Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét khôngchỉ bao hàm yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt tùy t
Trang 1DAPANDETHI.BLOGSPOT.COM
Câu 1: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học (TGQKH).
Trả lời: Trang 15-25 sách GK.
1 Nội dung: của CNDVBC với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học bao
gồm 2 nhóm quan niệm Đó là nhóm quan niệm duy vật về thế giới nói chung và nhóm duy vật vầ
xã hội nói riêng:
a)Quan điểm duy vật về thế giới:
Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế giới có thể là một thể thốngnhất thì trước hết thế giới phải tồn tại Tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của
nó, tính vật chất này được chứng minh bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học vàkhoa học tự nhiên
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, có nội dung như sau:
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận
Trong thế giới vật chất chỉ tồn tại các quá trình vật chất cụ thể, có mức độ tổ chức nhất định;đang biến đổi chuyển hóa lẫn nhau là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phốibởi các quy luật khách quan của TGVC
Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao; thế giới thốngnhất và duy nhất
Phạm trù vật chất: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh vàtồn tại không phụ thuộc vào cảm giác
Phạm trù ý thức, quan hệ giữa ý thức và vật chất: Ý thức của con người tồn tại trước hết trong
bộ óc con người, sau đó thông qua thực tiễn lao động nó tồn tại trong các vật phẩm do con ngườisáng tạo ra Ý thức gồm nhiều yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức và tìnhcảm có vai trò rất quan trọng Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức con người xâm nhập vàohiện thực vật chất tạo nên sức mạnh tinh thần tác động lên thế giới góp phần biến đổi thế giới
Quan điểm duy vật về xã hội:
Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, nó là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên, cóquy luật vận động, phát triển riêng, sự vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt độngthực tiễn
Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội: Nền sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sửgắn liền với một phương tiện sản xuất nhất định, sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt củađời sống xã hội
Sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, là lịch sử phát triển các hình thái kinh tế
xã hội một cách đa dạng nhưng thống nhất từ thấp đến cao, mà thực chất là lịch sử phát triển của
xã hội
LLSX QHSX PTSX (CSHT + KTTT) CSHT + KTTT) HTKTXH
Quần chúng nhân dân (CSHT + KTTT) QCND) là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử: QCND là lực lượngtrực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại củamọi cuộc cách mạng Vai trò chủ thể QCND biểu hiện khác nhau ở những điều kiện lịch sử khácnhau và ngày càng lớn dần; sức mạnh của họ chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức,lãnh đạo
2 Bản chất của CNDVBC:
CNDVBC đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:
Trang 2CNDV cũ thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc không thấy được tính năng động của ý thức;riêng CNDVBC khẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn ýthức tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất theo nhu cầu của con người.
CNDVBC đã thống nhất TGQDV với phép biện chứng: CNDV cũ mang nặng tính siêu hình,PBC được nghiên cứu trong hệ thống triết học duy tâm Mác cải tạo CNDV cũ, giải thoát PBC
ra khỏi tính thần bí, tư biện xây dựng nên CNDVBC; thống nhất giữa TGQDV với PBC
CNDVBC là CNDV triệt để; nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn trong lĩnhvực xã hội CNDVLS là cống hiến vĩ đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng của loài người:CNDV cũ không triệt để; CNDV lịch sử ra đời là kết quả vận dụng CNDV vào nghiên cứu lĩnhvực xã hội, tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thựctiễn mới của giai cấp vô sản Với CNDVLS nhân loại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trongnhận thức, cải tạo thế giới
CNDVBC mang tính thực tiễn - cách mạng, nó hướng dẫn con người trong hoạt động thựctiễn cải tạo thế giới:
CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản: Lợi ích giai cấp vô sản phù hợp lợi ích nhânloại tiến bộ, được luận chứng bằng những cơ sở lý luận khoa học CNDVBC trở thành hệ tưtưởng của giai cấp vô sản có sự thống nhất tính khoa học và tính cách mạng
CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới
CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới: nó xóa bỏ cái cũ lỗi thời, xây dựng cái mớitiến bộ
CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho mọi hành động
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?
Trả lời: trang 28-33 SGK
* Cơ sở lý luận :
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý vềtính thống nhất vật chất của thế giới Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :khi nhậnthức khách thể (CSHT + KTTT) đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắmbắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện
- Vật chất là cái có trước tư duy Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triểnnhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quátrình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta vềđối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt”đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng Không ép đối tượng thỏamãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạotrong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó
- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém trong sựtìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào
“thế giới” bên trong của sự vật “nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật,hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn.Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phùhợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huytính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng
- Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày tòan bộ bản chất của mình ra thànhcác hiện tượng điển hình Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì bộc lộ ra trước chủthể Do đó để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư duy không thể không bổ sungnhững yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự đóan khoa học ….Thiếu nhữngđiều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí
Trang 3tưởng tượng của chính mình Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủthể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó Những biến đổi, cảitạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối tượng phù hợpquy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
- Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các hiệntượng thuộc đời sống xã hội Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và cái tinh thần chứađầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng và luôn chịu sự tác động của các lực lượng tự phátcủa tự nhiên lẫn lực lượng tự giác (CSHT + KTTT) ý chí, lợi ích, mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) của conngười Ở đây đối tượng, khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống nhữngmối liên hệ chằng chịt Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiệntượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy tính năng động, sáng tạo của chủthể và nguyên tắc tính đảng Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét khôngchỉ bao hàm yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của
nó, không được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những quan hệ vật chấtvới những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan, thừa nhận cácquan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố quyết định.còn những hiện tượng tinh thần,
tư tưởng được quy định bởi đời sống vật chất của con người và các quan hệ kinh tế của họnhưngchúng có ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội Phải coi xã hội là một là một cơ thể sống tồn tại vàphát triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy móc Phân tích mộtcách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái kinh tế xã hội nhất định và cầnphải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó
- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm vànăng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối vớikhuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội …những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, nhữngcách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, củanhững lực lượng cách mạng của thời đại đó Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng
xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạmyêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cảntrở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp
* Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác củalôgíc biện chứng Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải:
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không đượctùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan
- Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyếtkhoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằngthực nghiệm
Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải :
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó
- Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach,tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họatđộng của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tìnhcảm, ý chí, lý trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họatđộng thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới
* Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam:
Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất Cụ thể là:
Trang 4- Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định các đườnglối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
- Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối,chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước
- Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động lựcchủ yếu để phát triển đất nước Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau (CSHT + KTTT) lợi ích kinh tế, lợi íchchính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội ) thànhđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới
- Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước đổi mới, Đảng
ta kết luận: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luậtkhách quan”
Biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của các yếu tố chủ quan(CSHT + KTTT) tri thức, tình cảm…) tức phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và thựctiển:
- Coi sự thống nhất giữa tình cảm (CSHT + KTTT) nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quậtcường…) và tri thức (CSHT + KTTT) kinh nghiệm dựng nước và giữ nước, hiểu biết khoa học) là động lực tinhthần thúc đẩy công cuộc đổi mới Chống lại thái độ ỷ lại, trì trệ, chỉ biết làm theo cách cũ màkhông biết dũng cảm làm theo cái mới, biết khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường… phải phổbiến tri thức khoa học, công nghệ hiện đại cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, biết nângcao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
- Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng Đặc biệt là giáo dục chủ nghĩaMác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đông đảo người Việt Nam chúng ta Phải nâng cao vàđổi mới tư duy lý luận mà trước hết là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam
- Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí,lối suy nghĩ vàhành động giản đơn, nóng vội theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng mà bất chấp quy luật kháchquan, coi thường tình hình thực tế
Câu 3: Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực
tế, tôn trọng quy luật khách quan” Anh chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định đó?
Trả lời:
Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản đơn, nóng vộichạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới có nguyên nhân và gây ratác hại lớn
Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lýluận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước; Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh,xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta (CSHT + KTTT) Biết phát huy tối đa sức mạnh tinhthần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ ) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực,bất chấp quy luật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo ra những chính sách sai lầm, gây ra nhữnghậu quả về nhiều mặt (CSHT + KTTT) kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo dài
Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện nguyên tắckhách quan Vì nguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư duy biện chứng, Vận dụngnguyên tắc khách quan kết hợp với chủ quan trong hoạt động nhận thức sẽ tránh được những sailầm trong chính sách phát triển đất nước
Câu 2: trình bày thêm
Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối chủ trương củaĐảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Để làm được điều đó Phải tôntrọng hiện thực kh.quan, tôn trọng vai trò quyết định của VC, tức:
Trang 5 Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiếnlược, sách lược phát triển đất nước;
Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (CSHT + KTTT) cá nhân – cộng đồng, kinh tế –quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…) để hiện thực hóa chúng
Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủyếu phát triển đất nước Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (CSHT + KTTT) kinh tế, chính trị, tinhthần, ; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới
Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của YT, ph.huy vai trò của các yếu tố chủ quan(CSHT + KTTT) t.thức, t.cảm, ý chí, lý trí, ), tức ph.huy vai trò nhân tố CN trong h.động nhận thức & thực tiễncải tạo đất nước Cụ thể:
Coi sự thống nhất nhiệt tình CM & tri thức KH là động lực tinh thần thúc đẩy côngcuộc Đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi dưỡng nhiệt tình, phẩm chấtcách mạng; Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam,…
Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (CSHT + KTTT) chủ nghĩa Mác–Lênin, tưtưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (CSHT + KTTT) về CNXH & con đường đi lên CNXH);
Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân
Kiên quyết khắc phục & ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ,hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng; bất chấp quy luật kháchquan
Câu 4: Lý luận? phương pháp? Mối quan hệ giữa chúng? Anh/chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện? Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trả lời:
1 Lý luận là gì?
Định nghĩa: Trong tự điển Triết học, Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý
thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập củacác tri thức có tác dụng tái hiện lại trong logic của các khái niệm cái logic khách quan của sự vật
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người,
là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”
Như vậy, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh nhữngmối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng
Nguồn gốc của lý luận:
- Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Tri thức lý luận là tri thức kháiquát từ tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thànhmột cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinhnghiệm Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm.Tuy nhiên, điều đó vân không làm mất đi mối liên hệ giữ lý luận với kinh nghiệm
- Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm.Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biến của các sự vạt hiện tượng,Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm Tri thức kinh nghiệm thông thường(CSHT + KTTT) tiền khao học) là tri thức thu được thông qua quá trình sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của conngười; giúp có người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác độngtrực tiếp đến đối tượng Tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoahọc, nó đòi hỏi chủ thể phải tích lũy một lượng tri thức nhất định trong hoạt động sản xuất cũngnhư hoạt động khoa học mới có thể hình thành tri thức kinh nghiệm khoa học Tri thức kinhnghiệm khoa học là chất liệu ban đầu để các nhà khoa học xây dựng các lý luận khoa học
Chức năng cơ bản của lý luận: chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng
phương pháp luận
Trang 6Các cấp độ lý luận: tùy theo phạm vi phản ánh của nó mà lý luận có những cấp độ khác
nhau Có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học
- Lý luận ngành: lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành;làm cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, chẳnghạn như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật,…
- Lý luận triết học: hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới và con người, là thếgiới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người
