nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp thái nguyên

114 406 0
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH =====o0o===== NGUYỄN THỊ THU HỒNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60.34.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ THÁI NGUYÊN -2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH =====o0o===== NGUYỄN THỊ THU HỒNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÁI NGUYÊN -2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay, nền kinh tế và xã hội việt nam đang đứng trước những thử thách đầy cam go. Nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở nhiều lĩnh vực. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không chuẩn bị tốt về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học, mũi nhọn xung kích. Xu thế “xã hội hóa” giáo dục, mở rộng số lượng đầu vào để tăng lợi nhuận, đang là xu thế chủ đạo. Ngày nay, khi tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng và phát triển thì sự thành bại của công cuộc hội nhập trong một thế giới đang cạnh tranh quyết liệt tùy thuộc rất nhiều vào giáo dục - đào tạo. Đối với Việt Nam , vai trò của giáo dục được xác định rõ trong điều 35, hiến pháp 1992: [9, t 148] “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, Có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Hiện nay Đảng và nhà nước ta khẳng định giáo dục và đào tạo là một trong ba lĩnh vực then chốt cần phải đột phá đề làm chuyển động tình hình kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực. Trong những năm qua nền giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến tích cự, đa dạng hoá về mục tiêu đào tạo, loại hình đào tạo, loại trường về mô hình và sở hữu. Giáo dục nước nhà đã thu hẹp được khoảng cách với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Bên cạnh những thành tựu đó, giáo dục nước ta vẫn bộc lộ một số yếu kém. Trong đó yếu kém lớn nhất là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục đối với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 ở nước ta là cần tạo ra bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng góp phần giúp cho các trường đại học và cao đẳng khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trên thị trường giống như các ngành kinh tế thì các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh. Hơn lúc nào hết, trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp đang đứng trước vận hội mới và trách nhiệm hết sức nặng nề, cần phải phát huy vai trò, vị trí đã và đang có nhằm góp phần tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Những yêu cầu cấp bách trên đòi hỏi trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp không những phải năng động trong việc phát huy tiềm lực hiện có mà phải nâng cao chất lượng đào tạo để đào tạo ra đội ngũ cán bộ, nhân viên, kinh tế, kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của nhà trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo trong các trường Cao đẳng nói riêng. Vận dụng để đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp từ đó để xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo. - Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cao đẳng tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp Thái Nguyên. - Phạm vi nội dung: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo. + Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cao đẳng tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công nghiệp. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp từ năm 2007 đến năm 2010 Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2011. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài. Đối với nhà trường có ý nghĩa thiết thực trong việc giám sát, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển thương hiệu của nhà trường. Giúp cho các phòng ban chức năng, các khoa khác có các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo phụ hợp. 5. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giáo dục đào tạo. Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đằng Công Nghệ và Kinh Tế Công Nghiệp \ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lƣợng giáo dục đào tạo 1.1.1. Khái niệm về đào tạo Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Thật vậy, ngày nay đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Vậy đào tạo là gì? Xung quanh vấn đề này có nhiều khái niệm khác nhau như: - Đào tạo là một quá trình có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ …để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân người học, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả [7, tr11] - Đào tạo là cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc, nghề nghiệp được giao (Tổ chức lao động quốc tế) - Đào tạo là một quá trình học tập lý luận và kinh nghiệm để tìm kiếm một sự biến đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cá nhân có thêm năng lực thực hiện công việc [6, tr314] Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về đào tạo nhưng nhìn chung các quan niệm này đều có điểm chung là đào tạo là một quá trình cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng để họ có thể hoàn thành công việc của mình. 1.1.2. Quan