để đáp ứng nhu cầu của các bạn khi tìm hiểu về thực trạng ôi nhiễm môi trường của Việt Nam trong những năm gần đây, tôi xin cung cấp một tiểu luận ngắn về vấn đề này và đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết thực trạng trến. hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
MỤC LỤC Lời mở đầu I Thực trạng chung về môi trường Việt Nam hiện nay. II Hậu quả cho sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. III Nguyên nhân về sự đi xuống của môi trường Việt Nam. IV Giải pháp cấp bách cho môi trường Việt Nam A. Giải pháp trực thuộc chính phủ B. Các chương trình về bảo vệ môi trường C. Chúng ta làm gì trong công tác bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và xã hội? V Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Tình trạng môi trường Việt Nam hiện đang trở nên vấn đề cấp bách, các dạng tài nguyên đang cạn kiệt đã làm giảm tính đa dạng sinh học của trái đất, trực tiếp vi phạm quy luật phát triển của tự nhiên. Mặc dù nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa chỉ mới thực sự bắt đầu, song môi trường sống của người dân trên khắp đất nước đã phỉ gánh chịu không ít những tác động tiêu cực của sự phát triển. Nhìn tổng thể, thực trạng môi trường tự nhiên ở nước ta đang đặt ra các vấn đề chủ yếu như: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, nước ngọt, khoáng sản đang suy giảm nhanh, khan hiếm dần hoặc cạn kiệt môi sinh bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng bởi các chất thải sinh hoạt, các chất thải công nghiệp và các chất thải hóa học bị lạm dụng trong sản xuất nông nghiệp; Các sự cố môi trường do thiên tai và do con người gây ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta không phải bây giờ mới xuất hiện mà nguyên nhân là do chính sách khai thác tự nhiên từ trong quá khứ và đặc biệt là hậu quả của hàng chục năm chiến tranh. Thêm nữa là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tàn phá môi trường. I Thực trạng chung về môi trường Việt Nam hiện nay. Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây ở nước ta. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm, Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay. Rừng tiếp tục bị thu hẹp: Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. 40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái. Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới. Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã. Tiến sĩ Elizabeth L. Bennett, Giám đốc Chương trình Giám sát nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Thay vì hoạt động nhằm mục đích bảo tồn, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã lại vì mục đích thương mại nên trên thực tế trở thành mối đe dọa với các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Các phân tích từ những báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của các trang trại này lớn hơn rất nhiều so với những ích lợi mà chúng có thể đem lại”. Thậm chí, những trang trại gây nuôi các loài sinh trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản cao cũng tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn vì những trang trại này liên tục nhập khẩu các loài động vật có nguồn gốc tự nhiên. Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm. Ô nhiễm sông ngòi: Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế, cũng như qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống. Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất là: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông này đã trở nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng. Bãi rác công nghiệp và chất thải: Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ sở hữu của hơn một nghìn con tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi trường lại không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ nát đó vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được “hóa kiếp” thành phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra rác thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường sống. Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Bài học “xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng, song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm. Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng). Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại. Ô nhiễm ở các làng nghề: Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%. Khai thác khoáng sản: Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn). Và, hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất cao thành núi trong mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có nồng độ a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để xử lý. Ô nhiễm không khí: Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức báo động. Điển hình là tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường xuyên. Ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) cho biết: Nếu không có biện pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu tình huống này xảy ra thì số lượng người nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già. (Theo Tạp chí Cộng Sản) II Hậu quả cho sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Hình ảnh những làng ung thư, số lượng bệnh nhân nhất là người mắc bệnh nan y đông nghẹt tại các bệnh viện vốn không còn xa lạ. Ít ai nghĩ rằng, căn nguyên gây nên hệ quả trên lại có một phần không nhỏ từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Mỗi năm 200.000 người mắc bệnh ung thư Ô nhiễm môi trường có thể tác động đến cơ thể con người trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là do mỗi ngày con người sống trong môi trường nước, không khí ô nhiễm, hít thở hoặc sử dụng nguồn nước đã nhiễm chất thải độc hại. Còn gián tiếp là thông qua chuỗi thực phẩm. Thực phẩm được chăm sóc bằng nguồn nước ô nhiễm, sống trên môi trường đất nhiễm hóa chất và đặc biệt thường xuyên được phun xịt hóa chất bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, quy trình thời gian. Những chất độc hại này trực tiếp hoặc gián tiếp đều đi vào trong cơ thể người, tích tụ lâu dần sinh ra bệnh. Trung bình mỗi năm cả nước có 200.