1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng giáo dục đại học hiện tại ở Việt Nam.Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học

25 1,9K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 259 KB

Nội dung

Chất lượng giáo dục đại học hiện tại ở Việt Nam.Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học

Trang 1

Mục lục

A-Lời mở đầu 2

B- Nội dung chính 3

I) Chất lượng giáo dục Đại học, các tiêu chuẩn đánh giá và vai trò của giáo dục Đại học 3

1.Chất lượng giáo dục Đại học 3

2.Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Đại học 3

3 Vai trò 4

II) Thực trạng của chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam 4

1 Những thành tựu đạt được 4

2 Những tồn tại của chất lượng giáo dục Đại học và nguyên nhân 5

4.Việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000 đối với các trường Đại học 14

4.1 Sự cần thiết và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đối với các trường Đại học 14

4.2.Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 : 15

4.3.Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 16

III) Mục tiêu và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học 17

1.Mục tiêu 17

2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học 18

C-Kết luận 24

Trang 2

A-Lời mở đầu

Hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển nhu cầu một xã hội có nền tri thứccao đang dần trở nên quan trọng Không còn là mới mẻ khi nhắc đến cụm từ phổcập giáo dục Đại học so với nhiều nước trên thế giới Nhưng ở nước ta hiên naygiáo dục Đại học vẫn là vấn đề còn nhiều bất cập Trong những năm gần đây đờisống của người dân được nâng cao, nhu cầu học tập nói chung và học Đại họcnói riêng của thế hệ trẻ ngày càng tăng cao Số lượng các trường Đại học cũngtăng cao kéo theo đó là số lượng người đi học Đại học cũng không ngừng giatăng Đó là những dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên phải đau lòng khi nói rằnghiện nay giáo dục của nước ta chỉ mới là phát triển về số lượng nhưng còn chưachú trọng đến chất lượng Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được xã hộiquan tâm nhất hiện nay Đặc biệt, khi nước ta gia nhập WTO cạnh tranh vềnguồn nhân lực là rất lớn Nếu không có bước chuyển mình nâng cao chất lượnggiáo dục thì nguồn nhân lực nước ta khó có thể cạnh tranh được với các nguồnnhân lực của các nước khác Và thực trạng sinh viên gia trường không làm đúngchuyên ngành vẫn sẽ mãi là bài toán khó giải không chỉ riêng của một cấp nào

Là một sinh viên năm cuối của một trường Đại hoc Cũng có thể nói là mộtngười trong cuộc, người chịu ảnh hưởng của nền giáo dục hiện tại Em cảmnhận được tầm quan trọng của chất lượng giáo dục Đại học và cũng có rất nhiều

suy nghĩ về vấn đề này Do vậy em quyết định chọn đề tài: “Chất lượng giáo

dục Đại học hiện tại ở Việt Nam Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học” làm đề án môn học Hy vọng sẽ có được cái

nhìn toàn diện và góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng giáodục đại học nước nhà

Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Nguyễn Đình Phan đãgiúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này

Trang 3

có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đàotạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Đại học

Để đánh giá chất lượng giáo dục Đại học người ta cũng có các tiêu chuẩn

và các tiêu chí riêng Cụ thể là ta xem xét dựa trên 10 tiêu chuẩn để đánh giáchất lượng giáo dục Đại học Đó là các tiêu chuẩn:

Sứ mạng và mục tiêu của các trường Đại học

Tổ chức và quản lý

Chương trình đào tạo

Các hoạt động đào tạo

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Sinh viên

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Hoạt động hợp tác Quốc tế

Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Tài chính và quản lý tài chính

Trang 4

3 Vai trò

Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu

Nó nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài Đào tạo ra nhữngcon người có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có kiến thức, phương pháp, kỹnăng lành nghề khi ra trường Đáp ứng được các nhu cầu của xã hội và các yêucầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc

II) Thực trạng của chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam

1 Những thành tựu đạt được

Giáo dục Đại học của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có rất nhiều

cố gắng, đặc biệt trong 20 năm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng

và lãnh đạo Đánh giá về những thành tựu của giáo dục và đào tạo trong vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ X đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo tiếptục phát triển và được đầu tư nhiều hơn Cơ sở vật chất được tăng cường, quy

mô đào tạo được mở rộng” Trong những thành tựu chung của ngành giáo dục

và đào tạo, giáo dục Đại học có những tiến bộ rõ nét: Quy mô phát triển mạnh

mẽ, ngành nghề đào tạo đa dạng Chất lượng không ngừng được nâng lên Tínhđến cuối năm 2006 cả nước đã có 311 trường Đại học, cao đẳng và được phân

bố khắp mọi miền đất nước Ngoài những trường Đại học truyền thống đượcthành lập ở các đô thị lớn, những năm gần đây hầu như tất cả các tỉnh, thành phốtrong cả nước( kể cả các tỉnh miền núi) đều có trường Đại học, cao đẳng Đầunăm học 2006-2007 cả nước đã có hơn 5 triệu sinh viên Đại học, cao đẳng Đặcbiệt trong nhiều thập kỉ qua nhiều mô hình trường mới trong đào tạo Đại họcnhư trường dân lập, trường tư thục, trường Đại học trực thuộc địa phương, caođẳng cộng đồng ra đời và phát triển Giáo dục đại học đã đáp ứng được nhu cầunhân lực cho giai đoạn vừa qua Giai đoạn khởi đầu cho sự nghiệp công nghiệphoá- hiện đại hoá đất nước Đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của nhân dân.Trong những năm đổi mới vừa qua, cơ cấu tổ chức của các trường Đại họcViệt Nam đã có sự biến đổi theo hướng tiến bộ và đạt được một số thành tích

Trang 5

Cơ cấu tổ chức của các trưòng Đại học phát triển theo hướng thực hiệnkhá tốt các chức năng của trường và đa dạng hoá, đảm bảo nâng cao chất lượngđào tạo Nhiều trường Đại học đang phấn đấu từ trường đơn ngành trở thànhtrường đa ngành, nhiều trường đã thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quảcác viện các trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ,nhiều trường đẩy mạnh hoạt động của bộ phận khảo thí, thanh tra giáo dục.

Cơ cấu tổ chức bắt đầu chuyển đổi từ chỗ theo mô hình của cơ chế kếhoạch hoá tập trung sang mô hình theo cơ chế thi trường định hướng xã hội chủnghĩa Trong rất nhiều năm, cơ cấu tổ chức của trường Đại học được tổ chứctheo mô hình kế hoạch hoá tập chung mà đặc trưng chủ yếu của nó là: trườngđơn ngành, tập chung bao cấp từ nhà nước, trường không có quyền tự chủ, bộgiao chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu tuyển sinh cũng như tổ chức thi tuyển sinh, quyđịnh mức học phí…Nhưng trong những năm đổi mới vừa qua, trường đã bắt đầuthực hiện mô hình chuyển đổi theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủnghĩa mà đặc trưng chủ yếu của nó là: Tổ chức trường theo hướng đa ngành đểđáp ứng nhu cầu xã hội, được giao một số quyền tự chủ về tổ chức nhân sự, vềnhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cơ cấu tổ chức của trường được hình thành và thực hiện theo quy trìnhhợp lý và theo đúng văn bản pháp quy.Quy trình hợp lý đó là sự bổ nhiệm của

cơ quan quản lý đối với cán bộ quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở lấy phiếutín nhiệm của cán bộ công nhân viên và thông qua cấp uỷ

Như vậy cơ chế quản lý là yếu tố quyết định cơ cấu tổ chức của trường,ngược lại cơ cấu tổ chức của trường tác động mạnh mẽ tới cơ chế quản lý củatrường và cơ chế quản lý giáo dục Đại học

2 Những tồn tại của chất lượng giáo dục Đại học và nguyên nhân

Bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đấtnước Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO,những đòi hỏi đối với đào tạo rất lớn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X một lầnnữa khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc

Trang 6

sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoáđất nước” Văn kiện Đại hội còn chỉ rõ: “ Đổi mới hệ thống giáo dục Đại học vàsau Đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu laođộng, phát triển nhánh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầungành” Những yêu cầu trên mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề cập cũngchính là những bức xúc trong giáo dục Đại học ở nước ta hiện nay.

Chất lượng đào tạo toàn diện nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo đượcnguồn nhân lực kỹ thuật cho sự phát triển với tốc độ cao như hiện nay Theo ýkiến đánh giá của các nhà quản lý giáo dục và đào tạo, các chuyên gia trong vàngoài nước về giáo dục đào tạo đại học chưa đạt yêu cầu có nhiều nguyên nhân

Đó là các nguyên nhân như chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộquản lý, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật…

Trong bài viết này em muốn nêu lên mặt yếu của chất lượng giáo dục Đạihoc và phân tích theo các tiêu chí sau:

Chương trình đào tạo và các môn học ở bậc Đại học

Chương trình đào tạo và các môn học ở bậc Đại học quá cồng kềnh.Có quánhiều môn học( hơn 200 đơn vị học trình) Trong khi đó, thông thường cáctrường Đại học trên thế giới chỉ yêu cầu sinh viên tiếp thu khoảng 120 tín chỉ

mà thôi.Có quá nhiều môn học bắt buộc và ít môn tự chọn Nội dung của cácmôn học và chương trình đào tạo chưa được cập nhật Chưa sát nhập với thực tế.Nhiều môn thậm chí còn không liên quan tới ngành học Chương trình đào tạolại mang tính duy nhất làm cho sinh viên không thể chuyển sang ngành khácsau khi đã đăng ký học một chương trình đào tạo Tức là thiếu đi sự linh hoạttrong việc chuyển đổi giữa các ngành đào tạo Các môn học và chương trình đàotạo không xây dựng dựa trên những kết quả học tập mong đợi của sinh viên.Sựbất cập về chương trình đã khiến những sinh viên Việt Nam khi ra trường vừa

‘bội thực’ về kiến thức nhưng ‘thiếu vẫn hoàn thiếu’ các kỹ năng thông thường

về nghề nghiệp đó là các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc

Trang 7

nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, quản lý dự án, tư duyphê phán…

Trong những nghiên cứu thực tế những năm gần đây, của nhiều nhà nghiêncứu và trong thực tế sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại hoc, cao đẳngmới tốt nghiệp ra trường cho thấy những bức xúc về vấn đề chất lượng đào tạo.Hàng năm chúng ta cho ra trường với số lượng không nhỏ sinh viên tốt nghiệpđại học, cao đẳng Tuy nhiên số sinh viên được bố trí công ăn việc làm đúngchuyên ngành đào tạo lại không nhiều Rất nhiều người làm việc không dùngđến bằng cấp được đào tạo Mặc dù có rất nhiều hội chợ việc làm cho sinh viên,thanh niên dược tổ chức nhưng người lao động vẫn không tìm kiếm được việclàm vì không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công việc của những nhà sửdụng

Đó là hậu quả của chương trình đào tạo của chúng ta, kể cả chương trìnhkhung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên

Đây là vấn đề nhức nhối và đáng quan tâm.Đội ngũ giảng viên thiếu cả về

số lượng lẫn chất lượng Giảng viên chưa cập nhật kiến thức chuyên ngành liênquan đến chương trình đào tạo, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy vànghiên cứu Giảng viên dạy quá nhiều nhưng lương thấp phải làm thêm thiếuthời gian để nâng cao phương pháp giảng dạy cập nhật nôi dung môn học, vàthiếu cả thời gian tiếp xúc sinh viên nghiên cứu Cơ chế thưởng chủ yếu dựa trênthời lượng bài giảng dạy và thâm niên công tác, chưa thực sự khuyến khíchgiảng viên thực hiên nghiên cứu Thực tế theo các chuyên gia thì giảng viên ViệtNam phải thực hiện giảng dạy quá nhiều thời gian, khoảng trên 20 giờ một tuầnnhưng lương thấp Thêm vào đó, không có khen thưởng để khuyến khích họ cảitiến phương pháp giảng dạy Rất ít giảng viên gặp gỡ sinh viên ngoài phạm vilớp học Ngoài ra phần việc tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp củachính trường mình( rất phổ biến ở nhiều trường Đại học của Việt Nam hiện nay)lại đang cản trở môi trường nghiên cứu năng động

Trang 8

Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên không đápứng được công cuộc đổi mới Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả,nhưng nhân tố con ngưòi trong trường đại học chưa được xem xét đúng mức từnhững năm cuối của thập kỉ 80 của thế kỉ trước trở về đây Thời gian gần đâytrong các trường Đại học (kể cả các trường có bề dày truyền thống ) hiện tượnghẫng hụt và thiếu các giảng viên là điều dễ thấy, nhất là đội ngũ giảng viên cóchất lượng cao thiếu nghiêm trọng Lý do chính là thiếu quan tâm đầu tư Trướcnhững năm 80 của thế kỉ trước việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước Xãhội chủ nghĩa rất được coi trọng kết quả là chúng ta có đội ngũ giảng viên làmlòng cốt cho việc đào tạo đại học và sau đại học cho đến ngày nay Tuy nhiên từkhi bước vào thời kì đổi mới đặc biệt từ năm 1991 ( lúc Liên Xô va Đông Âusụp đổ) quan hệ giao lưu Quốc tế thay đổi lớn đội ngũ nhân viên, giảng viên đàotạo trước đây tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc các môitrường đại học Âu -Mỹ Đội ngũ này không được trang bị lại ngoại ngữ mộtcách nghiêm túc, không được trang bị them kiến thức và không có mối quan hệhợp tác trong nghiên cứu khoa học Rõ ràng giáo viên ít có điều kiện tiếp xúcvới trình độ phương Tây Do vậy học tro do họ đào tạo ra vì thế không theo kịptrình độ của thời đại Đội ngũ giảng viên hiện nay phần lớn được đào tạo trongnước nhược điểm lớn của họ là không thông thạo ngoại ngữ ít vôn liếng vănhoá của các nước Phương Tây và ít có mối quan hệ với các trường Đại học cácviện nghiên cứu Âu -Mỹ Nếu đội ngũ này không được nâng cấp thì sự hẫng hụt

và thiếu giảng viên có chất lượng là điều khó tránh khỏi

Giảng dạy và học tập ở bậc Đại học

Phương pháp giảng dạy kém hiệu quả: diễn thuyết, thuyết trình, ghi nhớmột cách máy móc, giao ít bài tập về nhà, ít có sự tương tác giữa sinh viên vàgiảng viên Sinh viên học quá nhiều trên lớp mỗi ngày và quá nhiều môn trongmột học kỳ, không có thời gian để lĩnh hội tài liệu, và học tập tự nghiên cứuThiếu chú trọng đến phát triển các kỹ năng thông thường và nghề nghiệp Thiếu

Trang 9

trang thiết bị học tập Về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu ở một số các khía cạnhsau:

Thứ nhất: Phương pháp giảng dạy lạc hậu

Quá lâu trong tuyệt đại đa số các trường Đại học của chúng ta vẫn sử dụngphương pháp giảng dạy theo phương pháp truyền thống là thuyết trình, đây làkiểu truyền đạt thụ một chiều Việc dạy học hiện nay vẫn là viết lên bảng, dùngphấn trắng Sinh viên chỉ biết nghe tiếp thu, ghi chép, thiếu suy nghĩ, thiếu độngnão, sáng tạo.Đến các kỳ thi( kể cả hết môn học, hết học phần hay cuối khoá) làhọc thuộc lòng Thậm chí nhiều năm qua, đã có câu ca trong dân gian về phươngpháp giảng dạy không hợp thời này “ thầy đọc, trò ghi, đi thi mở sách” Phươngpháp giảng dạy này thực sự ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo Giảng viên lườinghiên cứu mà chỉ cần đọc các giáo trình và lên diễn thuyết, sinh viên thụ động

và chỉ biết nghe lời thầy Điều này xem ra không khác gì phổ thông cấp 4 chứkhông hẳn là sinh viên Đại học

Thứ hai: Việc học tập của sinh viên

Việc học của sinh viên quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu họcthuộc lòng mà không nhấn mạnh đến học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao( nhưphân tích và tổng hợp) Sinh viên học thụ động như ghi chép và nhớ lại nhữngthông tin đã học thuộc khi làm bài thi Trình độ của sinh viên khi nghe giảng cònquá thấpđể tiếp thu bài giảng Điều này ngược với các trường Đại học ở nhữngnước phát triển nơi mà các chuyên đề nghiên cứu, các hội thảo chuyên ngành vàcác bài giảng trình bày bởi những người không thuộc trường luôn được sựhưởng ứng mạnh mẽ của các giảng viên của khoa Phần lớn các sinh viên ViệtNam không sử dụng thành thạo tiếng Anh, ngôn ngữ khoa học hiện nay, điềunày là một cản trở lớn đến khả năng của họ trong việc tiếp thu kiến thức từ cácbài giảng của các chuyên gia nước ngoài

Thứ ba: Thiếu tài liệu giảng day

Trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, trong các trường Đại hocnơi đào tạo các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao nói riêng tài liệu giảng dạy bao

Trang 10

gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn phải là “cẩm nang” của sinhviên Tuy nhiên trên thực tế, ngoài những trường trọng điểm của Nhà nước đượcđầu tư ngân sách để viết giáo trình, mua tài liệu giảng dạy tương đối đầy đủ Cáctrường không thuộc loại trên thì kinh phí dành cho lĩnh vực này rất hạn hẹp, chủyếu các trường dành một phần không lớn để đầu tư.Nhiều trường Đại học chủyếu là các trường ở xa trung tâm lớn và các trường mới thành lập tài liệu giảngdạy rất thiếu, sinh viên không có đủ tài liệu để học tập và nghiên cứu Nhiều lý

do dẫn tới thiếu tài liệu giảng dạy Một phần do nguồn tài chính chưa đáp ứng,một phần do chưa nhận thức đúng về việc mang tính bắt buộc đáp ứng yêu cầutài liệu giảng dạy để nâng cao trình độ cho giảng viên và cho sinh viên

Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học không theo kịp yêu cầu.Thời gian vừ qua mặc dù là đã rất cố gắng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật cho các trường Đại học, kể cả việc vay tiền để đầu tư như Chính phủ vaytiền của Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án giáo dục Đại học, nhưng vẫnchưa thể so sánh được với trường Đại học nước ngoài Trang thiết bị, phòng học,các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém vừa không cập nhậtvừa không có hệ thống Vào mạng ở các trường Đại học ở nước ngoài, chưa nóitới các nước Âu-Mỹ, chỉ riêng các trường Đại học lớn ở Nga, Trung Quốc-cácnước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, họ cũng có nhiều thưviện điện tử, nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho sinh viên, giảng viên sử dụng.Còn đối với nước ta có quá ít các thư viện điện tử, kho dữ liệu cho sinh viên vàgiảng viên sử dụng Cũng không nhiều trường Đại học có trang Web mang nộidung học thuật để cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và sinh viên truycập.Trong thời đại điện tử, với khẩu hiệu hô hàotự học, học suốt đời mà lại thảnổi việc sử dụng phương tiện hiên đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biệnminh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước?

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả của nhà trường.

Trang 11

Kết quả học tập mong đợi của sinh viên chưa được xác định và nêu rõ ởcác cấp độ trường, khoa, ngành đào tạo, và môn học Hiệu quả trường, chấtlượng ngành đào tạo và môn học không được đánh giá dựa trên kết quả học tậpcủa sinh viên Thiếu cơ sở hạ tầng nghiên cứu về trường.

Theo các chuyên gia, hiện nay giáo dục Đại học của Việt Nam hiện không

có cơ chế phản hồi về giảng dạy và học tập cho mục đích cải tiến Trên thế giớingười ta thực hiện đánh giá sinh viên một cách thường xuyên và liên tục Mộtgiảng viên khi lên lớp sẽ có bảng đánh giá từng sinh viên theo rất nhiều tiêu chínhư mức độ làm bài tập về nhà, mức độ phát biểu, có đến lớp không, khả nănglàm việc theo nhóm như thé nào…Trong khi đó ở Việt Nam không đánh giáthường kỳ Sinh viên ít khi có bài tập về nhà, nếu có thì không tính điểm hoặcgiáo viên không ghi nhận xét cho sinh viên Nhiều trường việc đánh giá thườngchỉ thực hiện vào cuối kỳ qua một bài kiểm tra duy nhất

Ông Tom Vallely, giám đốc chương trìnhViệt Nam tại Trường Quản lýJohn F.Kenndy thuộc Đại hoc Havard cho rằng các trường Đại học ở Việt Namhiện nay không đào tạo đủ kỹ sư, công nhân và các nhà quản lý có trình độ “ cácbạn đang bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu nhân công có tay nghề”, ôngVallely nói

Ngay cả những sinh viên ưu tú cũng nhận thấy chương trình giảng dạy ởViệt Nam còn thua kém so với các nước châu Á khác Theo ông Adam Sitkoff-giám đốc phòng thương mại Mỹ ở Việt Nam nhận định “Việt Nam cần có nhữngcải cách giáo dục mạnh mẽ nếu các bạn muốn cạnh tranh và thu hút nguồn việclàm có lương bổng cao và cơ hội thăng tiến tốt, các bạn cần một lực lượngnhanh nhạy và được đào tạo tốt” Chúng ta không thể phủ nhận điều đó bởi lẽđiều đó là đúng với thực tế ở Việt Nam hiện nay và nhất là khi Việt Nam đangtrong quá trình hội nhập Cuối cùng em muốn nhắc đến lời phát biểu của ôngVallely rằng: “ Những bạn trẻ có thể bứt phá thi đậu Đại học rất thông minh Họchỉ không được đào tạo tại các trường mà thôi Và nếu điều này không thay đổi,Việt Nam có thể chỉ đang tự lừa dối chính mình” Đúng vậy, bởi lẽ để trở thành

Trang 12

sinh viên Đại học là điều rất khó và là mơ ước của nhiều người Sẽ phải lànhững bạn trẻ rất thông minh, ham học hỏi Nhưng chính môi trường, điều kiệnhọc tập của Việt Nam hiện nay nhiều khi lại làm mất đi hoặc hạn chế khả năngsáng tạo của sinh viên Và đây vẫn là bài toán khó giải và đang tìm lời giải đáp.

3 Xu hướng phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam

Có thể nói chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bấtcập Nhưng chúng ta vẫn có quyền tin vào tương lai Tin rằng giáo dục Đại họcViệt Nam sẽ đạt đẳng cấp khu vực Bởi lẽ trong những năm gần đây, nền giáodục Đại học ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản sau:

Chuyển từ đáp ứng nguồn nhân lực cho cơ quan nhà nước sang việc đápứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường đa thành phần

Chuyển từ việc chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước dành chogiáo dục sang việc sử dụng các nguồn vốn khác nhau

Chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang phi tập trung ở cấp tỉnh và cấpngành

Chuyển từ cấp học bổng cho mọi sinh viên sang việc yêu cầu sinh viênđóng học phí

Chuyển từ chuyên môn hoá đơn ngành sang đa ngành, đa lĩnh vực

Giáo dục Đại học Việt Nam cũng đang thay đổi theo yêu cầu của xu thếtoàn cầu hoá:

a Đại chúng hoá

Về mặt quốc gia, giáo dục Đại học là phương tiện phát triển nguồn nhânlực và cũng là để duy trì và phát triển nền kinh tế cũng như thúc đẩy tính thốngnhất dân tộc và kết dính xã hội Mặc dù chưa giải quyết được mâu thuẫn giữaquy mô và chất lượng nhưng không vì thế mà Việt Nam thu hẹp quy mô củagiáo dục Đại học Vấn đề là cần tìm giải pháp để tăng quy mô cho hợp lý và cânđối về cơ cấu trình độ, vùng miền và nghề nghiệp

Ngày đăng: 25/03/2013, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w