niệm về chất lượng Chất lượng là một khái niệm đa chiều, được nhiều tác giả đề cập đến theo các cách tiếp cận khác nhau, sau đây là một vài định nghĩa về chất lượng: - Theo tiêu chuẩn của nhà nước Liên Xô: Chất lượng là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó [1,tr20]. Như vậy, theo quan niệm này thì chất lượng được xuất phát từ các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải bán thứ mà thị trường cần nên có một số quan niệm khác về chất lượng trên góc độ người tiêu dùng như: - Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for Quanlity Control) cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của người tiêu dùng [1, tr20] - Gs .Philip B. Gosby (người Mỹ) cho rằng chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định [6, tr21] - Theo ISO 8402 :1994 thì chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng làm thỏa mãn nhu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn [8, tr257] - Theo ANSI (American National Stands Institute và ASQ (American Society for Quanlity) thì chất lượng là tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Như vậy chất lượng là một khái niệm phức tạp. Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng tùy theo góc độ của người quan sát nhưng các quan niệm đều có chung ý tưởng: Chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó của người sử dụng (khách hàng). Từ đó chúng ta thấy chất lượng phải có những đặc điểm cơ bản sau đây [1, tr24]:  Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.  Chất lượng là tập hợp các đặc tính của thực thể để thỏa mãn nhu cầu. vì vậy khi đánh giá chất lượng ta phải xét đến đặc điểm của thực thể liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.  Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. vì vậy, nếu thực thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nhưng không phù hợp với nhu cầu, không được thị trường chấp nhận thì vẫn coi là không chất lượng.  Chất lượng phải gắn với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phong tục, tập quán. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7  Chất lượng phải được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu trên các phương diện: tính năng của sản phẩm, giá thỏa mãn, thời điểm cung cấp, dịch vụ, an toàn… 1.1.3. Quan niệm về chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo là một vấn đề được các trường quan tâm, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều quan niệm khác nhau: 1.1.3.1. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “đầu vào” Theo quan điểm của một số nước phương tây thì chất lượng của một trường học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó. Theo quan điểm này thì nguồn lực chính là chất lượng, nghĩa là các trường được xem là có chất lượng cao nếu tuyển sinh được sinh viên giỏi, cán bộ giảng dạy có uy tín, có nguồn tài chính để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường. Vậy quan điểm này đã bỏ qua quá trình đào tạo diễn ra trong thời gian dài trong nhà trường. Đây là quan điểm xem quá trình đào tạo là “hộp đen”, chỉ dựa vào đánh giá “đầu vào”, không quan tâm đến chất lượng “đầu ra”. Quan điểm này sẽ khó giải thích được tại sao một nhà trường có đầu vào cao nhưng hoạt động đào tạo hạn chế, sinh viên tốt nghiệp chưa chắc đã xuất sắc và một trường có đầu vào khiêm tốn nhưng sinh viên được cung cấp một chương trình đào tạo hiệu quả, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc [2, tr254]. 1.1.3.2. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “đầu ra” Theo quan điểm này chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “đầu ra” của quá trình đào tạo, được thể hiện thông qua năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Xung quanh quan niệm này vẫn nảy sinh hai vấn đề: một là không xem xét mối liên hệ giữa “đầu vào” với “đầu ra”. Thực tế thì mối liên hệ này là có thực, tuy không phải là quan hệ nhân quả. Thứ hai là cách đánh giá “đầu ra” của các trường cũng rất khác nhau. [2, tr254] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.1.3.3. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “giá trị gia tăng” Quan điểm này cho rằng một trường có tác động tích cực tới sinh viên nếu tạo ra sự khác biệt trong sự phát triển trí tuệ và cá nhân của sinh viên. “ Giá trị gia tăng” xác định bằng cách lấy giá trị “đầu ra” trừ đi giá trị “đầu vào”. Nhưng nếu đánh giá chất lượng theo quan điểm này thì nảy sinh vấn đề là phải có thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào”, “đầu ra” cho các trường vì hệ thống giáo dục của các trường rất đa dạng. Hơn nữa nếu thiết lập được thước đo chung thì “giá trị gia tăng” cũng không cung cấp thông tin để cải tiến quá trình đào tạo trong các nhà trường. [2, tr254]. 1.1.3.4. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “giá trị học thuật” Quan điểm này đánh giá chất lượng đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng viên. tức là nếu một trường có nhiều giáo sư, tiến sĩ, có uy tín khoa học thì được coi là có chất lượng cao.Nhưng liệu chúng ta sẽ đánh giá năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng viên như thế nào khi xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng [2, tr255]. 1.1.3.5. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “văn hóa tổ chức riêng” Quan điểm này cho rằng chất lượng của một trường được đánh giá thông qua “văn hóa tổ chức riêng” là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này khó áp dụng trong giáo dục vì nó có nguồn gốc từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại. 1.1.3.6. Quan niệm chất lượng đào tạo được đánh giá bằng “kiểm toán” Đây là quan điểm coi trọng nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. theo họ, một cá nhân có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định về chất lượng chính xác thì sẽ có chất lượng. Nhưng thực tế, không phải nhà trường nào có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin cũng đưa ra quyết định tối ưu [2, 255]. [...]... thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công nghiệp? - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công Nghiệp? 1.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1 Cơ sở lựa chọn điểm nghiên cứu Trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công nghiệp có 43 năm xây dựng và phát triển và là một trong 4 trường thuộc bộ Công Thương trên... tới chất lượng đào tạo? Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo, tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ xem xét một số nhân tố cơ bản sau đây: Mục tiêu và chƣơng trình đào tạo Mục tiêu đào tạo là đích mà nhà trường mong muốn đạt được sau một quá trình đào tạo Như chúng ta đã biết, chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra Vậy mục tiêu đào tạo là một căn cứ để đánh giá chất lượng. .. chương trình đào tạo phù hợp Qua việc sinh viên thăm quan thực tập tại doanh nghiệp, nhà trường có thể lấy ý kiến của các doanh nghiệp về chương trình, nội dung đào tạo làm cho chương trình đào tạo phù hợp hơn với thực tiễn sử dụng lao động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Trên đây là các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Mỗi nhân tố có tác động đến chất lượng đào tạo theo các... tỉnh Thái Nguyên Với số lượng tuyển sinh hàng năm 1500-2000 học sinh sinh viên Nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công Nghiệp để khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường a Chọn mẫu điều tra: - Đối với cán bộ giáo viên: Theo báo cáo tổng kết năm 2010 trường CĐ CN&KTCN có 250 cán bộ công nhân viên trong đó có 161 giáo viên và. .. học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 quá trình đào tạo mục tiêu đào tạo chất lượng đào tạo kiến thức người tốt nghiệp kỹ năng thái độ - đặc trưng, giá trị, nhân cách, xã hội, nghề nghiệp - giá trị sức lao động, năng lực hành nghề, trình độ chuyên môn - năng lực thích ứng với thị trường lao động - năng lực phát triển nghề nghiệp Hình 1.2: Quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo Mục... dục và Đào tạo, nhà trường, giảng viên và sinh viên Biết rằng việc thực hiện rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và. .. kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các chính sách lớn của chính phủ đối với giáo dục Và tùy thuộc vào nguồn lực hiện có, các nhà quản lý chất lượng giáo dục có thể chủ động tác động đến những khâu, lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng từ đó nâng cao dần chất lượng giáo dục theo kế hoạch đã đề ra [2, tr 272] 1.1.5 Đánh giá chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo là một khái... nhân lực do nhà trường đào tạo, bồi dưỡng - Tổng hợp các thông tin thu thập được theo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo 1.1.5.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Chất lượng giáo dục là một khái niệm động, nhiều chiều, khó định nghĩa một cách chính xác Vì vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo ta cần xem xét các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo Vậy những... chuyển giao công nghệ (1) Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường cao đẳng (2) Có chủ trương và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến (3) Có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý của trường và các... đào tạo cần phải được cụ thể hóa cho từng ngành nghề trên cơ sở bám sát các yêu cầu của thị trường lao động, của xã hội về kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp người tốt nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc với hiệu quả cao nhất Bên cạnh mục tiêu đào tạo thì chương trình đào tạo cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo Chương trình đào tạo là điều kiện cơ bản, điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng . luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo trong các trường Cao đẳng nói riêng. Vận dụng để đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công. chất lượng đào tạo. - Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cao đẳng tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. chất lượng đào tạo. + Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cao đẳng tại trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Công nghiệp. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Ngày đăng: 15/09/2014, 04:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan