Phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội
Trang 1MO DAU
1 LY DO CHON DE TAI
Cùng với sự bùng nồ của khoa học công nghệ, con người đã trở nên ỉ lại
và thụ động trong việc khai thác và tiếp nhận thông tin Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, phải đối mặt và xử lý vô
vàn các thông tin, sự việc khác nhau đòi hỏi mỗi chúng ta phải nỗ lực học hỏi,
tích lũy thông tin
Một thực tế của xã hội hiện nay là sự bùng nỗ của công nghệ thông tin
đã giúp con người trao đổi tìm kiếm thông tin ngày càng thuận tiện và nhanh chóng trong khi đó tại các thư viện, hiệu sách lại vắng bóng làm cho văn hóa đọc đang bị giới trẻ bị lãng quên Qủa thực văn hóa nghe nhìn ngày nay đã mang lại cho con người những lợi ích to lớn.Và song hành với sự bùng nỗ thông tin, các phương tiện nghe nhìn thì văn hóa đọc cũng có phần giảm đi,
có thể sự mai một này sẽ trở thành nguy cơ nếu chúng ta không có những giải pháp phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hiện đại phục vụ cho con người trong việc tìm kiếm thông tin như: đọc sách online, báo điện tử, sách điện tử, học trực tuyến qua internet Ngoài ra thị trường sách lậu, sách kém chất lượng đang tràn lan khiến cho độc giả đứng trước lo ngại “nhiễu” thông tin, người đọc khó có thê lựa chọn cho minh những thông tin co giá trỊ Do vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho mọi đối tượng người đọc là việc làm cấp thiết đã và đang thu hút sự quan tâm chung của toàn xã hội Một câu hỏi luôn được đặt ra trong “văn hóa đọc” là: Đọc cái gi? đọc như thế nào?đọc dé lam gì? Phát triển văn hóa đọc hiện nay không phải là làm tăng số lượng sách báo trong xã hội mà làm tăng hiệu quả, chất lượng sử dụng chúng
Con người là một trong những nhân tố quyết định thành công của mọi hoạt động, vì vậy đào tạo con người là nhiệm vụ quan trọng khó khăn lâu dai
Trang 2Thanh thiếu niên là một trong những nhân tô góp phần sw phon thinh cua dat nước, vì vậy xã hội cần có trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục bồi dưỡng cho thiếu niên nhi đồng Để làm tốt nhiệm vụ quan trọng này các cơ quan chính quyên cần phải phối hợp với gia đình khuyến khích các em học
tập vui chơi lành mạnh, đặc biệt là phát triển giáo dục Để làm được điều đó
cần phải phát triển văn hóa đọc cho các em ở lứa tuổi tiễu học giúp các em học tập, cung cấp các kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức năng lực cho các em
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đã khiến các em bị hấp dẫn bởi các trò chơi điện tử, phim ảnh truyền hình và internet Trước xu thế văn hóa đọc đang dần bị mai một trong một bộ phận lớn các bạn trẻ Nhu cầu đọc của các em cũng rất đa dạng, nhất là trong tình hình văn hóa đọc thiếu nhi đang bị đây lùi bởi truyện tranh Những hình ảnh trực quan sinh
động của truyện tranh đã tạo cho các em hứng thú đọc mà “ngại” đọc những cuốn sách dày nhiều chữ mà thích đọc sách mỏng nhiều tranh minh họa màu sắc đa dạng Trong khi những cuốn sách này lại không mang nhiều giá trị Để khắc phục tình trạng này cần phải có định hướng cho các em đề nâng cao chất lượng đọc bằng cách lựa chọn các loại sách hay trên mọi lĩnh vực phù hợp với lứa tuôi của các em
Phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã hội hiện nay Trong độ tuôi tiểu hoc nhu cầu đọc
của trẻ em là rất lớn Văn hóa đọc vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình nhận biết thế giới và hình thành nhân cách của trẻ Lứa tuôi tiểu học là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành thế giới quan và mở rộng hiểu biết của trẻ Tử những lí do trên, tôi đã quyết định lựa chọn vẫn đề: “Phát triển văn
hóa đọc cho các em lứa tuổi tiêu học ngoại thành Hà Nội” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp bậc Đại học chuyên ngành Thư viện - Thông tín
Trang 32 LICH SU VAN DE
Hiện nay văn hóa đọc đang là vẫn đề được dư luận và xã hội quan tâm Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hóa nghe nhìn ngày càng lẫn lướt văn hóa đọc Tuy nhiên phải khẳng định rằng văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách có hệ thống và sâu sắc
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc trong kì họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Paris (ngày 25/10 đến 11/6/1995) UNESCO đã quyết định chọn ngày 23 tháng 4 hàng năm làm “Ngày sách và ban quyén thé gidi" (world book and copyright Day) nham cé vũ cho phong trào thói quen đọc sách trên toàn thế giới Tại Việt Nam cũng đã phát động chương trình “Ngày đọc sách Việt Nam” nhằm khơi đậy phong trào đọc sách
để ngày này chính thức trở thành ngày hội tôn vinh văn hóa đọc
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhiều luận văn,điễn đàn các bài viết
về văn hóa đọc được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng Một
số công trình nghiên cứu về văn hóa đọc như: “Giáo dục văn hóa đọc cho lứa
tuổi thiếu nhi”(2006) ; “Văn hóa đọc trong đời sống thiếu nhi hôm nay” (2003) của Phạm Quang Vĩnh; “ Văn hóa đọc trong thanh niên học sinh trung học phô thông Hà Nội hiện nay” (2005) của Vũ Như Trừ Một số bài viết khác đăng trên các báo tạp chí điện tử như: “Đưa văn hóa đọc tới thiếu nhỉ” trên www.baomoi.com “Giữ lửa văn hóa đọc cho thiếu nhỉ” trên báo: www.baoBinhDinh.com.vn “D6 Luong: Khoi day van hoa doc cho hoc sinh tiêu học”
Các công trình nghiên cứu trên đều phản ánh thực trạng của văn hóa đọc nhất là văn hóa đọc của giới trẻ, lứa tuổi thanh thiếu niên và mục đích cuối cùng là đưa ra những giải pháp, chiến lược nhằm phát triển văn hóa đọc
Trang 4Đối với khu vực ngoại thành Hà Nội, việc phát triển văn hóa đọc cho các
em lứa tuổi tiểu học nhằm góp phần xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh, bô ích cho các em thiếu nhi, giúp các em hình thành, củng cỗ phát triển nhu cầu đọc lành mạnh, rèn luyện cho các em thói quen đọc sách, khả năng lĩnh hội, vận dụng tri thức trong sách vào cuộc sống, đồng thời giáo dục các
em thái độ đối xử có văn hóa với sách báo, sản phẩm cao quý của nhân loại
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của lứa tuôi tiểu học trên phạm vi ngoại thành Hà Nội, từ đó làm cơ sở đề định hướng các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển văn hóa đọc cho các em thiếu nhi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện các mục tiêu trên khóa luận giải quyết nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của văn hóa đọc và vai trò của văn hóa đọc trong đỗi với các em lứa tuôi tiểu học
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp định hướng phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học trên địa bàn ngoại thành Hà Nội
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của để tài là: Văn hóa đọc của các em lứa tuôi tiểu học ngoại thành Hà Nội
Trang 5+ Huyén Chuong My
5 PHUONG PHAP NGHIEN CUU
5.1 Phuong phap luan
Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và văn hóa về thư viện
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích-tỗng hợp tài liệu
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp quan sắt
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp thống kê số liệu so sánh
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI
6.1 Về lí luận
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu
đi trước, khóa luận góp phần hoàn thiện hơn nữa các vẫn để liên quan đến văn hóa đọc nói chung và phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học ở ngoại thành Hà Nội
6.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện, phục vụ thiếu nhi và phát triển văn hóa đọc của các em lứa tuổi tiểu học ở ngoại thành Hà Nội
7 BO CUC KHOA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương
PHẢN NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG:
Trang 6Chương 1: Văn hóa đọc đối với sự phát triển của các em lứa tuổi tiểu học
Chương 2: Thực trạng văn hóa đọc của các em lứa tuổi tiểu học ở ngoại thành Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiêu học ngoại thành Hà Nội