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, 75.000 người chết vì bệnh này mỗi năm. Trên cả nước cũng đã xuất hiện gần 100 làng ung thư. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan chức năng khẳng định ô nhiễm môi trường đang là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng số lượng bệnh nhân mắc các bệnh nan y mà đúc kết từ nhiều nghiên cứu cho thấy, những căn bệnh nan y đó đều có sự liên quan mật thiết đến các hóa chất độc hại nhiễm trong nguồn nước, thực phẩm và không khí mà người bệnh tiếp xúc. Chỉ có điều, cho đến khi phát hiện ra bệnh, người bệnh không thể truy lại căn nguyên vì quá trình tích tụ chất thải độc hại đòi hỏi trải qua khoảng thời gian khá lâu. Đây cũng chính là sự thiệt thòi cho người bệnh trong việc đòi hỏi những quyền được bồi thường liên quan đến việc tổn hại sức khỏe của mình. Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng là sự thật không thể chối cãi. Cách đây 10 năm, chúng tôi đã cùng với các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm nhiều lần phản ánh vấn đề này. Trong đó, đề xuất cần có những giải pháp xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm mạnh mẽ hơn. Cần thay đổi quan điểm cho rằng, phải hy sinh lợi ích môi trường cho phát triển kinh tế. Phải nhìn nhận rằng, ô nhiễm môi trường chính là “sát thủ sinh học”. Có những chất thải ô nhiễm có thể chuyển hóa hoặc cải thiện theo thời gian hoặc có tác động của con người. Tuy nhiên cũng có những chất thải tồn tại vĩnh viễn, gây tổn hại đến sức [...]... môi trường ở gia đình, nhà trường và xã hội? Cuộc sống có đẹp hay không phụ thuộc vào nơi mà chúng ta đang sống; đó chính là nhà ở, xóm làng, cộng đồng, thành phố, đất nước, khu vực hay rộng hơn là Trái đất Giữ gìn cho môi trường ở những nơi đó trong sạch và xanh tươi là trách nhiệm của mọi người vì mỗi người đều đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường Nếu mỗi người đều... môi trường Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và. .. thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ” Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại... đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; ... nghiêm trọng của nó tới môi trường, chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” khuyến khích chúng ta trở nên ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, từ đó giúp ta đưa ra được những quyết định sáng suốt Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương thực cho 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước... gây ô nhiễm và người dân Ở góc độ môi trường, biện pháp tốt nhất là phải làm sao giảm được mức độ ô nhiễm môi trường Muốn vậy phải giảm được sự phát thải các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, chất thải rắn và môi trường Đây là cái gốc của vấn đề, làm tốt được vấn đề này thì sẽ có tác động tích cực đến các vấn đề liên quan III Nguyên nhân về sự đi xuống của môi trường Việt Nam Cùng với sự ra đời... suốt, bạn nên chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất Chọn mua những sản phẩm ngay tại địa phương cũng có nghĩa là thực phẩm không phải bay nửa vòng trái đất và khi đó có thể hạn chế khí thải Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ trước khi ăn để bảo vệ môi trường! Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng... tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới năm 2013 Các hoạt động quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm 2013 sẽ được tổ chức tại Mông Cổ, một quốc gia đang tiến hành chuyển đổi sang nền kinh tế xanh Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức các hoạt động quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới từ ngày... môi trường từ việc sản xuất lương thực và từ đó thúc đẩy quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn Lãng phí thực phẩm có nghĩa là tất cả các nguồn tài nguyên và các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng bị tiêu hao Ví dụ, tốn khoảng 1.000 lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít nước để có thể làm một chiếc bánh hamburger Các khí nhà kính tạo từ hoạt động chăn nuôi bò và. .. động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2013 Trong đó, nhấn mạnh việc truyền thông hướng dẫn về chủ đề tiết kiệm, tránh lãng phí thực phẩm tới cán bộ công nhân viên và cộng đồng dân cư, đặc biệt tại các nhà hàng, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và khu du lịch; từ đó hình thành ý thức tiêu dùng thân thiện với môi trường cho mỗi người; Tổ chức mít tinh và các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng . mở đầu I Thực trạng chung về môi trường Việt Nam hiện nay. II Hậu quả cho sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. III Nguyên nhân về sự đi xuống của môi trường Việt Nam. IV Giải pháp cấp bách cho môi. sống và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tới môi trường, chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” khuyến khích chúng ta trở nên ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ. môi trường ở những nơi đó trong sạch và xanh tươi là trách nhiệm của mọi người vì mỗi người đều đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người đều góp những