2 Phương pháp là gì?
Định nghĩa: Phương pháp là hệ thống các yêu cầu mà chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự
để đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu
Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan
để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định
Nguồn gốc, chức năng: từ hiểu biết về thuộc tính, quy luật của sự vật, hiện tượng thuộc
các lĩnh vực khác nhau mà các phương pháp khác nhau được xây dựng; và sau đó, chúng đượcvận dụng như công cụ tinh thần vào quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiên cải tạohiệu quả thế giới của nhân loại
Phân loại: sự đa dạng của các đối tượng phải nghiên cứu hay cải tạo dẫn đến sự đa dạng
của phương pháp
- Dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp riêng (CSHT + KTTT) phươngpháp áp dụng cho từng ngành khoa học), phương pháp chung (CSHT + KTTT) phương pháp áp dụng cho nhiềungành khoa học) và phương pháp phổ biến (CSHT + KTTT) phương pháp áp dụng cho mọi ngành khoa học, chotoàn bộ hoạt động thực tiễn của con người, tức các phương pháp của triết học)
- Dựa theo lĩnh vực áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn (CSHT + KTTT) trước hết là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) và phương pháp hướng dẫn hoạtđộng nhận thức (CSHT + KTTT) trước hết là nhận thức khoa học hiện đại)
- Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và nhữngphản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràngbuộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng Phép biện chứng duy vật không chỉđưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu, màđồng thời còn là điểm xuất phát đề đánh giá những kết quả đạt được Mọi nhạn thức về thế giớicủa Mác, đó không phải là học thuyết mà là phương pháp Nhận thức thế giới của Mác khôngmang lại những giáo điều có sẵn, mà chỉ mang lại những điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu và
là phương pháp cho việc nghiên cứu đó
3 Mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp: thông qua phương pháp luận
Định nghĩa: phương pháp luận là học thuyết (CSHT + KTTT) lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách
thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp Phương pháp luận còn được coi như “một
hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn” của con người
Phân loại: dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp luận được chia thành phương pháp
luận bộ môn (CSHT + KTTT) phương pháp luận của khoa học chuyên ngành giúp giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngành khoa học), phương pháp luận chung (CSHT + KTTT) phương pháp luận của khoa học liên ngành giúp giải quyết các vấn đề chung của một nhóm ngành khoa học) và phương pháp luận phổ biến
(CSHT + KTTT) phương pháp luận triết học- cơ sở để xây dựng phương pháp luận bộ môn và phương pháp luậnchung)
Phương pháp luận biện chứng duy vật là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc nền tảngchỉ đạo chủ thể trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp một cách hợp lý và
có hiệu quả Do vậy, phép biện chứng duy vật vừa là lý luận vừa là phương pháp luận phổ biến
Mọi nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật đều có ý nghĩa về mặt phương phápluận Chúng cho phép rút ra các yêu cầu (CSHT + KTTT) nguyên tắc, quan điểm, phương pháp) để chỉ đạo hoạtđộng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Các nhà phương pháp luận mácxít đưa ra
Trang 7số lượng và tên gọi cụ thể của từng nguyên tắc (CSHT + KTTT) quan điểm, phương pháp) có thể khác nhaunhưng yêu cầu cụ thể thì giống nhau (CSHT + KTTT) vì chúng toát ra từ nội dung lý luận của phép biện chứngduy vật) Trong quá trình hoạt động nhận thức (CSHT + KTTT) nhất là nhận thức khoa học hiện đại) hay hoạtđộng thực tiễn (CSHT + KTTT) nhất là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) các nguyên tắc phương pháp luận củaphép biện chứng duy vật được vận dụng không tách rời nhau; tức chúng phối hợp với nhau tạonên phong cách tư duy biện chứng – tư duy vận dụng tổng hợp các nguyên tắc biện chứng để chỉđạo hoạt động của chủ thể trong nhận thức và chỉ đạo thế giới.
4 Những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (CSHT + KTTT) thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sựvật, trong mọi lĩnh vực hiện thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến Nó chi phối tổng quát sự vận động, pháttriển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biệnchứng
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa:mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kếtquả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực
Nội dung nguyên lý:
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫnnhau
Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quátrình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt
- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định ; còn những mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay nhữngđặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổnđịnh…;
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bêntrong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặcđiểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thốngnhất các mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quyluật (CSHT + KTTT) bản chất) của nó
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) chi phối sự vật
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện phápthích hợp (CSHT + KTTT) mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi nhữngmối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên
hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là nhữngmối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) …) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… của nó
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (CSHT + KTTT) hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung đểphát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triểntheo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta
5 Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
Trang 8Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phụcđược chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thựctiễn và nhận thức của chính mình.
Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó
mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật thường xem xétdàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bậtcái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó
Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sựvật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coichúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện Do đó hoàn toàn bất lực khi cầnphải có quyết sách đúng đắn
Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cáichủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cáchtinh vi
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng Nó đòi hỏichúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễncuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (CSHT + KTTT) các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong
xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (CSHT + KTTT) sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết pháthuy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (CSHT + KTTT) kinh tế,chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ,biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dànđều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp
Đọc thêm trang112-114 Đề cương CCLLCT.
Câu 5: Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1 Nguyên lý là gì?
- Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (CSHT + KTTT) tư tưởng chủ đạo) của một học thuyết (CSHT + KTTT) lý luận)
mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng khôngmâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh
- Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của conngười Nó vừa là cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức (CSHT + KTTT) lý giải –tiên đoán) và cải tạo thế giới
- Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (CSHT + KTTT) công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) vànguyên lý của triết học Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản Đó là nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
2 Nguyên tắc là gì?
- Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằmđạt mục đích đề ra một cách tối ưu
3 Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng Nghĩa
là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện vànội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dungnguyên lý về sự phát triển…
4 Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:
- Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sựvật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;
Trang 9- Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giaiđoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (CSHT + KTTT) bản chất) của sự vật
Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xuhướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp(CSHT + KTTT) mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huyhay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theohướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta
5 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển
Sự vận động và sự phát triển
- Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểunhư sự thay đổi nói chung “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phươngthức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
- Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra Phát triển làmột khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổinhững quy định về chất (CSHT + KTTT) thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến
bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xuhướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng
ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên
+ “Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (CSHT + KTTT) sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi
và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập Quan điểmthứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan Quan điểm thứ hai là sinh động Chỉ có quan điểmthứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mớicho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sựchuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”
- Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cáimới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữabản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực
- Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đadạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triểntrong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần
Nội dung nguyên lý
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển
- Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một hệthống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo
nó cũng xa lạ với đầu óc trọng cổ, chủ nghĩa lý lịch, chũ nghĩa thực tại, chủ nghĩa vị lai,…
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quanđiểm (CSHT + KTTT) tư duy) siêu hình, bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động thực tiễn và nhận thức củachính mình
Trang 10Đọc thêm trang 118, 119 đề cương CCLLCT.
Câu 6: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nĩ.
Quy luật chuyển hóa từ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất & ngược lại:
Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy:
Chất - tính quy định vốn có của sự vật, đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nóvới sự vật khác
Lượng - tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị quy mô, tốc độ vận động, phát triểncủa sự vật cũng như của các thuộc tính (chất) của nó
Độ - giới hạn mà trong đó sự thay đổi về Lượng chưa làm Chất thay đổi căn bản
Điểm nút - mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về Lượng vượt qua nó sẽ làm Chất thay đổicăn bản
Bước nhảy - sự chuyển hóa về Chất do những thay đổi về Lượng trước đó gây ra; Bướcnhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của sự vật, nó tồn tại khách quan,phổ biến, đa dạng (Bước nhảy toàn bộ/Bước nhảy cục bộ; Bước nhảy đột biến/Bướcnhảy dần dần; Bước nhảy tự nhiên/Bước nhảy xã hội/Bước nhảy tư duy)
Nội dung quy luật:
Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa Chất và Lượng
Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về Lượng (liên tục, tiệm tiến); nếuLượng thay đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì Chất không thay đổi căn bản; khiLượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì Chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy xảyra
Bước nhảy làm cho Chất thay đổi (gián đoạn, đột biến) – Chất (Sự vật ) cũ mất đi, Chất(Sự vật) mới ra đời; Chất mới gây ra sự thay đổi về Lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại,tốc độ, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật )
Sự thay đổi về Lượng gây ra sự thay đổi về Chất; sự thay đổi về Chất gây ra sự thay đổivề Lượng là phương thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới; phát triểnvừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn
Phân tích:
Trong quá trình vận động và phát triển, Chất và Lượng của sự vật cũng biến đổi Sựthay đổi của Lượng và của Chất không diễn ra độc lập với nhau, mà chúng có quan hệ chặtchẽ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của Lượng cũng ngay lập tức làmthay đổi căn bản Chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhấtđịnh mà không làm thay đổi căn bản Chất của sự vật đó Khi vượt qua giới hạn đó sẽ làm chosự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời (bước nhảy xảy ra)
Vd: Khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khácnhau (chất – trạng thái), ứng với chất – trạng thái đó, Lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù Lượngcó thay đổi trong một phạm vi khá lớn (0 độ C< t<100 độ C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (tứclà chưa thay đổi về chất – trạng thái) Khi nhiệt độ của nước giảm đến 0 độ C nước sẽ chuyểnsang trạng thái rắn và khi đạt đến 100 độ C nước sẽ chuyển sang trạng thái hơi (bước nhảyxảy ra) Ở đây, 0 độ C và 100 độ được gọi là điểm nút
Trang 11Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút Sau khi
ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới có thể làm thay đổi quymô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó
Ýùnghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy được sự thống nhấtgiữa chúng để xác định đúng độ, điểm nút của sự vật;
Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy mô,tiến độ của bước nhảy có thể xảy ra;
Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá độ, quá điểm nút; còn nếu lượngchưa thay đổi qua độ, chưa qua điểm nút thì bước chưa thể xảy ra, chất chưa thay đổi cănbản được;
Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định lượng độ,điểm nút và bước nhảy, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật cũ nhưthế nào
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
Hiểu rõphương thức vận động và phát triển của sự vật; từ đó xây dựng các đối sách thíchhợp;
Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng linh hoạt các công cụ, phương tiện vật chất canthiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triểncủa sự vật,lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích cùa chúng ta Cụ thể:
Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy thay đổi về lượng;
Muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ sự thay đổi về lượng trong phạm vi giớihạn độ;
Khi lượng thay đổi đạt tới giới hạn độphải kiên quyết thực hiện bước nhảy
Câu 7 : Bằng lý luận và thực tiễn, Anh/ chị hãy chứng minh rằng cuộc đấu tranh giữa cái cũ
và cái mới luơn là qúa trình khĩ khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới cĩ thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nĩ sẽ chiến thắng cái cũ.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập nay chỉ mang tính tương đối nhưng sự đấu tranh mangtính tuyết đối Sự đấu tranh này gắn liền với sự vận động và thay đổi của sự vật Mâu thuẫn biệnchứng phát triển tương ứng với quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập cịn sự đấu tranh giữacác mặt đối lập thì chuyển dần từng bước từ bình lặng tới quyết liệt, làm xuất hiện khả năngchuyển hố của các mặt đối lập
Trang 12+ Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự phát triển, chúng đều trải qua các giaiđoạn: từ sự xuất hiện của các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, rồichuyển hoá các mặt đối lập Khi mâu thuẫn được giải quyết, cái cũ mất đi cái mới ra đời tiến bộ,
ưu việt hơn cái cũ và tự nó cũng chứa đựng những mâu thuẫn mới, hay thay đổi những vai trò tácđộng của các mâu thuẫn cũ
* Về mặt thực tiễn: Đáp án trang 134-136
+ Thực tế đã chứng minh vận cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là qúa trình khókhăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ.Điều đó được minh chứng rõ ràng trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và giai cấp côngnhân trong xã hội ta đưa đất nước đi lên từ chế độ phong kiến bỏ qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủnghĩa xã hội
+ Cùng là hai giai cấp tồn tại tong cùng một chế độ xã hội nhưng giữa các giai cấp nàyluôn chứa đựng những mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, mâu thuẫn lên đến cao trào chính là cuộcđấu tranh của giai cấp công nhân lao động lật đổ giai cấp phong kiến Quá trình đấu tranh ấy diễn
ra lâu dài và quyết liệt, mặc dù có gặp phải những khó khăn chống cự của chế độ cũ nhưng rồi lựclượng lao động mới tiến bộ hơn vẫn chiến thắng Thay thế chế độ phong kiến lạc hậu, là chế độ
xã hội chủ nghĩa với những tiến bộ mới, tuy nhiên trong nó vẫn chứa đựng những mâu thuẫnchưa thể xoá bỏ giữa tầng lớp nhân dân lao động với tàn dư của chế độ phong kiến, với giai cấp
tư sản đang hình thành trong nền kinh tế
Câu hỏi 8: Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT.
Trả lời: SGK trang 73-76
a/ Cơ sở khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác-Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy
triết học trong lịch sử nhân lọai
- Triết học Mác-Lênin xem xét lịch sử xuất phát từ con người và cho rằng con người là sảnphẩm của lịch sử
b/ Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LS-CT
1 Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển
cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Nghĩa là:
- Phải biết sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào,
bị chi phối bởi những quy luật nào;
- Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, donhững quy luật nào chi phối;
- Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (CSHT + KTTT) trên những nét
cơ bản) trong tương lai
2 Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng chonhững sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên
áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh,quan hệ nào
3 Nguyên tắc LS-CT được V.I Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét mỗi vấn đề theoquan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, những hiệntượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự pháttriển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thế nào”
Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình
cụ thể để thấy được:
Trang 13- Sự vật đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độnào; đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?
- Sự vật đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đangnằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?
- Sự vật đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (CSHT + KTTT) đãhay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) xuất hiện?
- Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng haycái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy định nhau, chuyển hóalẫn nhau như thế nào?
- Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ
là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình …
- Nội dung của sự vật là gì, nó đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hìnhthức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làmcho nội dung của sự vật biến đổi?
- Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (CSHT + KTTT) đã hay sẽ) nảy sinh ra những khảnăng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa rasao?
4 Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứukhoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại
Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu nhiênthuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà
nó đòi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích,cái chung (CSHT + KTTT) quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng.Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đóchúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thốngnhất
5 Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: Xuất phát từ tìnhhình cụ thể của CNTB ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh tranh mà C Mác cho rằng, cáchmạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở tất cả các nước TBCN tiên tiến
Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa Khi vận dụngnguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có những thay đổi lớn mà V.I Lênin đã điđến kết luận đúng đắn là: cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất củaCNTB
Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạonguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một conđường riêng đi lên CNXH
Vận dụng nguyên tắc LS-CT, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH Ngàynay, để xây dựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựngquan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủnguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bềnvững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môitrường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xâydựng hệ thống chính trị vững mạnh
Câu 9: Lý luận? thực tiễn? Anh/chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Trả lời: SGK trang 78-88
1 Phạm trù thực tiễn
Trang 14Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cảitạo tự nhiện và xã hội Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản củatriết học Mác- Lê nin nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêng
I.1. Thực tiễn là một hoạt động vật chất
Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chấtcủa mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu củamình Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể Trong đó, chủ thể hướng vàoviệc cải tạo khách thể Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người vớithế giới bên ngoài
I.2. Hoạt động thực tiễn có mục đích
1.2.1 Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người
1.2.2 Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách thụđộng Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãntheo nhu cầu của mình
1.2.3 Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không cósẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng
I.3. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội
1.3.1 Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội.1.3.2 Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan xã hội
I.4. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn
I.4.2 Dạng không cơ bản: là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ
bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đạo đức, nghệthuật, giáo dục, tôn giáo …
2 Phạm trù “lý luận ”
2.1 Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệbản chất bản chất, những quy luật của các sự vật hiện tượng
2.2 Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
lý luận được hình thành, không tự phát và cũng không bắt buộc mọi lý luận đều xuất phát từ kinhnghiệm Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm.Trong quá trình nhận thức, con người đi từ nhận thức kinh nghiệm thông thường đến nhận thứckinh nghiệm khoa học
2.3 Chức năng cơ bản của lý luận là phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phươngpháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người
2.4 Lý luận có hai cấp độ khác nhau, cấp độ lý luận ngành và cấp độ lý luận triết học (CSHT + KTTT) tùy vàophạm vi phản ánh của nó và vai trò của phương pháp luận)
3 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
3.1 Thực tiễn và lý luận có mối quan hệ biện chứng cho nhau Thực tiễn là cơ sở, là động lực,
là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận Lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
3.1.1 Như ở trên ta đã nói, thực tiễn là cơ sở của lý luận Con người nhận thức giới tự nhiên đầutiên bằng hoạt động thực tiễn Sự tác động của con người buộc giới tự nhiên bộc lộ những thuộctính, quy luật để từ đó con người có kinh nghiệm Quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát kinhnghiệm thành một môn khoa học lý luận Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận phải trả lời