Trang 7CHUONG 1
VAN HOA DOC VOI SU PHAT TRIEN CUA CAC EM LUA TUOI
TIỂU HỌC KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1.1 Những vấn đề chung về văn hóa đọc
1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc
Đọc là một dạng lao động trí óc, là món ăn tính thần không thể thiếu trong cuộc sống con người Nó dẫn ta tới kho tàng tri thức của nhân loại, mà
từ đó mỗi con người không chỉ tiếp nhận những ý tưởng và kinh nghiệm quý báu đã được tích lũy, mà còn có thể tìm thấy nhiều nguồn vui, khả năng nhìn nhận và cảm thụ cái đẹp Hoạt động tư duy và đón nhận khoái cảm thâm mỹ
là 2 mặt hợp thành 1 chính thê thống nhất của việc đọc
Tuy nhiên, đọc sách không phải là một dễ đặc biệt là ngày nay khi mà tiễn bộ khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, dẫn đến khối lượng xuất bản phẩm tăng mạnh, bao gồm cả xuất bản phẩm in trên giấy Xuất bản phẩm điện tử thì việc đọc ngày càng khó khăn thêm nhiều
Hiện nay, việc đọc và văn hóa đọc luôn là đề tài được chúng ta quan tâm bởi nó mang lại nhiều hữu ích to lớn trong việc nâng cao trình độ dân trí, đào
tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài Đây là một chủ đề rộng lớn được nhiều nhà
Thư viện học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, điểm nhìn cách biệt nhau Trước hết khái niệm văn hóa đọc là một phần của khái niệm văn hóa Cụm từ “văn hóa đọc” được cấu tạo bởi hai từ “văn hóa” và “đọc” Muốn hiểu
đầy đủ khái niệm “văn hóa đọc” cần nhắc lại khái niệm văn hóa mà nhiều người trong chúng ta đã có dịp nghiên cứu, tìm hiểu khá chỉ tiết: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình” Văn hóa có nhiều nghĩa Theo thống kê của tô chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESSCO) đã có trên
Trang 8500 dinh nghia về văn hóa, từ các quan điểm, các góc độ khác nhau của độc gia, của các nhà nghiên cứu
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chat va tinh than đo con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự sáng tạo giữa con người và môi trường tự nhiên” Cũng theo nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: “Văn hóa là nền tảng tính thần, là mục tiêu, động lực
phát triển kinh tế, xã hội”
Văn hóa là nét đẹp trong lịch sử nhân loại được lưu truyền qua nhiều thời kỳ được tiếp thu và phát triển bởi nhiều thế hệ Có thể nói văn hóa luôn là
hiện diện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội và là yếu tô quyết định đến
su ton tai, phat triển của cơn người
Văn hóa đọc là một phần văn hóa của con người và đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ Hoạt động đọc của con người xuất hiện từ khi chữ viết ra đời và ngày càng trở nên phố biến hơn cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn Với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại, tài liệu ngày càng tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau được cập nhật thường xuyên và cho phép tiếp cận, khai thác một cách dễ dàng Hoạt động đọc trở nên không thẻ thiếu trong đời sống của mỗi người và là sự biểu hiện sinh động hành vi văn minh của cả cộng đồng Có thể nói rằng: Văn hóa đọc
đã hình thành và phát triển như một quy luật tất yếu của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Văn hóa doc mang những giá trị văn minh, những tinh hoa văn hóa của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Từ xa xưa, việc đọc sách đã được coi là việc làm của người có học, là hành vi văn hóa cao cả Dân gian lưu truyền câu phương ngôn cho răng mọi công việc đều thấp hèn, chỉ có đọc sách là cao sang, do xuat phat từ ý nghĩa văn hóa của nội hàm đọc và hành vi đọc Các cụ
Trang 9ta cho răng: “Để cho con nhiều tiền bạc, tài sản không bằng dé cho con chau sách vở”; “Sách là là ruộng báu nhà ta” (Lê Nguyên Trung - Thế ki XIX) Nhà bác học Việt Nam Lê Qúy Đôn cũng từng viết:
“Dù có bạc vàng trăm vạn lạng Không bằng kinh sử một vài pho”
Đến những năm 60 của thế kỉ trước, khi cả miền Bắc sôi nỗi kiến thiết
Xã hội chủ nghĩa, đọc sách vừa là một sinh hoạt văn hóa mới sau khi sau
những đêm dài tăm tối thực dân pháp chiếm đóng, vừa là cứu cánh để xóa nạn
giặc dét nang cao dan tri Khẩu hiệu tôn vinh đọc sách được viết ở khắp mọi nơi, chẳng hạn “Chim ngắn cánh không thê bay cao”, “Học, học nữa, học
mãi” Từ đó có thể đúc kết lại: Văn hóa đọc là nền táng, là cơ sở cho sự phát triển những ý tưởng sáng tạo góp phần nâng cao dân trí đồng thời là phương tiện lưu giữ tri thức kinh nghiệm cho các thế hệ Vì thế, văn hóa đọc còn là một nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc
Ở Việt Nam hiện nay có nhiễu quan điểm khác nhau về văn hóa đọc, đây cũng chính là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm và đề cập đến Mặc dù quan điểm của mỗi người có khác biệt, phụ thuộc vào những khía cạnh mà họ quan tâm khi nói đến văn hóa đọc nhưng vẫn nỗi bật lên hai khuynh hướng cơ bản Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa đọc biểu hiện tập trung ở hành vi của cá nhân hướng tới đối tượng đọc tức là nhu cầu và hứng thú đọc Xu hướng thứ hai cho rằng văn hóa đọc là định hướng giá trị và chuẩn mực ứng
xử của chủ thể đối với tài liệu Theo quan điểm này văn hóa đọc bao hàm cả
khía cạnh nhu cầu đọc, kĩ năng đọc và cách thức ứng xử của chủ thê đọc Theo Nguyễn Hữu Viêm: Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa
Ở nghĩa rộng, đó là những ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân của cộng đồng văn hóa và của các nhà nhà quản lý và cơ quan nhà nước Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hình thành của ba yếu tổ
Trang 10hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau
Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử giá trỊ và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng bao gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau”
Nguyễn Công Phúc thì quan niệm rằng: “Văn hóa đọc là cách đọc tích cực nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả những thông tin, tri thức chứa đựng trong sách và trong các tài liệu khác, bao gồm cả tài liệu in và tài liệu điện tử Văn hóa đọc bao hàm toàn bộ những kiến thức, kĩ năng, thói
quen cần cho người đọc đề đạt tới mục tiêu đọc”
Thuật ngữ “văn hóa đọc” hiện nay liên tục được xuất hiện trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết khái
niệm này Francis Bacon (1561 — 1626), ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm đã nói: “Có những quyên sách ta chỉ cần nếm cho biết,
có những quyền sách mà tốt nhất là nên nuốt chửng, chỉ có một số ít sách là đáng nhai và tiêu hóa” Câu nói của nhà triết học nghe đơn giản và thâm thúy, luôn nhắc nhở người sử dụng sách luôn cần trọng chọn sách đọc và đọc sách sao cho có hiệu quả Đặc biệt là ngày nay khi mà tiến bộ khoa học kĩ thuật
phát triển không ngừng, dẫn đến khối lượng xuất bản phẩm tăng mạnh bao
gồm cả xuất bản phẩm in trên giấy và xuất bản phẩm điện tử thì việc đọc ngày càng khó khăn thêm nhiều Ngày nay, việc đọc chỉ đem lại kết quả mong muốn với điều kiện người đọc có sự chuẩn bị đầy đủ về văn hóa đọc
1.1.2 Các thành tố của văn hóa đọc
Trên cơ sở khái niệm vừa nêu trên, khóa luận tập trung nghiên cứu nội dung của khái niệm văn hóa đọc theo xu hướng thứ hai: “Văn hóa đọc cần phải được hiêu một cách toàn diện cả ở giá trị của đôi tượng đọc (sách, báo) ở
Trang 11trình độ cảm thụ và thái độ ứng xử với sách, báo của chu thể đọc (người đọc)” Xuất phát từ khái niệm này, khái niệm văn hóa đọc trong khóa luận được tiếp cận ở ba khía cạnh chủ yếu: đặc điểm, nhu cầu hứng thú đọc, kĩ năng đọc và thái độ ứng xử với sách báo
Theo quan điểm đã được nêu trên, văn hóa đọc được hình thành từ những yếu tố quan trọng của quá trình đọc gồm: nhu cầu hứng thú đọc, kĩ năng đọc và thái độ ứng xử với tài liệu
Nhu cầu hứng thú đọc
Đọc là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức và các giá trị văn hóa được thể
