1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN phương pháp giảng dạy phần cơ học trong môn vật lý lớp 6

17 2,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Phần Cơ học là chương đầu tiên của môn Vật lý giành cho khối 6, phần này chỉ gồm những kiến thức liên quan đến những hiện tượng Vật lý đơn giản nhất, nó cũng cần sự tư duy, phân tích hiện tượng một cách nhanh nhạy và tính toán chính xác trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như: cần xác định chính xác khối lượng riêng của sỏi, sao cho kết quả nó phải phù hợp (có phần tương đối) như trong bảng khối lượng riêng của một số chất (cụ thể ở đây là đá).

SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN "CƠ HỌC" CỦA VẬT LÝ 6. Để cho việc giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông có hiệu quả, người giáo viên Vật lý không những cần nắm vững kiến thức mà cả phương pháp và lịch sử phát triển của môn Vật lý. Như vậy vẫn chưa đủ, người giáo viên Vật lý còn cần phải nắm vững lý thuyết và việc thực hành giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông. Do chương trình mới học sinh khối 6 đã được tiếp cận với Vật lý còn nhiều bỡ ngỡ với những khái niệm Vật lý lạ lẫm như Lực, Trọng lực, Lực đàn hồi, Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng trong khi đó kiến thức toán học của các em vẫn còn hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến việc dạy học Vật lý. Phần "Cơ học" là chương đầu tiên của môn Vật lý giành cho khối 6, phần này chỉ gồm những kiến thức liên quan đến những hiện tượng Vật lý đơn giản nhất, nó cũng cần sự tư duy, phân tích hiện tượng một cách nhanh nhạy và tính toán chính xác trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như: cần xác định chính xác khối lượng riêng của sỏi, sao cho kết quả nó phải phù hợp (có phần tương đối) như trong bảng khối lượng riêng của một số chất (cụ thể ở đây là đá). Vì vậy tôi nghiên cứu phương pháp dạy học phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 để tìm ra những giải pháp để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức Vật lý phần "Cơ học" khi học sinh mới làm quen với môn Vật lý ngay từ lớp 6 mà trước đây học sinh khối 7 mới được học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nhiệm vụ đào tạo của Trường phổ thông là nhiệm vụ chung của tất cả các môn học. Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chung đó, nhiệm vụ môn Vật lý ở Trường phổ thông đã được cụ thể hoá trước hết ở chương trình SGK, các chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học và sách hướng dẫn giảng dạy. Tuy nhiên cac stài liệu ấy, kể cả nội dung SGK chỉ là những nét lớn, cơ bản. Người giáo viên Vật Trường THCS Tuân Đạo 1 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 lý có nhiệm vụ nghiên cứu thật sâu để nắm vững tinh thần chỉ đạo của nội dung chương trình, các trọng tâm trọng điểm và đề ra yêu cầu giảng dạy đối với từng phần, từng chương, mục. Khi nên yêu cầu giảng dạy đối với vấn đề nào đó cần chú ý cả về kiến thức lẫn việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập và làm việc một cách khoa học. Nói chung, khi xác định mục đích yêu cầu, trọng tâm của một vấn đề để đem giảng dạy ở phổ thông cần quán triệt tất cả các mặt nhằm đào tạo người học sinh cho đáp ứng với yêu cầu của công việc cải cách giáo dục, cũng như khi đã xác định mục đích, yêu cầu, trọng tâm của phần "Cơ học" trong Vật lý 6, giáo viên cần nghiên cứu kỹ về kiến thức, phương pháp truyền đạt và hướng học sinh thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên, đồng thời để học sinh có kỹ năng phân tích hiện tượng, so sánh và kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Vì đây là môn học không xa vời với thực tế. Học môn Vật lý chính là tìm hiểu về những kiến thức, hiện tượng trong thực tế cuộc sống xung quanh các em. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" của môn Vật lý 6. Nhằm đưa ra những giải pháp tốt để học sinh khối 6 có khả năng tiếp thi môn Vật lý nói chung và phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 nói riêng một cách tốt hơn. 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC. Để nghiên cứu phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 ta cần đặt ra những giả thiết khoa học. Riêng về nội dung kiến thức đã có trong chương trình, sách giáo khoa. Vấn đề quan trọng là vận dụng, khai thác nội dung SGK như thế nào. Điều quan trọng là người thầy giáo phải nắm kiến thức có sâu không, có thấy được hết các khía cạnh của vấn đề đang giảng không và có tìm được nhiều ví dụ thực tế để minh hoạ cho kiến thức không Nói cách khác, dựa vào chương trình SGK, người giáo viên phải xác định rõ phạm vi những vấn đề cần giảng trong một tiết học và kế hoạch mở rộng, đào sâu các Trường THCS Tuân Đạo 2 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 kiến thức đó trong cả quá trình dạy học tiếp theo. Mặt khác người giáo viên cần nhận rõ rằng, nội dung chương trình SGK không phải là một cái gì cứng nhắc,có thể bổ sung một vấn đề gì đó để học sinh dễ lĩnh hội đối với một kiến thức nào đó trong SGK, đồng thời cũng có thể lược bớt những chi tiết nào đó trong SGK cho đỡ rườm rà mà vẫn đảm bảo các kiến thức cơ bản trong chương trình trong chương "Cơ học" của Vật lý 6 có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống, giáo viên có thể liên hệ vào cuộc sống, lấy nhiều ví dụ để học sinh hiểu bài học hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Đối với bộ môn Vật lý khi đã xác định được nội dụng kiến thức tốt, cần phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp để giảng dạy nó cho học sinh. Làm được như vậy không những sẽ giúp học sinh dễ nắm kiến thức mà còn có tác dụng trau dồi cho học sinh phương pháp học tập, nghiên cứu và làm việc một cách khoa học. Đó là cơ sở để học sinh khi ra ngoài sống có thể tự học tập, bồi bổ phát triển kiến thức, nâng cao trình độ và lao động một cách sáng tạo, ứng với mỗi kiến thức có thể có nhiều biện pháp và phương pháp giảng dạy khác nhau, người giáo viên phải biết tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm và đặc biệt là tuỳ đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh mà chọn phương pháp giảng dạy thích hợp nhất để quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao nhất. 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng đối với bộ môn Vật lý có những phương pháp cơ bản sau: Quan sát quá trình giảng dạy, nghiên cứu và tổng kết rút kinh nghiệm tiên tiến của giáo viên, phân tích bằng lý thuyết, thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm lại những vấn đề đang được nghiên cứu. Những kết luận bổ ích rút ra từ việc nghiên cứu lý luận dạy học chỉ có thể được trên cơ sở am hiểu khảo sát tình hình giảng dạy ở Trường phổ thông. Việc quan sát các quá trình sư phạm, nghiên cứu kinh nghiệm của giáo viên có thể được Trường THCS Tuân Đạo 3 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 tiến hành bằng nhiều cách: Dự giờ, thăm lớp, xem kế hoạch giảng dạy, xem vở học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh Việc nghiên cứu khảo sát phải được tiến hành với khối lượng khá lớn học sinh, có kiểm tra đối chiếu hẳn hoi giữa kết quả giảng dạy theo phương pháp đang được nghiên cứu và phương pháp cổ truyền. Như vậy mới có thể có những kết luận đáng tin cậy. Một điều đáng chú ý là sự nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến của các trường hợp và các giáo viên. Tổng kết kinh nghiệm và một quá trình phức tạp, không phải mọi kinh nghiệm đều có thể coi là mẫu mực, có thể tích luỹ được nhiều kinh nghiệm mà không rút ra được cái gì có giá trị chung cho các trường nếu không biết tổng kết và nâng lên đến mức lý luận. Thực nghiệm sư phạm đóng vai trò quyết định trong công tác nghiên cứu Về phương pháp giảng dạy nói chung. chính kết quả thực hiện nghiệp vụ sư phạm đã cho phép ta rút ra những quy luật dạy học, xác định và chính sách hoá nội dung của giáo trình vật lí ở trường phổ thông, xây dựng lên các phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học vật lí. tất nhiên thực nghiêm sư phạm chỉ có giá trị và đáng tin cậy khi nó được tiến hành trên cơ sở lý luận khoa học và kết quả của nó được phân tích kỹ lưỡng, được lý thuyết soi sáng. Những vấn đề cần được nghiên cứu ở trường phổ thông thì có rất nhiều chẳng hạn như: Tư tưởng chủ đạo của phần vật lí phổ thông là gì để có quán triệt tốt nhiệm vụ cách mạng và phản ánh được mức độ hiện đại của chương trình, SGK, giảng dạy vật lí như thế nào để có thể phát triển tốt tư duy người học sinh và hình thành cho họ thế giới quan duy vật biện chứng, những thành tựu gì của khoa học kỹ thuật có thể đưa vào một vật lí theo hướng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, vai trò của thí nghiệm vật lí trong việc phát triển tư duy, tính độc lập và sáng tạo của người học sinh, sử dụng SGK và các tài liệu khác như thế nào ở mỗi khâu trong quá trình dạy học II - PHẦN NỘI DUNG. 1. Lịch sử đề nghiên cứu: Trường THCS Tuân Đạo 4 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất thì đồng thời cũng xuất hiện, hiện tượng giáo dục, trong quá trình tìm kiếm các phương tiện để sinh sống, con người đã sớm nhận thức sự cần thiết phải truyền thụ kinh nghiệm cho lớp người sau. Từ thời nguyên thuỷ người ta đã biết đập hai hòn đá vào nhau để lấy lửa, biết ăn chín, uống sôi, biết thăm dò hiện tượng tự nhiên để đáp ứng cho cuộc sống tốt đẹp hơn, càng ngày loài người càng có trình độ cao đã tìm tòi, sáng tạo, khám phá thiên nhiên, có ước mơ và hoài bão, có ý trí và nghị lực để đạt được ước mơ đó, ví dụ: Thấy con chim bay được và loài người cũng ước mơ mình cũng bay được, họ đã tìm tòi, nghiên cứu kỹ về loài chim và đã chế tạo ra máy bay, ra khinh khí cầu, khi từ trên độ cao rất lớn khi họ muốn xuống thấp họ biết nhảy dù để đảm bảo an toàn cho tính mạng mình. Môn vật lý là môn khoa học nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên, tránh người dân mê tín dị đoan, để truyền thụ lại những kiến thức vật lý cho lớp người sau không phải là một điều đơn giản vì vậy mà có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu phương pháp giảng dạy vật lý nói chung và phương pháp giảng dạy phần " Cơ học" nói riêng. Trước đây học sinh được học vật lý từ lớp 7 nhưng bây giờ học sinh được học vật lý từ lớp 6 với nội dung SGK theo chương trình mới để đáp ứng với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ 21. Vì vậy hòi hỏi giáo viên dạy vật lý cần có một kiến thức chuyên môn vững, luôn luôn học hỏi và luôn cập nhật với những tin tức và sự kiện liên quan đến hiện tượng vật lý mà con người đã tìm ra. 2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu: Vật lí học là cơ sở của lý luận phương pháp giảng dạy vật lí, bởi vì trong giảng dạy người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tri thức và phương pháp vật lí. Dựa trên cơ sở bến vững các tư tưởng triết học Duy vật biện chứng trong vật lí học và nắm vững nhận thức luận Mác - Lê Nin thì mới có thể giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học vật lí ở THCS, giáo viên cần tìm ra con đường ngắn nhất, hợp lí nhất để trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức về những cơ sở khoa học và phương pháp vật lí, đồng thời rèn luyện các em kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tiễn. Như vậy là góp phần trao dồi Trường THCS Tuân Đạo 5 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 cho học sinh phương pháp và năng lực nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo hướng có lợi cho loài người. Nhằm mục đích lấy, không chỉ nội dung mà cả phương pháp giảng dạy vật lí ở trường THCS cũng phải có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ: Tính chất biện chứng của hiện tượng vật lí, khái niệm vật chất và tính chất bất diệt của thế giới vật chất vận động. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu thu thập sử lý các tài liệu thực tiễn và đề ra biện pháp giáo dục. Chương trình Vật lý THCS được cấu tạo thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7. Giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9. + Ở giai đoạn 1: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hàng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, điện, quang, âm học. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu theo quan điểm hiện tượng thiên về mặt định tính hơn là định lượng. + Ở giai đoạn 2: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập vật lý, vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn vật lý ở giai đoạn này phải có những mục tiêu cao hơn ở giai đoạn 1. - Chương trình vật lý 6 là phần mở đầu của giai đoạn 1, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật Vật lý đều ở mức thấp. Học sinh lớp 6 được làm quen với phần đầu tiên của môn vật lý là phần "Cơ hoc" ở đây tôi chỉ đề cập tới phương pháp dạy học phần "Cơ học" (mục tiêu của chương I) " Cơ học" ở lớp 6 là: 1. - Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp. - Biết đo thể tích (V) theo phương pháp hình tròn 2. - Nhận dạng tác dụng lực (F) như là đẩy hoặc kéo của vật. Trường THCS Tuân Đạo 6 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 - Mô tả kết quả tac dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. - Chỉ ra được 2 lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng cùng 1 vật đang đứng yên. 3. - Nhận biết của lực đàn hồi như là lực do lực bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng. - So sánh lực mạnh, lực yếu dưa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít. - Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Niu tơn (N). 4. - Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (P). - Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. - Khối lượng đo bằng cân đơn vị là Kg. Còn trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là Niu tơn (N). - Trong điều kiện thông thường khối lượng của vật không thay đổi nhưng trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với trái đất. - Ở trái đất một vật có khối lượng là 1Kg thì có trọng lượng được tính tròn là 10 N. - Biết đo khối lựng của vật bằng cân đòn. - Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là Kg /m 3 và trọng lượng riêng (d) của vật, đơn vị là N/m 3 . 5. - Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc để dùng lục nhỏ thắng được lực lớn. * PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪNG BÀI. Bài 1, 2: Đo độ dài. Cần cho học sinh phân biệt được thế nào là giới hạn đo và đọ chia nhỏ nhất, giáo viên lấy một số loại thức như thước kẻ, thước mét để học sinh phân biệt (Học sinh hoạt động cá nhân hay theo nhóm). Trường THCS Tuân Đạo 7 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 Ở bài 1, 2 này cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng: "Biết ước lượng gần đúng một số đọ dài cần đo và đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đó". Một số học sinh kiến thức bị rỗng ở Tiểu học nên giáo viên phải dạy lại kiến thức cũ. + Dạy lại cách đổi đơn vị đo độ dài, học thuộc dãy sau: Km; hm; dam; m; dm; cm; mm. 1 Km = 1000 m 1 Km = 10000 dm 1 m = 10 dm. 1 Km =10 hm 1 Km = 100.000 cm 1 m = 100 cm. 1 Km = 10 dam 1 Km = 1000.000 mm 1 m = 1000 mm. + Hướng dẫn học sinh các tính giá trị trung bình. Ví dụ: Đo lần 1: l 1 = 9 cm. Đo lần 2: l 2 = 7 cm. Đo lần 3 l 3 = 8 cm Độ dài trung bình của 3 lần đo là: l 1 + l 2 + l 3 9 + 7 + 8 24 l tb = ––––––––– = –––––––––– = –––––– = 8 (cm) 3 3 3 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Cho học sinh thấy được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Hướng dẫn học sinh biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp, bình chia độ (chai, bình, ca đã biết sẵn dung tích), giáo viên ôn lại cho học sinh về đơn vị đo thể tích. Yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau. m 3 dm 3 cm 3 mm 3 . và cách đổi đơn vị: 1m 3 = 1.000 dm 3 1 l = 1 dm 3 1m 3 = 1.000.000 cm 3 1 ml = 1 cm 3 (1cc) 1m 3 = 1.000.000.000 mm 3 . Trường THCS Tuân Đạo 8 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo thể tích tính chính xác, cách đọc kết qủa khi đo. Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bút chì không thấm nước. Giáo viên cho học sinh thực hành theo các nhóm và uốn nắn cách đo thể tích và cách đọc kết quả trong khi thực hành. Bài 5: Khối lượng, đo khối lượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đo khối lượng, nắm được đơn vị khối lượng là Kilôgam: kg. Biết sử dụng cân Rôbéc van, nắm được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân Rôbét van. Giáo viên hướng dẫn lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 10.000 hg = 100.000 dag = 1.000.000 g 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1.000 g v.v 1 1 mg = –––––– g ; 1 g = 1.000 mg 1.000 Lưu ý học sinh 1 héc tô gam còn gọi là 1 lạng 1 hg (1lạng) = 100g - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích được ý nghĩa của biển báo giao thông (5 t - trên thực tế biển báo giao thông ký hiệu là 5 T). Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các ví dụ về lực đẩy, lực kéo, lực hút và chỉ ra được ra phương và chiều của các lực đó. Giáo viên cho học sinh hiểu về Trường THCS Tuân Đạo 9 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 hai lực cân bằng. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: Lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. Ở bài này giáo viên nên lấy nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh. Ví dụ 1: Em bé kéo con trâu, nhưng con trâu không đi. Vậy là em bé đã tác dụng một lực vào con trâu thông qua sợi dây và con trâu cũng tác dụng một lực kéo vào em bé thông qua sợi dây. Khi em bé không kéo được con trâu đi, em bé và con trâu vẫn đứng ở hai vị trí ban đầu. Vậy hai lực kéo đó có cường độ bằng nhau gọi là hai lực cân bằng, hai lực kéo có phương ngang, có chiều ngược nhau. Ví dụ 2: Thuyền buồm chạy trên biển, gió đã tác dụng vào buồm một lực kéo. Ví dụ 3: Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo. Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác đụng của lực. Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. Hướng dẫn học sinh nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó. Nêu được thí dụ về vật vừa biến đổi chuyển động và vừa biến dạng, yêu cầu học sinh phân tích câu: "Vật chuyển động nhanh lên", "Vật chuyển động chậm lại". Học sinh nêu được thí dụ khi tăng ga cho xe máy chạy nhanh lên, giảm ga thì xe máy chạy chậm lại hay hãm phanh, thì xe máy chạy chậm lại hoạc dừng lại hẳn là được, giáo viên nêu nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh như nén lò so thì lò so ngắn lại, chứng tỏ lò so bị biến dạng, ô tô bắt đầu khởi hành (từ đúng yên đến chuyển động) đây là biến đỏi chuyển động. Thí dụ: học sinh đá quả bóng cao su lăn trên sân cỏ, thì quả bóng vừ a biến đổi chuyển động (từ đứng yên đến chuyển động) và vừa biến dạng (biến dạng khi chân chạm vào quả bóng) đó là vị trí tiếp xúc giữa chân và quả bóng cao su. Bài 8: Trọng lực, đơn vị lực. Trường THCS Tuân Đạo 10 [...]... khối 6, 7, 8, 9 Nên đồ dùng dạy học cũng được cung cấp về tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học các môn học được tốt hơn, trong đó có môn Vật lí * Ý kiến đề xuất: + Tuyển chọn học sinh vào học THCS phải biết đọc, biết viết, phải thuộc bảng cửu chương + Nhà trường có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện học tập của học sinh Trường THCS Tuân Đạo 16 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" .. .SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 - Giáo viên cho học sinh hiểu thế nào là là trọng lực hay trọng lượng của vật - Hướng dẫn học sinh