ở Đông Triều

Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254 - 1334), vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm

Sang thời Lê, thời Nguyễn, mặc dù Nho giáo dần thay thế Phật giáo và

trở thành Quốc giáo, nhưng Yên Tử vẫn được vua quan các triều đại quan tâm, thường xuyên lui tới đu sơn vãng cảnh, thăm chùa Không những thế, họ còn cho tu sửa, mở rộng quy mô và xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc hồnh

tráng Trong đó có những công trình còn sót lại tới ngày nay mang dấu ấn đặc

trưng của hai triều đại Lê, Nguyễn Đó là hệ thống tháp cổ với hàng trăm công

trình tháp lớn, nhỏ ở khu vực Chùa Lân, phía trước Chùa Hoa Yên, phía trước

Chùa Vân Tiêu đã làm tôn thêm vẻ cổ kính cho quần thể di tích Yên Tử

Tiếp nối theo dòng thời gian lịch sử, trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn bạo, Yên Tử cũng từng là nơi che chở cho

quân và dân Quảng Ninh đề chiến đấu chống lại kẻ thù, trong thời gian đó do

phải chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, nên nhiều công trình kiến trúc

trong khu di tích đã bị hư hỏng nặng như Chùa Lân, Chua Trinh

Từ khi đất nước giành được độc lập cho tới nay, được sự quan tâm của

Trang 34

chùa, vẻ đẹp của Yên Tử đã ngày càng khang trang và hoàn thiện hơn, nhiều công trình sau khi khánh thành có ý nghĩa to lớn như: Thiền viện Trúc Lâm; hệ thống cáp treo; Chùa Trình được xây dựng lại; Chùa Đồng mới khánh thành vào năm 2007

Với lịch sử hình thành và phát triển gần một nghìn năm, Yên Tử là một

bộ phận khăng khít không thể thiếu trong sự phát triển chung của Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo trên toàn thế giới nói chung Yên Tử đã, đang

va sé ton tại mãi mãi như một minh chứng về một Kinh đô Phật giáo của nước

Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử

2.2.1 Lễ hội Yên Tứ

2.2.1.1 Khái niệm Lễ hội

Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài

nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc Lễ hội là một hình

thức sinh hoạt tập thê của nhân dân sau những ngày lao động vắt vả, hoặc là

một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước,

hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí.[6, tr.84]

Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách Bất cứ lễ hội nào

cũng có hai phần:

Phan 1é (phan nghỉ lễ) tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần

lễ sẽ mang ý nghĩa riêng Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính

tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị

anh hùng dân tộc Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn

giáo bày tỏ lòng tôn kính tới các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được

Trang 35

Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thâm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng

Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách Phần nghi lễ là

phần hạt nhân của cả phần lễ hội

Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn mặc dù

vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó

không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bố sung bởi những

yếu tố văn hoá mới

Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau, song lễ hội thường diễn ra

vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyên giao giữa các mùa, đánh đấu sự kết

thúc của chu kì lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đầu của chu kì lao động mới

Ở nước ta lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân vả muà thu - hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông nhàn rỗi

Lễ hội là đối tượng hấp dẫn khách du lịch, bởi vì thông qua đó, họ có

dịp hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch

sử của địa phương Nó lôi cuốn khách du lịch không thua kém gì các di tích

lịch sử văn hoá

2.2.1.2 LỄ hội Yên Tử

Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trên nhiều khía cạnh và góc nhìn

khác nhau cả về văn hóa vật chất lẫn tinh thần Trong cái ban sắc văn hóa tỉnh

thần đường như đã trở thành cố hữu gắn chặt trong lòng cộng đồng dân tộc Việt thì lễ hội là không gian văn hóa, là hoạt động văn hóa đặc sắc Nó đã trở thành nét đẹp văn hóa không thê thiếu trong đời sống của cư dân đất Việt Xét

trên khía cạnh đó thì lễ hội Yên Tử là một bản thể trong cái chung của văn hóa

lễ hội Việt Nam, mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa Bởi chẳng biết tự bao

Trang 36

thu hút đông đảo du khách thập phương đến đây để được hòa mình vào không

khí lễ hội tâm linh đặc sắc của Yên Tử

Trên nền tảng của giá trị lịch sử huyền thoại, Yên Tử cũng mang trong mình giá trị tâm linh tinh thần phục vụ tôn giáo tín ngưỡng Giá trị tâm linh tỉnh thần chính là sự thỏa nguyện nhu cầu và niềm tin của phật tử hành hương về với chốn Tổ linh thiêng Giá trị này góp phần tạo nên tính thiện trong mỗi

con người Nếu nhìn ở góc độ các mối quan hệ, đó là sự ứng xử văn hóa đối

với môi trường xã hội, đối với thế giới siêu nhiên trong đời sống của mỗi cá

nhân và cộng đồng

Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi độ tết đến, xuân về từng đồn người lại nơ nức cùng nhau đi hội xuân Yên Tử Hội xuân Yên Tử bắt đầu từ

