1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa vào dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 nâng cao

74 670 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 8,13 MB

Nội dung

Hoàng Thị Kim Huyền đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện để tài.. Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp dạy học, Khoa Sinh- KTNN,

Trang 1

Loi cam on!

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Hoàng Thị Kim Huyền đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện để tài

Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp dạy học, Khoa Sinh- KTNN, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua

Hà Nội, ngày 10 thang 5 năm 2010

Người thực hiện

Vũ Thị Thảo

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Vận dụng PP HD HS làm việc với SGK vào dạy học phần Sinh học tế bảo, Sinh học 10- Nâng cao” là kết

quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung

thực

Nêu có sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010

Người thực hiện

Vũ Thị Thảo

Trang 3

DANH MUC CAC CUM TU VIET TAT

PPDH : phuong phap day hoc

PTTQ : phương tiện trực quan

SGK: sách giáo khoa

THPT : trung học phô thông

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẮM ƠN 2222 Họng Hee 1 LỜI CAM ĐOAN 2H HH ru 2

DANH MỤC CÁC CUM TỪ VIẾT TẮTT -2- -2+22+EEe+EsezEe+rxrzrxrrreee 3

2 Mục đích nghiên cứu - cọ nh nh 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 222 SS ni 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu . - c2 se 7

6 Phương pháp nghiên cứu -. -c <2 21333131 7

7 Đóng góp mới của để tài - nn TT TT S2 S TS S992 1 1111k ướt 8

PHAN 2: KET QUA NGHIEN CUU 0 0ccecccecceeceecteeetteenneeetes 9

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - - 9 1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài óc c 52222 2+2 +<ss<2 9

1.2 Cơ sở lí luận của PP HD HS làm việc với SGK 10

1.2.1 Khái niệm về PP HD HS làm việc với SGK - - 10 1.2.2 Vai trO ca SGK oo cence nee eee ee eee eee eeen sees nh 10

1.2.3 Các dạng và biện pháp tổ chức HD HS làm việc với SGK 11

1.2.4 Yêu cầu sư phạm trong việc thiết kế và tổ chức cho HS làm việc với

1.2.5 Quy trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS phô thông theo hướng rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK trong dạy học Sinh NOC cece cee cc cece cece e eee eee ee cece eee ee sees eases testes ees eeeeeeeeeeeeeeaeeaeeaeees 18 1.3.Thyc trang day học Sinh học ở trường THPT hiện

2 cece ec ee cece ee eee eee ee eee ee tees ee eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeneeeeeteneeeaen tess 20

Trang 5

Chương 2: Thiết kế câu hỏi, bài tập theo hướng áp dụng PP HD HS làm

việc với SGK trong dạy học Sinh học tế bào, Sinh học 10- Nâng cao 22

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần sinh học tế bào, Sinh học 10- Nâng

2.2 Thiết kế câu hỏi, bài tập theo hướng áp dụng PP HD HS làm việc với

SGK phần Sinh học tế bào c2 211111111111 11113 xe 22

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế c c2 2222222222225 255511 n xnxx 22 2.2.2 Quy trình thiết kế 22T SnnnS SH SE E1 2x 2e 22 2.2.3 Thiết kế câu hỏi, bài tập ở từng chương, từng bài 23

2.3 Thiết kế một số giáo án theo hướng áp dụng PP HD HS làm việc với

Trang 6

PHAN 1: MO DAU

1 Lido chon dé tai

Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão Xã hội ngày càng đòi hỏi những con người năng động, có kiến thức khoa học biết vận dụng đúng đắn vào cuộc sống

Trước yêu cầu cấp bách ấy, tất cả các ngành các nghề như: kinh tế, chính trị, giáo dục, đều phải phát triển để ngày càng hoàn thiện Trong đó giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, và giáo đục ở trường THPT cũng là một trong những vấn dé quan trọng

Môn Sinh học trong nhà trường phổ thông cũng góp phần giải quyết các nhiệm vụ này

Trong những năm gần đây giáo dục nước ta đã và đang có sự đối mới

cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các môn học của tất

cả các cấp học Xu hướng chung trong đổi mới PPDH hiện nay là hoạt hoá người học, biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, phát triển năng

lực nhận thức và tính tích cực, độc lập nhận thức của HS

Các PPDH hiện nay thường sử dụng trong dạy học Sinh học là: vấn

đáp- tìm tòi, thuyết trình, PTTQ, Tuy nhiên, một số PPDH tích cực như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, HD HS làm việc với SGK hiện nay chưa được chú trọng và sử dụng một cách hợp lí

Với tư cách là nguồn cung cấp tri thức cơ bản cho HS, SGK được sử

dụng để: HS ôn và củng cố kiến thức; HS học thuộc hay tra cứu số liệu; khái quát nội dung các bài, các chương; hệ thống hóa kiến thức; thực hiện một vấn

đề nào đó đo GV đặt ra, Tuy nhiên, hiện nay các GV vẫn chưa phát huy hết vai trò của SGK

Với mong muốn góp phần cải tiến các PPDH chương trình sinh học 10-

Nâng cao, đặc biệt là PPDH phần SINH HỌC TẾ BÀO, nhằm nâng cao hiệu

Trang 7

quả dạy học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng PP HD HS làm việc với SGK vào đạy học phần SINH HỌC TẾ BẢO, Sinh học 10- Nâng cao”

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng PP HD HS làm việc với SGK vào thiết kế và tổ chức hoạt động độc lập của HS trong dạy học phần SINH HỌC TẾ BÀO, nhằm nâng cao chất

lượng dạy học phần SINH HỌC TẾ BẢO, Sinh học 10- Nâng cao

3 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng PP HD HS làm việc với SGK vào dạy học phần Sinh học tế

bào, Sinh học 10 — Nâng cao thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Các câu hỏi, bài tập vận dụng PP HD HS làm việc với SGK

trong day học phần SINH HỌC TẾ BÀO, Sinh học 10 — Nâng cao

- Phạm vi: Phần II- Sinh học tế bào, Sinh học 10 — Nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của PP HD HS làm việc với SGK

- Thiết kế các câu hỏi, bài tập vận dụng PP HD HS làm việc với SGK trong

dạy học phần SINH HỌC TÉ BÀO

- Thiết kế một số giáo án theo hướng áp dụng PP HD HS làm việc với SGK

- Đánh giá chất lượng câu hỏi, bài tậptheo hướng sử dụng PP HD HS làm

việc với SGK

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và lí thuyết về PP HD HS làm việc với SGK: “ Lí luận dạy học sinh học” [64,65]

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến SINH HỌC TẾ BÀO: Tế bào học,

Hoá sinh học

Trang 8

- Tham khảo 1 số luận văn có liên quan đến đề tài

6.2 Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến đánh giá của các GV trường THPT Lê Xoay- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc

6.3 Phương pháp điều tra

Thiết kế phiếu điều tra để xin ý kiến của các GV trường THPT Lê Xoay-

Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc về PP HD HS làm việc với SGK

7 Đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của PPDH HD HS làm việc với SGK

- Biên soạn được câu hỏi, bài tập HD HS làm việc với SGK để dạy học phần

Sinh học tế bảo, Sinh học 10- Nâng cao

- Thiết kế được một số giáo án minh họa PP HD HS làm việc với SGK

Trang 9

PHAN 2: KET QUA NGHIEN CUU CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài

1.1.1 Trên thế giới:

- Thiết kế và tô chức HD HS làm việc với SGK trong quá trình dạy học đã

được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong nhiều bộ môn khoa học khác nhau: Vật lí, Toán học, Địa lí, Sinh học,

- PP này bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1940

Trong cuốn“ Công tác độc lập của HS trong quá trình dạy học” của Mikenson, ông chủ yếu trình bày kinh nghiệm của GV về tổ chức hướng dẫn

HS độc lập trong khâu củng cố, ôn tập kiến thức

- Cuối những năm 50, công tác độc lập đã được nghiên cứu sâu và trở thành

PP mới

Exipop nhận định: “Muốn HS lĩnh hội được kiến thức thì phải cho HS tăng cường công tác độc lập”

1.1.2 Trong nước:

- Việc thiết kế và tổ chức HD HS làm việc với SGK trong quá trình dạy học

đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều môn học khác nhau trong nhà trường THPT như: Toán, Vật lí, Địa lí, Sinh học,

- Trong dạy học sinh học, có nhiều để tài nghiên cứu về PP HD HS làm việc với SGK (trước đây gọi là công tác độc lập) như Trần Bá Hoành, Nguyễn

Thị Hường, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Đức Thành, Đinh

Quang Báo, Nguyễn Duân,

Các nghiên cứu, luận án trên đều nêu được bản chất của PP HD HS làm việc với SGK, những yêu cầu lí luận của việc tổ chức và thiết kế câu hỏi, bài tập theo hướng vận dụng PP HD HS làm việc với SGK trong dạy học sinh

Trang 10

học, các dạng cũng như các bước tổ chức HD HS làm việc với SGK Song chưa được tiền hành ở những phần, bài cụ thể trong chương trình THPT 1.2 Cơ sở lí luận của PP HD HS làm việc với SGK

1.2.1 Khái niệm PP HD HS làm việc với SGK

- Là PPDH mà GV tổ chức cho HS độc lập, tiếp nhận tri thức từ SGK qua

đó rèn các kĩ năng, kĩ xảo đọc sách, tra cứu sách

- Phương tiện dạy học cho bộ môn Sinh học có nhiều trong thực tế và gần gũi với HS, ví dụ: Các tranh ảnh phóng to, phương tiện trực quan là các

phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc tố chức HD HS làm việc với SGK

1.2.2 Vai trò của SGK

- Nhiều nhân vật lỗi lạc đã nêu lên rằng sách giữ vai trò rất quan trọng trong

việc giáo dục và nâng cao trình độ văn hoá chung của con người, trong việc

tiếp thu kho tàng giá trị tỉnh thần của xã hội Ngày nay, việc sử dụng SGK ngày càng cần thiết và phải dựa trên cơ sở tâm lí học, giáo dục, xã hội

- Muốn sách trở thành phương tiện có hiệu quả giúp cho sự phát triển trí tuệ

và phong phú tinh thần của con người thì cần phải biết đọc sách

- Nhà giáo dục Đ.I.Piraxep cho rằng: “ Sách và việc đọc sách có ý nghĩa lớn lao” Ông cũng cho rằng: “ Sách chỉ bố ích đối với những người nào biết

đọc”

-Theo GS.Trần Bá Hoành, với tư cách là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi dạy

học trên lớp, SGK là nguồn thông báo bồ sung, là công cụ đề GV tô chức giải

quyết những vấn đề có tính khái quát cao, mới mẻ đối với HS mà nếu chỉ ghi

nhớ những gì trình bày trên lớp thì không đạt được Nhưng phải kết hợp sự gia công theo định hướng của thay

