1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường nhà máy điện tuabin khí

97 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Phạm vi công việc mà người lao động được phép: Thông điệp đầu tiên và rất rõ ràng để đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường và sau cùng để đạt mục tiêu văn hóa an toàn “không tai nạn” tr

Trang 1

SỔ TAY

AN TOÀN - SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG

NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ

Hà Nội, năm 2010

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Yêu cầu chung 7

Kiểm soát rủi ro nhà máy điện tuabin khí 12

1 Hệ thống cấp nhiên liệu khí (Gas) 12

2 Hệ thống cấp nhiên liệu dầu (Distilled Oil) 13

3 Hệ thống kho, cảng tiếp nhận dầu 15

4 Hệ thống nhớt điều khiển (thủy lực) 18

5 Nơi có nhiệt độ cao 22

6 Nơi có áp lực cao 25

7 Nơi có độ ồn cao 27

8 Máy phát điện 27

9 Sân phân phối, trạm biến áp 29

10 Máy bơm điện áp cao 31

11 Các thiết bị truyền động 33

12 Làm việc trong không gian chật hẹp 34

13 Làm việc tại kênh, tháp nước làm mát 36

14 Làm việc trên cao 38

15 Làm việc tại khu vực hố sâu, đào đất 40

16 Hệ thống điều khiển và chữa cháy bằng CO2 41 17 Tháo lắp thiết bị nhà máy điện 43

Trang 4

SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ

2

18 Phòng điều khiển và Văn phòng 46

19 Gian ắc qui và thiết bị nạp điện 48

Làm việc với thiết bị điện 50

1 Khoảng cách an toàn điện 50

2 Biện pháp an toàn điện 51

3 Làm việc tại thiết bị điện 54

4 Thao tác đóng / cắt điện 55

5 Đóng máy cắt hoặc cầu giao cách ly 55

Dụng cụ, thiết bị phục vụ sửa chữa 56

1 Yêu cầu chung 56

2 Sử dụng máy mài hai đá 58

3 Sử dụng máy mài cầm tay 59

4 Sử dụng máy cắt 60

5 Sử dụng máy khoan đứng 60

6 Sử dụng máy tiện 61

7 Sử dụng máy hàn điện 62

8 Sử dụng thiết bị hàn bằng khí hóa lỏng 64

9 Sử dụng xe, thiết bị nâng hạ 66

Bảo vệ môi trường và VSATTP 71

1 Khái niệm về bảo vệ môi trường 71

2 Quản lý chất thải, nước thải 72

3 Vệ sinh, an toàn thực phẩm 74

Trang 5

An toàn hóa chất 76

1 Bảo quản hóa chất 76

2 Vận chuyển hóa chất 77

3 Sử dụng hóa chất 78

4 Các quy định về cảnh báo, dấu hiệu nhận dạng 79 5 Hóa chất sử dụng trong NMĐ Tuabin khí 82

Sơ cấp cứu 90

1 Cấp cứu cho người bị điện giật 90

2 Cấp cứu người bị ngã trên cao 92

3 Cấp cứu người bị thương tích 93

4 Sơ cấp cứu khi nhiễm hóa chất 93

Lời kết 95

 

Trang 6

SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ

4

LỜI NÓI ĐẦU

Việc hình thành thói quen an toàn lao động là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho người lao động phòng ngừa được sự cố, tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp Do vậy, sẽ có một số yêu cầu buộc người lao động phải tự giác tuân theo hằng ngày, trước, trong và sau mỗi công việc, để hình thành thói quen đó và để bảo vệ an toàn cho chính người lao động, cho nhà máy

Tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết ở mức tối thiểu và chung nhất về các nguy cơ có thể xảy ra sự cố, rủi ro cho người, thiết bị và môi trường nhà máy Đồng thời, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và môi trường trong quá trình vận hành, sửa chữa hay bảo quản, bảo dưỡng các chất liệu, vật tư, thiết bị của nhà máy điện Tuabin (Turbine) khí

Tài liệu này không thể đề cập được hết tất cả các nguy cơ, các tình huống dẫn đến sự cố, rủi ro xảy ra một cách bất thường hay do những bất cẩn của người lao động và nằm ngoài phạm vi cung cấp thông tin của cuốn sổ tay này

Việc để xảy ra sự cố, rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người lao động, đó là ở trình

độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và mức độ tập

Trang 7

trung vào công việc trong khi thực hiện nhiệm vụ Nói cách khác, phụ thuộc vào kết quả quan sát, nhận diện và đánh giá rủi ro của người lao động (ngoài nhận diện và đánh giá rủi do của người cho phép công tác, người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn) và phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe, tinh thần của người lao động trong khi thực hiện công việc

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã thiết lập và công bố Chính sách An toàn – Sức khỏe – Môi trường của Tổ chức nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các sự cố, rủi ro có thể gây thương tích hay có hại đối với sức khỏe con người, gây thiệt hại về tài sản, tác động đến môi trường và cam kết thực hiện các biện pháp sau:

1/ Tuân thủ Luật pháp và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan Bảo đảm các hoạt động và các dịch

vụ của mình đáp ứng đạt chuẩn mực công nghiệp được thừa nhận;

2/ Cung cấp nguồn lực, hệ thống các quy trình cần thiết để thiết lập và duy trì mức rủi ro thấp nhất

về AT-SK-MT Kiểm soát các yêu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản, tổn thất sản xuất và tác động đến môi trường;

3/ Tạo thuận lợi cho việc trao đổi với cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, khách hàng, nhà cung cấp

Trang 8

SỔ TAY ATSKMT NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ

6

và những người có liên quan đến vấn đề cải thiện công tác AT-SK-MT Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác AT-SK-MT Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình, quy phạm

4/ Đào tạo cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty các kiến thức về công tác AT-SK-MT phù hợp với công việc mà họ đảm nhận

5/ Đảm bảo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được xây dựng và duy trì có hiệu quả, đủ năng lực ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp;

6/ Định kỳ kiểm tra, xem xét, đánh giá công tác quản lý và kết quả thực hiện công tác AT-SK-MT để không ngừng cải tiến

Mọi cá nhân trong Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm cùng lãnh đạo các cấp xây dựng và duy trì văn hóa An toàn - An ninh – Hiệu quả để thực hiện thành công chính sách này

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng

hy vọng rằng hệ thống quản lý AT-SK-MT của các đối tác phù hợp với chính sách nói trên nhằm thực hiện tốt công tác AT-SK-MT vì lợi ích đôi bên và của

cả cộng đồng

Trang 9

1 Phạm vi công việc mà người lao động được phép:

Thông điệp đầu tiên và rất rõ ràng để đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường và sau cùng để đạt mục tiêu văn hóa an toàn “không tai nạn” trong toàn Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam nói chung và tại các Nhà máy điện Tuabin khí nói riêng: Tất cả mọi người đều phải làm việc trong ranh giới “Tam giác an toàn” Tam giác an toàn được giới hạn bởi: Luật pháp / Chính sách và quy trình / Đào tạo và kỹ năng

Nếu có ai đó quyết định vượt ra ngoài ranh giới tam giác an toàn, người đó sẽ vi phạm và phải chịu

hoàn toàn trách nhiệm Không có ai bị buộc phải vượt

ra bên ngoài tam giác này, vì thế, nếu có ai đó yêu

Trang 10

YÊU CẦU CHUNG

8

cầu người lao động vượt ranh giới, người lao động có

quyền dừng công việc, vì “Tại các công trường và

nhà máy điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam không có việc gì quan trọng và cấp bách đến mức chúng ta không thể thực hiện công việc đó một cách an toàn”

Tam giác an toàn là một công cụ rất hữu hiệu cho những người lao động mới vào làm việc lần đầu và ngay cả với người đã có nhiều năm công tác Bởi vì, khi người lao động bị yêu cầu làm việc gì đó mà chưa được huấn luyện, trang bị các kiến thức cần thiết về

an toàn trong lĩnh vực này, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Đào tạo và kỹ năng” Hoặc khi người lao động bị yêu cầu “làm tắt”, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Quy trình”, …

2 Yêu cầu người lao động cần phải có đủ năng lực,

trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề

và có trạng thái tinh thần, sức khỏe phù hợp với công việc được giao; đã được học Nội quy, được kiểm tra

và cấp thẻ An toàn / xác nhận là An toàn viên, mới được phép thực hiện các công việc ở trong nhà máy

điện

3 Trước khi bắt tay vào bất kỳ công việc gì, người

lao động cần phải xem xét lại tất cả các vấn đề có liên

Trang 11

quan, tự kiểm tra và khẳng định chắc chắn rằng công việc đó được thực hiện trong những điều kiện như sau:

a) Với công việc thuộc Quy trình vận hành, sửa

chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, người lao động phải nắm vững, có đủ năng lực thực hiện và thành thạo quy trình đó

b) Với công việc không thuộc Quy trình vận hành,

sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, mỗi công việc chỉ được thực hiện khi có Phiếu công tác hay Lệnh công tác, Phiếu thao tác;

- Khi nhận Phiếu công tác,Phiếu thao tác hay Lệnh

công tác, Người lao động cần phải đọc kỹ để hiểu

rõ, có quyền thắc mắc và được phép yêu cầu Người ra lệnh/Người cấp phiếu/Người cho phép làm việc giải đáp các nội dung còn chưa rõ;

- Người lao động có quyền từ chối lệnh công tác nếu thấy rằng khi thực hiện lệnh đó có thể sẽ gây

ra tai nạn cho mình, cho người khác hoặc gây ra

sự cố thiết bị, môi trường nhà máy; lệnh đó là vi phạm quy định của nhà nước, vi phạm quy trình, nội quy hay quy định an toàn của đơn vị Sau khi

từ chối công tác, người lao động phải báo cáo sự việc với người có thẩm quyền cấp cao hơn

Trang 12

YÊU CẦU CHUNG

10

c) Các điều kiện, biện pháp để đảm bảo an toàn đã được thực hiện đầy đủ và phù hợp với Quy trình vận hành, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc phù hợp với nội dung công việc trong Phiếu công tác, Phiếu thao tác hay Lệnh công tác Đã được trang bị các PTBVCN đáp ứng tiêu chuẩn

và người lao động đã sử dụng chúng đầy đủ Người lao động có quyền đề nghị bổ sung thêm điều kiện, biện pháp hoặc trang bị thêm thiết bị, dụng cụ để đảm bảo an toàn, nếu thấy cần thiết d) Người lao động được phép rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra sự cố/tai nạn cho mình Nhưng ngay sau đó, phải báo cáo kịp thời cho người phụ trách hoặc người giám sát an toàn

và chịu dưới sự chỉ đạo của người có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp, các hành động

xử lý, khắc phục, phòng ngừa

e) Cần phải không ngừng quan sát, nhận định, đánh giá diễn biến của tất cả các mối nguy hiểm/rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn và phải nắm rõ lối/cách thoát hiểm;

g) Thực hiện công việc một cách bình tĩnh, tập trung

và chắc chắn

Trang 13

4 Không sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị đã

bị hư hỏng hoặc chưa được phép sử dụng (quá kỳ hạn kiểm định hoặc chưa được kiểm định)

5 Công tác thông tin liên lạc trong nhà máy điện đòi

hỏi phải luôn thông suốt Các tín hiệu đo lường, điều khiển và bảo vệ phải đảm bảo tin cậy

6 Cấm người lao động sử dụng rượu, bia hoặc chất

kích thích khác trong khi làm việc Người vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị chuyên dụng hoặc

có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng, bảo quản các chất liệu nguy hiểm (chất dễ cháy nổ hoặc hóa chất độc hại); làm việc trên cao; làm việc gần thiết bị điện; gần thiết bị áp lực, truyền động;…cần phải được người phụ trách kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, tinh thần xem có biểu hiện bất thường nào hay không, trước khi cho phép bắt đầu công việc

Trang 14

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

12

1 HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU KHÍ (Gas)

 Nguy cơ: Rò rỉ nhiên liệu khí (Gas) ảnh hưởng tới

môi trường không khí nhà máy và dẫn đến sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người

 Biện pháp an toàn:

- Hệ thống PCCC cho hệ thống cấp nhiên liệu khí

phải luôn sẵn sàng hoạt động;

- Định kỳ, diễn tập phương án PCCC đối với hệ

thống cấp nhiên liệu khí;

- Phân công lao động phù hợp, chỉ bố trí những

Trang 15

người có chuyên môn, đã được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu khí để làm việc tại khu vực này;

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống gas nhằm kịp thời

phát hiện ngay từ ban đầu hiện tượng rò rỉ khí gas Khi xảy ra rò rỉ khí Gas, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn khí gas, xử lý thông gió để hạn chế nồng độ khí gas tồn tại trong dải dễ cháy

nổ, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và kịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ rò rỉ

2 HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU DẦU

(Distilled Oil)

 Nguy cơ:

- Rò rỉ nhiên liệu dầu (Distilled Oil /Diezel) dẫn đến

sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người, tác động xấu tới môi trường

- Ngoài ra, hệ thống chứa chất lỏng có áp suất cao

cũng rất nguy hiểm, không chỉ do phụ kiện, vật liệu, chất liệu thể rắn bắn ra mà tia chất lỏng có áp suất cao phun ra cũng có thể gây sát thương cho

Trang 16

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

dầu luôn phải sẵn sàng hoạt động;

- Định kỳ diễn tập phương án PCCC, phương án ứng

cứu tình huống khẩn cấp (ƯCTHKC) đối với toàn

bộ hệ thống cấp nhiên liệu dầu (từ cầu cảng, hệ thống đường ống trong kho, bể chứa, đến đường ống và máy bơm dầu cấp cho Tuabin khí);

- Bố trí người có chuyên môn hoặc đã được huấn

luyện về PCCC và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu dầu để làm việc với hệ

Trang 17

thống này;

- Cần có các biện pháp ngăn ngừa, cô lập và thu gom

các nguồn dầu rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, đường ống, máy bơm dầu,…và thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng chống rò rỉ trong toàn bộ hệ thống cấp dầu

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu dầu

nhằm kịp thời phát hiện ngay từ đầu hiện tượng rò

rỉ dầu Khi xảy ra rò rỉ dầu, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn dầu phát thải, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và kịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ

rò rỉ, bục vỡ

3 HỆ THỐNG KHO, CẢNGTIẾP NHẬN DẦU

 Nguy cơ:

- Bục hoặc rò rỉ từ đường ống tiếp nhận dầu, từ bể

chứa dầu hoặc từ tầu/xà lan chở dầu

- Tràn dầu từ bể chứa

- Cháy nổ ở những khu vực có nhiên liệu dầu bị bục,

rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, xà lan hoặc ở chính tầu/xà lan chở dầu khi có một trong các nguồn nhiệt, tia lửa điện, phóng tĩnh điện, sét,… tác động

- Phóng tĩnh điện gây cháy nổ trong đường ống bơm

chuyển hoặc trong bể chứa

Trang 18

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

16

- Trơn trượt, ngã ở trên sàn thao tác của cầu tầu và

ngã xuống sông,

- Tác động đến môi trường: Dầu ngấm vào đất, tràn

ra sông,…, gây nguy hại cho sức khỏe con người

và cho môi trường sinh thái

 Biện pháp an toàn

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhập dầu từ tầu/xà

lan vào bể chứa, đảm bảo tránh tràn, vãi (cô lập chất cháy) và hạn chế việc tạo ra tĩnh điện do ma sát, tích lũy tĩnh điện và phóng tĩnh điện rất nguy hiểm

- Việc tạo ra tĩnh điện do ma sát và phóng tĩnh điện

là hoàn toàn có thể xảy ra trong đường ống và trong

Trang 19

bể chứa khi bơm tiếp nhận dầu Do đó, phải rất lưu

ý đến vận tốc bơm dầu vào bể chứa, không được phép vượt quá 7 m/s và nhất là khi miệng ống nhập còn nằm cao hơn mức dầu hiện có trong bể Đồng thời, mỗi khi tầu/xà lan vào cấp dầu, phải thực hiện biện pháp nối tiếp đất cho xà lan và cho đường ống bơm chuyển nhiên liệu với hệ thống tiếp đất của cầu tầu (để hạn chế việc tích lũy tĩnh điện trong quá trình bơm chuyển dầu từ tầu lên bể chứa - làm triệt tiêu dần tĩnh điện)

- Các mối ghép nối đường ống giữa cầu tầu và xà lan

cần phải đảm bảo chắc chắn, đúng quy cách kỹ thuật để trách rò rỉ hoặc bục, tuột tại các mối ghép nối này (để ngăn ngừa chất dễ cháy tràn ra ngoài môi trường)

- Cầu tầu phải đảm bảo đúng thiết kế đã được duyệt,

được chiếu sáng đầy đủ cho làm việc và bảo vệ vào ban đêm, có lan can, sàn cầu phải có độ nhám chống trơn trượt,…, thường xuyên bảo dưỡng, chống rỉ mòn hệ thống cầu cảng và đường ống tiếp nhận dầu nhiên liệu

- Định kỳ diễn tập phương án PCCC, phương án ứng

cứu sự cố dầu tràn (ƯCSCDT) đối với hệ thống kho, cảng tiếp nhận dầu

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý dầu tràn, xử

Trang 20

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

18

lý nước thải nhiễm dầu và xử lý nước trên bề mặt kho, phải đảm bảo nước thải sau xử lý đều phải đạt các tiêu chuẩn môi trường

4 HỆ THỐNG NHỚT ĐIỀU KHIỂN (Thủy lực)

4.1 Hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục

(Trở trục: Xoay trục để giảm dần và đồng nhất nhiệt độ giữa trục và gối đỡ trước khi xuống máy, dừng máy)

 Nguy cơ:

- Do yêu cầu của áp suất nhớt trong hệ thống rất cao,

ví dụ: tại nhà máy điện Cà Mau: 155 ± 10 bar; Tại

nhà máy Nhơn Trạch 1: 190 ± 10 bar Do đó, ngoài những nguy hiểm của hệ thống áp lực nói chung, hệ thống này còn có mối nguy hiểm sau đây:

- Khi áp suất của nhớt nâng trục, trở trục và bôi trơn

không đảm bảo (có thể bị rò rỉ, bục vỡ, lọt khí, hoặc bào mòn, hư hỏng phần cơ khí của máy bơm,

do chất lượng dầu nhớt,…), tùy thuộc vào mức độ không đảm bảo đó có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhiệt độ rất cao tại các ổ trục Tuabin – máy phát (Bình thường nhớt nâng trục tại ổ trục có nhiệt độ

là 71oC) và sẽ gây ra cháy tại ổ trục, cháy lan hoặc gây ra sự cố khác trong tổ hợp tuabin- máy phát điện,

- Gây Trip máy hoặc không thể khởi động được

Trang 21

- Thực hiện vận hành hệ thống nhớt đúng theo quy

trình vận hành hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống nhớt và kiểm tra

đột xuất khi có biểu hiện thông số bất thường để sớm phát hiện ra các vị trí bị rò rỉ hoặc bị chèn, tắc, không để áp suất nhớt tăng/giảm vượt ra ngoài dải

áp suất cho phép làm việc, gây sự cố tổ hợp máy phát và làm hư hại đến các thiết bị phụ trợ khác hoặc gây nguy hiểm cho người vận hành

Trang 22

tuabin-KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

20

- Cần cô lập nguồn điện, nguồn nhiệt với khu vực có

nguy cơ nhớt bị rò rỉ trong hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục Biện pháp cô lập phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện bởi người có chuyên môn về an toàn và PCCC

- Khi có rò rỉ, vương vãi dầu nhớt ra sàn, nền gian

máy phải tiến hành lau chùi sạch sẽ, trách cho những người đi lại trong khu vực này bị trơn trượt ngã Giẻ lau dính dầu mỡ hoặc chất hút dầu đều phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định

- Công việc xử lý những điểm bị rò rỉ trên hệ thống

nhớt phải được thực hiện theo kế hoạch hoặc theo lệnh của lãnh đạo nhà máy

4.2 Hệ thống nhớt kiểm soát GT

(Điều khiển các van cấp nhiên liệu dầu, gas và van cấp

gió nén IGV, van thoát hỗn hợp khí đốt khi xuống máy)

 Nguy cơ:

- Do áp suất của nhớt điều khiển các van cấp nhiên

liệu, van cấp gió nén cao, định mức: 155 ± 10 bar

(tại NMĐ Cà Mau) và 40 ± 8 bar (tại NMĐ Nhơn Trạch 1) Do đó sẽ có những nguy cơ của hệ thống

áp lực và mối nguy sau đây:

Trang 23

- Khi áp suất của nhớt trong hệ thống không đảm bảo

(có thể do rò rỉ, lọt khí hoặc hoạt động không đồng

bộ, do bào mòn, hư hỏng phần cơ khí trong máy bơm,…) dẫn đến vừa tạo ra môi trường dễ cháy vừa làm suy giảm/mất áp suất nhớt, gây nên việc điều khiển không chính xác, sai lệch hoặc làm suy giảm công suất, hiệu suất nhà máy và có thể dẫn đến sự cố tổ hợp máy phát điện (ở dạng Trip máy hoặc sẽ không khởi động được), nguy hiểm cho người vận hành

 Biện pháp án toàn:

- Thực hiện vận hành đúng theo quy trình vận hành

hệ thống nhớt kiểm soát Tuabin khí GT (thuộc hệ

Trang 24

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

22

thống nhớt thủy lực)

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống nhớt và kiểm tra

đột xuất khi có biểu hiện thông số bất thường để sớm phát hiện các vị trí bị rò rỉ hoặc vị trí bị chèn, tắc để xử lý, tránh việc áp suất tăng/giảm vượt ra ngoài dải áp suất cho phép làm việc, không điều khiển được các van kiểm soát Tuabin nêu trên hoặc

sẽ gây ra sự cố cho nhà máy, gây nguy hiểm cho người vận hành

- Cần cô lập nguồn điện, nguồn nhiệt với khu vực có

nguy cơ bị rò rỉ nhớt trong hệ thống nhớt điều khiển Biện pháp cô lập phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện bởi người có chuyên môn về an toàn và PCCC

- Khi có rò rỉ, vương vãi dầu nhớt ra sàn, nền gian

máy phải tiến hành lau chùi sạch sẽ, trách cho những người đi lại trong khu vực này bị trơn trượt ngã Giẻ lau dính dầu mỡ hoặc chất hút dầu đều phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định

5 NƠI CÓ NHIỆT ĐỘ CAO

(Tại buồng đốt gian tuabin khí, gian Tuabin hơi và dọc theo các tuyến hơi cao áp, trung áp, buồng sấy hơi, lò thu hồi nhiệt,…)

 Nguy cơ: Việc vô ý chạm vào các bề mặt hay các

Trang 25

- Luôn phải sử dụng găng tay cách nhiệt phù hợp khi

thao tác trên các van, đường ống có nhiệt độ cao

- Cần lưu ý đến các biển cảnh báo nơi có nhiệt độ

cao ở tại các khu vực thao tác và chỉ được phép di chuyển trong phạm vi là hành lang an toàn đến các thiết bị có nhiệt độ và áp lực cao

- Thận trọng với những vị trí có thể có nhiệt độ tăng

bất thường (chỗ bục hoặc rò rỉ khí đốt, hơi, nước có

Trang 26

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

24

nhiệt độ cao) và luôn phải làm việc có từ 02 người trở lên ở những khu vực như buồng đốt, buồng xấy

và dọc tuyến khí/hơi có nhiệt độ cao

- Thực hiện cô lập chỗ rò rỉ khí đốt, hơi, nước có

nhiệt độ cao hoặc treo, gắn biển cảnh báo tại các vị trí đó trong khi chưa kịp xử lý, khắc phục

- Cần phải rời ra xa các nguồn bức xạ có nhiệt độ

cao khi cảm thấy cơ thể khó chịu, ngột ngạt khó thở

và báo cáo với người quản lý, điều hành Nếu có người bị ngất thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, sơ cấp cứu và để nghỉ ngơi hồi

phục hoặc đưa đến cơ sở y tế

Trang 27

6 NƠI CÓ ÁP LỰC CAO

(Đường thoát khí sau khi đốt/sinh công và đường xả by-pass, buồng sinh hơi, lò thu hồi nhiệt, đường hơi nước cao áp, trung áp, hạ áp)

 Nguy cơ: Khi làm việc ở gần hoặc trên các thiết bị

của hệ thống áp lực, người lao động phải luôn chú

ý và thận trọng tối đa Việc bục vỡ chỉ một chi tiết nhỏ có áp suất có thể giải phóng ra một lượng khí đốt hoặc hơi, nước rất lớn - Hệ thống áp lực trong nhà máy điện luôn có nguy cơ có thể giải phóng khí/hơi/chất lỏng với áp suất và nhiệt độ rất cao có thể gây thương tích hoặc nguy hiểm đến tính mạng

 Biện pháp an toàn:

- Luôn phải chắc chắn rằng các bộ phận, thiết bị nằm

trong hệ thống áp lực đã được cô lập và được kiểm tra, gắn biển “Đã cô lập” trước khi bắt đầu các công việc tháo mở, sửa chữa trên hệ thống áp lực (ví dụ: Khi sửa chữa lớn bên hệ thống Tuabin hơi thì nên dừng bên Tuabin khí, mặc dù vẫn có các tấm che chắn khí đốt, dùng cho việc vận hành chu trình đơn – khi nhà máy chỉ chạy Tuabin khí)

- Đảm bảo chắc chắn rằng áp suất của các bộ phận,

thiết bị trong hệ thống áp lực đã được xả hết trước khi tháo, mở và thao tác sửa chữa trên hệ thống áp

Trang 28

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

26

lực

- Đảm bảo rằng người lao động đã biết rõ về áp suất

làm việc của hệ thống, giới hạn chịu áp suất của từng bộ phận, thiết bị và tất cả các thao tác trên hệ thống sẽ không làm áp suất bên trong vượt quá giá trị giới hạn cho phép

- Nghiêm cấm việc sửa chữa, ngăn rò rỉ trên các bộ

phận, thiết bị đang chịu áp lực hoặc thực hiện việc gia nhiệt, hàn trên thiết bị đang chịu áp suất

- Nghiêm cấm việc cô lập hay làm mất tác dụng của

các van an toàn trên hệ thống áp lực

Trang 29

7 NƠI CÓ ĐỘ ỒN CAO

 Nguy cơ: Trong nhà máy điện Tuabin khí, tại một

số khu vực có độ ồn cao hơn mức 75 dB, như gian máy tuabin khí/hơi và các van an toàn có độ ồn khá lớn, có thể gây ảnh hưởng đến thính lực khi tiếp xúc lâu dài

 Biện pháp an toàn:

- Bắt buộc người lao động phải sử dụng nút bịt tai

chuyên dụng đối với những người công tác quanh khu vực Tuabin, gần các van an toàn và gần đường

xả by-pass

- Khi cảm thấy khó chịu, lập tức phải thông báo với

người giám sát và rời khỏi khu vực đó để tránh thính lực chịu đựng quá ngưỡng cho phép gây suy giảm thính lực

8 MÁY PHÁT ĐIỆN

 Nguy cơ :

- Khu vực máy phát điện thường có nhiệt độ tương

đối cao, có khả năng xảy ra sự cố chạm chập bên trong hoặc cháy máy phát điện

- Có nguy cơ tác động nhầm từ hệ thống chữa cháy

dẫn đến tự động phun khí CO2 vào khu vực gian máy phát điện đang có người kiểm tra, hiệu chỉnh

- Khi có sự cố máy phát điện sẽ ảnh hưởng đến công

Trang 30

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

28

suất và chất lượng điện phát ra hoặc có nguy cơ gây sự cố nhà máy điện, lưới điện

- Có thể bị điện giật trong khi vận hành, thay thế,

hiệu chỉnh (chổi than/ kích từ) máy phát điện

- Thường xuyên kiểm tra các thông số vận hành của

máy phát điện để kịp thời xử lý và báo cáo cấp trên khi có thông số bất thường

- Khi kiểm tra máy phát điện phải thực hiện đúng

quy trình và phải có biện pháp cơ khí để khóa hệ thống chữa cháy bằng CO2 cho khu vực này Sau khi kiểm tra xong, trả lại trạng thái hệ thống chữa cháy như ban đầu

- Thường xuyên vệ sinh công nghiệp, đảm bảo sạch

sẽ và không để các chất dễ cháy ở trong khu vực gian máy phát điện

- Việc kiểm tra chổi than trong khi máy phát điện

hoạt động phải đeo găng tay có độ cách điện phù hợp và phải cài chặt găng tay vào cổ tay, đeo kính bảo hộ Nghiêm cấm dùng tay (cả khi đã đeo găng

Trang 31

tay cách điện) tiếp xúc đồng thời với hai điện cực khác nhau của máy phát điện

- Khi sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện: Đơn vị

công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo, đặt rào chắn (nếu thấy cần thiết) quanh vùng làm việc để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác và cho cộng đồng (không để người không có nhiệm vụ vào khu vực

có nguy cơ bị tai nạn) Cần chắc chắn rằng đã cô lập hoàn toàn các nguồn điện từ các nơi có liên quan có thể cấp điện trở lại các cuộn dây máy phát điện, như: Từ máy biến áp lực, máy biến áp tự dùng, máy phát điện dự phòng, các phụ tải trong nhà máy,…, phải thực hiện tiếp địa cho các cuộn dây máy phát điện và tuân thủ theo Phiếu công tác

9 SÂN PHÂN PHỐI, TRẠM BIẾN ÁP

 Nguy cơ: Phóng điện do vi phạm khoảng cách an

toàn; đứt dây lèo; sự cố các thiết bị liên quan và sự

cố cháy, nổ tại máy biến áp; các thao tác nhầm cũng có thể gây ra sự cố

 Biện pháp an toàn:

- Cần kiểm tra thường xuyên máy biến áp, sân phân

phối nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của thiết bị (tiếng ồn, độ rung, sự tỏa nhiệt, màu sắc của các mối tiếp xúc dẫn điện, màu sắc của dầu máy biến áp, mối nối dây tiếp địa, sự phóng

Trang 32

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

30

điện bề mặt sứ,…) Giám sát chặt chẽ các thông số vận hành của máy biến áp và các thiết bị, khí cụ điện của sân phân phối

- Những người không có nhiệm vụ, không được phép

vào khu vực sân phân phối, trạm biến áp Khi vào khu vực sân phân phối, trạm biến áp phải có từ 2 người trở lên Mọi công việc trong đó chỉ được thực hiện theo nhiệm vụ chuyên môn đã được xác định trong quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc theo Lệnh công tác, Phiếu công tác, Phiếu thao tác

- Phải tuân thủ việc trang bị các thiết bị bảo vệ cá

nhân theo đúng quy định, tuân thủ phạm vi công

Trang 33

tác và khoảng cách an toàn điện

- Hệ thống PCCC cho sân phân phối, máy biến áp

phải thường xuyên được kiểm tra và đảm bảo luôn sẵn sàng hoạt động

10 MÁY BƠM ĐIỆN ÁP CAO

(Máy bơm nước làm mát, bơm nước ngưng, máy bơm dầu chính và máy bơm chữa cháy sử dụng điện trung áp 6,6 KV)

 Nguy cơ:

- Điện áp cao, có nguy cơ bị phóng điện, ngắn mạch,

rò điện gây điện áp bước,…;

- Có thể bị mất pha gây sự cố lan truyền;

- Có khả năng bị điện giật trong khi tiến hành sửa

chữa, bão dưỡng

- Có các nguy hiểm về áp lực cao của chất lỏng

(nước hoặc dầu nhiên liệu) trong hệ thống đường ống công nghệ, van và tác động cơ học tại cơ cấu truyền động quay

 Biện pháp an toàn:

- Trong công tác thí nghiệm định kỳ: Phải thực hiện

đầy đủ và đồng bộ cho tất cả các phần tử trong hệ thống máy bơm điện trung áp (Phần điện: Từ máy cắt ở mạch cấp nguồn, cáp điện, đến động cơ; Phần

cơ khí: từ máy bơm, van, đường ống), xử lý đảm

Trang 34

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

32

bảo chất lượng cách điện của cáp điện, cuộn dây động cơ máy bơm; cài đặt, hiệu chỉnh chính xác thông số tín hiệu đo lường, điều khiển và bảo vệ; đảm bảo sự làm việc chắc chắn, tin cậy của hệ thống đo lường, bảo vệ

- Trong công tác vận hành: Phải thường xuyên theo

dõi các thông số vận hành của động cơ, máy bơm,

áp lực trong đường ống Thường xuyên kiểm tra thực tế để sớm phát hiện các hiện tượng bất thường Trục động cơ, máy bơm khi vận hành phải được trang bị các tấm che chắn cần thiết và người kiểm tra, giám sát vận hành luôn phải giữ khoảng cách an toàn đến các bộ phận chuyển động quay, đến các phần mang điện

- Trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng: Đơn vị công

tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo an toàn cho người công tác và cho cộng đồng Đồng thời, phải đặt rào chắn (nếu thấy cần thiết) quanh vùng làm việc, sao cho người không có nhiệm vụ không đi vào khu vực rất dễ bị tai nạn Trường hợp làm việc với đường cáp điện ngầm, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho người có thể bị rơi xuống hố Tuân thủ theo Phiếu công tác, Phiếu thao tác Sử dụng trang, thiết bị an toàn đầy đủ và đúng quy định Cắt

Trang 35

nguồn điện của động cơ, thực hiện tiếp địa tại nơi làm việc và dùng mọi biện pháp để đề phòng có điện trở lại

- Đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng phải kéo Máy cắt cấp

điện cho động cơ ra “Vị trí thí nghiệm/ sửa chữa”

và treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”

- Nếu động cơ có trung tính nối với trung tính của hệ

thống điện thì phải tách điểm trung tính của động

cơ khỏi hệ thống điện rồi mới tiến hành sửa chữa.

11 CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG

 Nguy cơ: Các thiết bị truyền động bao gồm các

động cơ, máy bơm, máy gia công cơ khí, thiết bị nâng/hạ, xe nâng vận chuyển vật tư thiết bị, Khi làm các công việc với các thiết bị này có nhiều nguy cơ bị tai nạn và xảy ra tại các phần truyền động

 Biện pháp an toàn:

- Trước khi khởi động thiết bị truyền động phải kiểm

tra tình trạng các thiết bị bảo vệ, động cơ phải đảm bảo hoạt động tốt Các che chắn phải đầy đủ, đảm bảo an toàn và không bị hư hại; vị trí thao tác phải chắc chắn, gọn gàng, sạch sẽ

- Không được vận chuyển, di dời bất cứ vật gì đi

Trang 36

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

34

ngang qua phía trên các phần truyền động trong khi máy móc, thiết bị đang hoạt động

- Không được chạm vào các phần quay, hoặc phần

truyền động khi chưa được kiểm tra, đánh giá bởi người giám sát an toàn và cho phép thực hiện

- Không được thực hiện bất kỳ công việc gì trên máy

móc, thiết bị khi thiết bị còn đang quay, đang chuyển động

- Không mặc áo quá rộng, quá dài; không quấn khăn

quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn hay găng tay không phải là loại bảo hộ Nếu để tóc dài phải buộc chặt và cuốn hết vào bên trong mũ

12 LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN CHẬT HẸP

 Nguy cơ: Làm việc trong không gian hẹp như bên

trong các khối gia nhiệt, khối phụ, bên trong lò, v.v luôn mang đến nguy cơ bị ngạt do thiếu dưỡng khí hoặc bị nhiễm độc bởi các loại khí, hơi độc khác Do đó, luôn phải thực hiện các biện pháp an toàn sau đây trước khi vào làm việc trong không gian trật hẹp

 Biện pháp an toàn:

- Chắc chắn rằng không gian hẹp đã được thông gió

và nếu thấy cần thiết phải yêu cầu bổ sung thêm thiết bị thông gió tạm thời

Trang 37

- Phải kiểm tra nồng độ khí ôxy và các loại khí độc

trước khi bắt đầu công việc bên trong Nồng độ ôxy trong khu vực làm việc phải nằm trong dải 19,5-21% và nồng độ khí độc, khí cháy nổ phải nằm trong giới hạn cho phép

- Chắc chắn rằng luôn có 01 người đứng ở bên ngoài

vùng không gian làm việc để giữ liên lạc với người làm việc bên trong và để kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

- Phải cô lập tất cả các nguồn năng lượng tại khu vực

làm việc trật hẹp, như nguồn điện, nhiệt, cơ học, các chất khí/hơi dễ cháy nổ và khí độc….và khóa chắc chắn các bộ phận đóng/cắt điện của thiết bị điện có liên quan đến khu vực làm việc và phải thực hiện nối tiếp đất thiết bị điện, các phần kim loại ở bên trong vùng không gian làm việc, ngăn ngừa các nguồn năng lượng trên có thể xuất hiện trở lại gây mất an toàn cho khu vực làm việc

- Phải ngừng ngay công tác nếu hàm lượng dưỡng

khí xuống thấp dưới mức cho phép và chờ đến khi thực hiện biện pháp tái lập hàm lượng ôxy tại khu vực làm việc về mức bình thường mới được tiếp tục công việc

- Trong quá trình hàn xì và sửa chữa có thể làm giảm

rất nhanh hàm lượng ôxy và phát sinh các loại khí

Trang 38

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

36

độc, khí cháy nổ trong không gian trật hẹp, do đó bắt buộc phải sử dụng thiết bị đo, giám sát các điều kiện không khí và thiết bị giám sát phải phát ra tín hiệu cảnh báo mỗi khi hàm lượng các thành phần khí không nằm trong giới hạn cho phép

- Sử dụng máy bộ đàm hoặc phương tiện truyền tin

để giữ liên lạc với người làm việc bên trong Lập danh sách ghi nhận thời gian và số người vào/ra với không gian hạn hẹp khi có số người vào làm việc từ

3 người trở lên

- Người giám sát và người làm việc phải nắm rõ các

vị trí điện thoại gần nhất, nút ấn còi báo động và cách sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp

13 LÀM VIỆC TẠI KÊNH, THÁP NƯỚC LÀM

MÁT

 Nguy cơ: Khu vực kênh nước làm mát (bao gồm từ

cửa nhận nước đến nhà bơm nước làm mát, khu vực bể siphon, cửa xả) là những khu vực có nguy

cơ va vấp, trượt ngã và chết đuối cao Khi bị trượt ngã xuống lòng kênh, hầu như không thể tự thoát lên được

Trang 39

 Biện pháp an toàn:

- Chỉ những người được phân công nhiệm vụ và có

đủ năng lực thực hiện các công việc trong khu vực này mới được phép vào làm việc;

- Đảm bảo rằng trong khi làm việc luôn có người

giám sát ở bên ngoài và được hỗ trợ bởi các phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, quần áo bảo

hộ, giầy bảo hộ;

- Luôn mang (mặc) áo phao bên ngoài và không

được bước ra khỏi phạm vi lan can bảo vệ, trừ khi

đã cài/móc dây an toàn;

- Hệ thống chiếu sáng cho khu vực kênh nước làm

mát phải đảm bảo liên tục từ 5 giờ chiều đến 6

Trang 40

KIỂM SOÁT RỦI RO NMĐ TUABIN KHÍ

38

giờ sáng và riêng với các khu vực phía trong nhà,

hố bơm phải được chiếu sáng liên tục

14 LÀM VIỆC TRÊN CAO

 Nguy cơ: Ngã từ trên cao xuống hoặc đánh rơi các

dụng cụ, linh kiện, vật tư… xuống những người làm việc phía dưới

 Biện pháp an toàn

- Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 2m

trở lên và dây phải có độ dài phù hợp đảm bảo cho người không thể rơi tự do trong khoảng quá 2m và dây phải có độ bền, điểm móc dây phải ở phía cao hơn đầu người

- Nếu khu vực làm việc không có sẵn sàn thao tác thì

phải trang bị giàn giáo đủ tiêu chuẩn: tay vịn, thang leo và thanh chặn chân Ở những vị trí không thể lắp giàn giáo, thì phải sử dụng dây an toàn toàn thân và không được leo lên, xuống bằng đường ống

và thiết bị có sẵn

Ngày đăng: 19/09/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w