Giảm thiểu chất thải
- Cần có ý thức hạn chế, giảm thiểu chất thải bằng cách hạn chế sử dụng hoặc tái sử dụng, tái chế các loại chất thải phù hợp.
- Chỉ đặt hàng và dùng lượng vật tư, hóa chất thật sự
cần thiết, tránh thải bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
- Thay thế các loại vật tư, hóa chất gây ô nhiễm bằng loại ít hoặc không gây ô nhiễm, nếu có thể.
- Tái sử dụng lại các loại chất thải không độc hại nếu thích hợp.
Phân loại chất thải
Các chất thải cần được phân loại ngay tại nguồn và thu gom, lưu trữ, xử lý riêng biệt.
Chất thải có thể phân loại thành ba loại như sau:
Chất thải tái chế
Kim loại thải bỏ (vỏ lon, mảnh kim loại từ công nghiệp)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
73
Thủy tinh, một số loại nhựa
Chất thải không nguy hại
Chất thải chung (không được đề cập ở đây) Chất thải hữu cơ
Chất thải vô cơ: Gạch vụn, bê tông,…
Chất thải nguy hại
Sơn, dung môi sơn; cặn dầu và nhiên liệu dầu, khí Hóa chất thải
Bình ắc quy phế thải
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu, hóa chất
Bao bì, giẻ lau, vật liệu nhiễm dầu, mỡ, hóa chất
Ống đèn neon, phụ tùng chiếu sáng, thiết bị máy tính, mực in thải
Khí thải, xỉ lò Vật liệu bảo ôn
Quản lý chất thải nguy hại
- Các chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng biệt và đúng theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH, AN
TOÀN THỰC PHẨM
74
- Phải có kho lưu trữ riêng, biệt lập và đảm bảo chất thải được lưu trữ trong kho cô lập với bất cứ nguồn nước nào hoặc không có nguy cơ rò rỉ ra môi trường. - Tuyệt đối không thải chất thải nguy hại vào đất, nước hay không khí xung quanh.
- Chất thải lỏng cần được lưu trữ trong thùng được thiết kế phù hợp để ngăn ngừa rò rỉ, tràn đổ, phong hóa, bốc hơi,…
- Phải đảm bảo thùng chứa và chất thải chứa bên trong không phản ứng với nhau.
- Các thùng chứa chất thải nguy hại cần được dán nhãn rõ ràng cho biết loại chất thải chứa bên trong và mức độ độc hại.