- Như vậy, SGK không chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ

sử dụng ở nhà mà còn được sử dụng đắc lực trên lớp, không chỉ để ôn tài liệu

đã học mà còn để tiếp thu tri thức mới Tuy nhiên từ trước tới nay, SGK chỉ

Trang 11

mới được dùng như là hệ thống tư liệu giúp HS học thuộc khi ôn bài ở nhà

Rat ít GV dùng sách để tổ chức công tác độc lập nghiên cứu cho HS, lấy đó là

cơ sở cung cấp nguồn tri thức mới cho các em

1.2.3 Các dạng và biện pháp tổ chức HD HS làm việc với SGK

1.2.3.1 Các dạng HD HS làm việc với SGK

Theo GS.Tran Ba Hoanh, trong dạy học sinh học có 5 dạng như sau:

- Dạng 1: Làm việc với SGK và tài liệu tham khảo Nguồn tài liệu tham khảo có thể do GV giới thiệu hoặc yêu cầu HS thu thập trước đó

VD: Khi dạy bài 7- Các nguyên tổ hoá học và nước của tế bào, II- Nước và vai trò của nước đối với tế bào, 2- Vai trò của nước đối với tế bào, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK mục 2 đề thực hiện hai nhiệm vụ:

1, Tóm tắt vai trò của nước đối với tế bảo

2, Giải thích nước là dung môi tốt

- Dạng 2: Lập sơ đồ, bảng so sánh, hệ thống hoá

VD: Khi dạy bài 16- Tế bào nhân thực (tiếp theo), VII- Lưới nội chất, GV

yêu cầu HS quan sát H16.1 và nghiên cứu nội dung thông tin SGK mục VII

1, Cho biết có may loại lưới nội chất? Kẻ tên các loại đó

2, Phân biệt các loại đó

Đặc điểm Lưới nội chất trơn Lưới nội chất hạt

Trang 12

VD: Sau khi dạy xong bài 12- Thực hành: Thí nghiệm nhận biết một số

thành phần hoá học của tế bào, GV yêu cầu HS viết bài báo cáo thực hành theo mẫu:

VD: Sau khi dạy xong bài 29- Nguyên phân, GV ra bài tập yêu cầu HS

hoàn thành tại lớp (có thê giao về nhà)

Ở ruồi giấm, 2n = 8 Tính:

1, Số cromatit ở kì giữa của quá trình nguyên phân

2, Số NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân

3, Số cromatit ở kì sau của quá trình nguyên phân

- Dạng 5: Thí nghiệm sinh học

VD: Khi dạy bài 12- Thực hành: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần

hoá học của tế bào Sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm,

GV yêu cầu hướng dẫn HS độc lập làm thí nghiệm theo nhóm

Thí nghiệm I: Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật động vật

a, Nhận biết tỉnh bột:

Thí nghiệm l:

+ Giã 50g củ khoai lang

+ Hoà 20ml nước cất-> lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm l

Trang 13

+ Lấy 5ml nước hồ tỉnh bột cho vào ống nghiệm 2

+ Cho vài giọt lạ vào cả 2 ông nghiệm

Cho vài giọt I; lên phan cặn trên giấy lọc

Quan sát thí nghiệm cho biết:

1, Sự thay đổi màu, giải thích

2, Sau đó nhỏ phelin vào ống nghiệm 2 Quan sát và nhận biết màu dung dịch

3, Từ đó rút ra kết luận gì?

Các thí nghiệm khác làm tương tự

1.2.3.2 Các biện pháp tổ chức

Theo GS.Trần Bá Hoành có các biện pháp tô chức sau:

* Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:

- Biện pháp 1: Tố chức HS làm việc với sách ngay sau khi GV ra bài tập; ngay sau lời mở đầu của GV; hay ngay sau khi GV tạo tình huống có vấn đề

PP thường sử dụng là vấn đáp- tìm tòi, vấn đáp- tái hiện

VD: Khi dạy bài 9- Protein, mục I- Cấu trúc của protein, 1- Axitamin- đơn phan cua protein GV ra bài tập: đưa ra công thức của 1 sé axitamin cu thé:

GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

1 Nhận xét đặc điểm chung của các công thức

2 Quan sát H9.1 kết hợp nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết công

Trang 14

- Biện pháp 2: Tổ chức cho HS đọc những đoạn có nội dung mô tả sự kiện,

còn những vấn đề khó, phức tạp thì GV cần giải thích sáng tỏ PP chủ yếu là

vấn đáp- tìm tòi

VD: Khi day bai 18- Vận chuyên các chất qua màng sinh chất, mục III- Nhập bào, xuất bào GV yêu cầu HS quan sát H18.3, đọc nội dung thông tin

muc III để thực hiện hai nhiệm vụ:

1 Hãy mô tả quá trình nhập bào, xuất bào

2 So sánh thực bào, ẩm bào; nhập bào, xuất bào

- Biện pháp 3: Khi cần nhắc lại những tài liệu đã học trước đây nhằm tiếp

thu kiến thức mới PP chủ yếu là vấn đáp- tái hiện, dạy học nêu vấn đề

VD: Khi dạy bài 1§- Vận chuyên các chất qua màng sinh chất Trước khi

vào bài mới GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 60 hãy nêu các

chức năng của màng sinh chất

- Biện pháp 4: Tổ chức cho HS đọc SGK sau khi GV biểu diễn thí nghiệm, các PTTQ, giúp các em có tư liệu dé giải thích kết quả diễn ra trong quá trình

biểu diễn thí nghiệm

- Biện pháp 5: Được vận dụng khi tài liệu mới cần ghi nhớ 1 cách chính

xác số liệu, sự kiện PP chủ yếu là vấn đáp- tái hiện

VD: Khi dạy bài 23- Hô hấp tế bào, mục II- Các giai đoạn chính của hô

hấp tế bào Sau khi dạy xong mục 1- Đường phân, GV yêu cầu HS đọc lại nội dung mục 1, hãy ghi nhớ chính xác kết quả của quá trình đường phân (bao nhiêu phân tử ATP, NADH, axit piruvic)