nêu được phương, chiều của trọng lực - Học sinh biết được đo cường độ lực là gì ? - Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng Ví dụ: Người thợ xây dùng dây dọi để xác định phương đúng của bức tường đang... SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng (ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy) Bài 14: Mặt phẳng nghiêng - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được 2 thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ số lợi ích của chúng - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng... đòn gánh Trường THCS Tuân Đạo 14 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 - Có thể phân thành 2 loại đòn bẩy + Loại 1: là đòn bẩy F1 và F2 ở hai phía của điểm tựa 0 + Loại 2: là đòn bẩy với F1, F2 ở cùng một phía đối với điểm tựa 0 Nếu 002 > 001 thì F2 < F1 Bài 16: Ròng rọc Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi... một ròng rọc cố định) - Dùng ròng rọc để kéo vật lên cao Trường THCS Tuân Đạo 15 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 Ví dụ: Kéo nước giếng dùng ròng rọc cố định Kéo xô vữa lên cao dùng ròng rọc cố định Đưa cây lên ô tô dùng ròng rọc động và ròng rọc cố định III - KẾT LUẬN CHUNG * Khái quát vấn đề và đề xuất: Qua những năm dạy học ở trường THCS tôi đã rút ra được cho mình... và trọng lượng của một vật, giáo viên Trường THCS Tuân Đạo 12 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất, học sinh thực hành đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân, giáo viên có thể mở rộng kiến thức hỏi học sinh "Tại sao quả bưởi thả vào nước là nổi còn quả táo thả... 16 SKKN: phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 + Cần phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình - Nhà trường - Xã hội để giáo dục các em có ý thức học tập tốt hơn + Giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng động cơ học tập của mình có ý thức hơn trong học tập đối với tất cả các môn học Tuân Đạo, ngày 02 tháng 5 năm 2007 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Phương Liên Trường THCS Tuân Đạo 17 ... dạy phần "Cơ học" trong môn Vật lý lớp 6 khi lò xo đứng yên Theo hình b thì trọng lực tăng thì lực đàn hồi tăng Cường độlực đàn hồi tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo Bài 10: Lực kế, phép đo lực, trọng lượng và khối lượng Ở bài này giáo viên cho học sinh nhận biết được cấu tạo của một lực kế, sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật. .. viết gây khó khăn lớn cho giáo viên dạy bộ môn, một số học sinh học kiến thức cơ bản từ cấp I như không thuộc bảng cửu chương Mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nên điều kiện học tập của hoạ sinh còn hạn chế, các phòng học còn chưa có điện và còn tạm bợ * Thuận lợi: Được sự giúp đỡ của nhà trường về mọi mặt và của anh chị em giáo viên trong trường luôn luôn khuyến khích... hồi, trong lực của vật thì hướng về trái đất còn lực đàn hồi lò xo có xu hướng kéo lò xo về trạng thái ban đầu, hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều Theo hình vẽ sau: (hình a) thì lực đàn hồi (F), trọng lực (P) + Cùng phương thẳng đứng + Chiều lực đàn hồi từ dưới lên trên + Chiều trọng lực từ trên xuống dưới hai lực này có độ lớn (2 lực cân bằng) Trường THCS Tuân Đạo 11 SKKN: phương pháp giảng dạy . SKKN: phương pháp giảng dạy phần " ;Cơ học& quot; trong môn Vật lý lớp 6 I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN "CƠ HỌC" CỦA VẬT LÝ 6. Để cho việc giảng dạy. phương pháp giảng dạy vật lý nói chung và phương pháp giảng dạy phần " Cơ học& quot; nói riêng. Trước đây học sinh được học vật lý từ lớp 7 nhưng bây giờ học sinh được học vật lý từ lớp 6. pháp giảng dạy phần " ;Cơ học& quot; của môn Vật lý 6. Nhằm đưa ra những giải pháp tốt để học sinh khối 6 có khả năng tiếp thi môn Vật lý nói chung và phần " ;Cơ học& quot; của môn Vật lý 6

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w