1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tìm hiểu về công nghệ NFC

16 4,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 442,61 KB

Nội dung

Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, chi phiếu, thẻ tín dụng khách hàng chỉ cần sử dụng chiếc điện thoại di động để trả tiền cho một loạt các giao dịch mua hàng hóa dịch vụ đang thực hiện..

Trang 1

I/ Hệ thống thanh toán di động

Là hệ thống thanh toán sử dụng điện thoại như là một thiết bị thanh toán Hệ thống này đã tồn tại từ rất lâu ở Nhật Bản, Châu Âu, Nam Triều Tiên

Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, chi phiếu, thẻ tín dụng khách hàng chỉ cần sử dụng chiếc điện thoại di động để trả tiền cho một loạt các giao dịch mua hàng hóa dịch vụ đang thực hiện Họ có thể sử dụng nó để thanh toán cho các loại hàng hóa sau:

 Nhạc, video, nhạc chuông, phí trò chơi online, hình nền và các hàng hóa kỹ thuật

số khác

 Tiền vé vận chuyển (vé xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa,…)

 Sách, tạp chí và các hàng hóa khác

Những công nghệ thanh toán di động và một vài điểm đáng chú ý:

SMS/USD

 Không cần thiết bị đặc biệt yêu cầu với đầu tư cơ sở hạ tầng ít

 Chi phí thấp nhưng kém an toàn

 Có thể sử dụng cho người không có tài khoản ngân hàng

 Dành cho thị trường mới xuất hiện Dịch vụ phát triển nhanh tại các thị trường

đó như là một tổ chức tài chính đầu tiên

WAP hoặc giải pháp trên nền tảng web khác

 Công nghệ dựa trên nền tảng Internet

 Yêu cầu sử dụng thiết bị đặc biệt

 Lịch sử lâu dài từ lúc WAP xuất hiện

 Moblie Internet thì không phổ biến cho đến một vài năm gần đây

 Sự giao dịch bị giới hạn giữa những người sử dụng

Contactless payment

 Được mô tả như một công nghệ thẻ thông minh

 Yêu cầu hạ tầng thanh toán và thiết bị đặc biêt

 An toàn hơn nhưng chi phí cao hơn

 Nhật Bản là quốc gia tiên tiến nhất với dịch vụ được tung ra năm 2005

 Nhiều sự thử nghiệm được thực hiện ngoài nước Nhật nhưng rất ít cuộc thử nghiệm về thương mại

Trang 2

Số liệu thống kê công nghệ thanh toán di động năm 2009

Thị trường thanh toán di động hiện nay

East Europe 6% NFC 16%

WAP web 4%

SMS/USSD 80%

Latin American

12 %

AMEA

Nouth American

7%

Total Transaction 0,85 billion Total users 73million

Trang 3

Ưu điểm của Mobile Payment

 Sự phổ biến của điện thoại di động là một thuận lợi cho nhà cung ứng khi triển khai cung ứng dịch vụ

 Quy trình thanh toán qua điện thoại nhanh gọn nên tránh cho người sử dụng sự phiền phức

 Linh hoạt vì người sử dụng có thể thực hiện các giao dịch bất kể nơi vào và tại thời điểm nào miễn là có sóng điện thoại

 Mức phí có thể chấp nhận được

Hạn chế của MP

 Giao dịch thanh toán có thể bị ảnh hưởng nếu sóng điện thoại không ổn định

 Vấn đề bảo mật khó khăn hơn do còn phụ thuộc vào điện thoại của người sử dụng, nó tùy thuộc vào sự cẩn trọng của người sử dụng

 Việc thanh toán bị phụ thuộc vào chiếc điện thoại

 Không phài là phương thức phù hợp cho mọi đối tượng như người lớn tuổi

I/ Công nghệ NFC

1/ Lịch sử hình thành và phát triển

NFC (Near Field Communication) được phát triển dựa trên nguyên lý tần số vô tuyến nhận dạng (Radio-frequency identification - RFID) RFID cho phép một đầu đọc gởi sóng radio đến một thẻ điện tử thụ động để nhận dạng và theo dõi Phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton vào năm 1983

Năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành lập NFC Forum NFC Forum đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của công nghệ NFC Forum luôn khuyến khích người dùng chia sẻ, kết hợp và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC Thêm vào đó, đối với các nhà sản xuất thì NFC Forum khuyến khích phát triển và nhận định những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC Hiện tại, NFC Forum có 140 thành viên trong đó bao gồm rất nhiều cái tên như LG, Nokia, HTC, Motorola, NEC, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Toshiba, AT&T, Sprint Nextel, Rogers, SK, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Texas Instruments, Qualcomm và NXP

Trang 4

Năm 2006, NFC Forum bắt đầu thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag) và cũng trong năm này, Nokia đã cho ra đời chiếc điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên

là Nokia 6131

Tháng 1 năm 2009, NFC công bố tiêu chuẩn Pear-to-Pear để truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth, v.v Với sự phát triển thành công của hệ điều hành Android

Năm 2010, chiếc smartphone thế hệ 2 của Google là Nexus S đã trở thành chiếc điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC

Năm 2011, tại sự kiện Google I/O, NFC một lần nữa chứng tỏ tiềm năng của mình với khả năng chia sẻ không chỉ danh bạ, địa chỉ URL mà còn là các ứng dụng, video và game Thêm vào đó, công nghệ NFC cũng đang được định hướng để trở thành một công

cụ thanh toán trên di động hiệu quả Một chiếc smartphone hay máy tính bảng với chip NFC có thể thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một chìa khóa hoặc thẻ ID Ngoài ra trong năm này NFC trở thành một phần của hệ điều hành điện thoại di động Symbian với việc phát hành phiên bản Symbian Anna

2/ Khái quát công nghệ NFC.

NFC (Near Field Communication) công nghệ truyền thông vô tuyến tầm ngắn mà có khả năng trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong trạng thái gần Nó kể đến sự phát triển của các thiết bị bao gồm điện thoại di

động mà được sử dụng giống như

một thẻ thông minh có thể đọc được

từ xa Phạm vi truyền thông tin

ngắn và tốc độ dữ liệu chậm hơn là

sự khác biệt giữa NFC và các công

nghệ không dây khác như

Trang 5

Bluetooth, REID, tia hồng ngoại, Wi-Fi

So sánh NFC với Bluetooth

NFC và Bluetooth cả hai công nghệ truyền thông tầm ngắn được tích hợp vào điện thoại di động

NFC truyền tải dữ liệu ở những khoảng cách rất nhỏ so với phạm vi của Bluetooth, chẳng hạn như tối đa chỉ từ 4-10cm so với 10m từ Bluetooth, công nghệ RFID thậm chí còn có thể đạt đến mức độ nhận sóng tính bằng km trong 1 số trường hợp Nhiều người cho rằng khoảng cách này quá nhỏ và là hạn chế của NFC nhưng đây chính là ưu điểm của nó, giới hạn 4-10cm được đặt ra nhằm tránh trình trạng chống chéo sóng trong khu vực đông đúc cũng như hạn chế các tương tác mà người dùng không mong muốn

Một nhân tố khác làm cho NFC khác biệt so với Bluetooth là nó kết nối với các thiết

bị khác nhanh hơn rất nhiều, kể cả Bluetooth 3.0 và 4.0 mới nhất Thay vì phải thiết lập tay để nhận diện 2 máy Bluetooth với nhau, 2 thiết bị NFC tự động hiểu và kết nối chỉ trong 1/10 giây Trong thực tế, NFC cũng thường dùng để loại bỏ quá trình kết nối phức tạp giữa 2 thiết bị Bluetooth

Cuối cùng, tốc độ cũng là điểm khác biệt giữa NFC và Bluetooth NFC hoạt động ở tần số radio băng tân ISM 13,56MHz và tốc độ chạy từ 106-424Kbps trong khi Bluetooth

là 2,4GHz nên tốc độ 2,1Mb/s ở bản 2.1 EDR Trong bản 3.0+HS thì tốc độ tối đa Bluetooth lên tới 24Mbps NFC không yêu cầu nhiều năng lượng để hoạt động, tương tự giao thức Bluetooth 4.0 Low Energy Tuy nhiên, khi NFC tương tác với các thiết bị không sử dụng năng lượng (Vd: thẻ nhận dạng NFC, SmartPoster, v.v ) thì NFC sẽ tiêu thụ nhiêu năng lượng hơn Bluetooth 4.0 Low Energy

NFC hoạt động theo tần số 13.56MHz tốc độ truyền tải khoảng từ 106kbit/s đến 848kbit/s NFC luôn yêu cầu một đối tượng khởi động và một đối tượng làm mục tiêu, chúng ta có thể hiểu nôm na là một máy sẽ đóng vai trò chủ động và máy còn lại bị động Máy chủ động sẽ tạo ra một trường tần số vô tuyến (RF) để giao tiếp với máy bị động Vì

Trang 6

vậy, đối tượng bị động của NFC rất đa dạng về hình thái từ các thẻ nhận dạng NFC, miếng dán, card, v.v Ngoài ra, NFC cũng cho phép kết nối giữa các thiết bị theo giao thức peer-to-peer

Chế độ hoạt động của NFC

Chế độ PASSIVE : Thiết bị INITIATOR tạo ra trường RF cung cấp năng lượng cho thiết bị TARGET , ở đây TARGET là thiết bị không mang năng lượng , không có pin , chỉ là vi mạch có ăng ten kích thước rất nhỏ có thể lưu trữ giữ liệu Khi TARGET nằm trong trường RF do INITIATOR tạo ra thì nó được chính trường RF truyền năng lượng

để hoạt động ( trường RF có mang năng lượng ) , sau đó TARGET hoạt động như là máy phản hồi tín hiệu , truyền thông tin nó lưu trữ lại cho INITIATOR ( chú ý là dữ liệu trong TARGET không bị mất )

Chế độ ACTIVE : ở chế độ này , hai thiết bị giao tiếp với nhau đều là INITIATOR , chúng liên tục tạo ra trường RF , để qua đó có thể trao đổi thông tin , ở chế

độ này vai trò INITIATOR và TARGET không có sự phân biệt

3/ Các thiết bị đã được hỗ trợ NFC

Nokia C7-00, Nokia 6212 Classic, Nokia 6131 NFC, Nokia 3220 & Nokia 5140(i) với phụ kiện NFC, Nokia N9 và Nokia N950 dành cho lập trình viên;

Samsung S5230 Tocco Lite/Star/Player One/Avila, Samsung SGH-X700 NFC, Samsung D500E, Samsung Galaxy S II, Samsung Wave 578;

Sagem my700X Contactless, Sagem Cosyphone;

LG 600V;

Motorola L7 (SLVR);

Google Nexus S, Nexus S 4G;

BenQ T80;

Blackberry Bold 9900/9930

4/ Lợi ích của công nghệ NFC

Trang 7

Bạn hãy thử tương tượng như sau:

7h30: Bạn thức dậy, đi đến văn phòng bằng xe bus, anh thanh toán tiền xe bằng cách chạm nhẹ điện thoại vào đầu đọc

7h45: Bạn thấy một poster mời tham dự buổi hòa nhạc miễn phí vào buổi chiều trên

xe, anh chạm điện thoại vào biểu tượng NFC trên tấm poster đó, thông tin chi tiết của buổi hòa nhạc ngay lập tức được truyền tải vào điện thoại Ngay lập tức, bạn đặt vé cho buổi hòa nhạc đó thông qua đường link chèn trong tấm poster rồi gửi tin nhắn mời vợ đi xem chung Thông tin xác nhận đặt vé được đẩy về điện thoại của bạn

8h15: Đến công ty, bạn chạm điện thoại vào cổng để mở khóa

12h Ăn trưa, bạn trả tiền bằng cách vẫy điện thoại qua đầu đọc, tất nhiên thông tin thẻ tín dụng đã được lưu trong máy của anh ấy từ trước rồi

13h Gặp mặt đối tác mới, thay vì chia sẻ danh thiếp thì bạn và người đó chỉ cần chạm điện thoại vào nhau để thông tin cá nhân của người này chuyển sang máy người kia 18h: bạn và vợ tới buổi hòa nhạc, chạm điện thoại vào máy soát vé và bạn sẽ vào rạp thành công

20h Nghe nhạc xong thì đi mua

sắm, bạndùng điện thoại để trả tất cả

các chi phí đó

22h bạn về nhà nhưng phát hiện

điện thoại bỏ quên trên tàu,bạn ngay

lập tức liên hệ với nhà mạng để hủy

tất các dịch vụ NFC trên điện thoại

Nếu sau này bạn may mắn tìm lại

được nó, bạn hẳn sẽ có thể khôi phục

lại tất cả mọi thứ như cũ

Vậy mục đích chính dùng NFC:

 Kết nối với các thiết bị

điện tử

Trang 8

Hai điện thoại NFC có thể thực hiện để trao đổi dữ liệu sau khi thiết lập kết nối bằng cách đưa chúng vào trong phạm vi hoạt động của NFC Điều này có thể thay thế khả năng truy cập vào thẻ khi mà người dùng chỉ cần chạm điện thoại của mình với người khác, và thẻ kinh doanh ảo này có thể được chuyển giao cho thiết bị của họ và hiển thị trên màn hình thiết bị đó Cách tương tự cũng được thực hiện với việc chia sẻ hình ảnh, file nhạc cũng như những thứ khác một cách dễ dàng

 Truy cập nội dung số, người dùng chỉ cần áp ĐTDĐ lên áp phích quảng cáo (có gắn thẻ sóng rađio – RF tag), lập tức người dùng sẽ nhận được các thông tin liên quan

 Giao dịch không tiếp xúc, ví dụ thanh toán, mua vé

5/ Nhược điểm của công nghệ NFC

Cái gì cũng vậy,cuộc sống có 2 mặt thì NFC cũng vậy.Tuy hiện đại là thế,tiện ích là thế nhưng NFC vẫn còn có một số nhược điểm như sau:

 Cần có một thời gian khá dài để phổ biến trên thế giới.Đặc biệt là những nước nghèo,đang phát triển

 Với những lợi ích của nó đem lại thì sẽ xuất hiền nhiều tội phạm công nghệ cao,gây nguy hiểm cho người sử dụng công nghệ này

 Phạm vi ứng dụng ngắn trong nhiều trường hợp cũng là một nhược điểm của công nghệ này

6/ Vấn đề an toàn cho người sử dụng công nghệ NFC

Mặc dù các giao thức của NFC khác nhau, nhưng vẫn được xem là linh động hơn, bảo mật hơn so với RFID hay thẻ thông minh Sự khác biệt chủ yếu là NFC được tích hợp trong các thiết bị di động để liên kết đến các dịch vụ bán lẻ hay các giao dịch tài chính… Thêm vào đó, tính năng bảo mật khi truyền dữ liệu là vô cùng quan trọng, do đó NFC trên các thiết bị di động không chỉ đơn giản là một công nghệ hay ứng dụng mà là một

“hệ sinh thái” NFC trên thiết bị di động được xác định là nhân tố quan trọng cho các giải pháp thanh toán của Amex, Mastercard và VISA Việc triển khai NFC đang thực hiện ở châu Âu, tương tự công nghệ không tiếp xúc đang được triển khai rộng rãi trong hệ thống phương tiện di chuyển công cộng trên khắp thế giới Một ĐTDĐ tích hợp một thiết bị bảo mật điện tử tạo mật khẩu ngẫu nhiên dựa trên phần cứng, đó có thể là thẻ mạch tích hợp toàn cầu (Universal Integrated Circuit Card-UICC) – là nền tảng lý tưởng cho các ứng

Trang 9

dụng NFC UICC chạy ứng dụng SIM trong mạng GSM và ứng dụng USIM trong mạng 3G/UMTS Mỗi UICC có thể bao gồm nhiều ứng dụng, cho phép truy cập cả 2 mạng 2G

và 3G, lưu danh bạ và chạy những ứng dụng khác

Nghe trộm NFC:

Các tín hiệu radio mà thiết bị NFC chủ động phát ra có thể bị bắt được dễ dàng với những angten Khoảng cách bắt sóng này tùy thuộc vào nhiều biến số khác nhau nhưng thường nằm trong khoảng vài mét Ngoài ra, việc nghe trộm này còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ hoạt động của thiết bị NFC, các thiết bị như thẻ tag, chìa khóa hoạt động ở chế độ passive sẽ khó bị truy cập dữ liệu hơn là những thiết bị chủ động phát tín hiệu RF

Thay đổi dữ liệu NFC:

Việc hủy dữ liệu NFC khá là dễ dàng khi sử dụng các thiết bị phá sóng RFID Hiện nay chúng ta không có bất cứ 1 phương thức nào để phòng chống các vụ tấn công kiểu này Tuy nhiên, nếu thiết bị NFC kiểm tra trường dữ liệu RF khi gửi dữ liệu, nó có thể nhận diện được hành vi tấn công này Việc thay đổi dữ liệu NFC thì khó hơn tiêu hủy khá

là nhiều Có lẽ bạn cũng nên hơi yên tâm về việc này

 Để sử dụng được thì người dùng sẽ buộc phải giữ cho thiết bị của họ bảo mật và

an toàn bằng những mã PIN bảo mật (key locks), các chương trình chống virus đồng thời cài đặt các ứng dụng cho phép xóa hoặc khóa toàn bộ dữ liệu trên điện thoại trong trường hợp bị mất

 Các công ty cung cấp thiết bị sẽ phải áp dụng các phương thức mã hóa và xác thực

an toàn nhất có thể trước khi đưa sản phẩm ra công chúng

 Các bên khác cũng phải áp dụng những phương thức bảo mật, chống virus, spyware hay malware xâm nhập vào hệ thống

II/ ứng dụng công nghệ NFC trong thanh toán

Năng lực thực sự của NFC được chia làm 3 dạng chính:

 Chế độ mô phỏng thẻ:chính là chế độ Google Wallet và các loại thẻ thanh toán không tiếp xúc khác dựa vào Với chế độ này, chiếc điện thoại trở thành thẻ tín dụng Mô

Trang 10

phỏng thẻ thông minh truyền thống càng thuận tiện cho các công ty như MasterCard hay Visa vì đều có cơ sở hạ tầng cho thanh toán không tiếp giáp

 Chế độ đầu đọc:điện thoại có thể đọc tag RFID thụ động trên các áp phích, sticker,

và các đồ dùng văn phòng phẩm khác chứa các loại thông tin nhất định Ví dụ, người dùng có thể để sát điện thoại vào tấm quảng cáo phim và bắt đầu phát đoạn giới thiệu phim, thời gian chiếu rạp, địa điểm

 Chế độ chia sẻ ngang hàng (peer-to-peer):cung cấp tương tác giữa hai thiết bị NFC như điện thoại Dùng chế độ này, người dùng có thể thanh toán hay chia sẻ bất cứ thông tin gì cho người khác chỉ bằng cách để hai điện thoại gần nhau

Ứng dụng trong thanh toán:

NFC có thể được sử dụng trong

thanh toán các dịch vụ và hàng bán lẻ,

ghi giá hàng và kiểm soát sự truy cập

của máy tính Ngoài ra nó cũng có thể

nhập thông tin từ điện thoại NFC của

người mua đến PC đến PC được trang bị

phù hợp cho thương mại điện tử

 NFC đóng vai trò như một

máy quét thẻ RFID

Một thiết bị NFC có thể hoạt động như một máy quét thẻ RFID cho phép đọc thông tin được nhúng bên trong Một ví dụ về điều này sẽ được áp dụng trong các nhà hàng có thể quét menu bằng cách chạm hoặc đưa điện thoại đến gần thiết bị đọc, giao diện hiện ra với các liên kết đến menu động có khả năng tương tác với điện thoại, các mô tả chi tiết về các mục trình đơn, đánh giá và thậm chí là biểu hiện thông qua một video

Ngày đăng: 20/09/2014, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w