hiện trên tài liệu Hoạt động đọc là hoạt động tính thần bên trong của con người, hoạt động này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của các yếu tô tâm lý như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy ngôn ngữ
Đọc sách là hoạt động có nhận thức có chủ định của con người hoạt động đọc là hoạt động nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Và kết quả của hoạt động đọc là tri thức, giả trị văn hóa, kinh nghiệm xã hội chứa đựng trong tài liệu được người đọc lĩnh hội vận dụng chúng vào cuộc sống Hoạt động đọc của con người được thực hiện khi có nhu cầu, nhu cầu chủ yếu xuất phát từ động cơ bên trong nhưng đôi khi cũng do tác động của yếu tố bên ngoài Nhu cầu đọc là thái độ của nguời đọc, có thể là một cá nhân hay một tập thể xem việc nhưng là một hoạt động không thê thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Tuy nhiên mỗi người lại có nhu cầu đọc khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc như: lứa tuôi, trình độ hiểu biết và khả năng nhận thức của người đọc, tính chất nghề nghiệp cụ thé cua ting nguoi, nhan cach Nhu cầu đọc nếu được đáp ứng thường xuyên đây đủ thì ngày càng phát triển bền vững, ngược lại nêu không được đáp ứng lâu dân sẽ suy giam va mat di
Trang 12Khi đọc sách cũng kèm theo cảm xúc thì hứng thú doc sé xuất hiện
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có
ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng đem lại những khoái cảm hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu, giữa nhu cầu và hứng thú có thể chuyển hóa cho nhau
Hứng thú đọc là thái độ lựa chọn tích cực của chủ thê đôi với việc đọc những tài liệu có ý nghĩa và có sức hấp dẫn về mặt tình cảm và đáp ứng được nhu cầu về mặt tỉnh thần đối với chủ thê Đối với đối tượng bạn đọc là học sinh tiểu học, hứng thú đọc bị chi phối bởi một số yếu tố: Đặc điểm lứa tui, giới tính, khả năng học tập, hoàn cảnh kinh tế gia đình
Nhu cầu đọc và hứng thú đọc là nguôn gốc tích cực, quyết định hiệu quả của hoạt động đọc, đồng thời cũng là hai khải niệm luôn đi đôi với nhau trong việc nghiên cứu hoạt động đọc của tất cả mọi thành phan người đọc
KỸ năng đọc
Văn hóa đọc là một cách đọc tích cực Đọc phải phục vụ cho những mục tiêu cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phat triển xã hội Tính tích cực thể hiện trong việc xác định những chủ thể cần đọc, trong việc lựa chọn sách đọc, nỗ lực tìm kiếm những cách đọc tốt nhất để có thể đọc nhanh, đọc nhiều, nhớ lâu, hiểu sâu vận dụng những kết quả đã đọc được vào thực tế công tác và trong cuộc sống nói chung Do vậy, để có một kĩ năng đọc sách là một điều không hề đơn giản, có thê nói kĩ năng đọc sách là cả một nghệ thuật
Kỹ năng đọc là sự thê hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành những thói quen ứng xử đọc.Các thao tác tư duy đó là:
1 Lựa chọn vẫn đề cần đọc
2 Biết định hướng nguén tài liệu cần thiết cho bản thân
3 Thể hiện tính thống nhất, liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu từ đơn giản đến phức tạp
Trang 134 Biết cách tiếp nhận tối đa nội dung tài liệu đọc
5 Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cỗ và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đôi với người khác
6 Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đọc để cải thiện cuộc
sống của họ: Hiểu nội dung và hiểu các khái niệm, biết cách đi đến các nội dung, đi đến các khái niệm
Kỹ năng đọc là yếu tỗ quan trọng tạo nên hiệu quả cho hoạt động đọc Kỹ năng đọc là khả năng hiểu biết, lĩnh hội, cảm thụ được nội dung có trong tài liệu, biễn tri thức, kinh nghiệm trong tài liệu thành tri thức, kinh nghiệm bản thân chủ thể đọc, đồng thời có thể vận dụng tri thức kinh nghiệm ay vào những hoạt động khác nhau làm phong phú hơn cho cuộc sống vật chất, tinh thần của chủ thể đọc Kỹ năng đọc phụ thuộc nhiều yếu tổ như tri thức, kinh nghiệm, năng lực trong mỗi cá nhân người đọc và do quá trình rèn luyện lâu dài mới có được Người đọc có khả năng tập trung chú ý cao, có tri thức, kinh nghiệm phong phú sẽ cảm thụ, lĩnh hội nội dung tài liệu ở mức độ cao
Kỹ năng đọc là thành tố quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa đọc, là
khả năng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức kinh nghiệm có trong
sách thành tri thức kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách nhuằn nhuyễn, sáng tạo trong khi tiễn hành các hoạt động sống khác nhau
Đề cho quá trình đọc đạt hiệu quả cao, mỗi cá nhân cần phải nhận biết khả năng của mình, vận dụng các khả năng đó một cách phù hợp và sáng tạo
để đề ra cho bản thân một chiến lược đọc phù hợp nhất Đó chính là kĩ năng
văn hóa đọc của mỗi người, tính chủ động tích cực của mỗi thành viên trong
xã hội hiện đại, xã hội thông tin Khi lựa chọn nội dung tài liệu cần chú ý đến
thê loại của tài liệu, mỗi loại tài liệu có một cách đọc khác nhau: những quyền sách mang nội dung tư tưởng rộng lớn đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều lần, đào sâu suy nghĩ mới lĩnh hội hết ý nghĩa nội dung của sách Những tác
Trang 14phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị Trước hết phải tập cách
để “bóc” lớp vỏ ngôn từ Sau đó là mỗi chương, nhất thiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội Đây là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạt đến khả năng hiểu nhiều Loại sách thê hiện nhiều quan điểm không rõ ràng, phương pháp luận chứng thiếu logic, người đọc cần phải có thái độ phê phán Sách có nội dung vừa tích cực vừa tiêu cực đòi hỏi người đọc phải biết cách tiếp thu tỉnh hoa và loại bỏ những phân tiêu cực Thậm chí có những quyển sách không nên đọc vì nội dung vô bỗ không mang lại lợi ích gì cho người đọc mà chỉ làm tiêu phí thời gian
Đối với đối tượng người đọc là học sinh tiểu học do những đặc điểm tâm sinh lý phát triển theo lứa tuôi, những yếu tô tác động của môi trường sống, nhu cầu và kĩ năng đọc ở các em đang trong quá trình hình thành và phát triển Do vậy, rất cần sự tác động tích cực vào quá trình đọc, tô chức hoạt động đọc có khoa học giúp các em hình thành và phát triển nhu cầu đọc lành mạnh Điều chỉnh nhu cầu, hứng thú đọc lệch lạc, sai hướng nhằm biến hoạt động đọc thành hoạt động thường xuyên mang lại lợi ích thiết thực phục vụ cho việc học tập, vui chơi giải trí và phát triển của các em Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho các em kĩ năng đọc bao gồm: phương pháp đọc, khả năng lĩnh hội, vận dụng tri thức trong tài liệu vào các hoạt động là những công việc cấp bách cần phải thực hiện nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh lứa tuổi tiểu học Đọc như thế nào để hiểu và vận dụng những hiểu biết đó một cách sáng tạo, thực tiễn mang lại kết quả là yêu cầu cao nhất của phát triển văn hóa đọc nói chung cho các em lứa tuôi tiểu học nói riêng
Thái độ ứng xử với tài liệu
Thuật ngữ văn hóa ứng xử tồn tại hàng ngày trong đời sống của con người Văn hóa ứng xử chính là cách mà con người thể hiện thái độ của mình với người khác và với môi trường xung quanh một cách thích hợp nhất
Trang 15Thái độ ứng xử là tâm trạng và hành vi của chủ thể với khách thể trong
hoạt động giao tiếp Thái độ ứng xử là cách mà con người thể hiện thái độ của mình với một đối tượng vật chất, tỉnh thần là sự biểu hiện tâm trang tinh cam
và hành động của cá nhân đó với đối tượng đó mà mình tiếp xúc
Sách báo là sản phẩm kết tỉnh các gia tri van hóa của nhân loại, là tài sản
tỉnh thần của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Khi tiếp xúc với tri thức
và tư tưởng trong sách chính là chúng ta đã tiếp xúc với tri thức và tư tưởng kết tinh sức lực trí tuệ của cha anh thế hệ trước Chính vì vậy, chúng ta cần phải ứng xử có văn hóa với sách báo và yêu mến sách báo Ứng xử có văn hóa đối với tài liệu đòi hỏi phải đọc phải có thái độ và hành vi phù hợp biết trần trọng, gữiI gìn tài liệu, biết cách xử dụng tài liệu hiệu quả mà không làm
hư hỏng, cắt xé, làm nhàu nát tài liệu
Vì sách báo, tài liệu là sản phẩm của văn hóa Do đó, phải được ứng xử
có văn hóa, giáo dục cho các em lứa tuôi tiểu học thái độ ứng xử có văn hóa với tài liệu với sách báo những sản phẩm tỉnh thần cao quý của nhân loại là một nội dung quan trọng phải thực hiện trong việc phát triển văn hóa đọc cho các em Lứa tuổi nhi đồng là giai đoạn đầu tiên được tiếp xúc với sách báo vì thế cần tạo cho các em một thói quen tốt trong việc sử dụng
1.2 Đặc điểm phát triển của các em lứa tuổi tiểu học
1.2.1 Khái niệm lứa tuổi tiểu học
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn quan trọng trong độ tuổi trẻ em, với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù có ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển
nhân cách mỗi con người
Trẻ em được coi là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người, g1ai đoạn chuẩn bị các phẩm chất và năng lực cân thiết để tham gia lao động xã hội Trẻ
em là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà sư phạm, tâm
lý học, triết học trong đó, có các nhà thư viện học
Trang 16Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Mácxit, những nét đặc trưng cơ bản cho từng thời kỳ lứa tuổi và quyết định tính chất hoạt động của trẻ em được xác định như sau:
Lửa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh đến lúc 12 tháng tuổi): Hoạt động chủ đạo
là giao tiếp với mẹ và người xung quanh
Lửa tuôi mầm non (từ 1 đến 6 tuổi): Hoạt động chủ yếu là vui chơi Lira tuổi nhi đồng (từ 6 đến 10 tuổi): Tuổi tiểu học, hoạt động chủ đạo là học tập và giao lưu
Lứa tuổi thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi): Tuổi học sinh phổ thông bậc
trung học cơ sở, hoạt động chủ đạo là học tập và hướng nghiệp
Lira tuổi thanh niên (từ 16 đến 18 tuổi): Tuổi học sinh phố thông bậc
trung học phố thông, hoạt động chủ đạo là học tập và hướng nghiệp
Mỗi thời kì đều có vai trò quan trọng, quyết định quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Mỗi lứa tuổi đều có những nét tâm lí đặc trưng riêng biệt và sự chuyên biến từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác luôn gắn liên với sự xuất hiện của những đặc điểm sinh lí khác nhau
Trong khóa luận chỉ đề cập tới lứa tuổi nhi đồng, tuổi tiểu học từ 6 đến
11 tuổi, học từ lớp 1 đến lớp 5, lứa tuổi đang hình thành phát triển nhân cách
và phát triển văn hóa đọc cho các em sẽ góp phan quan trọng trong việc bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho các em trong tương lai
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý các em lứa tuổi tiểu học
Vào độ tuổi nhi đồng, lứa tuôi tiểu học thường là những trẻ có độ tuôi từ
6 đến 11 tuổi Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường trở thành học sinh và có
hoạt động học tập là chủ đạo Irẻ em lứa tuôi tiêu học thực hiện bước chuyển
từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là chủ đạo Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đỗi với sự phát triển tâm lí của học sinh tiêu học Cùng với sự phát triên về thê chât và dựa trên
Trang 17những thành tựu phát triển tâm lý đã đạt được của giai đoạn trước đó, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lý của minh, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, những cầu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuôi này
Lứa tuôi tiểu học là tuôi của sự hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội trên tạo ra những biến đôi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học Học sinh ở lứa tuổi tiểu học chưa có nhiều nhận thức về các vẫn đề xung quanh, hành động chủ yếu là dựa vào cảm giác và xúc giác Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thê và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộ lộ và phát triển Việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình Lửa tuổi tiểu học là tuôi của sự phát triển hồn nhiên băng phương thức lĩnh hội Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học,
kĩ năng sống trong môi trường học và môi trường xã hội Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức hành vi Những biến đổi cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lý của học sinh tiêu học chuẩn bi cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuôi thiếu niên, tuổi học sinh trung học cơ sở Những
đặc điểm tâm lý trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
văn hóa đọc của các em lứa tuôi tiểu học, biểu hiện cụ thể qua nhu cầu đọc, hứng thú đọc của các em
Trẻ em tiểu học có nhu cầu nhận thức rất lớn Nhận thức càng sâu sắc,
trẻ cảng ham hiểu biết, yêu thích khám phá, cũng vì vậy mà nhu cầu đọc phát
triên Nhu câu đọc phát triên cùng với kĩ xảo đọc Ban đầu là nhu câu đọc nói
Trang 18chung, sau đó các em có nhu cầu đọc truyện cô tích, truyện viễn tưởng với nhiều tình tiết ly kỳ, phiêu lưu, các em tưởng tượng các nhân vật, các sự kiện theo suy nghĩ riêng của mình
Căn cứ vào đặc điểm phát triển của lứa tuổi để tạo ra nhân tổ tác động phù hợp vào nhu cầu đọc, hứng thú đọc, rèn luyện kĩ năng đọc và giao duc nâng cao trình độ cảm thụ nội dung đọc là yêu cầu cần được thực hiện để phát triển văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học ở trong nước nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng
1.2.3 Đặc điểm của học sinh tiểu học khu vực ngoại thành Hà Nội Khu vực ngoại thành Hà Nội là một trong những khu vực có số lượng trường tiểu học đông
Học sinh tiểu học khu vực ngoại thành Hà Nội đa số có điều kiện sinh
hoạt, học tập còn khó khăn so với các em lứa tuôi tiểu học nội thành Hà Nội Hầu hết khu vực ngoại thành Hà Nội là vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, nên các em ít được tiếp xúc với các hoạt động văn hóa và tham gia các câu lạc
bộ Vì thế, các em ít có cơ hội để để bộc lộ những khả năng của mình trong các hoạt động mà các em tham gia
Khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi tiếp thu và giao lưu văn hóa giữa nội thành Hà Nội và các tỉnh khác, đây cũng là một trong những đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội nói riêng so với học sinh tiểu học trong cả nước Tuy nhiên bên cạnh việc tiếp thu các quan điểm tốt, do có ít kinh nghiệm sống cùng với các trào lưu lệch lạc đu nhập vào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến một số bộ phận học sinh
Sống trong một khu vực điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn, nên khả năng tiếp xúc và vui chơi của các em còn hạn chế rất nhiều Bố mẹ không có nhiều thời gian bên cạnh các em do công việc bận rộn, phần lớn các em dành
thời gian tiếp xúc với bạn bè và thầy cô ở trường lớp Ngoài ra, ngoại thành
Trang 19Hà Nội có rất ít điểm vui chơi giải trí cho các em, vì thế các em chỉ tiếp xúc qua báo đài, tí vi, sách vở ngoài thời gian học ở trường
Thị trường sách thiếu nhỉ tại khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn còn hạn chế Điều này có ảnh không nhỏ đến quá trình tiếp thu các tri thức của các
em Lượng sách dành cho thiếu nhi có chất lượng sẽ tạo điều kiện tốt cho các
em tiếp thu tri thức.Tuy nhiên, chất lượng sách thiếu nhi cũng là một vấn đề đặt ra khiến cho rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm
1.3 Vai trò của văn hóa đọc đối với sự phát triển của học sinh tiểu học 1.3.1 Vai trò của văn hóa đọc nói chung
Về mặt xã hội, có thể nói văn hóa đọc góp phần nâng cao tố chất con người bởi vì: Đọc có thể làm gia tăng tri thức, nhu cầu tìm kiếm tri thức đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tôn tại và phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ giữa việc đọc và nhu cầu nâng cao tri thức ngày càng rõ rệt Trong thời đại kinh tế tri thức nếu văn hóa đọc không phát triển con người sẽ không tiếp thu kịp thời tài liệu và tri thức, vỗn văn hóa hạn chế và lạc hậu thì không thể phát triển và hội nhập Muốn xã hội phát triển bền vững trong thời đại kinh tế tri thức cần vận động mọi người rèn luyện thói quen đọc tập trung, chăm chú, phải ra sức tích lũy tri thức một cách thiết thực bố ích Thu nhận tinh hoa tri thức và vận dụng vào cuộc sống xã hội là mục đích của văn hóa đọc
Ý nghĩa của văn hóa đọc không chỉ bó hẹp trong việc tìm tri thức dé sinh tồn bởi vì trong thế giới nội dung đọc rộng lớn không phải tác phẩm nào cũng nhằm truyền tải tri thức bao gồm cả những tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm lịch
sử, triết học chức năng của những tác phẩm này là khơi gợi tư tưởng, bồi dưỡng tinh thần, định hướng cuộc sống và phát triển nhân cách con người
Đối với cá nhân, văn hóa đọc giúp hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi người ngay từ khi còn thơ ấu Giáo dục văn hóa đọc cho các em lứa tuôi tiêu học là việc làm cân thiệt, giúp các em tu dưỡng và rèn luyện bản thân
Trang 20vé nhiéu mat, ca năng lực và đạo đức Văn hóa đọc nâng cao những đức tính tốt đẹp cho con người, có thể khẳng định rằng: Văn hóa đọc có tác động nuôi dưỡng tâm hồn mỗi cá nhân, thông qua việc đọc, cảm thụ thưởng thức những chỉ tiết sinh động và những tình cảm trong tác phẩm
1.3.2 Vai trò của văn hóa đọc đối với sự phát triển của các em lứa tuôi tiểu học
Văn hóa đọc với sự phát triển năng lực của các em lứa tuổi tiểu học Các em lứa tuôi tiêu học là lứa tuổi nhi đồng trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, hoạt động chủ đạo của các em trong giai đoạn này là học tập và giao lưu với cộng đồng Ở giai đoạn lứa tuôi tiêu học tri giác của các em gần với hoạt động trực quan, đến cuối tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích có phương hướng rõ ràng Tưởng tượng của học sinh tiêu học đã phát triển hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày đặn Tuy nhiên tưởng tượng của trẻ còn đơn
giản, chưa bền vững và dễ thay đổi
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tiêu học của trẻ đã có sự thay đỗi về chất, chuyên từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, song song với hoạt động học tập là hoạt động như: vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội
Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ hoặc không thể tiếp cận được Lửa tuổi tiêu học là giai đoạn hình thành và phát triển năng khiếu, đồng thời trong giai đoạn này cảm xúc của các em còn rất non nớt, trẻ đễ xúc động và cũng rất
dé néi giận Biêu hiện cụ thê là trẻ đễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên
Vô tư
Với những đặc điểm như trên, chúng ta có thể có những tác động tích cực nhăm phát triên văn hóa đọc cho các em, hướng tới mục tiêu đào tạo
Trang 21những con người phát triển toàn diện Văn hóa đọc là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lứa tuôi tiểu học Việc đọc và nghiên cứu sách báo sẽ làm cho các em hiểu sâu hơn các bài học trên lớp, giao tiếp với thế giới xung quanh Văn hóa đọc phát triển giúp các em mở rộng kiến thức bên ngoài, phục vụ cho chương trình học trong trường, đồng thời có phương pháp đọc phù hợp đề khai thác và lựa chọn các tài liệu đã lựa chọn Thông thường những trẻ em thông minh, nhanh nhẹn, có kết quả học tập tốt là những trẻ em được tiếp xúc, có thói quen đọc sách thường xuyên Văn hóa đọc là yếu tố quan trọng biến quá trình đọc thành quá trình rèn luyện, phát triển năng lực về các mặt cho các em lứa tuôi tiểu học, bao gồm: năng lực trí tuệ, năng lực khoa học và năng lực thầm mỹ
Việc cung cấp nhiều thông tin cho các em lứa tuổi tiểu học sẽ mang lại khả năng nhận thức cao hơn, chính xác hơn cho các em đồng thời gián tiếp tạo ra sự năng động sáng tạo góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện mơ ước hoài bão của các em
Văn hoá đọc góp phần đắc lực vào việc giáo dục và phát triển trí tuệ cho các em lứa tuôi tiểu học một cách toàn điện, văn hóa đọc còn giup cac em biét cach doc, hiéu va nam vững tri thức trong tài liệu Vốn kiến thức được tích lũy lâu dần dẫn tới sự thay đổi về chất trong nhận thức của các em, làm cho năng lực trí tuệ của các em được nâng lên Điều đó khiến các em phải thay đôi
hệ thống hành động trí tuệ cho tương thích với hệ thống tri thức đã được lĩnh hội Chú trọng việc rèn luyện phương pháp đọc để hiểu và cảm thụ sâu sắc những nội dung đã đọc, đồng thời thực hiện được những việc tiếp tham gia các hoạt động học tập và giao lưu khả năng nhận thức của các em sẽ được phát triển Văn hoá đọc giúp các phẩm chất tâm lý như: năng lực trí tuệ, óc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, ngôn ngữ phát triển Đối với trẻ em, sự ảnh hưởng và tác động của sách báo có tác động rất lớn đến tư duy của trẻ
Trang 22Trẻ em vốn đĩ như tờ giấy trắng, vẽ gì viết gì lên đó là do người lớn Do vậy gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng văn hóa đọc cho trẻ Khi tham gia hoạt động đọc, kỹ năng viết có thể được nâng lên, khả năng
sử dụng ngôn ngữ được trau dồi, nhận biết thế giới xung quanh linh hoạt và phong phú hơn Muốn nắm bắt nhiều thông tin, tích lũy nhiều kiến thức đòi
hỏi phải đọc rộng và sâu Phần lớn các em học sinh lứa tuôi tiểu học ban đầu chỉ thích xem, đọc những cuỗn truyện tranh do tò mò bởi những hình ảnh trực quan sinh động hoặc các tác phẩm văn học được viết dưới dạng truyện tranh
đo có hứng thú học môn văn, về sau do yêu thích và thành thói quen, các em đọc nhiều tác phẩm hơn, trong đó các những tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhà khoa học Xuất phát từ lòng yêu mến, cảm phục tài năng và sự gian khổ hi sinh của các danh nhân vì khoa học, các em dần dần thích đọc các môn học thuộc các lĩnh vực như: toán, khoa học, âm nhạc, tự nhiên và xã hội và thích tham gia các hoạt động thực hành, thí nghiệm khoa học Do vậy, kết quả học tập của các em cũng tiến bộ hơn Điều này cho thay năng lực khoa học ở các em bắt đầu hình thành, nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời nhất định nhiều em sẽ trở thành các nhà khoa học trong tương lai Đây cũng chính là biểu hiện sinh động, tích cực của văn hóa đọc đối với các
em học sinh tiểu học ở khía cạnh khả năng hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách, biến thông tin trong tài liệu thành kiến thức của mỉnh
Văn hóa đọc còn tác động sâu sắc tới năng lực cảm thụ thầm mỹ, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo tạo ra các giá trị thâm mỹ ở học sinh tiểu học Thông qua hoạt động đọc và tiếp thu các loại thông tin, tri thức, đặc biệt
là các tác phẩm van hoc, tinh cam, thi hiéu thâm mỹ lành mạnh ở các em phát triển giúp các em có năng lực phát hiện và cảm thụ cái đẹp, dần dân hình thành trong các em nhu cầu, năng lực sáng tạo ra cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật Trong thực tế, đa số các em học sinh yêu thích và thường xuyên tham gia các
Trang 23hoạt động đọc luôn có năng khiếu nghệ thuật như: ca hát, vẽ tranh, kể chuyện,
đọc diễn cảm, giới thiệu sách lưu loát, hùng biện thuyết phục lôi cuỗn người nghe Đây là cơ sở để phát triển năng lực sáng tạo ra các giá trị tham mỹ của các em và là tiền đề quan trọng giúp những nhà giáo dục phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nên những tài năng nghệ thuật sau này
Văn hóa đọc với sự phát triển phẩm chất đạo đức của học sinh tiêu học Đạo đức là những chuẩn mực, hành vi xã hội của con người được thê hiện qua các quan niệm về cái thiện, cái ác, lòng vị tha, lương tâm, sự công bằng, danh dự và lòng tự trọng Ý thức đạo đức của xã hội tồn tại dưới hình thức là hệ thống hành vi đạo đức của những nhân cách cụ thể vận hành ý thức
ấy Hành vi đạo đức là những hành động tự giác do một động cơ có ý nghĩa
về đạo đức thúc đây từ bên trong mỗi cá nhân, giáo dục đạo đức là dùng các hoạt động cụ thể giúp hình thành xu hướng đạo đức của nhân cách
Văn hóa đọc có vai trò quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức trong học sinh tiểu học bởi lẽ mỗi phẩm chất đạo đức của các em là kết quả tác động của nhiều yếu tỗ cả khách quan lẫn chủ quan, các yếu tỗ này luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau và trong đó có yếu tố hoạt động đọc Giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiêu học là gián tiếp giao duc dao duc cho các em bằng phương tiện sách, báo, tài liệu phù hợp với tâm sinh lý của các
em thông qua hoạt động đọc Tài liệu dành cho các em lứa tuổi tiểu học thường được trình bày đưới dạng các hình vẽ, truyện tranh là những tác phẩm văn học, các câu chuyện ngụ ngôn, truyện cô tích, truyện kể về danh nhân, lãnh tụ với ưu thế trình bày đẹp, trực quan, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và trong mỗi tác phẩm luôn xây dựng các hình tượng nhân vật điển hình, đây có thể coi là phương tiện hữu hiệu nhất giúp tác động vào tâm hồn tình cảm của các em Ở độ tuôi nhỉ đồng, nhận thức về các chuẩn mực đạo đức xã hội của các em trừu tượng và phức tạp hơn Điều này thể hiện qua sự yêu thích các
Trang 24nhan vat dai dién cho mot pham chat cao đẹp nào đó mà các em muốn hướng tới Chuẩn mực đạo đức được các em cảm nhận bằng tình cảm, những cảm xúc tích cực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành tình cảm đạo đức Do vậy tình cảm và nhận thức mà các em nhận thức được từ các tác phẩm sẽ tạo
ra hành vi ứng xử đúng mực trong cuộc sống và tạo nên phẩm chất đạo đức bền vững cho các em Nếu hình tượng nhân vật trong tác phẩm mà các em yêu mến có đức tính tốt như: khiêm tốn, can đảm, nhân hậu thì các em cũng mong muốn bản thân mình trở thành người có đức tính tốt như nhân vật đó Đặc biệt lứa tuổi nhi đồng ít có khả năng phân biệt tốt xâu, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài vì thế sách dành cho thiếu nhi cũng là một vẫn
đề mà các cấp lãnh đạo quan tâm
Tác dụng lâu đài của văn hóa đọc chính là việc tác động sâu vào trong tiềm thức nhằm nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao những đức tính tốt đẹp cho con người Văn hóa đọc giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mình thông qua việc noi gương các nhân vật, giúp các em tự hoàn thiện nhân cách của
mình hơn.
Trang 25CHUONG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
2.1 Giáo dục lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực ngoại thành Hà Nội
Nam 6 vi tri trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế,
xã hội và văn hóa Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giao duc, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và
6.232.940 người Thành phố Hà Nội phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ
Ngày nay Thành phố Hà Nội có 10 quận là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân,
Trang 26Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 18 huyện ngoại thành bao gồm : Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài
Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai,
Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh
Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố
Hà Nội có 6,233 triệu dân Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số khu vực ngoại thành Hà Nội là 3.911.439 người Mật độ dân số ở Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức đưới 1.000 người/km?
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa
và có mưa phùn về nửa cuối mùa Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ âm và lượng mưa khá lớn Một
đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh và bốn mùa trong năm
Đề thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội của khu vực ngoại thành Hà Nội về gia tăng chất lượng, nâng cao trình độ cho người dân thì chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của khu vực Ngành giáo dục đào tạo vì thế càng có vị trí quan trọng và trách nhiệm nặng nề hơn, việc xây dựng thói quen, ý thức, phát huy tính thần hiếu học trong nhân dân là cơ sở để thực hiện những mục tiêu nói trên
2.1.2 Hoạt động giáo dục tiểu học ngoại thành Hà Nội
Giáo dục bậc tiểu học giữ một vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo học sinh tiểu học nói riêng và trong quá trình đào tạo con người vì đây là giai đoạn hình thành và phát triển năng lực, đạo đức của học sinh, đây cũng là
thời kì mà các em bộc lộ nhiều khả năng đặc biệt cần được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời Nói cách khác, đây là giai đoạn ươm mầm cho những tài năng
Trang 27cho tương lai Trong thời đại ngày nay, sự cách biệt về mức sống vật chất, tỉnh thần giữu các thành phần xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó khoảng cách vẻ tri thức là một nguyên nhân quyết định Tri thức có được là
đo quá trình tích lũy lâu dài, bên cạnh việc học tập ở trường thì đọc sách là cách tốt nhất giúp tích lũy tri thức Đọc cũng là một trong những hoạt động sống của con người nên cần thực hiện ngay từ khi tuổi còn nhỏ, lứa tuổi tiểu
học là thời điểm thích hợp để xây dựng và phát triển thói quen đọc
Công tác giáo dục đào tạo khu vực ngoại thành Hà Nội trong những nắm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp nên có nhiều bước phát triển Chất lượng giáo dục học sinh các ngành học, bậc học có bước chuyền biến tích cực, nhiều đơn vị trường đã thực hiện các giải pháp đồng bộ
dé duy tri va cai thién, nang cao chat lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có giáo dục bậc tiểu học
Từ năm 2008 khi Hà Nội được mở rộng, số trường tiểu học của Hà Nội
đã tăng lên đến 677 trường Trong đó, huyện Ba Vì có 34 trường tiểu học, huyện Thuong Tin có 29 trường học, huyện Hoài Đức có 25 trường
Kết quả của công tác giáo dục bậc tiêu học đến nay đã có nhiều tiễn bộ
về các mặt: đa số các trường đã đã thực hiện đúng phân phối theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và đào tạo Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa đã được nhà trường cùng đoàn đội tổ chức thường xuyên Nhiều trường đã phối hợp cùng với các cơ quan tô chức cho học sinh tham gia các cuộc thi như: viết thư quốc tế UPU; tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông, tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng
các ngày lễ lớn của Đất nước
Về chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội nói chung đã có sự chuyển biến tích cực do các nhà trường áp dụng những biện pháp tắng cường quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện có hiệu quả Công
Trang 28tac béi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được coi trọng và chủ động thực hiện
2.1.3 Hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội
Giáo dục văn hóa đọc cho học sinh nói chung, nhất là học bậc tiểu học là một trong những việc làm cần thiết, là thói quen tốt trong việc tích lũy tri thức, giúp rèn luyện và hoàn thiện năng lực, đạo đức cho thế hệ công dân trong tương lai Vì thế đây là công việc phải thực hiện thường xuyên lâu dài
và đòi hỏi phải có sự quan tâm của các nghành, các cấp trong xã hội Yêu cầu trước hết đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa: gia đình, nhà trường và các cơ quan
có trách nhiệm chăm lo phát triển nhu câu tinh thần cho nhân dân mà đại điện
là các thư viện và các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, báo, tài liệu phục
vụ cho nhu cầu đọc của toàn xã hội
* Hoạt động giáo dục văn hóa đọc trong nhà trường
Do đối tượng người đọc là học sinh nên trách nhiệm giáo dục mọi mặt, bao gồm cả giáo dục văn hóa đọc cho các em trước nhất thuộc về nhà trường Trong những năm gần đây, xã hội có nhiều biến động về chương trình đào tạo các cấp học Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục đang tìm ra con đường giáo dục tốt nhất dành cho học sinh Việc giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào rất nhiều chương trình học tập chính khóa, vì trước khi có văn hóa đọc các em phải biết đọc Bậc tiểu học
là giai đoạn đầu tiên các em được tiếp xúc với chữ viết và chương trình học tập vì thế các em phải biết sử dụng thành thạo chữ viết thì mới có hứng thú đọc, có nhu cầu đọc, sau đó mới hình thành văn hóa đọc Vì vậy các thây cô giáo cần khuyến khích, hướng dẫn các em đọc những cuốn sách,tài liệu cần thiết bỗ trợ cho chương trinh học tập trên lớp, giới thiệu những tên tài liệu có
nội dung phù hợp và tên địa chỉ để các em có thể dễ dàng tìm đọc.
