Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
3,79 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN uận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và quá trình công tác của bản thân tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long trong những năm qua. Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Định, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo của Viện Ngân hàng Tài chính đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 18 chuyên ngành Quản lý Tài chính Ngân hàng, các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành Luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy Cô giáo cùng các đồng nghiệp để Luận văn của em được hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn. Trân trọng cảm ơn! HỌC VIÊN Khương Thị Hạnh L MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1 II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP II CHƯƠNG 2 IV THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG IV CHƯƠNG 3 VIII GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY VIII CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG VIII 3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TLI LÀ PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH CÔNG TY HÀNG ĐẦU CỦA THỦ ĐÔ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN; ĐEM LẠI LỢI ÍCH CAO NHẤT CHO CỔ ĐÔNG; LÀM GIÀU CHO NHÂN VIÊN VÀ CỘNG SỰ; ĐÓNG GÓP NHIỀU CHO CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI, THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH MỘT CÁCH LÀNH MẠNH, TRUNG THỰC, CÔNG BẰNG VIII LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA 3 DOANH NGHIỆP 3 1.2.1.2.Lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp 9 1.2.1.3.Dự phòng cho những biến động bất thường 10 CHƯƠNG 2 33 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 33 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 33 CHƯƠNG 3 64 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI 64 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 64 KẾT LUẬN 90 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TLI Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long CT9 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng số 9 Hà Nội Hafic Công ty tài chính cổ phần HANDICO OTC Chứng khoán chưa niêm yết ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU HÌNH Hình 1. 1: Sơ đồ liên kết các ngân sách hoạt động của doanh nghiệp Error: Reference source not found MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1 II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP II CHƯƠNG 2 IV THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG IV CHƯƠNG 3 VIII GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY VIII CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG VIII 3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TLI LÀ PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH CÔNG TY HÀNG ĐẦU CỦA THỦ ĐÔ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN; ĐEM LẠI LỢI ÍCH CAO NHẤT CHO CỔ ĐÔNG; LÀM GIÀU CHO NHÂN VIÊN VÀ CỘNG SỰ; ĐÓNG GÓP NHIỀU CHO CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI, THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH MỘT CÁCH LÀNH MẠNH, TRUNG THỰC, CÔNG BẰNG VIII LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA 3 DOANH NGHIỆP 3 1.2.1.2.Lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp 9 1.2.1.3.Dự phòng cho những biến động bất thường 10 CHƯƠNG 2 33 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 33 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 33 CHƯƠNG 3 64 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI 64 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 64 KẾT LUẬN 90 PHẦN MỞ ĐẦU Dòng tiền với doanh nghiệp được ví như những mạch máu trong mỗi cơ thể sống. Nguy cơ tiềm ẩn của dòng tiền có thể đem tới tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bất cứ lúc nào, kể cả những doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Việc kiểm soát dòng tiền vào và dòng tiền ra của của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, nó tạo ra khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, không ít các doanh nghiệp dù báo cáo kết quả kinh doanh có lãi nhưng vẫn thiếu tiền mặt trong két. Chìa khóa để vượt qua thâm hụt về tiền đó là sự nhạy bén trong việc dự đoán sớm những vấn đề về dòng tiền, qua đó đưa ra những quyết định nhanh, chính xác trong kiểm soát quỹ tiền mặt. Việc quản lý dòng tiền tốt có thể giúp doanh nghiệp khơi thông được nguồn vốn, giúp sử dụng nguồn vốn hạn hẹp một cách khoa học và hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng thất thoát nguồn tiền ra bên ngoài doanh nghiệp. Quản lý ngân quỹ chính là quản lý dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp. Để quản lý ngân quỹ tốt, chúng ta phải quản lý tốt dòng tiền, kiểm soát tốt sự luân chuyển của dòng tiền. Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long thời gian qua cũng đã bắt đầu quan tâm đến quản lý ngân quỹ song gặp không ít khó khăn. Với chiến lược phát triển của Công ty trong xu thế hội nhập cạnh tranh, quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu được ưu tiên của Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của ngân quỹ và thực tiễn khách quan cần tăng cường quản lý ngân quỹ, đề tài “Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long” được lựa chọn để nghiên cứu. Thông qua hệ thống hóa về cơ sở lý luận của ngân quỹ và quản lý ngân quỹ, đồng thời đánh giá thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long, đề tài hướng tới tìm ra nguyên nhân quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp với nguồn dữ liệu được i tập hợp, sưu tầm từ sách, báo, mạng, các tạp chí chuyên ngành,…. ; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so sánh – đối chiếu; Phương pháp diễn dịch – quy nạp và Phương pháp quan sát thực tế để phân tích và xử lý thông tin. Luận văn được trình bày với kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm ngân quỹ Ngân quỹ hay tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng được dùng để trả lương, mua tài sản cố định, mua nguyên vật liệu, trả tiền thuế, trả nợ…. và thanh toán các khoản chi phí hàng ngày của doanh nghiệp. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, bởi vậy, trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là cố gắng thiết lập một ngân quỹ tối ưu, có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán để lượng tiền cần thiết đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty là vừa đủ, không thể thiếu và cũng không nên dư thừa quá nhiều. 1.1.2. Vai trò của ngân quỹ trong hoạt động doanh nghiệp Các doanh nghiệp dự trữ tiền mặt vì 3 động lực chính: động lực giao dịch; động lực dự phòng; động lực đầu cơ. Như vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, là phương tiện giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Doanh nghiệp sẽ phải làm thế nào để ổn định mức cân đối ngân quỹ, tránh những trường hợp biến động bất thường xảy ra. Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt ngân quỹ. ii 1.2. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm quản lý ngân quỹ Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý trong doanh nghiệp lên các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thực tế của doanh nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý ngân quỹ đề cập đến quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao. Các chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt. Nếu số dư tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao nhưng khi cần tiền mặt cũng có thể chuyển đổi chứng khoán sang tiền mặt một cách dễ dàng và tốn kém ít chi phí. Như vậy, có thể hiểu quản lý ngân quỹ chính là quản lý dòng thu tiền mặt, dòng chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt tạm thời nhàn rỗi một cách hiệu quả. Việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thiếu hụt, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi,… là những yếu tố tác động lên ngân quỹ của doanh nghiệp. 1.2.2.Nội dung quản lý ngân quỹ Ngân quỹ của doanh nghiệp được xác định từ dòng tiền vào (thu ngân quỹ) và dòng tiền ra (chi ngân quỹ) của doanh nghiệp. Vì vậy, để quản lý ngân quỹ tốt, chúng ta phải quản lý tốt dòng tiền vào và dòng tiền ra hàng ngày của doanh nghiệp đồng thời phải dự báo được nhu cầu tiền và tính toán được mức tồn quỹ tối ưu của doanh nghiệp trên cơ sở đó lập kế hoạch quản lý ngân quỹ một cách chi tiết. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP Ảnh hưởng đến quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan bao gồm: Quan điểm của Chủ sở hữu về quản lý ngân quỹ, Tình hình tài chính của doanh nghiệp, Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ quản lý ngân quỹ, Mô hình quản lý ngân quỹ, Chiến lược hoạt iii động kinh doanh, Trình độ kỹ thuật công nghệ để thực hiện quản lý ngân quỹ, Chính sách tín dụng thương mại kinh doanh, Chính sách dự trữ, Chính sách đầu tư, Chính sách tài trợ. Các Nhân tố khách quan bao gồm: Các chính sách của nhà nước, Trạng thái của nền kinh tế, Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, Môi trường cạnh tranh, Sự phát triển của thị trường chứng khoán, Các nhân tố khác. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long (TLI) là Công ty cổ phần hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103017008 cấp ngày 25/04/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Công ty thành lập với 3 cổ đông lớn là Công ty Tài chính Handico đại diện 40% vốn điều lệ, tương đương 4.000.000 cổ phần; Công ty chứng khoán Thăng Long đại diện 30.9% vốn điều lệ, tương đương 3.090.000 cổ phần, Công ty TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đại diện 5.1% vốn điều lệ, tương đương 510.000 cổ phần và các đối tác khác nắm giữ 24% vốn điều lệ tương đương 2.400.000 cổ phần. Đến nay, cổ đông chủ yếu của công ty là các cá nhân. Hoạt động theo ngành nghề Đăng ký kinh doanh Số 0103017008 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 25 tháng 04 năm 2007, cấp lại lần thứ 2 ngày 27 tháng 11 năm 2007. Ngành nghề công ty được phép hoạt động chính bao gồm đầu tư tài chính, kinh doanh Bất động sản, dịch vụ tài chính,… 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG Quản lý ngân quỹ do Phòng Kế toán quản lý, trong đó, Phòng Đầu tư Tài chính là nơi thu thập, tổng hợp các số liệu về kế hoạch thu chi trong tháng gửi phòng Tài chính Kế toán. Phòng Đầu tư Tài chính có trách nhiệm đôn đốc các khoản phải thu, lo nguồn để thanh toán các khoản phải trả trong tháng. Để quản lý ngân quỹ được triển khai tốt, cần phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Đầu tư tài chính và phòng Tài chính Kế toán. iv [...]... tiễn khách quan cần tăng cường quản lý ngân quỹ, đề tài Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long được lựa chọn để nghiên cứu Thông qua hệ thống hóa về cơ sở lý luận của ngân quỹ và quản lý ngân quỹ, đồng thời đánh giá thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long, đề tài hướng tới tìm ra nguyên nhân quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp... phân tích và xử lý thông tin Luận văn được trình bày với kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 NGÂN QUỸ CỦA DOANH... của Công ty; Việc đa dạng hóa nguồn tài trợ cho doanh nghiệp còn khó khăn; Hệ thống pháp luật chưa ổn định,… CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 3.1.1 Định hướng chung: Với định hướng phát triển của TLI là phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu của Thủ Đô trong lĩnh vực đầu. .. đề xuất nhằm tăng cường quản lý ngân quỹ của TLI như: Đầu tư công nghệ, đầu tư cho con người; Xây dựng quy trình quản lý ngân quỹ; Lập dự toán nhu cầu tiền năm 2012; Xác định mô hình quản lý ngân quỹ phù hợp; Lập kế hoạch quản lý ngân quỹ; Cơ cấu các khoản đầu tư ngắn hạn; Tối thiểu hóa các chi phí, Ngoài ra, có một điều cần nhấn mạnh khi thực hiện đề tài này, đó là việc quản lý ngân quỹ của doanh... lý ngân nên chỉ có thể hiểu là công việc thu xếp vốn Hoạt động này được phòng Đầu tư triển khai và chưa bài bản, không có kế hoạch Trong quá trình lập kế hoạch quản lý ngân quỹ, công ty chưa lên kế hoạch quỹ, nó khuyết một phần rất quan trọng là xử lý ngân quỹ vi Do vậy, khi xây dựng giải pháp tăng cường quản lý ngân quỹ, vấn đề này đáng được quan tâm 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG... chúng ta phải quản lý tốt dòng tiền, kiểm soát tốt sự luân chuyển của dòng tiền Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thăng Long thời gian qua cũng đã bắt đầu quan tâm đến quản lý ngân quỹ song gặp không ít khó khăn Với chiến lược phát triển của Công ty trong xu thế hội nhập cạnh tranh, quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu được ưu tiên của Công ty Xuất phát từ tầm quan trọng của ngân quỹ và thực... 2.2.1 Thu ngân quỹ của Công ty: Thu ngân quỹ của Công ty bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động đầu tư và thu từ hoạt động tài chính Do đặc thu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nên thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ yếu của thu ngân quỹ 2.2.2 Chi ngân quỹ của Công ty: Cân đối với thu ngân quỹ là các khoản chi ngân quỹ Chi ngân quỹ của Công ty bao gồm... nghiệp; Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu và tăng vốn điều lệ: dự kiến đến 2013, vốn điều lệ là 200 tỷ; Xây dựng kế hoạch lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012 – 2015 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG Như vậy, về cơ bản quản lý ngân quỹ ở TLI đã được áp dụng mặc dù chưa được ix hệ thống Từ những tồn tại, vướng mắc trong quá khứ, những lỗ hổng làm... dạng hóa được nguồn tài trợ cho ngân quỹ, nguồn tài trợ có thể từ nhiều kênh khác nhau, tránh được việc không huy động được nguồn dẫn đến mất cân đối thanh toán Thứ 3, Trên cơ sở nhu cầu tiền đã được lập, Phòng Đầu tư xây dựng kế hoạch quản lý ngân quỹ, đó chính là kế hoạch xử lý thặng dư/ thâm hụt ngân quỹ Trong thời gian qua, việc xử lý ngân quỹ đã được phòng Đầu tư tài chính xử lý tư ng đối tốt 2.3.2... của quản lý tài chính Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng đều đặn và liên tục theo định hướng chiến lược Vì vậy trong quản lý tài chính ngắn hạn, quản lý ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng 1.1.2 Ngân quỹ của doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm ngân quỹ Ngân quỹ hay tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản . TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 33 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 33 CHƯƠNG 3 64 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI 64 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 64 KẾT LUẬN 90 PHẦN. 33 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 33 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 33 CHƯƠNG 3 64 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI 64 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 64 KẾT. TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THĂNG LONG Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Đầu tư Tài