Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn tích lũy cho xã hội phát triển. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là việc Việt Nam được tham gia vào tổ chức WTO đã đánh dấu một bước phát triển mới, đưa nước ta hội nhập toàn diện và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa thì việc một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh là nguồn năng lực thiết yếu để các doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường năng động và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện mình, có đủ khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng tới mục tiêu đó, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh liên tục vận động qua nhiều hình thái với những đặc điểm khác nhau. Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng nhằm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví “Vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người”. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết đối với “cơ thể” doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu các biện pháp để quản lý và nâng cao - 1 - hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng luôn luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và xuyên suốt trong chặng đường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát thuộc Tập đoàn Hòa Phát là một Công ty chuyên sản xuất đồ nội thất văn phòng, gia đình và trường học hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù đã khẳng định được thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường nhưng hoạt động trong nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng, tham gia vào quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc tiếp tục khẳng định mình và vươn lên tầm cao hơn vẫn luôn là nhiệm vụ hàng đầu mà Công ty đặt ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là một nhiệm vụ không nằm ngoài mục tiêu trên. Xuất phát từ thực tiễn sử dụng và tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát” làm luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Hướng nghiên cứu là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vốn, vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn, từ đó hoàn thiện và bổ sung một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Từ việc khảo sát tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát qua các năm, kết hợp với lý luận kinh tế mà cụ thể là lý luận về quản lý tài chính, về vốn, để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, nắm bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty gặp phải. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. - 2 - 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp: thu thập số liệu và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: xử lý, phân tích các số liệu thu thập được. - Phương pháp suy luận biện chứng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát - 3 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đối với một quốc gia, sự phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Sự phát triển kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm lực của một quốc gia trên trường quốc tế. Để quá trình vận hành nền kinh tế đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp hài hòa giữa các thành viên bên trong nó. Trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển chung của bất kỳ nền kinh tế nào. Các doanh nghiệp được hình thành, đi vào hoạt động và phát triển với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, cũng có doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu công ích xã hội. Và xét cho cùng thì mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn là nhằm đạt đến tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp thuộc về các chủ sở hữu nhất định và họ chỉ quyết định tiếp tục phát triển khi nhận thấy giá trị đầu tư của mình tăng lên. Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm thực hiện mục tiêu đó. Trong giới hạn của luận văn này xin chỉ xét đến hoạt động của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề cũng như lĩnh vực kinh doanh. Nền kinh tế đang chứng kiến sự đa dạng về hình thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Song về bản chất tất cả các hoạt động đó đều tìm lời giải đáp cho ba câu hỏi cơ bản của nền kinh tế đặt ra, đó là: “sản xuất cái gì?”, “sản xuất như thế nào?” và “sản xuất cho ai?”. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh. Họ tự xác định tính chất sản phẩm mà họ sẽ tạo ra, họ thương lượng về giá - 4 - cả mà họ sẽ trả hoặc nhận và tự xác định xem khách hàng của mình là ai. Các doanh nghiệp luôn tự vạch ra các mục tiêu kết hợp với mục tiêu của toàn ngành do Nhà nước hoạch định và phải có những biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đó. Có thể nói mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận tối ưu. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền vốn nhất định để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết ban đầu như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua nguyên vật liệu, trả lương, trả lãi tiền vay, nộp thuế, Ngoài ra còn đầu tư thêm công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị để tái sản xuất mở rộng, phát triển doanh nghiệp. Vậy vốn là gì? Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu về vốn của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau như sau: Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai-giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển. Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoáng của công ty. Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý đến mặt tài chính của vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp đồng thời cho cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư, khuyến khích họ tăng cường đầu tư vào mở rộng và phát triển sản xuất. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Dambusch trong cuốn “Kinh tế học” thì vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hóa đã sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…Đất đai không được coi là vốn. Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng, vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố - 5 - kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản tài chính, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp. Một số quan điểm khác lại cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Một số quan niệm về vốn ở trên được tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Nhưng tựu chung lại, vốn là một phạm trù kính tế cơ bản, vốn gắn liền với nền tảng sản xuất hàng hóa. Có thể hiểu: Vốn là một phạm trù kinh tế. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các giá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển của vốn. Cách thức vận động của vốn do phương thức đầu tư của doanh nghiệp quyết định: - Đối với đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì vốn vận động theo công thức sau: TLSX T-H SX- H'- T' ( T' > T ) SLĐ Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ (T) chuyển hóa sang hình thái vốn vật tư hàng hóa (H) dưới dạng các TLLĐ và ĐTLĐ, qua quá trình sản xuất vốn được biểu hiện dưới dạng hình thái thành phẩm hàng hóa (H’) và cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ (T). Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông. - Đối với đầu tư cho lĩnh vực thương mại, công thức đơn giản hơn: T - H - T’ - 6 - - Đối với đầu tư mua trái phiếu hoặc cổ phiếu, góp vốn liên doanh thì công thức vận động của vốn là: T - T’ 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh Có rất nhiều cách phân loại vốn kinh doanh tùy theo những góc độ nhìn nhận khác nhau: a. Đứng trên góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Vốn pháp định: là vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp. - Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. b. Đứng trên góc độ nguồn hình thành vốn, vốn kinh doanh bao gồm: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do sản xuất kinh doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp.Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các cách thức khác nhau. Thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lợi nhuận chưa chia. - Vốn vay: là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn vốn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc. Phần vốn vay này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp,…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và dài hạn. c. Đứng trên góc độ thời gian huy động vốn, vốn kinh doanh bao gồm: - Vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động - 7 - tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp. - Vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng. d. Đứng trên góc độ chu chuyển vốn người ta chia toàn bộ vốn của doanh nghiệp thành hai loại: - Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp. - Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại cho ta hiểu rõ thêm về vốn theo từng khía cạn., Mỗi loại vốn đều có ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi phải được quản lý, sử dụng hợp lý và chặt chẽ. Đồng thời, mỗi loại vốn sẽ phát huy tác dụng trong những điều kiện khác nhau, trong một cơ cấu vốn thích hợp. 1.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động không tách rời với các mối quan hệ với môi trường xung quanh. Nền kinh tế thị trường càng phát triển đặt ra những điều kiện về chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hóa, chất lượng của dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn. Do đó, để có đủ sức cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải không ngừng cải tiến sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao. Trong sự vận động của thị trường, các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất đa dạng trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất - kinh doanh, các nhà tài chính doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề cơ bản quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Đó là: Một là, nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh đã lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư. - 8 - Hai là, nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Ba là, doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng có liên quan chặt chẽ tới quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Ba vấn đề trên không phải là tất cả các vấn đề của tài chính doanh nghiệp, nhưng là các vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất mà mỗi quyết định về các vấn đề đó đều có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi vấn đề đó bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ chỉ phân tích tới những nội dung cơ bản của công tác quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. Trước hết là những lý luận chung về vốn lưu động cũng như công tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các TLLĐ, các doanh nghiệp còn có các ĐTLĐ. Khác