Thao tác đóng/cắt điện

Một phần của tài liệu Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường nhà máy điện tuabin khí (Trang 57 - 97)

- Khi thao tác phải có hai người: một người giám sát / đọc phiếu thao tác và một người trực tiếp thao tác.

- Trước khi thao tác phải kiểm tra các thiết bị liên quan và nơi thao tác một lần nữa.

- Phải sử dụng đủ găng, ủng cách điện hoặc đứng trên ghế, thảm cách điện để đảm bảo an toàn.

- Khi trời mưa to, nước chảy thành dòng trên dụng cụ đóng/cắt điện thì không được phép thao tác

đóng/cắt điện ngoài trời.

5. ĐÓNG MÁY CẮT, CẦU GIAO CÁCH LY

Tương tự như “Thao tác đóng, cắt điện” và thêm:

- Phải kiểm tra các nhóm thiết bị, phụ tải có liên quan. Dây tiếp địa đã được thu hồi hết chưa? các nhóm công tác đã trả hết phiếu công tác và rút hết người chưa?.

- Các thiết bị sắp được đóng điện có được phép cấp

điện hay không? Nếu đóng máy ngắt điện thì có xảy ra sự không đồng bộ nào khác không?

- Kiểm tra tên gọi, số thứ tự, ký hiệu của máy cắt sắp đóng xem có đúng theo phiếu thao tác hay không.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

56

1. YÊU CẦU CHUNG

Nguy cơ: Tại những máy công cụ, dụng cụ, thiết

bị cầm tay hoặc được lắp đặt cố định như máy tiện, máy mài, máy khoan, máy hàn, máy cắt…, nếu như các biện pháp phòng ngừa không thỏa

đáng, các che chắn cần thiết không đầy đủ hoặc

đã bị hư hỏng, người lao động sẽ rất dễ bị tai nạn tại những phần truyền động hoặc nơi bị rò điện, có nhiệt độ cao, các vật cứng/sắc,…

Biện pháp an toàn:

- Tại vị trí sử dụng các thiết bị, dụng cụ phục vụ

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

57

“Bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị” của nhà sản xuất hoặc quy trình, trình tự thao tác máy móc thiết bị của đơn vị.

- Các máy móc công cụ và dụng cụ thiết bị điện truyền động đều phải được che chắn đảm bảo an toàn, thiết bị điện phải được nối đất và các dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện tốt. Khi phát hiện cơ cấu bảo vệ bị hư hỏng, không an toàn hoặc vỏ

cách điện của dây điện bị trầy sước, người lao

động phải báo cáo ngay với người phụ trách để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Người lao động phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc như kính hoặc mặt nạ, găng tay, mũ, quần áo bảo hộ...và PT BVCN đó còn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, chưa bị hư hỏng, mất tác dụng.

- Máy móc công cụ lắp đặt cố định phải chắc chắn và xung quanh vị trí làm việc phải xắp xếp, bố trí gọn gàng các dây điện, đường ống dẫn khí và các vật liệu, chi tiết gia công,...

- Chỉ khởi động máy móc công cụ khi những người xung quanh đã ở khoảng cách an toàn và người sử dụng máy đã vào đúng vị trí thao tác.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

2. SỬ DỤNG MÁY MÀI HAI ĐÁ

Khâu bảo quản:

- Đá mài phải được bảo quản đúng nơi qui định. - Không được làm rơi đá và không được dùng đá bị

rơi và bị nứt mẻ.

Thao tác lắp ráp đá mài vào trục:

- Đá mài phải đặt đồng tâm với lỗ đặt đá. Mặt sau

đá phải tì sát với vòng đệm của vai trục. Mặt trước đá phải có vòng đệm sau đó mới ép vặn đai

ốc vào.

- Không sử dụng máy mài khi chỉ có một đá, hoặc chênh lệch đường kính giữa hai đá trên 40%.

- Khi đá quay bị rung, phải dừng để kiểm tra, khắc phục.

Thao tác với máy mài.

- Máy mài phải được lắp đặt vừa tầm đứng của công nhân và lắp trên bệ vững chắc

- Khi mài không được tì chi tiết mài quá mạnh lên mặt làm việc của đá mài.

- Chi tiết mài phải nằm trên bệ tì, bề mặt chi tiết

đang mài phải cao hơn tâm của đá mài.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

59

được mài bằng tay cầm trực tiếp chi tiết.

- Không được đứng đối diện với hướng ly tâm của

đá mài, phải đứng lệch một bên và ra phía ngoài của máy mài.

- Phải cảnh giác phòng chống cháy.

3. SỬ DỤNG MÁY MÀI CẦM TAY

Thao tác lắp đá mài vào trục:

- Khi lắp đá mài vào máy mài cầm tay phải lắp

đúng chiều của đá, đá và trục phải cùng kích thước lỗ, phải dùng chìa khoá chuyên dùng để

siết đai ốc cho mặt sau của đá tì sát vào vai trục. - Không được dùng búa để đóng vào đai ốc.

Thao tác làm việc:

- Khi mài hai tay phải nắm chặt máy mài: một tay nắm tay cầm (tay thuận); tay còn lại nắm vào phần sau của máy mài và ngón tay trỏ tì nhẹ lên công tắc. Khi mài cần chú ý:

- Cấm không mài những chi tiết chưa kẹp chắc. - Chi tiết nhỏ phải kẹp trên Ê- tô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải dùng tấm tole che chắn, tránh làm nguy hiểm đến vùng lân cận

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

60

4. SỬ DỤNG MÁY CẮT

Thao tác lắp đá vào trục: - Phải kiểm tra đá trước khi lắp:

- Đá cong vênh, nứt, mẻ hoặc tưa, mòn trên 40%

đường kính ban đầu đều không được sử dụng;

- Lỗ đá phải cùng kích thước với trục, mặt đá phải tì sát vòng đệm vai trục

- Dùng chìa khoá chuyên dùng, không dùng búa

đóng khi lắp đá mài vào trục.

Thao tác làm việc:

- Khu vực đặt máy cắt kim loại phải được che chắn tránh làm nguy hiểm cho người làm việc và khu vực lân cận, cảnh giác phòng chống cháy.

- Chi tiết cần cắt phải kẹp chắc chắn rồi mới cắt - Khi cắt cho đá chạm từ từ lên chi tiết cắt.

- Cấm dùng đá cắt để mài chi tiết

5. SỬ DỤNG MÁY KHOAN ĐỨNG

Vị trí lắp đặt:.

- Máy khoan phải được lắp cố định trên sơ đồ thiết kế của xưởng sửa chữa và không làm ảnh hưởng

đến các máy móc khác trong quá trình khoan.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

61

phải được tiếp đất an toàn đúng kỹ thuật

Thao tác:

Kiểm tra máy trước khi gia công:

- Chi tiết khoan phải được kê gỗ và kẹp cứng trên bệ khoan

- Mũi khoan phải lắp chặt và đồng tâm với trục khoan, dùng dụng cụ chuyên dùng, không được

đóng, đối với mũi khoan lớn độ côn của mũi khoan phải có cùng độ côn của trục khoan

- Tốc độ khoan phải phù hợp với đường kính mũi khoan và theo bản chỉ dẫn trên máy

- Cấm khoan trực tiếp trên bề mặt nghiêng, mà phải dùng gá

- Cấm dùng tay gạt phoi

6. SỬ DỤNG MÁY TIỆN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách lắp đặt máy tiện trong xưởng sửa chữa

- Máy tiện được lắp cố định ở vị trí thuận tiện trong gia công, không làm ảnh hưởng đến các máy móc khác. Đường tâm của máy hợp với lối

đi của xưởng một góc 45o, để cho hướng ly tâm của những chi tiết quay lệch với vị trí đứng của công nhân của máy lân cận

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

62

- Vỏ máy phải dược tiếp đất đúng kỹ thuật.

Thao tác làm việc:

- Chi tiết tiện phải được kẹp cứng trên mâm cặp - Trục dài gấp 5 lần đường kính phải có chống tâm. - Cắt nguồn điện rồi mới thao tác trên mâm cặp,

không để cần xiết mâm cặp trên mâm cặp

- Không dùng tay tiếp xúc với phoi tiện khi cắt gọt - Tốc độ cắt gọt phải phù hợp với đường kính chi

tiết quay, đúng với bản chỉ dẫn trên máy

- Đối với chi tiết lớn, phải dùng cần trục để gá lắp trên mâm cặp. ngoài chống tâm ra còn phải dùng cơ cấu con lăn để đở chi tiết

- Khi cho máy tiện tự động phải tập trung chú ý vị

trí của bàn xe dao với mâm cặp.

7. SỬ DỤNG MÁY HÀN ĐIỆN

Vị trí để máy hàn:

- Máy hàn phải đặt vững chắc và ở nơi khô ráo

- Dây cáp điện phải có tiết diện đủ lớn, tránh bị quá dòng.

- Cầu dao chính phải có cầu chì bảo vệ hoặc sử

dụng Automat.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

63

Thao tác: Khi hàn chú ý những điều sau:

- Phải giữ khoảng cách an toàn đối với khu vực cấm, cảnh giác phòng chống cháy nổ

- Phải có biện pháp chống lửa hàn, sỉ hàn và người không liên quan đến công việc thì không được lại gần khu vực làm việc này; - Tại nơi làm việc, người thợ hàn nên dựng các tấm chắn được sơn bằng chất có hệ số phản xạ ánh sáng thấp, như oxít kẽm và nguồn sáng đen hoặc dựng các tấm bình phong cũng được sơn bằng chất có độ phản xạ ánh áng thấp. Người công nhân hoặc những người khác ở gần khu vực làm việc nên tự bảo vệ mình từ các tia ánh sáng hàn bằng các tấm bình phong chống cháy, đeo kính hoặc dùng các mo hàn để bảo vệ mắt;

- Máy hàn nên đặt ở bên ngoài khu vực làm việc bị

hạn chế, trật hẹp;

- Khi ngừng công việc phải tắt máy hàn như khi nghỉ trưa hoặc hết giờ làm việc. Phải thu dọn dây và que hàn khỏi khu vực làm việc. Tháo que hàn ra khỏi kìm cặp (mỏ hàn). Mỏ hàn phải được đặt cẩn thận tại nơi đã được cách điện.

- Khi thực hiện xong công việc hàn người thợ hàn phải cảnh báo cho mọi xung quanh người nơi có

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

nhiệt độ kim loại cao.

- Tắt nguồn điện khi ngừng công tác hàn, cắt hoặc khi di chuyển máy.

- Cấm hàn gần khu vực có các chất dễ cháy nổ. - Phải luôn có thiết bị chữa cháy tại nơi làm việc. - Khi tiến hành hàn điện tại khu vực ẩm ướt hay

nơi có độ ẩm cao, người lao động phải sử dụng thêm một số dụng cụ bảo hộ chống điện giật như đi ủng cao su, đeo gang tay bằng da…

- Cấm hàn trên thùng rỗng nếu chưa thông khí hoặc mở nắp bên trong trước khi hàn.

Khi hàn cắt kim loại trên mặt sàn bê tông:

- Phải có vật liệu chịu nhiệt để kê lót, hứng đỡ kim loại lỏng nóng chảy của mối hàn, cắt, cách ly chúng với nền sàn bê tông xi măng, vì khi nhiệt

độ cao, bê tông xi măng sẽ giãn nở gây nổ, bắn vào mặt, vào mắt và những người xung quanh gây tai nạn.

8. SỬ DỤNG THIẾT BỊ HÀN BẰNG KHÍ

HÓA LỎNG

Thiết bị hàn bằng khí hóa lỏng, yêu cầu phải có

đầy đủ các bộ phận như:

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

65

- Đồng hồ đo áp suất

- Ống mềm dẫn khí phải chịu được đúng áp suất yêu cầu và có đủ chiều dài cần thiết (từ 15 mét trở lên) - Bình khí ôxy và bình khí đốt hàn phải để đứng trên giá vững chắc.  Khi thao tác: - Cấm để ống mềm dẫn khí đốt chạm vào chi tiết đang hàn. - Cấm để bất cứ vật gì đè lên ống mềm dẫn khí.

- Phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực có nguy cơ cháy nổ

- Khi áp suất khí ôxy trong bình giảm dưới mức cho phép thì không được hàn

- Khi hàn xong phải khoá van chính của bình khí ôxy và bình khí đốt.

Khi sử dụng và vận chuyển các chai và bình chịu áp lực phải tuân thủ:

- Không được sử các găng tay và giẻ lau có dầu mỡ đối để bê, khiêng các chai chứa ôxy;

- Phải phân loại và bảo quản đúng nơi quy định, thoáng mát giữa các loại chai ôxy và chai khí đốt; - Khi vận chuyển các van chai phải được chụp

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

66

bằng các chụp bảo vệ; Phải sử dụng các xe đẩy có giảm xóc; Không được lăn, kéo gây va chạm;

9. SỬ DỤNG XE, THIẾT BỊ NÂNG HẠ

(1) Biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục:

- Cáp buộc tải để cẩu phải được bảo quản tốt và sử

dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo ghi trong CATALOG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiều dài, tiết diện, chất lượng dây cáp treo phải phù hợp, đúng chủng loại của thiết bị cần trục. - Khi nâng thiết bị, góc tạo bởi hai dây cáp treo đối

xứng phải nhỏ hơn 90o

- Khi móc cáp treo vào thiết bị phải móc đúng chỗ

qui định của nhà chế tạo thiết bị.

- Khi nâng và di chuyển dùng tốc độ thấp và dùng dây thừng cột giữ thêm để thiết bị không cho

đung đưa, qua lại

- Việc lắp tải trọng vào cẩu phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

67

- Không được vận hành quá tải trọng tĩnh và động của thiết bị nâng.

- Không được đứng dưới tải hoặc trên tải trong khi

đang cẩu. Phạm vi an toàn theo chiều ngang phụ

thuộc vào chiều dài cáp treo và kết cấu tải.

- Phải kiểm tra tổng thể thiết bị cẩu trước khi sử

dụng bao gồm phần điện, điều khiển và cơ khí. - Trước khi sử dụng thiết bị cẩu kéo vào công tác

cần thực hiện các công việc sau:

 Kiểm tra hành trình di chuyển cẩu, cao độ

cẩu, tải trọng cẩu.

 Kiểm tra các hư hỏng, mòn và các chức năng hoạt động của cẩu.

 Kiểm tra tải trọng, số lượng của các dụng cụ

móc cẩu (cáp, palang, maní, eyebolt…).

- Phải lót những vật liệu mềm ở góc cạnh sắc, không để cáp tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ đó. - Người vận hành cẩu tuyệt đối tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy cẩu. Trong trường hợp điều

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

68

khiển cẩu bằng dụng cụ điều khiển từ xa, người vận hành cẩu phải thuần thục với tất cả các chức năng của các phím bấm hoặc cần gạt.

(2) Biện pháp an toàn khi sử dụng xe nâng:

- Cấm nâng thiết bị có khối lượng lớn hơn khối lượng cho phép ghi trên xe nâng.

- Cấm di chuyển khi xe ở trạng thái đang nâng.

- Cấm đứng cùng với thiết bị khi xe nâng đang di chuyển.

- Cấm lên hoặc xuống dốc với độ dốc lớn hơn 10o khi chở thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi xuống dốc có tải phải đi lùi, thẳng

- Cấm không chở vật có kích thước quá khổ, mất tầm quan sát.

- Khi bơm bánh xe phải bơm đúng với áp suất ghi trên xe.

- Lưu ý những vị trí dễ bị kẹt chân hoặc tay. - Phải thắt dây đai an toàn khi vận hành xe.

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ SỬA CHỮA

69

- Phải luôn ngồi trong cac-bin xe khi xe hoạt động. Không được thò đầu, tay chân ra khỏi xe.

- Khi xe chuẩn bị lật:

 Không được nhảy ra khỏi xe.

 Ngồi tại chỗ và di chuyển cùng xe.  Nắm chắc tay lái.

- Luôn luôn phải quan sát xung quanh trước khi cho xe di chuyển.

- Cấm cho bất cứ người nào khác ngồi trên xe trong khi xe đang hoạt động.

- Cấm nâng bất cứ người nào trên cần nâng mà không sử dụng các thùng đặc biệt được thiết kế

Một phần của tài liệu Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường nhà máy điện tuabin khí (Trang 57 - 97)