(1) Biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục:
- Cáp buộc tải để cẩu phải được bảo quản tốt và sử
dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo ghi trong CATALOG
- Chiều dài, tiết diện, chất lượng dây cáp treo phải phù hợp, đúng chủng loại của thiết bị cần trục. - Khi nâng thiết bị, góc tạo bởi hai dây cáp treo đối
xứng phải nhỏ hơn 90o
- Khi móc cáp treo vào thiết bị phải móc đúng chỗ
qui định của nhà chế tạo thiết bị.
- Khi nâng và di chuyển dùng tốc độ thấp và dùng dây thừng cột giữ thêm để thiết bị không cho
đung đưa, qua lại
- Việc lắp tải trọng vào cẩu phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc.
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA
67
- Không được vận hành quá tải trọng tĩnh và động của thiết bị nâng.
- Không được đứng dưới tải hoặc trên tải trong khi
đang cẩu. Phạm vi an toàn theo chiều ngang phụ
thuộc vào chiều dài cáp treo và kết cấu tải.
- Phải kiểm tra tổng thể thiết bị cẩu trước khi sử
dụng bao gồm phần điện, điều khiển và cơ khí. - Trước khi sử dụng thiết bị cẩu kéo vào công tác
cần thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra hành trình di chuyển cẩu, cao độ
cẩu, tải trọng cẩu.
Kiểm tra các hư hỏng, mòn và các chức năng hoạt động của cẩu.
Kiểm tra tải trọng, số lượng của các dụng cụ
móc cẩu (cáp, palang, maní, eyebolt…).
- Phải lót những vật liệu mềm ở góc cạnh sắc, không để cáp tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ đó. - Người vận hành cẩu tuyệt đối tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy cẩu. Trong trường hợp điều
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA
68
khiển cẩu bằng dụng cụ điều khiển từ xa, người vận hành cẩu phải thuần thục với tất cả các chức năng của các phím bấm hoặc cần gạt.
(2) Biện pháp an toàn khi sử dụng xe nâng:
- Cấm nâng thiết bị có khối lượng lớn hơn khối lượng cho phép ghi trên xe nâng.
- Cấm di chuyển khi xe ở trạng thái đang nâng.
- Cấm đứng cùng với thiết bị khi xe nâng đang di chuyển.
- Cấm lên hoặc xuống dốc với độ dốc lớn hơn 10o khi chở thiết bị
- Khi xuống dốc có tải phải đi lùi, thẳng
- Cấm không chở vật có kích thước quá khổ, mất tầm quan sát.
- Khi bơm bánh xe phải bơm đúng với áp suất ghi trên xe.
- Lưu ý những vị trí dễ bị kẹt chân hoặc tay. - Phải thắt dây đai an toàn khi vận hành xe.
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA
69
- Phải luôn ngồi trong cac-bin xe khi xe hoạt động. Không được thò đầu, tay chân ra khỏi xe.
- Khi xe chuẩn bị lật:
Không được nhảy ra khỏi xe.
Ngồi tại chỗ và di chuyển cùng xe. Nắm chắc tay lái.
- Luôn luôn phải quan sát xung quanh trước khi cho xe di chuyển.
- Cấm cho bất cứ người nào khác ngồi trên xe trong khi xe đang hoạt động.
- Cấm nâng bất cứ người nào trên cần nâng mà không sử dụng các thùng đặc biệt được thiết kế
an toàn cho người.
- Bóp còi xe trong các trường hợp sau: Trước khi lùi xe
Vào nơi giao lộ
Khi di chuyển xe qua cửa.
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA
70
- Một số xe nâng được trang bị đèn vận hành là màu vàng thì phải bật đèn vận hành khi xe hoạt
động.
(3) Biện pháp an toàn khi sử dụng kích thuỷ lực:
- Phải kiểm tra trước khi sử dụng: Không có sự rò rỉ nhớt thủy lực.
- Cấm nâng kích quá khối lượng cho phép - Không được vượt quá hành trình cho phép.
- Khi một thiết bị phải nâng bằng nhiều kích thì phải nâng đồng đều, bước di chuyển ngắn và xong mỗi bước phải chêm cố định thiết bị lại, luôn giữ thiết bị ở vị trí phẳng song song mặt đất
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
71
1. KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) không chỉ
là công việc của một số chuyên gia, nó là phần quan trọng trong các hoạt đồng hàng ngày của mỗi CBCNV trong nhà máy điện. Mỗi người đều có thể đóng góp cho công tác BVMT bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Trước hết phải tìm hiểu và hiểu rõ những tác động môi trường do công việc của mình gây ra.
- Lập hay thực thi kế hoạch BVMT: Trước khi bắt
đầu công việc gì cần xác định rõ các loại chất thải nào sẽ phát sinh, nguy cơ gây ô nhiễm và những rủi ro cho môi trường do các chất thải đó hoặc do xảy ra sự
cố; cách thu gom, phân loại chất thải; cách ngăn ngừa và xử lý sự cố.
- Luôn có ý thức giảm thiểu các chất thải và giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến môi trường.
- Giữ khu vực làm việc sạch sẽ. Xác định và phân loại chất thải một cách phù hợp, khoa học.
- Đặt các khay hứng chất lỏng bên dưới những điểm bơm, chiết dầu và hóa chất.
- Báo cáo ngay khi xảy ra sự cố tràn, đổ dầu hay hóa chất cho người có trách nhiệm để kịp thời triển khai phương án ƯCTHKC, phương án PCCC.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH, AN
TOÀN THỰC PHẨM
72
- Liên hệ với bộ phận phụ trách công tác ATSKMT khi có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp.
2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI
Giảm thiểu chất thải
- Cần có ý thức hạn chế, giảm thiểu chất thải bằng cách hạn chế sử dụng hoặc tái sử dụng, tái chế các loại chất thải phù hợp.
- Chỉ đặt hàng và dùng lượng vật tư, hóa chất thật sự
cần thiết, tránh thải bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
- Thay thế các loại vật tư, hóa chất gây ô nhiễm bằng loại ít hoặc không gây ô nhiễm, nếu có thể.
- Tái sử dụng lại các loại chất thải không độc hại nếu thích hợp.
Phân loại chất thải
Các chất thải cần được phân loại ngay tại nguồn và thu gom, lưu trữ, xử lý riêng biệt.
Chất thải có thể phân loại thành ba loại như sau:
Chất thải tái chế
Kim loại thải bỏ (vỏ lon, mảnh kim loại từ công nghiệp)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
73
Thủy tinh, một số loại nhựa
Chất thải không nguy hại
Chất thải chung (không được đề cập ở đây) Chất thải hữu cơ
Chất thải vô cơ: Gạch vụn, bê tông,…
Chất thải nguy hại
Sơn, dung môi sơn; cặn dầu và nhiên liệu dầu, khí Hóa chất thải
Bình ắc quy phế thải
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu, hóa chất
Bao bì, giẻ lau, vật liệu nhiễm dầu, mỡ, hóa chất
Ống đèn neon, phụ tùng chiếu sáng, thiết bị máy tính, mực in thải
Khí thải, xỉ lò Vật liệu bảo ôn
Quản lý chất thải nguy hại
- Các chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng biệt và đúng theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH, AN
TOÀN THỰC PHẨM
74
- Phải có kho lưu trữ riêng, biệt lập và đảm bảo chất thải được lưu trữ trong kho cô lập với bất cứ nguồn nước nào hoặc không có nguy cơ rò rỉ ra môi trường. - Tuyệt đối không thải chất thải nguy hại vào đất, nước hay không khí xung quanh.
- Chất thải lỏng cần được lưu trữ trong thùng được thiết kế phù hợp để ngăn ngừa rò rỉ, tràn đổ, phong hóa, bốc hơi,…
- Phải đảm bảo thùng chứa và chất thải chứa bên trong không phản ứng với nhau.
- Các thùng chứa chất thải nguy hại cần được dán nhãn rõ ràng cho biết loại chất thải chứa bên trong và mức độ độc hại.
3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
- Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận
đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. - Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 75 - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật, côn trùng và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. - Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu gom chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
AN TOÀN HÓA CHẤT
76
1. BẢO QUẢN HÓA CHẤT
- Các loại hoá chất cần có khu vực lưu trữ được quy định riêng, đảm bảo khô thoáng, thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.
- Phải quy định khu vực riêng cho các loại hoá chất
đặc biệt nguy hiểm như axit đặc, kiềm đặc, chất dễ cháy nổ…
- Tuyệt đối không lưu trữ các chất oxi hoá mạnh (như H2SO4) gần các chất dễ cháy nổ (nhiên liệu, N2H4.H2O…)
- Hoá chất lưu trữ phải có nhãn mác rõ ràng, đầy
đủ các thông tin: tên hoá chất, nồng độ, ngày nhập (hay ngày pha). Các hoá chất độc phải có nhãn hiệu đặc biệt và đánh dấu nguy hiểm
- Các loại hóa chất mất nhãn hiệu nhất thiết không
Mọi công nhân/kỹ thụât viên trước khi thao
tác với hoá chất cần xác định vị trí và biết
cách sử dụng vòi nước khẩn cấp và vòi rửa
mắt; nắm vững các điều kiện an toàn của loại
hoá chất được thao tác, các ký hiệu an toàn
AN TOÀN HÓA CHẤT
77
được sử dụng, chỉ được dùng sau khi kiểm tra lại chính xác bằng phương pháp phân tích và có biên bản xác nhận.
- Dụng cụ, hóa chất, các trang bị làm việc phải bố
trí gọn gàng, ngăn nắp, theo thứ tự, lấy chỗ nào
để vào chỗ đó. Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ, khô ráo, nền nhà không được có nước hoặc dầu, khi bị
vương vãi phải lập tức lau chùi cho thật sạch và khô ráo.
- Khi axít rơi xuống nền nhà, không được dùng nước dội rửa ngay mà phải dùng vôi bột phủ lên rồi quét sạch, sau đó mới dùng nước dội rửa và lau khô.
- Bình/dụng cụ chứa hoá chất nguy hiểm là rác thải nguy hại, không rửa và sử dụng cho mục đích khác.
2. VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT
- Trước khi vận chuyển phải quan sát đường đi, không được để có vật gì làm cản trở lối đi vận chuyển hóa chất.
- Bình chứa hóa chất nặng từ 10 kg trở lên phải có dụng cụ để khiêng hoặc dùng xe, không được mang, vác.
AN TOÀN HÓA CHẤT 78 và có khối lượng lớn hơn 5 kg: phải khiêng hoặc dùng xe đẩy. Phải chứa axit và kiềm trong thùng kín chắc chắn, nếu để trên xe cần chèn chắc. 3. SỬ DỤNG HÓA CHẤT - Khi sử dụng, tiếp xúc với các loại hoá chất phải sử dụng phương tiện bảo hộ thích hợp, nơi làm việc cần có biện pháp thông gió phù hợp. - Các chất độc hại, dễ bay hơi, các loại phản ứng tạo nên các chất đó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người đều phải đưa vào tủ hút chất độc.
- Tuyệt đối không dùng miệng hút dung dịch hoá chất mà phải lấy bằng bóp cao su.
- Khi sửa chữa các thiết bị có kiềm, axit phải xả hết các dung dịch đó ra ngoài, dùng vòi nước rửa sạch hoặc mở nước cho chảy để rửa ống (nếu có trong ống) rồi mới sửa chữa.
- Khi rửa các dụng cụ đựng chất độc phải đổ đầy nước từ hai đến ba lần để cho hơi còn lại trong dụng cụ thoát ra ngoài. Khi đổ đầy nước phải quay mặt đi chỗ khác để tránh hít phải hơi độc. - Tuyệt đối không ăn uống trong khi thao tác với
hoá chất, đặc biệt là hoá chất độc hại; không để
thức ăn trong khu vực làm việc. Chỉ được ăn uống khi đã rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà bông và
AN TOÀN HÓA CHẤT
79
đã ra khỏi nơi làm việc.
- Nghiêm cấm hút thuốc hay sử dụng các nguồn nhiệt gây nên cháy tại nơi làm việc có chất dễ
cháy. Với công việc cần thiết dùng bếp đun thì phải dùng bếp có cách nhiệt và được cô lập.
4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG Chất ăn mòn Chất độc cho môi trường Chất có hoạt tính phóng xạ Chất có hại Chất độc Chất độc mãn tính
AN TOÀN HÓA CHẤT 80 Chất dễ cháy Chất rất dễ cháy Chất nổ Chất độc sinh học Chất gây kích ứng Chất Oxi hoá
AN TOÀN HÓA CHẤT 81 Nhãn phân l o ạ i độ n guy hi ể m hoá ch ấ t - NFPA
AN TOÀN HÓA CHẤT
82
5. HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NHÀ
MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ
Hoá Chất Biện pháp an toàn Acid sulfuric (H2SO4) Chất ăn mòn, gây kích ứng và bỏng nghiêm trọng khi tiếp xúc * PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ phòng độc; quần áo bằng nhựa PVC, giày, găng tay chống axit.
* Tuyệt đối không đổ nước vào axit
* Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi axit * Lưu trữ xa các chất khử, kim loại (trừ H2SO4 đặc nguội không phản ứng với nhôm và sắt) Acid chlohydric (HCL) Rất độc, có thể gây bỏng, gây kích ứng * PTBVCN: kính bảo hộ, tạp dề, giày bảo hộ, găng tay chống acid. * Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi HCl vì rất độc Sodium hydroxide (NaOH) * PTBVCN: kính bảo hộ, quần áo bảo hộ bằng cao su hay vinyl apron, giày bảo hộ, mang găng tay Neoprene hay PVC
* Tránh tiếp xúc hay hít phải bụi xút
AN TOÀN HÓA CHẤT
83
Chất ăn mòn, gây bỏng
nghiêm trọng
* Khi hoà tan kiềm rắn phải cho từ
từ từng thỏi vào nước và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều, quá trình toả
nhiệt mạnh Sodium metabisulfite (SMBS – Na2S2O5) Kích ứng da, mắt. Rất có hại khi nuốt, hít phải * PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, áo blouse, găng tay.
* SMBS rất nhạy với độ ẩm và không khí
* Khi dính vào da: sau khi rửa sạch thoa thuốc làm mềm lên phần da bị
kích ứng. Khi bị nặng thì rửa ngay bằng xà phòng và thoa kem kháng khuẩn lên vùng da bị nhiễm.
Dung dịch Sodium hypochlorite (NaOCL) Chất ăn mòn, gây bỏng da và mắt. Có hại khi nuốt, hít và tiếp xúc với da. * PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, găng tay, ủng * Không để gần axit mạnh, hợp chất nitơ, Cu, Ni, Co.
* Bình chứa nên có van thông gió
để phóng thích những sản phẩm phân hủy. Không trộn với ammonia, hydrocarbon, acid, alcohol hay ete.
* Khi nuốt phải nên uống lượng lớn dung dịch gelatin hay nước. Không uống giấm, soda hay chất khác có tính axit
AN TOÀN HÓA CHẤT 84 Dung dịch sắt III clorua (FeCL3) Gây kích ứng, bỏng nghiêm trọng, phá huỷ màng nhầy. * PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, giày, găng tay phù hợp, quần áo bảo hộ * Rất nguy hiểm khi hít, nuốt phải, có thể gây tử vong. * Cần gọi bác sỹ ngay nếu bị nhiễm Dung dịch ammonium hydroxide (NH4OH) Kích ứng đường hô hấp, da, mắt; bào mòn thực quản và dạ dày; có thể gây mù vĩnh viễn