với các TLLĐ, các ĐTLĐ (như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. * Tài sản lưu động: là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loai: Tài sản lưu động sản xuấT và tài sản lưu động trong lưu thông. - 9 - - Tài sản lưu động trong sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,…đang trong quá trình dự trữ sản xuất. - Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước,… Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi. Trong bản cân đối tài sản của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu để thể hiện ở các bộ phận là tiền mặt, các chứng khoán có tính thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, trong đó có công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Đặc điểm của tài sản lưu động: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm. - Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra. 1.2.2 Đặc điểm của vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên sản phẩm. Vốn lưu động được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản - 10 - [...]... ngng c b sung, nõng cao c v cht lng v s lng Tng s cỏn b cụng nhõn viờn ca Cụng ty cú mt n 31/12/2009 l 2010 ngi 2.1.2.2 Quyn hn v chc nng ca tng b phn: a B phn vn phũng: * Ban lónh o Cụng ty gm: Giỏm c Cụng ty l ngi nm quyn iu hnh cao nht trong Cụng ty, i din cho Cụng ty trc phỏp lut v cú trỏch nhim ch o iu hnh ton din hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty Giỳp vic cho Giỏm c Cụng ty l 1 Phú Giỏm c *... Phỏt tr thnh 1 trong 6 thnh viờn ca Cụng ty C phn Tp on Hũa Phỏt, hot ng theo mụ hỡnh mt Cụng ty i chỳng õy l bc ngot chin lc ca Hũa Phỏt, giỳp hi t sc mnh cng nh nõng hot - 32 - ng ca Tp on lờn mt tm cao mi, phc v cho cỏc bc phỏt trin mnh m trong thi k hi nhp Ngy 30 thỏng 7 nm 2008, Cụng ty C phn Ni tht Hũa Phỏt cu trỳc li mụ hỡnh Cụng ty, chuyn tr s ca Cụng ty t 22 Hng Chui - Hai B Trng - H Ni sang... - Tt c cỏc sn phm ca Cụng ty u cụng b tiờu chun cht lng v c Chi cc tiờu chun cht lng H Ni cụng nhn Cụng ty C phn Ni tht Hũa Phỏt luụn chỳ trng u t trang thit b hin i c nhp khu t cỏc quc gia nh Nht Bn, Italy, c, i Loan, Trung Quc, phc v hot ng sn xut Bờn cnh ú, Cụng ty cng khụng ngng nõng cao ci tin quy trỡnh cụng ngh nhm nõng cao cht lng sn phm Cỏc dõy chuyn sn xut ca Cụng ty u c ỏnh giỏ l dõy chuyn... Phòn Chi nhánh Phòng Vách bàn Đồ ngăn sơn gsơn Bán ngăn gỗ Sài Gòn Bán hàng hàng - 34 Đại diện lãnh đạo ISO Ban giám đốc công ty (Giám đốc + Phó giám đốc) Phòng Tổ chức Phòng Bán hàng Chi nhánh Hải Phòng (Kho) Nm Tủ sắt Nm Nội thất ống thép Phòng Xuất khẩu Khối nhà máy thuộc công ty Nm Khuôn Nm tân quan g Nm Gỗ CN Phòng Marketing Chi nhánh Nghệ An (Kho) Dự án Inox Phòng Kế toán Phòng KH - Vt Chi nhánh... tr bt c khon n no ca Cụng ty cho dự ú vn l cỏc ti sn thuc quyn s hu ca Cụng ty Vỡ vy nu mt Cụng ty khụng hot ng mc hiu qu cao nht, thỡ iu ny s biu hin ra ngoi bng mt s gia tng trong vn hot ng Tin chớnh l mỏu, l nha sng ca mt Cụng ty Nu dũng tin b nh hng thỡ kh nng duy trỡ hot ng, tỏi u t v ỏp ng cỏc yờu cu v vn cng b y vo tỡnh trang xu Nm rừ c tỡnh hỡnh ngun tin ca Cụng ty l iu ti quan trng tin hnh... Cụng ty Vn lu ng ca mt Cụng ty thng c tớnh toỏn theo cụng thc sau: Vn lu ng = Vn di hn Ti sn c nh Hoc: Vn lu ng = Ti sn lu ng N ngn hn Vn lu ng dng ngha l Cụng ty cú kh nng chi tr c cỏc ngha v - 17 - n ngn hn ca mỡnh Ngc li, nu vn lu ng l mt s õm tc l hin ti Cụng ty khụng cú kh nng thanh toỏn cỏc khon n bng ti sn hin cú ca mỡnh (bao gm tin mt, khon phi thu, tn kho) Nu nh lng ti sn ngn hn ca mt Cụng ty. .. kp thi trong tng giai on phỏt trin ca doanh nghip - 31 - CHNG 2 THC TRNG TèNH HèNH QUN Lí V S DNG VN LU NG TI CễNG TY C PHN NI THT HềA PHT 2.1 Nhng nột khỏi quỏt v cụng ty cp ni tht Hũa Phỏt 2.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty Cụng ty C phn Ni tht Hũa Phỏt tin thõn l Cụng ty TNHH Thng mi Sn Thy c thnh lp ngy 18 thỏng 7 nm 1995 vi chc nng chớnh l phõn phi cỏc sn phm nt tht nhp ngoi t Trung... Ban lónh o Cụng ty Ni tht Hũa Phỏt ó hoch nh cho Cụng ty mt li i riờng v hng phỏt trin phự hp vi bi cnh kinh t lỳc by gi Vi mc tiờu sn xut nhng sn phm ni tht Vit cú cht lng cao, ỏp ng th hiu v thúi quen tiờu dựng ca ngi dõn Vit Nam, Cụng ty mnh dn nhp thit b, mỏy múc, cụng ngh u t sn xut vo loi ln nht v hin i nht so vi cỏc doanh nghip sn xut hng ni tht ti Vit Nam Ngy 29/8/2000, t mt Cụng ty thng mi chuyờn... Cụng ty TNHH Thng mi v Sn xut Ni tht Hũa Phỏt Cựng thi gian ny Cụng ty hon thin vic xõy dng nh mỏy ti khu cụng nghip Nh Qunh, Hng Yờn phc v cho vic m rng sn xut Thỏng 10 nm 2006, Cụng ty chuyn i loi hỡnh doanh nghip thnh Cụng ty C phn Ni tht Hũa Phỏt vi s ng ký kinh doanh l 0103014312 do S k hoch v u t Thnh ph H Ni cp Ngy 9 thỏng 1 nm 2007, cựng vi ch trng tỏi cu trc ca Tp on Hũa Phỏt, Cụng ty C phn... Cụng ty: Theo s t chc sn xut ca Cụng ty ta d dng thy Cụng ty C phn Ni Tht Hũa Phỏt cú 6 phũng ban chc nng Vi s phõn cụng nhim v c th, 63 - 36 - mi phũng ban ph trỏch nhng mng chuyờn mụn riờng bit to nờn s phõn lao ng khoa hc trong Cụng ty nhng ng thi li gn kt cht ch vi nhau to thnh mt th thng nht m bo s vn hnh liờn tc v linh hot Trong ú, phũng Ti chớnh- K toỏn trc tip chu trỏch nhim trc Giỏm c Cụng ty . hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. 6. Kết cấu của luận. động tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát - 3 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU. nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu