1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả để giải thích thực trạng môi trường ở Việt Nam

14 3,6K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Trái Đất là cái nôi , là ngôi nhà chung của thập loại chúng sinh và cây cỏ . Suốt cuộc hành trình từ hang động đến nhà trọc trời , con người thường xuyên có nhiều tham vọng cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng cũng chính con người đã tàn phá một cách khủng khiếp ngôi nhà chung của nhân loại” .Trái Đất - nơi nương náu và sinh trưởng của muôn loài, hiện nay đang bị đe doạ bởi những vấn đề toàn cầu nóng bỏng đó là ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, dân số tăng nhanh...Nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường, nó đang từng ngày từng giờ gióng lên những hồi chuông báo động, cảnh tỉnh hành động của con người. Cũng bởi con người chỉ biết hối hả khai thác giới tự nhiên mà quên đi giới hạn chịu đựng của nó đang đặt ra bao nỗi lo đến thắt lòng . Môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách của mọi thời đại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hành tinh xanh, đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc có tồn tại nữa hay không khi chúng ta đang đứng trước thực trạng cạn kiệt tài nguyên rừng bị chặt phá bừa bãi dẫn đến bão lụt xảy ra thường xuyên, ngày càng nhiều sinh vật có tên trong sách đỏ, lượng rác thải ra ngày càng nhiều gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước, ánh sáng.. .Điều đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi làm thế nào để đất nước của chúng ta luôn được xanh- sạch- đẹp ?. Giải pháp nào để cải thiện môi trường của nước ta hiện nay ?....Mỗi chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường sống quanh chúng ta ? trách nhiệm của chúng ta là gì ? Với tầm hiểu biết của mình, em đã chọn đề tài: “ Vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả để giải thích thực trạng môi trường ở Việt Nam ” với mong muốn góp một tiếng nói riêng vào vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội và để rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ triết học. Em rất mong nhận được những đóng góp từ các thầy cô để bài viết của em mang tính thực tiễn hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! B – PHẦN NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC * Nguyên nhân là gì ? Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó .

Trang 1

A- LỜI MỞ ĐẦU

“Trái Đất là cái nôi , là ngôi nhà chung của thập loại chúng sinh và cây cỏ Suốt cuộc hành trình từ hang động đến nhà trọc trời , con người thường xuyên

có nhiều tham vọng cải thiện cuộc sống của mình Nhưng cũng chính con người

đã tàn phá một cách khủng khiếp ngôi nhà chung của nhân loại” Trái Đất - nơi nương náu và sinh trưởng của muôn loài, hiện nay đang bị đe doạ bởi những vấn

đề toàn cầu nóng bỏng đó là ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, dân số tăng nhanh Nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường, nó đang từng ngày từng giờ gióng lên những hồi chuông báo động, cảnh tỉnh hành động của con người Cũng bởi con người chỉ biết hối hả khai thác giới tự nhiên mà quên đi giới hạn chịu đựng của nó đang đặt ra bao nỗi lo đến thắt lòng

Môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách của mọi thời đại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Hành tinh xanh, đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc

có tồn tại nữa hay không khi chúng ta đang đứng trước thực trạng cạn kiệt tài nguyên rừng bị chặt phá bừa bãi dẫn đến bão lụt xảy ra thường xuyên, ngày càng nhiều sinh vật có tên trong sách đỏ, lượng rác thải ra ngày càng nhiều gây

ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước, ánh sáng Điều đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi làm thế nào để đất nước của chúng ta luôn được xanh- sạch- đẹp ? Giải pháp nào để cải thiện môi trường của nước ta hiện nay ? Mỗi chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường sống quanh chúng ta ? trách nhiệm của chúng ta là gì ?

Với tầm hiểu biết của mình, em đã chọn đề tài: “ Vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả để giải thích thực trạng môi trường ở Việt Nam ” với

mong muốn góp một tiếng nói riêng vào vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội và để rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ triết học Em rất mong nhận được những đóng góp từ các thầy cô để bài viết của em mang tính thực tiễn hơn Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

B – PHẦN NỘI DUNG

I - CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC

* Nguyên nhân là gì ?

Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó

* Kết quả là gì ?

Là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra

Có rất nhiều loại nguyên nhân, một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại Khi xét đến mối liên hệ nhân quả cụ thể thì nguyên nhân có trước kết quả, còn trong cả quá trình gồm nhiều liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng

* Môi trường là gì ?

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa rất rộng khác nhau về môi trường : Môi trường được định nghĩa : “là các yếu tố như đất, nước, không khí, khí hậu, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất dưới biển, trên rừng làm thành môi trường sống của con người”

Trong luật bảo vệ môi trường của nước ta định nghĩa : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và thiên nhiên ”

Còn trong tuyên ngôn của Unesco năm 1981 thì môi trường là “toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống, bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu của con người ”

Không những thế mà Bảo vệ môi trường cũng được định nghĩa: “Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên”

Trang 3

Các định nghĩa, khái niệm được cụ thể hoá với tuỳ đối tượng và mục đích nghiên cứu Nhưng có cái chung nhất là môi trường chính là mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên Xã hội được tạo nên từ con người và giới tự nhiên, những hành động của con người đều có tác động trực tiếp tới thiên nhiên Các nhân tố như xã hội và con người luôn có mối quan hệ biện chứng giữa chúng khi xét đến những vấn đề thuộc về môi trường

Trái Đất của chúng ta đang bị đe doạ vì chúng ta đã và đang sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi mà không hề để ý đến khả năng chịu đựng của nó, dân số cũng tăng với tốc độ khủng khiếp Từ thời Phục hưng thế giới là 450 triệu người, năm 1950 là 2,5 tỷ, hiện nay khoảng trên

6 tỷ người Họ sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống của

họ, cùng với nhiều hoạt động nhằm phát triển kinh tế, con người đã khai thác bừa bãi, tác động mạnh mẽ tới môi trường dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng

Các chuyên gia của ủy ban khoa học vì các vấn đề môi trường đã lên tiếng cảnh tỉnh: “ Nếu con người đối sử thô bạo với trái đất , trái đất sẽ trả thù”

Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thì vấn đề phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu, ở hầu khắp các nước hiện nay đều có khuynh hướng “phát triển với bất cứ giá nào” Các cuộc chạy đua nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gay gắt con người vì mục tiêu kinh tế có thể quên đi môi trường sống của mình, việc bảo vệ môi trường bị xem nhẹ, nhất

là ở các nước đang phát triển do họ phải đối đầu với đói nghèo, lạc hậu Họ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các yếu tố khác cho phát triển kinh tế với ý nghĩ “ cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau” Vì vậy, song song với có một nền kinh tế ngày càng phát triển, sản lượng các ngành tăng nhanh thì đã dẫn đến kết quả môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, rừng bị chặt phá bừa bãi, đất đai bị hoang mạc hoá “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người” cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm đất, nước, rác thải, không khí gây ra nhiều bệnh tật

Trang 4

Như vậy, sự phát triển và môi trường nó không phải là hai vế luôn luôn đối kháng, mâu thuẫn theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia, mà để phát triển bền vững thì cần phải quan tâm đến môi trường, cần đặt ra “ phát triển

và môi trường” chứ không phải là chọn “ môi trường hay phát triển” bởi môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của con người Để có một nền kinh tế phát triển bền vững thì phải tính toán kĩ mối tác động qua lại giữa con người với tự nhiên sao cho sự phát triển kinh tế- xã hội không làm mất cân bằng sinh thái, huỷ hoại môi trường sống của chính con người, cần hướng tới hoạt động bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm Môi trường và phát triển

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên, phụ thuộc và quyết định lẫn nhau vì thế nó có mối quan hệ biện chứng

“Trong mấy thế kỉ gần đây con người đã làm thay đổi thành phần khí quyển, cân bằng nhiệt lượng, khí hậu Ngay từ đầu thế kỉ XVIII nồng độ khí cacbonic tăng 27% và đang nhanh chóng tăng lên, ngày càng nhiều động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, mặt đất bị nung nóng thường xuyên nên mất đi chất màu mỡ, kí sinh trùng truyền bệnh cũng phát triển nhanh chóng trong không khí nóng làm cho dịch bệnh ngày càng phát triển trong khi hệ miễn dịch của con người ngày càng suy giảm Một nguy cơ rất lớn do con người gây ra đe doạ đến trái đất là hiện tượng: hiệu ứng nhà kính, mưa axit, tầng ozon bị thủng nặng nề (mà tia cực tím của mặt trời không thể huỷ hoại sinh vật sống trên trái đất là nhờ

có tầng ozon bảo vệ) Cũng do tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, các hoá chất như methane, oxyde azote, chlorofluoro, carbone(CFC) do các nhà máy, xe cộ, rác thải sinh hoạt thải ra đục thủng tầng ozon của chúng ta.Trên thế giới khoảng 90% lượng nước đang dùng là nước ngầm mà hiện nay chúng ta đã khai thác 2/3 lượng nước ngầm đó, cũng như hiện tượng các mỏ nước ngầm đang dần cạn kiệt và ô nhiễm” Vì thế trong những năm tới đây nếu con người không có biện pháp khắc phục thì thế giới không thể thoát khỏi đại hoạ về môi trường sinh thái

Trang 5

II - THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM , NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

1 -THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Từ những năm đầu thập kỉ 90 vấn đề môi trường đã được đánh dấu bằng mối quan tâm mới mang tính toàn cầu Những tổn thất về con người, vật chất do môi trường suy thoái gây ra vượt quá những tổn thất về người và của do các biến động xã hội và chiến tranh gây ra Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhận thức về môi trường chỉ tập chung vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Nửa sau thế kỉ thứ XX phong trào nhận thức và bảo vệ môi trường gắn với khoa học, nhận thức ngày càng phổ biến Vào đầu những năm 70 mọi người nhận thức rõ hơn về hiểm hoạ của môi trường, sự phá huỷ tầng ô-zôn, mưa axit ( ở Anh- thế

kỉ XIX) Ngày 5/6/1972 Hội liên hợp quốc họp về vấn đề môi trường và lấy ngày 5/6 hàng năm là ngày môi trường thế giới

Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay cũng như toàn thế giới đang là vấn đề cấp thiết bởi nước ta hiện nay đang trên đà xây dựng

và phát triển kinh tế đòi hỏi sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều Các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt cũng ngày một tăng lên nó

đã, đang và sẽ làm nhiễm bẩn môi trường không khí, đất, nước Nhất là ở các vùng mỏ, đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập chung, chợ Những cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều, mà việc sản xuất của nó chủ yếu vì mục đích kinh tế là chính nên đã gây ra nhiều chỉ tiêu môi trường như: khói bụi, rác, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện đang tăng lên Ví dụ như: ở TP HCM

“Công ty Đô thị đã thu gom 40000 nghìn tấn rác thải ra mỗi ngày”, “Các chợ ở khu vực Thanh Xuân-Hà Nội cũng vậy với hơn 20 tấn rác thải ra mỗi ngày, chất thải công nghiệp thải ra cũng quá nhiều đã bị “tống “ ra các sông ngòi làm cho các con sông ô nhiễm nặng bốc mùi hôi thôi, màu nước đen kịt” Lượng rác thải quá lớn! Nó lại không được đổ đúng nơi quy định, không được xử lí hết đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường “Theo số liệu thống kê thì hiện nay hầu hết các con sông của Việt Nam ta đã bị ô nhiễm theo từng mức độ khác nhau, ô

Trang 6

nhiễm hữu cơ và vi sinh, vừa tầng nước mặt và cả nước ngầm nhất là các khu vực sông, hồ chảy qua khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nước bị nhiễm BOD5, coliorm, sắt NH3 đều tăng vượt chỉ tiêu 20 lần, nước sinh hoạt bị ô nhiễm

vì thế đang thiếu trầm trọng”

Không chỉ vậy mức độ ô nhiễm bụi, khói, mùi hôi thối thật khó chịu ở các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề và chợ đang bị ô nhiễm ngày càng cao “Mức độ bụi ở các thành phố lớn, khu đô thị và thủ đô Hà Nội đang vượt quá tiêu chuẩn cho phép Nồng độ bụi trung bình năm (PM 10 = 0,126) lớn hơn tiêu chuẩn quốc tế (0,05 mg/m3) tới 3 lần” Nhất là “ở xã Duy Tân (Hải Dương)

cả xã chìm ngập trong khói bụi cả ngày lẫn đêm, xám xịt cả một góc trời với 5 nhà máy xi măng trong bán kính chỉ 1km, làm cho bao người dân mắc bệnh về

hô hấpvà ung thư” ( theo số liệu thống kê của bệnh viện thì 1/4 số bệnh nhân bị bệnh là do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đặc biệt là đường hô hấp, tiêu chảy, đường ruột, tai mũi họng ) “Khu công nghiệp Hà Nội lượng SO2 tăng gấp 14 lần so với tiêu chuẩn cho phép, lượng CO2 tăng 2,7 lần, bụi lắng có tới 834 tấn/km2 /năm” Công nghiệp và thủ công nghiệp có máy móc phần lớn là từ thập niên 50- 70 nên xuống cấp nghiêm trọng, có tỷ lệ chất thải cao thải trực tiếp vào môi trường không qua xử lí gây ô nhiễm nghiêm trọng

Mặt khác, các hoá chất dùng trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường bởi các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đang gây ra một không khí đầy chất hoá học, còn huỷ hoại một số sinh vật có ích, giảm tính

đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới con người

“Non sông gấm vóc hình chữ S mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta, đã từng bị chiến tranh, cái nghèo và tình trạng lạc hậu tàn phá Mỗi năm chúng ta đốn trụi 200.000 ha rừng, công trình nghiên cứu của nhà nước cho biết nếu không ngăn chặn việc khai thác bừa bãi như hiện nay thì chỉ một vài năm nữa thôi chúng ta sẽ không còn rừng nguyên sinh nữa” Còn cả việc khai thác tài nguyên ven biển đã đe doạ hệ sinh thái ngập nước dẫn đến nhiều loài động thực vật ở rừng và dưới biển biến mất Ngày trước nước ta có đến 50%-60% diện tích

Trang 7

đất liền được che phủ bởi rừng vậy mà bây giờ chỉ còn 16% - 17% diện tích được che phủ bởi rừng, mà lãnh thổ nước ta có 2/3 là đồi núi nên chụi ảnh hưởng của xói mòn càng nhiều, diện tích đất bạc màu ngày càng cao, lũ lụt xảy

ra thường xuyên.Ví như “ ở rừng Bù Gia Mập - mảnh rừng còn sót lại ở Bình Phước cũng như cả ở miền Đông Nam Bộ với trên 50000 ha- kho tài nguyên vô cùng quý giá gồm hàng trăm loài động thực vật quý đã bị chặt phá với mức độ khủng khiếp, mỗi năm xảy ra hơn 100 vụ với hàng nghìn m3 gỗ bị chặt phá Nhưng những con số phát hiện được đó hết sức nhỏ nhoi so với thực tế !”, “ Rừng đước Ngọc Hiển đã mất hàng nghìn ha bị chặt phá để nuôi tôm, lấy

gỗ diện tích giảm hàng chục lần”

Không chỉ mất rừng vì bị chặt phá bừa bãi mà chúng ta còn bị mất rừng

do nạn cháy rừng hoành hành: “ở các tỉnh Nam trung bộ và Nam Bộ theo số liệu

từ năm 1995 đến nay đã xảy ra 192 vụ cháy rừng thiệt hại 907,699 ha rừng trồng

và hơn 609,984 ha rừng tự nhiên” , “ ở rừng Kon Tum năm 1999 xảy ra 78 vụ cháy rừng, năm 2002 xảy ra 30 vụ cháy tổng cộng thiêu hết 987,859 ha cả rừng trồng và rừng tự nhiên”, “đốt rừng làm lương xảy ra 531vụ của đồng bào dân tộc thiểu số Ya Grai tỉnh Gia Lai” Đặc biệt là vụ cháy rừng U Minh (Kiên Giang) với rừng tràm nguyên sinh rộng 2600 ha với động vật và thảm thực vật phong phú chỉ còn trong dĩ vãng, rừng U Minh Hạ bị cháy hơn 4000 ha rừng tràm tiêu huỷ bao tài nguyên, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, dễ dẫn đến thiên tai, làm mất đi bao động thực vật quý hiếm gây tổn thất nặng nề cả người và của đối với nước ta

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và cuộc sống của con người nó chính là lá phổi xanh, “bộ máy lọc” của Trái Đất, là nguồn cung cấp các gen quý,các lâm sản phục vụ việc sản xuất, cung cấp nhiều dược liệu quý chữa bệnh cho con người , bảo vệ đất chống xói mòn, giữ cân bằng sinh thái vậy mà rừng đã bị tác khai thác bừa bãi gây ảnh hưởng lớn tới môi trường

và sức khoẻ con người

Trang 8

Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? con người có vai trò như thế nào đối với thực trạng đó ?- đây là vấn đề nóng bỏng đang đặt ra hiện nay

2 – NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

a Nguyên nhân chủ quan:

Có thể nói để dẫn đến ô nhiễm môi trường như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu chính là ý thức con người Cái

gì cũng có hai mặt của nó, sự tác động của con người vào tự nhiên cũng vậy Nếu con người tác động vào thiên nhiên theo đúng quy luật, tích cực thì nó sẽ phong phú đa dạng, tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển, môi trường sống ngày càng trong lành Ngược lại nếu con người tác động tiêu cực vào tự nhiên một cách vô thức và nhẫn tâm không biết bảo vệ, tác động trái với quy luật thì chính con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả do chính họ gây ra bởi cuộc sống của con người phụ thuộc vào thiên nhiên và môi trường

Nhận thức của con người là nhân tố quyết định sự tác động của họ vào môi trường.Con người hiện nay vì lợi ích kinh tế trước mắt, tư tưởng làm giàu cho cá nhân đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Họ không biết được mối quan hệ của môi trường, sức khoẻ và sự phát triển bền vững do đó đã có nhiều hoạt động xấu ảnh hưởng đến môi trường Do trình độ dân trí còn thấp, chưa hiểu hết được tác dụng to lớn và vai trò của rừng

và môi trường xanh, sạch, chưa biết tác hại của việc huỷ hoại môi trường sống của chính mình

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và ngược lại Nếu như việc khai thác cạn kiệt bừa bãi thiên nhiên của người dân là nhân tố quyết định thì chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước ta là nhân tố có tác động mạnh vào ý thức của người dân Đến năm 1994 nước ta mới có luật bảo vệ môi trường, thực tế chưa có nhiều chính sách pháp luật về môi trường, còn chưa tuyên truyền cũng như xử lí nghiêm đối với những hành động xâm lược lợi ích quốc gia, chưa đầu tư thích đáng cho các cơ quan nghiên cứu bảo vệ môi trường, chưa có lực lượng kiểm lâm lớn mạnh để bắt giữ lâm tặc phá rừng

Trang 9

Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp chính là do ý thức kém của người dân cho dù đã có lệnh cấm Họ không hiểu hết được tác dụng to lớn của rừng mà mang bao phương tiện hiện đại: cưa máy, cưa tay chặt phá cây rừng Cháy rừng cũng do rất nhiều nguyên nhân: nắng hạn lâu ngày, do chủ quan, không lường hết được nguy cơ cháy rừng Nhưng một phần cũng do cơ sở vật chất dùng trong những trường hợp chữa cháy khẩn cấp còn sơ sài, ý thức của người dân sống gần rừng chưa cao, do chưa có lực lượng theo dõi dự báo cháy rừng

Do ý thức của người dân kém trong việc xử lí rác thải công nghiệp và sinh hoạt, còn cố tình vi phạm, đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định

Sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh tật ngày càng nhiều đặc biệt là: tiêu chảy, hô hấp, đường ruột Nguyên nhân chủ yếu là sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi và chất thải độc hại Tình trạng thực phẩm rau quả không đảm bảo, bị ô nhiễm độc bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thực tế cho thấy những bệnh nhân mắc ung thư ngày càng tăng

Nguyên nhân nữa là do dân số của nước ta đang ngày một tăng lên( trên 2%), đó cũng chính là mối đe doạ lớn tới môi trường Dân số tăng nhanh tất nhiên những người đó sẽ phải sử dụng và khai thác nhiều tài nguyên hơn, chất thải ra chỉ từ sinh hoạt cũng tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, không khí, Mật độ trung bình của nước ta là 200 người /km2 thuộc loại cao trên thế giới, tốc độ tăng nhanh như vậy trong khi đất canh tác không tăng, làm cho bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người thấp và đang có xu hướng giảm dần trong khi tài nguyên có hạn và cũng đang giảm dần tạo ra một sức ép lớn đối với môi trường hiện nay

b Nguyên nhân khách quan :

Nước ta trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội rất nhanh, trong khi đó các đảm bảo cho phát triển bền vững chưa được coi trọng, dẫn đến nguy cơ nhiều hệ sinh thái trong khu vực bị phá vỡ Hiện nay đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá

Trang 10

điều đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống “Với lượng rác thải ở các thành phố lớn như:

Hà Nội, tp HCM một ngày thải ra hàng nghìn m3/ ngày, gồm rác ở chợ và các nhà máy công nghiệp, khu kinh doanh hàng ăn, nông sản, Trong khi đó khả năng xử lí chỉ đạt có 51%, số rác thải còn lại ngấm vào lòng đất gây ảnh hưởnglớn tới tầng nước ngầm khiến cho nước có hàm lượng Amoniac lên đến mức báo động, nó chính là các ổ gây bệnh, gây mùi làm cho ô nhiễm: đất, nước, không khí, ùn tắc giao thông” Nguyên nhân do cơ sở vật chất kĩ thuật, địa điểm kinh doanh chật hẹp, chưa có đủ hệ thống xử lí rác, đội ngũ dọn vệ sinh chưa đủ đáp ứng và xử lí hết rác thải sinh hoạt và công nghiệp, việc thu gom còn nhiều bất cập Việc quản lí của các cấp được tiến hành không đồng bộ, chất lượng vệ sinh kém

Còn do nhu cầu về phương tiện đi lại ngày một tăng do chất lượng cuộc sống được nâng lên Việc sử dụng các phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng dẫn đến lượng khói, bụi, khí độc thải ra môi trường ngày một nhiều hơn gây nên ô nhiễm môi trường

“Đất nước ta đã trải qua ba cuộc chiến tranh kéo dài suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và 30 năm chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược Nó đã kìm hãm sự phát triển kinh tế cũng như huỷ diệt môi trường sống của chúng ta một cách khủng khiếp trên quy mô rộng lớn Nước ta đã phải gánh chịu bao hậu quả tội ác của thực dân: tiêu diệt hệ sinh thái, tàn phá môi trường sống với hơn 1,5 triệu ha rừng, thả bao nhiêu chất độc hoá học, bom xuống gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bao người dân Việt Nam ta

Ô nhiễm môi trường đã gây ra bao hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của con người Viiệt Nam ta Vậy chúng ta cần phải có những biện pháp giải quyết như thế nào để làm cho môi trường tốt hơn?

3 GIẢI PHÁP.

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người, sự phát triển kinh tế Nếu chúng ta không sớm có nhận

Ngày đăng: 03/08/2013, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w