* Trong khâu cũng cố, ôn tập kiến thức

- Biện pháp 1: Sau khi GV giới thiệu nội dung tài liệu thì cho HS đọc SGK

VD: Khi dạy bài 32- Ôn tập phần một va phần hai, phần II- Sinh học bào,

mục 4- Phân chia tế bào, GV giới thiệu hai hình thức phân chia tế bào nhân

Trang 15

thực: nguyên phân và giảm phân GV mô tả qua các kì của nguyên phân Sau

đó GV yêu cầu HS đọc lại bài 29, muc I

- Biện pháp 2: Tô chức HS làm việc với SGK nhằm mục đích ôn tập, củng

cố tài liệu trên cơ sở hệ thống kiến thức của một chương hay nhiều chương VD: Khi dạy bài 32- Ôn tập phần một và phần hai, mục I- Hệ thống hoá

kiến thức, phần II- Sinh học tế bào, GV yêu cầu HS hệ thống hoá lại các kiến

thức cơ bản trong phần II

Bài tập này được giao cho HS làm trước ở nhà

- Biện pháp 3: Có các dạng bài tập sau:

+ Bài tập yêu cầu HS sưu tầm các tài liệu trực quan, vật mẫu thật để minh

hoạ, khẳng định một khái niệm, một quy luật đã được trình bày trong sách VD: Sau khi dạy xong bài 7- Các nguyên tố hoá học và nước của tế bào,

GV yêu cầu HS sưu tầm các nguyên tố đó bằng công thức hoá học trong các hợp chất quan trọng của tế bào, hoặc bảng hệ thống tuần hoàn

+ Bài tập luyện tập một quy tắc, một định luật

VD: Sau khi dạy xong bài 29- Nguyên phân, GV đưa ra công thức số tế bào con tạo ra: 2" GV ra một bải tập: có 30 tế bào sinh dưỡng tham gia nguyên phân thì tạo được 240 tế bào con Hỏi các tế bào đó phân chia mấy

lần?

+ Bài tập đòi hỏi biến đổi hành động cũ tìm ra những mặt mới của đối tượng nghiên cứu để di chuyển kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo sang những tình huống mới

VD: Khi dạy bai 11- Axitnucleic (tiếp theo), HS đã được tiếp thu kiến thức về cấu trúc, chức năng của ADN Bằng phép suy diễn tương tự, HS phân tích cầu trúc, chức năng của ARN

+ Bài tập yêu cầu đọc SGK, ôn lại những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã học

Trang 16

VD: Sau khi dạy xong bài 30- Giảm phân, GV yêu cầu HS thiết lập mối quan hệ nguyên phân và giảm phân về mặt ý nghĩa

* Riêng kĩ năng diễn đạt nội dung học tập: ThS Nguyễn Duân đã nêu một

số biện pháp tổ chức HD HS điễn đạt nội dung học tập từ SGK trong dạy học sinh học ở phổ thông Dựa vào mức độ tự lực làm việc với SGK, GV có thé tố

chức HD HS làm việc với SGK theo các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: GV yêu cầu nội dung HS cần đọc > HS tự lực đọc sách >

GV diễn đạt HS ghi nhớ > HS diễn đạt lại

Biện pháp này sử dụng để dạy học các nội dung khó hoặc quá mới đối với

HS hoặc HS có khả năng nhận thức thấp

Đây là biện pháp phát huy tính tích cực thấp nhất so với các biện pháp khác

-Biện pháp 2: GV yêu cầu nội dung HS cần đọc và đưa ra nội dung diễn đạt

còn thiếu (sơ đồ khuyết, báng khuyết, .) HS tự lực đọc sách > HS diễn

đạt đầy đủ

Khi sử dụng biện pháp này GV đưa ra các bài tập dưới dạng các câu phát

biểu khuyết, sơ đồ hoặc bảng khuyết để HS hoàn thiện

Bài tập loại này không nên quá đễ mà đòi hỏi HS phải sử dụng nhiều thao tác tư duy để giải quyết

VD: Sau khi đạy xong bài 29- Nguyên phân, GV ra bài tập yêu cầu HS quan sat H29.1 và nghiên cứu thông tin SGK mục I Hãy: hoàn thành nội dung còn thiểu của bảng sau:

Trang 17

- Biện pháp 3: GV yêu cầu nội dung và hình thức cần diễn đạt, HS tự lực

đọc sách HS diễn đạt theo nội dung và hình thức đã được yêu cầu

VD: Khi dạy bài 29- Nguyên phân, II- Ý nghĩa của nguyên phân, GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II Hãy tóm tắt các ý nghĩa của nguyên phân

- Biện pháp 4: GV yêu cầu nội dung HS cần đọc, HS xác định cách diễn đạt

> HS tự lực đọc sách > HS tự diễn đạt theo cách đã xác định

Biện pháp này đòi hỏi HS phải có khả năng tốt về diễn đạt nội dung học tập HS có thể lựa chọn hình thức điễn đạt theo cách sáng tạo và khả năng tư

duy, thâm mĩ của mình trong phạm vi thời gian cho phép

Tóm lại, PP HD HS làm việc với SGK là một hoạt động học tập, chức năng học tập của HS Hoạt động này có vai trò rất quan trọng đối với HS về lĩnh hội tri thức, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, tính thâm mĩ và năng

lực tự học Trong dạy học sinh học ở phổ thông HS có thể làm việc với SGK theo các cách nêu trên Tuỳ theo đặc điểm của nội dung SGK, mục tiêu dạy học và đối tượng HS để GV chọn lựa biện pháp nào trong các biện pháp trên

Đây là yêu cầu quan trọng khi sử dụng PP HD HS làm việc với SGK

1.2.4 Những yêu cầu sư phạm trong việc thiết kế và tổ chức cho HS làm việc với SGK

1.2.4.1 Yêu cầu sư phạm trong việc thiết kế câu hói, bài tập

- Câu hỏi và bài tập phải chính xác, súc tích, vừa sức, xác định được tiến trình công việc

1.2.4.2 Yêu cầu sư phạm trong việc tổ chức cho HS làm việc với SGK

- PP HD HS làm việc với SGK được tô chức trong cả 3 khâu tóm tắt theo bảng sau:

Trang 18

Nghiên cứu nội dung | Khi giảng bài mới Nghiên cứu thông tin

Kiểm tra, đánh giá Làm bài kiêm tra trên Kiểm tra kiến thức bản

lớp hoặc tự làm ở nhà thân đã lĩnh hội được

Làm việc với SGK là hoạt động học tập của HS đề lĩnh hội tri thức Làm

việc với SGK là tổ hợp các hoạt động thành phần (tìm ý chính, trả lời câu hỏi,

lập bảng biểu, sơ d6, ) Két qủa thực hiện các hoạt động thành phần sẽ hình

thành một kĩ năng tương ứng Khi HS có kĩ năng làm việc với SGK thì các

hoạt động học tập sẽ có hiệu quả hơn Mặt khác, làm việc với SGK còn là

biện pháp để rèn luyện và phát triển các năng lực tư đuy, năng lực tự học của

HS phổ thông, đặc biệt là HS THPT

Để phát triển kĩ năng làm việc với SGK trong dạy học sinh học có hiệu quả,

qua nghiên cứu và lí luận dạy học, chúng tôi xin giới thiệu quy trình tổ chức

Trang 19

các hoạt động học tập cho HS THPT theo hướng rèn luyện kĩ năng làm việc

với SGK trong dạy học sinh học

Quy trình gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hình thành kĩ năng hoạt động học tập, 2 bước:

Bước 1: Giới thiệu quy trình thực hiện hoạt động

Mỗi loại hoạt động có một quy trình riêng, GV cần giới thiệu rõ từng quy trình thành phần và cách thực hiện mỗi hoạt động cho HS

Bước 2: Lấy ví dụ làm mẫu: Sau khi đã giới thiệu quy trình thực hiện hoạt động, GV có thể lấy ví dụ ngay trong SGK để làm mẫu GV nên sử dung PP hỏi đáp — gợi mở đề HS cùng tham gia nhằm lặp lại thao tác đã được hướng dẫn

- Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS tự lực thực hiện hoạt động học tập

Mục đích của giai đoạn 2: HS tự lực thực hiện các hoạt động để giải quyết các nhiệm vụ học tập trên cơ sở vận dụng quy trình thực hiện hoạt động vào

trả lời câu hỏi, giải bài tập tương ứng Qua đó, HS lĩnh hội được tri thức từ

SGK một cách tích cực, đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK

Giai đoạn 2 gồm 5 bước:

Bước 1: Giao câu hỏi, bài tập cho HS: Nhằm định hướng cho quá trình

hoạt động của HS và HS phải hoàn thành việc thực hiện hoạt động tương ứng

Câu hỏi, bài tập phải mã hoá kiến thức và kĩ năng smà HS cần có kết quả của

hoạt động, trả lời câu hỏi, giải bài tập là HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng

tương ứng Ở bước này GV giao câu hỏi, bài tập cho HS trước khi lên lớp để

HS có thời gian tự lực làm việc ở nhà

Bước 2: HS tự lực làm việc với SGK: Học tập ở nhà theo hướng dẫn của

GV ở bước 1 Kết quả thực hiện được trình bày trong vở soạn bài Đây là

bước quan trọng tạo cơ hội cho HS tự học có hướng dẫn

Trang 20

Bước 3: Thảo luận: Trước khi thảo luận, GV kiểm tra sơ bộ việc chuẩn bị

bài của HS qua vở soạn GV tố chức nhóm làm việc theo các hoạt động sau:

Cá nhân trình bày kết quả chuẩn bị bài của mình (được ghi trong vở

Soạn)

Nhóm thảo luận về những ý kiến sai và thống nhất kết quả

Đại diện nhóm trình bày quan điểm trước lớp

Bước 4: GV điều chỉnh chính xác hoá kiến thức: GV điều chỉnh lại những sai sot cua HS đồng thời đưa ra kết quả chính xác Trong trường hợp có

những kết quả mà HS thực hiện chưa chính xác, GV có thê hướng dẫn lại quy trình của hoạt động dé trả lời câu hỏi hoặc bài tập theo yêu cầu đặt ra

Bước 5: HS tự điều chỉnh và hoàn thiện: Đối chiếu với kết quả trên HS

điều chỉnh kết quả của mìmh Qua đây, họ sẽ xảy ra mức độ đạt được về kiến

thức, kĩ năng đề tự điều chỉnh hoản thiện trong hoạt động tiếp theo

1.3 Thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay

Qua điều tra bằng phương pháp quan sát, phiếu điều tra (phụ lục 1) và phỏng vấn GV Sinh học ở trường THPT Lê Xoay trong 2 đợt thực tập, tôi thấy thực trạng dạy học sinh học ở trường hiện nay như sau:

