1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu đề thi và đáp án học sinh giỏi lịch sử tỉnh Hậu Giang

5 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Chào các bạn, Tài liệu sau đây dành cho các bạn học sinh sinh viên và tất cả các lĩnh vực khác. hi vọng giúp ích được cho các bạn trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu kiến thúc cũng như thi cử. thân ái và quyết thắng

SỞ GD&ĐT HẬU GIANG ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN :LỊCH SỬ Câu 1: (4 điểm ) : Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? ĐÁP ÁN CÂU 1: • Giống nhau: Cả ba cuộc khởi nghĩa đều do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, hưởng ứng chiếu Cần vương của Vua Hàm Nghi • Điểm khác nhau : *Khởi nghĩa Ba Đình : Căn cứ nằm trên vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông từ Bắc vào Nam ; có công sự kiên cố ; đã giành được nhiều chiến công vang dội (1886- 1887) *Khởi nghĩa Bãi Sậy : Không có công sự nổi như ở Ba Đình mà có các cạm bẫy ngầm ; nổi bật là chiến thuật du kích , ẩn hiện bất ngờ ; được dân chúng ủng hộ tích cực nên phong trào tồn tại giữa vùng đồng bằng (1883 – 1892). Pháp phải dùng thủ đoạn “ tát nước cạn để bắt cá “ phong trào mới bị dập tắt *Khởi nghĩa Hương Khê :Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất ; trình độ tổ chức cao ( có tới 15 quân thứ ), đúc được súng kiểu mới ; tồn tại lâu dài hơn cả (1885 – 1895 ) lập được những chiến công vang dội : -Tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892 - Trận Vụ Quang (1894) , nghĩa quân dùng phép “ sa nang úng thủy” ( ngăn nước trên đỉnh núi – khi giặc đến thì phá kè , lao đá gỗ xuống ). Giặc Pháp thua to, bị thiệt hại nặng nề 1 Câu 2 : (4 điểm ) : Lê Nin và Đảng Bônsêvich Nga có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười ? ĐÁP ÁN CÂU 2: - Tháng 4- 1917 Lê Nin từ Thụy Sĩ về nước . Người vạch ra nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực hiện khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô Viết “ - Sau sự kiện tháng Bảy , Đại hội Đảng họp lần VI quyết định giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang - Tháng 10- 1917 Trung ương Đảng họp và ra quyết định sẽ tiến hành khởi nghĩa vũ trang vào ngày 25-10 (07-11). Lê Nin nhận định điều kiện khởi nghĩa vũ trang đã chín muồi và Người đã vạch ra một kế hoạch tài tình cho cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrat - Lê Nin quyết định chuyển thời gian khởi nghĩa sang đêm 24-10 ( sớm 1 ngày ), để tạo nên yếu tố bất ngờ . Cách mạng thành công nhanh chóng, khống chế hầu khắp thủ đô, bao vây chính phủ tư sản trong cung điện Mùa Đông. Cách mạng tập trung ưu thế lực lượng chiếm vị trí then chốt : nhà ga, tổng đài , trụ sở các bộ, cầu qua sông Nêva… - Đêm 25-10 : Đại hội Xô Viết toàn Nga khai mạc , tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xô Viết và thành lập chính phủ Xô Viết do Lê Nin đứng đầu . Chính quyền mới lãnh đạo nhân dân bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chính quyền Xô Viết và chống thù trong giặc ngoài 2 Câu 3 : (4 điểm) : Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ 01- 09- 1939 đến 22- 06 -1941 như thế nào ? Em có nhận xét gì về tính chất cuộc chiến tranh ở giai đoạn này ? ĐÁP ÁN CÂU 3 : Thời gian Chiến sự Kết quả Từ 01-09-1939 đến 29- 09-1939 Đức đánh Ba Lan Ba Lan bị đánh chiếm Từ 09-1939 đến 04-1940 “ Cuộc chiến tranh kì quặc” Từ 04-1940 đến 06-1940 Đức tấn công các nước Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch, Na Uy , Bỉ , Hà Lan, Lucxămbua bị chiếm. - Pháp đầu hàng Tháng 07-1940 Đức tấn công Anh “ Chiến dịch nghi binh” Cuối 1940 đến 06-1941 Đức tấn công các nước vùng Đông và Nam Âu Hunggari, Bungari, Rumani, Anbani, Hi Lạp , Nam Tư bị Đức thôn tính Nhận xét : - Tính chất giai đoạn này là chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc ( phi nghĩa) - Thế và lực của phát xit Đức : +Thế : Đức chiếm thế chủ động chiến lược , giành nhiều thắng lợi to lớn +Lực : Đức chiếm hầu như toàn bộ châu Âu ( trừ Anh và một số nước trung lập) mà không có tổn thất gì đáng kể. Với ưu thế này Đức dốc sức chuẩn bị tấn công Liên Xô. 3 Câu 4 : ( 4, 0 điểm ) Lập bảng nêu khái quát những sự kiện chính tướng ứng với thời gian của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Sau khi ra đời Xô Viết Nghệ Tĩnh đã có những hoạt động như thế nào ? Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh có gì khác so với chính quyền cũ ( đế quốc, phong kiến ) . ĐÁP ÁN CÂU 4 : Niên đại Sự kiện 2 → 4 – 1930 Nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân , nông dân , đòi cải thiện đời sống . 5- 1930 Cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1- 5 . 6,7,8- 1930 Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh trên phạm vi cả nước . 9 - 1930 Phong trào đấu tranh dâng cao , nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh . 12- 9 – 1930 Tiêu biểu là cuộc biểu tình nông dân ở Hưng Nguyên ( Nghệ An ) . + Chính quyền thực dân , phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã . + Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lí đời sống chính trị , kinh tế , văn hóa, xã hội ở địa phương theo kiểu Xô Viết . * Sau khi ra đời các Xô Viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng , điều hành mọi mặt đời sống xã hội như : Về chính trị: Quần chúng tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng , tự do hội họp, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập . + Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công …cho dân cày nghèo , xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, đắp đê , tu sửa cầu cống lập các tổ chức nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất . +Về văn hóa - xã hội: Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội , trật tự xã hội được bảo đảm , đoàn kết … * Chính quyền cũ ( đế quốc , phong kiến ) : Là chính quyền của giai cấp thống trị mang bản chất bóc lột . * Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh : - Ra đời từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng , do quần chúng nhân dân làm chủ .Là hình thức của chính quyền của nhân dân lao động . … - Chính sách của Xô Viết Nghệ Tĩnh mang lại lợi ích cho nhân dân , chăm lo đời sống cho nhân dân . 4 Câu 5 : ( 4.0 điểm )Lập niên biểu những sự kiện chính tình hình kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chính trị ở Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.Trình bày nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu , em có suy nghĩ như thế nào về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia hiện nay ( Trung Quốc , Việt Nam ) ? ĐÁP ÁN CÂU 5 Thời gian Sự kiện 1946 Bắt đầu thực hiện kế hoach 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946- 1950 ) 1949 Chế tạo thành công bom nguyên tử . 1950 Hoàn thành kế hoạch ( 1946- 1950 ) trong 4 năm 3 tháng . 1957 Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất . 1961 Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất . 1950-1975 Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới . 1985 M.Goócbachốp lên nắm quyền , tiến hành cải tổ đất nước . 8- 1991 Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goócbachốp nhưng thất bại . 21- 12 -1991 Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG ) thành lập 25- 12 -1991 Goócbachốp từ chức , chế độ xã hội chủ nghĩa chấm dứt sau 74 năm tồn tại . + Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu - Do đường lối lãnh đạo cách mạng chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liệu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện, xã hội thiếu dân chủ và công bằng. - Do không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ , khủng hoảng về kinh tế và xã hội . - Tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. - Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. b) Suy nghĩ: - Các nước XHCN ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới, nhằm xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất của nó, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa mỗi dân tộc. - Nhân dân các nước XHCN (Trung Quốc , Việt Nam) cần vững tin vào tương lai CNXH, tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và hết mình vì sự nghiệp cải cách – đổi mới trên con đường XHCN. ………… HẾT ……………. 5 . SỞ GD&ĐT HẬU GIANG ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN :LỊCH SỬ Câu 1: (4 điểm ) :. được cải thi n, xã hội thi u dân chủ và công bằng. - Do không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ , khủng hoảng về kinh tế và xã hội . - Tiến hành. 01-09-1939 đến 29- 09-1939 Đức đánh Ba Lan Ba Lan bị đánh chiếm Từ 09-1939 đến 04-1940 “ Cuộc chiến tranh kì quặc” Từ 04-1940 đến 06-1940 Đức tấn công các nước Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch, Na Uy

Ngày đăng: 19/09/2014, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w