mùng 10 tháng giêng và kéo dài cho hết tháng ba (âm lịch) Đến với lễ hội Yên Tử du khách sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của đêm khai hội với nhiều nghi thức quan trọng như múa Bài Bông (một điệu múa cổ từ thời Trần xuất phát từ những làn điệu ca trù), múa Lục Cúng Hoa Đăng (một loại hình nghệ thuật truyền thống kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với Nhã nhạc cung đình Huế) Tại buôi lễ còn diễn tích chèo “7rần Nhân Tông giáng hạ” - nhắc lại quá trình hình thành của Thiền phái Trúc Lâm Trong thời gian diễn ra lễ

hội các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng lành mạnh như: múa rồng, múa lân,

biểu diễn võ thuật, biểu diễn quyền dưỡng sinh tạo nên một không khí sôi nỗi vui tươi Sau phần nghỉ lễ quan trọng là cuộc hành hương tới các di tích

trong quần thể di tích Yên Tử, quý phật tử sẽ như được tách mình khỏi thế giới

trần tục thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ, lên đỉnh

núi như lạc vào cõi Tiên Phật, lòng lâng lâng thắp nén hương thơm cầu phúc

và hướng thiện Có thê thấy rằng, cùng với hàng trăm lễ hội trên khắp mọi

miền của Tổ quốc thì lễ hội Yên Tử là một lễ hội lớn vào loại bậc nhất, có giá

Trang 37

hội Yên Tử là sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong truyền thống văn hóa tín

ngưỡng tâm linh, góp phần bảo lưu và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt vốn rất đa dạng và phong phú

Nền văn hóa là những gì còn lại với thời gian, thì chính những giá trị vật

thé va phi vat thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu

sắc cho khả năng tồn tại và phát triển cuả một di sán văn hóa, bất chấp năm

tháng và thăng trầm của lịch sử, di sản này đã tỏa sáng thành “24m thức Trúc

Lâm ” trong lòng mỗi người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi miền đất nước

2.2.2 Vên Tứ có hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá quy mô, bề thé

2.2.2.1 Khải niệm di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có

giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển

văn hóa - xã hội.[2 I]

Theo Luật di sản văn hoá 12/7/2001, các di tích lịch sử - văn hoá là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cô vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá khoa học; Các di sản văn hoá

thế giới và di tích lịch sử - văn hoá được coi là một trong những nguồn tài

nguyên du lịch rất quan trọng, có sức thu hút lớn khách du lịch.[6, tr.82]

2.2.2.2 Một số di tích tiêu biểu ở Yên Tử

Di tích Yên Tử theo một hành trình không gian trải dài gần 20km từ

Chùa Bí Thượng ở Dốc Đỏ, lên đến Chùa Đồng tọa lạc ở đỉnh núi cao voi voi

1.068m, nằm rải rác trong hành trình đó là những công trình chùa, tháp, am cổ kính, uy nghi và cũng không kém phần lộng lẫy hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tráng lệ

Hiện nay, Yên Tử là một quần thê gồm nhiều di tích, với một số di tích

Trang 38

a) Chùa Bí Thượng (Chùa Trình)

Chùa Bí Thượng mang tên làng Bí Thượng, thuộc tổng Bí Giàng xưa

(nay thuộc thị xã Uông Bi)

Chùa vốn không phải là di tích được xây dựng từ thời Trần, không nằm

trên con đường lên Yên Tử của Trần Nhân Tông, nhưng nằm trên con đường hành hương quen thuộc của đời sau

Sau khi vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái

Trúc Lâm thì các phật tử, tín đồ đồ về đây an cư, cầu đạo Vì vậy, cần thiết

phải xây dựng một ngôi chùa ở cửa ngõ Yên Sơn để làm trạm dừng chân cho khách giữa độ đường và Chùa Bí Thượng đã được xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu đó với tư cách là Chùa Trình

Qua nhiều lần bị cháy rồi cuối cùng bị giặc Pháp san bằng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, di tích chùa này chỉ còn là bãi bằng và ngọn tháp gạch hai tầng

Năm Đinh Sửu (1997) chùa được xây dựng lại là một ngôi nhà cấp bốn Năm Kỷ Mão 1999 chùa tiếp tục được tu sửa, nâng cấp

Hiện nay, chùa mới được trùng tu xây dựng lại vào năm 2006 với quy mô rộng rãi, to đẹp, khang trang, kiến trúc hình chữ “quốc” gồm: phía trước là

lầu chuông, tiếp đến tòa chính điện nơi đặt nhiều tượng Phật, phía sau là nhà thờ Tam Tổ, hai bên là hai dãy nhà đặt các tượng Phật La Hán, mỗi bên 9 vị La

Hán Không gian chùa được mở rộng, khuôn viên bố trí hài hòa, trồng nhiều cây trái tạo nên một không gian khoáng đạt, yên tĩnh, trong lành Ngồi

cơng chùa có khu vực sân khấu được thiết kế xây dựng rộng rãi, có sức chứa hai đến ba nghìn người Là nơi đề tổ chức và diễn ra các hoạt động lễ hội, các hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hóa giữa các đoàn thể, tổ chức đến thăm quan

Trang 39

b) Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm)

Chua Lan, tên chữ là Long Động tự Tên nôm của chùa duoc dat voi ly

do là cạnh đó có hòn núi như hình con Lân Đây là nơi Trúc Lâm đệ nhất Tổ

Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo và là nơi tu hành hoằng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm trước khi vào Chùa Hoa Yên

Chùa Lân xưa vốn “sơn son thiếp vàng, nguy nga tráng lệ không tả xiết” (theo văn bia tháp mộ trong chùa) Dân gian đã có câu “ngõ Chùa Lân, sân Chùa Muống, ruộng Chùa Quynh” đê nói lên sự bề thế phần nào của ngôi chùa này

Chùa được xây dựng từ thời Trần, sang thời Lê - Nguyễn, chùa được

xây dựng lại trên nền chùa cũ, nhưng được tôn tạo cao hơn, xung quanh chùa

có 25 ngọn tháp gạch và đá Trong đó còn lưu giữ ba ngôi tháp cổ, hai ngôi trước chùa là tháp Viên Minh và tháp Viên Quang, tháp còn lại ở phía sau (sau nhà thờ Tổ hiện nay) xưa nhất và đẹp nhất là Tịch Quang Kim tháp, quàn xá

lợi Tuệ Đăng Thượng Tổ Chân Nguyên đệ nhất Tổ chùa này, ông là một bậc

Đại Tuệ, được nhà Lê sắc phong là Tăng Thống Chính Giác Hòa Thượng, tháp

xây bằng đá có bia ghi rõ năm Bảo Thái thứ 8 (tức năm 1727)

Cách đây không lâu, chùa đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15/8/2002 và tổ chức lễ khánh thành ngày

14/12/2002

Sải bước trên những bậc đá được kẻ ngay ngắn, chắc chắn, dọc hai bên

là những ngôi tháp cô, cùng với hai hàng thông cô thụ tới cổng Tam Quan, phía trước có đặt hai con sư tử đá dáng đứng khỏe khoắn, dũng mãnh, uy nghiêm Trên cổng Tam Quan có đề chữ “Thiền Viện Trúc Lâm” Phía sau

cơng là tồn bộ khu chùa bề thế:

Trước sân Thiền viện có đặt một quả cầu Như Y Bao Ân Phật bằng đá

Trang 40

mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn) Quả cầu đặt trên một bệ đá granít có tiết điện

vuông, nặng 4 tấn, bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát chính đạo Đây được coi là quả cầu

Như Ý lớn nhất Việt Nam

Bên phải quả cầu Như Ý là Lầu trống: phía trong đặt một cái trống, trống dài gần 2m, đường kính tang trống chừng Im, được tạo nên bởi một thân

gỗ liền khoét rỗng Bên trái quả cầu Như Ý là Lầu chuông: phía trong có treo

một quả chuông đồng nặng gần 1,4 tấn

Phía sau quả cầu Như Ý Báo Ân Phật là tòa Chính điện uy nghỉ, trên đề

bốn chữ “Đại Hùng Bảo Điện”, trên bậc thềm hoa trưng bày dấu tích nền móng chùa thời Trần Chính điện thờ Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni tay nâng đóa sen

vàng mới nở, tượng Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát ở hai bên Ba pho tượng đồng

được đúc từ làng nghề ở Huế, pho tượng Thích Ca Mâu Ni nặng gần 4 tắn Trên tường bên trong tòa Chính điện có chín bức phù điêu mô tả quá trình: trụ

thế, xuất gia, tu tập, giác ngộ, thuyết pháp, độ sinh, nhập diệt Niết Bàn của

Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni Tính từ trái sang phải:

Bức thứ nhất: Biểu tượng lúc Thích Ca sinh ra

Bức thứ hai: Có nghĩa sau khi sinh ra Ngài đi đạo qua bốn công, thấy và chứng kiến cánh nhân gian nơi thì có người sinh, nơi thì có người già yếu, nơi

thì có người ốm đau bệnh tật, nơi thì có người chết - “nhát thích thể gian, sinh,

lão, bệnh, tử”

Bức thứ ba: Có nghĩa sau khi thấy cảnh nhân gian sinh, lão, bệnh, tử, Ngai xin vua cha cho đi tu đề tìm chân lý

Bức thứ tư và năm: Tả lại tích chuyện về Ngài đi tu

Bức thứ sáu: Là cảnh Ngài giảng đạo cho đệ tử A Nan và Ca Diếp

Búc thứ bảy và tám: Là cảnh Ngài giảng đạo cho chúng sinh

Ngày đăng: 24/09/2014, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w