1.3.1 Phương tiện dạy học

- Phương tiện dạy học còn thiếu nhiều, chưa đảm bảo

- Các phương tiện khác: mẫu vật, tranh vẽ, phiếu học tập, ít được sử dụng

- Vườn thực nghiệm không có

- Phòng thí nghiệm có tiến bộ, nhưng hoá chất, mẫu vật ít và thiếu

1.3.2 Phương pháp dạy học

- Phần lớn vẫn áp dụng PP truyền thống: thuyết trình, giảng giải, vẫn cách

dạy GV đọc HS chép Các PP dạy học tích cực như: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức cho HS độc lập làm việc với SGK, tự lực hoàn thành nội dung yêu cầu của GV, ít được sử dụng

Trang 21

- Riêng PP HD HS làm việc với SGK, tuy có sử dụng nhưng ít và chưa có

hiệu quả Qua điều tra GV Sinh học về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả

Sau:

+ Bản chất của PP HD HS làm việc với SGK: Hầu hết các GV đều cho

rang PP này chỉ sử dụng trong khâu ôn tập, củng cé kiến thức

+ SGK ít có vai trò, đặc biệt là ưu điểm của nó thì các GV chỉ tập trung vào

ưu điểm giúp GV tô chức giải quyết những vấn đề có tính khái quát cao

+ Các kĩ năng HS được rèn: Hầu hết các GV chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc

sách, tra cứu sách, trong khi các kĩ năng khác cũng rất quan trọng

+ Hình thức sử dụng PP này: Chủ yếu sau khi GV yêu cầu lập bảng so sánh

+ Mức độ sử dụng: Thỉnh thoảng

+ Tuy nhiên khi vận đụng PP này cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về phía HS (không hứng với môn học), mất nhiều thời gian

Kết luận: Hiện nay việc vận dụng các PPDH tích cực chưa hợp lí, đặc biệt

sự hiểu biết và vận dụng PP HD HS làm việc với SGK chưa đầy đủ, ít được

sử dụng nên chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS, do đó hiệu quả dạy học không cao

1.3.3 Đối tượng dạy học

Nhiều HS không hứng thú với môn học Nguyên nhân:

- Định hướng nghề nghiệp sau này không liên quan đến Sinh học

- PPDH của GV không có sự cuốn hút HS

- HS chưa có ý thức học tập

Trang 22

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÂU HOI THEO HUONG AP DUNG

PP HD HS LÀM VIỆC VỚI SGK TRONG DẠY HỌC SINH

HOC TE BAO, SINH HOC 10 - NANG CAO

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 —

Nâng cao

- Cầu trúc:

Phần II- Sinh học tế bào có 4 chương:

Chương I- Thành phần hoá học của tế bào

Chương II- Cấu trúc của tế bảo

Chương III- Chuyên hoá vật chất và năng lượng trong té bảo

Chương TV- Phân bào

- Nội dung:

Chương I: Kiến thức trong chương chủ yếu nói đến cấu trúc và chức năng

của các hợp chất vô cơ, hữu cơ và các liên kết hoá học trong tế bào

Chương II: Đề cập tới cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu trúc nên

tế bào nhân sơ và nhân thực

Chương III- Trình bày các cơ chế chuyên hoá vật chất và năng lượng

trong tế bào thông qua các qua trình tổng hợp và phân giải các hợp chất hữu

Chương IV- Hệ thống hoá các hình thức phân bào, các giai đoạn của chu

kì tế bào, đặc biệt đi sâu vào những diễn biến cơ bản và ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân

2.2 Thiết kế câu hỏi, bài tập theo hướng áp dụng PP HD HS làm việc với SGK phần Sinh học tế bào

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế

- Đảm bảo tính chính xác

- Đảm bảo sự phù hợp với nội dung, trình độ HS

Trang 23

- Đảm bảo có thời gian cho HS suy nghĩ

- Phát huy được tính tích cực học tập của HS

2.2.2 Quy trình thiết kế

- Xác định mục tiêu của từng bài, từng chương

- Nghiên cứu nội dung bài học, đọc các tài liệu liên quan đến sinh học tế

bảo

- Thiết kế câu hỏi đáp ứng yêu cầu khác nhau của lí luận dạy học

- Có đáp án cho từng câu hỏi

2.2.3 Thiết kế câu hói, bài tập ớ từng chương, từng bài

Chương I: Thành phần hóa học của tế bào

Mục tiêu

- Kiến thức

+ Nêu được các thành phần hóa học của tế bảo

+ Nêu được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào; phân biệt được

nguyên tố đa lượng với nguyên tổ vi lượng; lập được bảng một số nguyên tố

và vai trò của chúng trong tế bảo

+ Nêu được cấu trúc và chức năng của các chất hữu cơ trong tế bảo:

Pôlixacarit, Prôtên, ADN, ARN

+ Nêu được các dạng xacarit: đường đơn (một số loại 3,4,5,6 Cacbon);

đường đôi (xacarozo, mantozo, lactozo); đường da (tinh bot, glicozen, xenlulozo)

+ Nêu được các dạng lipit: mỡ, dàu, sáp; photpholipit va steroit

+ Nêu được cấu trúc và chức năng của protein

+ Nêu được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

- Kĩ năng

Trang 24

+ Làm được một số thí nghiệm phát hiện các chất hữu cơ và một số nguyên

tố trong tế bào

+ Xác định được một sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bao

- Giáo dục: Bồi đưỡng quan điểm duy vật biện chứng

Bài 8: Cacbohidrat (Saccarit) va lipit

I Mục tiêu

- Kiến thức

+ Phân biệt được các thuật ngữ: đơn phân (monome), đa phân (polime),

đại phân tử

+ Nêu được vai trò của cacbohidrat và lipit trong tế bào và cơ thê

+ Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa

- Giáo dục: Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng

II Các câu hỏi, bài tập có thể sứ dụng trong bài

CHI: Ghi lên phiếu học tập, dạng 2

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích nội dung, hình vẽ, kĩ năng so sánh

Dé bai: Quan sat H8.1, H8.2 và nghiên cứu thông tin SGK mục 1,2,3 phần

I Hay:

1 Hoàn thành nội dung phiếu học tập:

Trang 25

2 Hãy phân biệt thuật ngữ: đường đơn, đường đôi, đường đa

Dap an: 1

(monosacarit) fructozo, trong phân tử, phổ biến và

galactozo quan trọng nhất là hexozo

(6C), pentozo (5C)

Đường đôi Sacarozo, 2 phân tử đường đơn liên

( đisacarit) mantozo, lactozo kết với nhau bằng liên kết

glucozit va loai di 1 phan

2.Đường đơn: I phan tử đường

Đường đôi: 2 phân tử đường

Đường đa: nhiều phân tử đường

Trang 26

Bài 9: Protein

I Mục tiêu

- Kiến thức

+ Viết được công thức tổng quát của axitamin

+ Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử protein

+ Giải thích được tính đa dạng, đặc thù của protein

+ Kế được các chức năng sinh học của protein

- Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát kênh hình phát hiện kiến thức, kĩ năng phân

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích hình vẽ

Đề bài: Quan sát H9.I và nghiên cứu thông tin SGK mục 1, phan I Hay:

1 Cho biết công thức tổng quát của axitamin gồm những nhóm nào?

2 Từ đó vận dụng chỉ ra gốc R của các axitamin sau:

Trang 27

Đáp án:

1.Công thức tổng quát: 3 nhóm gốc R, nhóm Cacboxyn (COOH), amin (NH;) Mỗi axit amin đều bắt đầu từ nhóm amin và kết thúc bằng nhóm Caboxyl

SH CH3: Ghi lén bang, dang 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích tài liệu

Đề bài: Sau khi GV giới thiệu khái niệm liên kết peptit thì yêu cầu HS

nghiên cứu thông tin SGK mục 2, phan I Hay:

1.Vẽ liên kết peptit giữa hai axit amin với nhau dạng công thức tông quát

2.Từ đó vận dụng vẽ liên kết peptit giữa một phân tử glixin với một phân tử xerin

Trang 28

|

H

CH4: Ghi lên bảng, dang 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng tóm tắt tài liệu

Đề bài: Nghiên cứu thông tin SGK mục II Hãy tóm tắt các chức năng của protein Giải thích các chức năng đó

Đáp án:

Các chức năng của protein:

+ Cấu trúc nên mọi bào quan, đặc biệt là màng sinh chất

+ Tham gia cấu trúc enzim

+ Vận chuyền các chất (Hb vận chuyển CO¿, O;)

+ Bao vé co thé

Trang 29

Chương II: Cấu trúc của tế bào Mục tiêu

- Kiến thức

+Nêu được thuyết cấu tạo tế bảo

+Nêu được các thành phần chủ yếu của một tế bảo

+ Mô tả và phân biệt được cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bảo nhân thực;

tế bào động vật và tế bào thực vật

+Mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào, màng sinh chất, nhân

tế bảo, các bào quan (riboxom, ti thể, lạp thể, lưới nội chât )

+Phân biệt được nguyên sinh chất, tế bào chất, bào tương

+Phân biệt được các con đường vận chuyên các chất qua màng sinh chất Phân biệt vận chuyên thụ động, vận chuyền chủ động, thực bào, âm bào, xuất

bào, nhập bào Giải thích được thế nào là khuếch tán, thâm thấu, ưu trương,

nhược trương, đẳng trương

- Kĩ năng: Làm được một số thí nghiệm sinh lí tế bào Quan sát tế bào dưới

kính hiền vi

- Giáo dục: Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng

Bài 13: Tế bào nhân sơ

1 Mục tiêu

- Kiến thức: Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn (tế bào nhân sơ)

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, kênh hình phát hiện kiến thức

- Giáo dục: Bồi đưỡng quan điểm duy vật biện chứng

II Các câu hỏi có thể áp dụng trong bài

CHõ: Ghi lên bảng, dang 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích hình vẽ

Trang 30

Đề bài: Nghiên cứu thông tin SGK mục I, kết hợp quan sát H13.1 đề trả lời

câu hỏi:

1 Don vị cấu tạo của các cơ thể sống là gì?

2 Quan sát H13.1 cho biết đặc điểm chung của tất cả các loại tế bào

Nhân (vùng nhân): chứa vật chất di truyền

Tế bào chất: chứa nước, các chất vô cơ, hữu cơ

CHø6: Ghi lên phiếu học tập, dạng 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích hình vẽ

Đề bài: Quan sát H13.2 và nghiên cứu thông tin SGK, hãy:

1.Cho biết các thành phần chung của một tế bảo vi khuẩn

2.Cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn

3.Quan sát hình vẽ trong phiếu học tập và hoàn thành nôi dung

Trang 31

1.Thanh té bao, mang sing chất, lông, roi, tế bào chat, vùng nhân

2.Thành tế bào chứa Peptidoglican, bao bọc bên ngoài giúp cho vi

CH7: Ghi lên bảng, dạng 2

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh

Đề bài: Quan sát H13.2 về lông va roi và nghiên cứu thông tin SGK mục l1,

phần II Hãy so sánh lông và roi về kích thước, chức năng, cấu trúc

Chức năng

Giúp vi khuẩn trong qua trình tiếp hợp, bám dính

Giúp vi khuẩn di chuyên bằng cách

Trang 32

Bài 16: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

I Mục tiêu

- Kiến thức

+ Giải thích được cấu trúc hệ thống màng trong tế bào phù hợp với chức năng của nó

+ Mô tả được cấu trúc và chức năng lưới nội chất, bộ máy Gônghi

lizoxom, không bào

+ Giải thích được mỗi liên quan giữa các hệ thống màng trong tế bào thông

qua một ví dụ cụ thể

+ Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ

máy Gônghi lizoxom, không bào và là điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và

tế bào nhân thực

- Kĩ năng: Rèn tư duy so sánh — phân tích — tổng hợp, hoạt động độc lập của

học sinh

- Giáo dục: Bồi đưỡng quan điểm duy vật biện chứng

II Các câu hỏi có thể áp dụng trong bài

CHB: Ghi lên phiếu học tập, dạng 2

Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích

Đề bài: Quan sát H16.1 và nghiên cứu thông tin SGK mục VII- Lưới nội chất.Hãy:

1 Cho biết có mấy loại lưới nội chất? Kê tên các loại đó

2 Hoàn thành nội dung phiếu học tập:

Trang 33

Đặc điểm Lưới nội chất trơn Lưới nội chất hạt

+ Phân biệt được vận chuyên thụ động và vận chuyên chủ động

+ Nhận biết được thế nào là khuếch tán, phân biệt khuếch tán thắm thấu với

khuếch tán thẩm tích (còn gọi là thâm tách)

+ Mô tả được con đường xuất — nhập bào

- Kĩ năng: Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh — phân tích - tổng hợp đề rút ra điểm khác nhau cơ bản giữa các con đường vận chuyên các chất qua màng

- Giáo dục: Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lí và hóa học

II Các câu hỏi có thể áp dụng trong bài:

CH9: Ghi lên bảng, dạng 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích

Đề bài: Quan sát 2 thí nghiệm a, b SGK tr.63,64 Hãy:

1 Nhận xét các hiện tượng ở từng thí nghiệm

Trang 34

Thí nghiệm a: màu nước sau 1 thời gian, nồng độ chất tan 2 bên, tiêu

- Sau [ thời gian, mực nước 2 bên màng như nhau

- Nồng độ chất tan 2 bên màng khác nhau: di chuyển dần sang bên

nước cất

- Tiêu tốn năng lượng

Thí nghiệm b:

- Sau 1 thoi gian, mực nước ống A cao hơn ống B

- Nước di chuyên về phía nồng độ đường 11%

- Không mắt năng lượng

2 Đặc điểm:

- Không tiêu tốn năng lượng

- Chất tan vận chuyên từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp CHI0: Ghi lên phiếu học tập, dạng 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích

Đề bài: Nghiên cứu thông tin TSGK để trả lời câu hỏi:

1 Vẽ chiều mũi tên biểu diễn sự vận chuyên của nước Cho biết đó là

hiện tượng gì?

Trang 35

2 Nhận xét môi trường ngoài tế bào so với môi trường trong tế bào Từ

đó hãy vẽ chiều mũi tên biểu diễn sự vận chuyên của nồng độ chất tan

Trong tế | Ngoài tế | Trong tế |_ Ngoài tế Trong tế Ngoài tế

Trang 36

2

Trường hợp |: môi trường ưu trương

Trường hợp 2: môi trường đăng trương

Trường hợp 3: môi trường nhược trương

Trong | Ngoài tế | Trong tế | Ngoài tế Trong tế | Ngoài tế

3 Điều kiện để vận chuyền thụ động là:

+ Sự chênh lệch nồng độ chất tan 2 bên màng

+ Bản chất lí hóa của các chất

Trang 37

CHII: Ghi lên bảng, dạng 2

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích hình vẽ

Đề bài: Quan sát H18.2 và nghiên cứu thông tin SGK trong hình vẽ Hãy: 1.Sơ đồ hóa cơ chế vận chuyền tích cực dưới dạng phản ứng sinh hóa

2 Vận dụng giải thích hiện tượng tảo biển

Đáp án:

1 Cơ chất + protein màng + ATP ——y cơ chất — protein màng +

ADP

Co chat — protein mang —» co chat + protein màng

2 I, + protein mang + ATP —+» I- protein mang + ADP

I- protein mang —* lạ † protein màng

CHI2: Ghi lên bảng, dạng 1

Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích hình vẽ

Dé bai: Quan sat H18.3, kết hợp nghiên cứu thông tin SGK Hãy:

1.Tóm tắt các bước của quá trình nhập bào, xuất bào

2 Hoàn thành nội dung phiếu học tập: so sánh thực bảo và âm bào Đáp án:

1 Nhập bảo:

- Cơ chất tiếp xúc với màng

- Màng biến đôi tạo bóng nhập bào bao lấy cơ chất

+ Bao lay vi khuẩn gọi là sự thực bào

+ Bao lấy giọt lỏng gọi là su 4m bao

- Lizoxom tiết enzim tiêu hóa

Xuất bào:

-Tạo bóng xuất bào (chứa các phần tử cần bài xuất)

- Bóng liên kết màng

Ngày đăng: 21/09/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w