Trang 29Chương trình giáo dục bậc tiểu học là chương trình nền móng cho sự phát triển và hình thành những năng lực của bản thân, cung cấp những kiến thức nền cho quá trình lĩnh hội tri thức khoa học sau này Vì thế đối với giáo
dục bậc tiểu học cần chú trọng đến khả năng đọc và lĩnh hội những tri thức cơ bản là nền móng cho suốt quá trình học tập và công tác sau này của các em Nhà trường là nơi học tập và tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với thế gi0i bén ngoai, vi thé kha năng của trẻ có được bộc lộ một cách toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy của giáo viên, tâm lý sư phạm của nhà trường và môi trường đào tạo 1Úúp trẻ hoàn thiện các năng lực phẩm chất của mình
Muốn phát triển văn hóa đọc của học sinh lứa tuôi tiêu học Thư viện trường học phải phát huy vai trò của mình trong các hoạt động, thỏa mãn nhu cầu đọc của các em, hướng dẫn kĩ năng đọc và thái độ ứng xử với tài liệu cho học sinh và giáo viên trong trường, nhất là đôi với các em.Việc khai thác sử dụng có hiệu quả vốn sách báo có trong thư viện của nhà trường phụ thuộc vào khả năng chuyên môn và sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc của đội ngũ giáo viên thư viện Thông qua việc phục vụ học sinh đọc sách tại chỗ và
tô chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, có liên quan đến công tác thư viện như: tuyên truyền giới thiệu sách mới, phát động học sinh tham gia các cuộc thi đọc sách; kể chuyện theo sách cán bộ thư viện cần thường xuyên giới thiệu sách mới đến học sinh, nhất là những cuốn sách gắn với giáo dục truyền thống, sách văn học, khoa học lịch sử, sách tham khảo Sử dụng mọi biện pháp thích hợp đề giới thiệu và thu hút học sinh tìm đến thư viện một cách tự nguyện, tự giác tiếp cận với sách đề tìm hiểu truyền thống và nâng cao văn hoá đọc cho các em
* Giáo dục văn hóa đọc trong gia đình
Ngoài nhà trường và xã hội, các van đề cần được quan tâm để trẻ học tập tốt bắt đầu từ môi trường gia đình, trong quan hệ cha, mẹ, anh chị, em đối với
Trang 30ông bà, cô chú Các bậc cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con mình trong mọi lĩnh vực Giáo dục gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em Vì thế phụ huynh học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cho con cái những thói quen tốt, thói quen
có lợi cho việc phát triển đạo đức, năng lực cho con mình Trong số thói quen
đó phải kế đến thói quen đọc sách Vì vậy muốn giáo dục văn hóa đọc cho các
em trước hết mỗi thành viên trong gia đình phải là người có văn hóa đọc
Khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi có diện tích tương đối lớn, có điều kiện kinh tế đang chuyên biến theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa Phụ huynh khu vực ngoại thành Hà Nội hâu hết là những người ít quan tâm đến con em của mình so với phụ huynh trong nội thành Hà Nội vì hầu hết họ là nông dân nên không có thời gian quan tâm nhiều đến việc đọc sách của con cái
Truyền thống gia đình, thành phần gia đình và nghề nghiệp của cha mẹ
là nhân tô có ảnh hưởng lớn đến việc học tập và đọc sách của học sinh Các gia đình tri thức, cán bộ công nhân, giáo viên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đọc sách của con cái Thực tế cho thấy, những phụ huynh có đời sống khá giả, nghề nghiệp ổn định như cán bộ công chức, dân buôn bán, giáo viên quan tâm đến việc đọc sách của con nhiều hơn Các thành phần khác như làm nghề nông hay các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội ít quan tâm hơn do điều kiện mưu sinh khó khăn và nhận thức chưa day du về tầm quan trọng của việc giáo dục học tập của con cái, trong đó có việc đọc sách của các em Một số phụ huynh cho rằng sách sẽ giúp cho con họ học tốt hơn các môn học trên lớp, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho các em, g1Úúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong học tập và trong ở nhà trường Những phụ huynh này là thành phần tích cực ủng hộ cho các hoạt động thư viện, kế cả thư viện trường học và thư viện công cộng Họ là những người tham gia nhiệt tình
Trang 31trong việc đóng góp, hỗ trợ tiền, hỡ trợ tài liệu để xây dựng thư viện cũng như trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách, hội thi kể chuyện, vẽ tranh theo sách, sinh hoạt câu lạc bộ Họ luôn khuyến khích con em mình tham gia đọc sách ở thư viện Đây là yếu tố anh hưởng tích cực tới văn hóa đọc của học
sinh tiểu học
* Giáo dục văn hóa đọc trong các tô chức xã hội
Nhiệm vụ giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh tiêu học nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội, bao gồm cả giáo dục văn hóa đọc Ngoài gia đình, nhà trường thì xã hội là môt trường rộng lớn mà các em bước đầu tham gia hoạt động khác nhau Muốn giáo dục những thói quen tốt cho các
em cần có một môi trường giáo dục lành mạnh và các hoạt động đồng bộ Tham gia nhiều hoạt động giúp học sinh rèn luyện tốt khả năng đọc hiểu và vận dụng kiến thức về mọi mặt vào công việc mà các em yêu thích, đồng thời cũng nâng cao năng lực và đạo đức của bản thân các em Các cơ quan có chức năng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học ngoài trường và thư viện bao gồm: các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống thư viện công cộng và các nhà xuất bản, phát hành sách, báo tại Hà Nội
Các cơ quan thông tin đại chúng ở ngoại thành Hà Nội đã thể hiện vai trò tích cực của mình trong công tác vận động, tuyên truyên, giáo dục moi tang lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đối với việc tuyên truyền giáo đục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học có rất nhiều cơ quan thông tin tham gia và thực hiện hiệu quả nhiều chương trình thiết thực Đài truyền hình Việt Nam
có chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” được phát 2 lần Đài tiếng nói Việt Nam có chương trình “Kê chuyện thiếu nhi”, “Kể chuyện đêm khuya” Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phối hợp với Thư viện thành phố Hà Nội và nhà văn hóa Thành phố tổ chức chương trình: “Thiếu nhi tuyên truyền
Trang 32gidi thiéu sAch” Cac chuong trinh nay thuoéng duoc dién ra vao dip ngi hé va
đã thu hút hàng triệu thiếu nhi, các anh chị phụ trách và các bậc phụ huynh tham gia Sở Giáo dục đạo tạo Hà Nội có chương trình : “Thiếu nhi kể chuyện sách” Các nhà sách, phát hành sách cũng đã có chương trình giới thiệu sách được đăng tải trên mạng hoặc trên báo chí Qua các chương trình này, việc tác động và kích thích nhu cầu đọc của học sinh tiểu học là rất tích cực Các
em có nhiều nguồn thông tin hơn để tiếp cận với các loại tài liệu và có cơ hội tốt để lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của mình Có thể nói các cơ quan thông tin đại chúng đóng dóp một phần đáng kể trong việc giáo dục văn hóa đọc cho các em Hiện nay, Internet đã được phô biến rộng rãi trong xã hội, nhà trường và gia đình Các cơ quan thông tin đã sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền và giao lưu thông tin Bên cạnh việc giúp học sinh tiếp cận với các tài liệu tốt, phù hợp với lứa tuổi thì trẻ em cũng có nguy cơ tiếp cận với các tài liệu không tốt hoặc không phù hợp với lứa tuổi Đây là yếu tố vừa có ảnh hưởng tích cực và cả mặt hạn chế đối với mặt hình thành và phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học
Các tổ chức xã hội đã có nhiều hoạt động tích cực đến việc hình thành văn hóa đọc cho các em Các cơ quan thông tin đại chúng, Thư viện Hà Nội, một số thư viện quận huyện đã có nhiều chương trình hoạt động hiệu quả để kích thích nhu cầu đọc lành mạnh cho học sinh tiểu học Tuy nhiên sự tiếp cận với các nguồn tin từ các cơ quan thông tin đại chúng vẫn cần có sự quản
lý giám sát, hướng dẫn của phụ huynh học sinh, của các thầy cô giáo để các
em chọn lựa tài liệu được phủ hợp hơn Bên cạnh những hoạt động phục vụ bạn đọc nói chung thư viện Hà Nội đã tô chức cho thiếu nhi nhiều hoạt động trong đó có dự án "Thư viện lưu động-Bánh xe tri thức" đã chính thức được khởi động vào ngày 24 tháng 3 năm 2011 Đây là dự án dành cho khoảng 4.000 trẻ em trong độ tuôi từ 6-15, tại địa bàn 10 xã ngoại thành ở Hà Nội
Trang 33Đây là dự án Thư viện điện tử lưu động do Quỹ Quốc tế Singapore(S I F) tai trợ Với dự án Thư viện điện tử lưu động, Thư viện Hà Nội sẽ giúp các em
thiếu nhi ngoại thành Hà Nội được tiếp cận, sử dụng Thư viện hiện đại-thư
viện điện tử, tài liệu điện tử, đọc sách trên Internet và và học tiếng anh trên máy tính, trên sách điện tử Thư viện Hà Nội cũng đã phối hợp với Viện khoa học giáo dục, sở giáo dục Đào tạo Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức một số Hội
nghị, hội thảo, tọa đàm, triểm lãm giới thiệu sách như: “Thiễu nhỉ với văn hóa
đọc”, “Các em đọc sách như thế nào?”, “Tuôi thơ với sách báo”, “Qũy Đoraemon với thiếu nhi Việt Nam”, “Đọc sách với phát triển trí tuệ cho trẻ em”, “Chuyến tàu tri thức”, hay lớp học “Kỹ năng đọc sách hiệu quả” Gắn với phong trào phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô nhất là ở ngoại thành Hà Nội, song hành với các cơ quan, tô chức Thư viện, Văn hóa giáo dục, Nhà xuất bản
là các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, nhà giáo danh tiếng như: Lê Phương Liên, Trần Đăng Khoa, Vũ Quần Phương, Bích Ngọc, nhà thơ Bang Việt, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà văn hóa Hữu Ngọc Đó là những con người
đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển văn hóa Thủ đô và cho thế hệ tương lai của Hà Nội
Nhìn chung, các hình thức giáo dục văn hóa đọc trong gia đình và các tổ chức xã hội khác tại Hà Nội đã phong phú và chất lượng đã dần được nâng cao Tuy nhiên, nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học đối với các gia đình và các phụ huynh trên toàn thành phố vẫn chưa đồng đều, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
và công việc chưa Ổn định Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các tô chức
xã hội trong việc hướng dẫn các em đọc sách đề hình thành và phát triển văn
hóa đọc cho học sinh vân còn chưa toàn diện, đông bộ và chặt chẽ
Trang 342.2 Biểu hiện văn hóa đọc của các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội 2.2.1 Nhu cầu hứng thú đọc của các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành
Hà Nội
Một trong những biểu hiện đầu tiên của văn hóa đọc ở học sinh tiểu học là
cần phải biết lựa chọn những ấn phẩm có giá trị phù hợp với lứa tuổi, tri thức
và tâm sinh lý của mình Việc lựa chọn những tác phẩm để đọc trước hết phải xuất phát từ nhu cầu đọc và hứng thú đọc của thiếu nhi Như chúng ta đã biết
nhu cầu đọc và hứng thú đọc xuất phát từ nhu cầu nhận thức của học sinh, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo chiếm vị trí to lớn trong đời sống lứa tuôi thiếu nhi Xã hội, đòi hỏi các em phải học tập và gia đình cũng tạo điều kiện cho các em học tập Đây cũng là hoạt động chiếm nhiều thời gian và công sức của các em Ngoài học ở trường, các em còn tập trung khá nhiều thời gian cho các hoạt động khác như vui chơi, giải trí, học các lớp năng khiếu hay tự học ở nhà Qua khảo sát 120 phiếu điều tra những hoạt động ngoài giờ học của thiếu nhi khu vực ngoại thành Hà Nội tác giả thu được các kết quả như sau:
Bảng 1: Hoạt động ngoài giờ học
Trang 35Nhìn từ bảng số liệu ta nhận thấy như sau: Ngoài giờ học ở trường các
em đã dành khá nhiều thời gian của mình cho hoạt động đọc sách (21,6%) tiếp đến các em dành thời gian của mình cho việc tự học ở nhà chiếm 25,8%
Do các em lứa tuôi tiểu học vẫn còn tâm lí ham chơi nên vẫn còn 15% các em dành thời gian để vui chơi Ngoài ra các hoạt động khác như: đi học thêm (18,3%), truy cập ¡internet (4,1%), giúp đỡ bố mẹ (12,5%), xem tivi (2,5%) cũng được các em lựa chọn
Như vậy, ngoài giờ đến lớp đa số học sinh tiểu học vẫn hướng về hoạt động học tập vì đó hoạt động chủ đạo của lứa tudi nay Da số các em dành nhiều thời gian cho tự học và đọc sách Hứng thú hoạt động của học sinh tiểu học khu vực ngoại thành Hà Nội không phong phú so với nội thành Hà Nội
do điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn Bên cạnh
đó, các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, Internet cũng thu hút và chiếm thời gian đáng kể của các em Trong các hoạt động này, hứng thú của các em cũng biểu thị sự tác động sâu sắc của xã hội Các môn học mà các em yêu thích cũng thể hiện được năng khiếu của bản thân mỗi học sinh
Dưới đây là biểu đồ thể hiện các môn học mà học sinh tiểu học yêu thích:
Bảng 2: Môn học mà học sinh tiểu học yêu thích
Trang 36Biểu đỗ: Môn học yêu thích của học sinh
Toán Lịcn Đỉa Tieng yy Tin Ngoại Giáo Thể Tự
cong xã hội
dân
Qua khảo sát các hoạt động lứa tuôi tiểu học khu vực ngoại thành Hà Nội yêu thích giờ lên lớp và các môn học mà các em quan tâm và có hứng thú, có thể thấy một tín hiệu đáng mừng là các em hướng vào hoạt động lành mạnh Thời gian các em dành nhiều nhất cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp là: tự đọc, đọc sách, giúp bố mẹ Đây là những hoạt động giúp các em hoàn thiện tri thức và tích lũy vốn sống cho cuộc sống sau này Hứng thú đối với các môn học góp phần giúp các em hình thành nhu cầu đọc những ấn phẩm có nội dung tương ứng Chính vì vậy, đa số các em có nhu cầu và hứng thú đọc lành mạnh bước đầu biết lựa chọn những an pham co gia tri vé mat nội dung
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung học sinh tiểu học trên địa bàn
ngoại thành Hà Nội có thành tích học tập tương đối tốt, đồng thời dành thời