1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ chế quan lý doanh nghiệp tư nhân

25 945 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 132 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với sự cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, đồng thời đây cũng là thách thức mới đối với những nhà quản lý. Họ buộc phải nắm được những lý luận kinh tế và kiến thức quản lý cơ bản trong điều kiện kinh tế thị trường có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng quyết sách tổng hợp cũng như điều hành tổ chức. Chính những điều quan trọng trên chúng em đã quyết định chọn đề tài “ cơ chế quản lý của doanh nghiệp tư nhân” để tìm hiểu, đây là một đề tài rất được quan tâm hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường đang phát triển thì các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều và để có được một cơ chế quản lý doanh nghiệp hợp lý hiệu quả là một điều không phải đơn giản, không thể giải quyết trong thời gian ngắn được mà phải trải qua một thời gian dài, có những mô hình hiệu quả và khoa học. Bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp cho công việc sau này sẽ tốt hơn.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với sự cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, đồng thời đây cũng là thách thức mới đối với những nhà quản lý Họ buộc phải nắm được những lý luận kinh tế và kiến thức quản lý cơ bản trong điều kiện kinh tế thị trường có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng quyết sách tổng hợp cũng như điều hành tổ chức

Chính những điều quan trọng trên chúng em đã quyết định chọn đề tài “

cơ chế quản lý của doanh nghiệp tư nhân” để tìm hiểu, đây là một đề tài

rất được quan tâm hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường đang phát triển thì các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều và để có được một cơ chế quản lý doanh nghiệp hợp lý hiệu quả là một điều không phải đơn giản, không thể giải quyết trong thời gian ngắn được mà phải trải qua một thời gian dài, có những mô hình hiệu quả và khoa học Bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp cho công việc sau này sẽ tốt hơn

Trang 2

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

Trang 3

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà

án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp là người có quyền quyết định cao nhất đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận Do không có tư cách pháp nhân nên người có quyền về tài sản có quyền kiện doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp về thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế Trong thời gian cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư các là chủ sở hữu doanh nghiệp

Trang 4

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp đó chấm dứt hoạt động, người mua phải làm thủ tục đăng

ký lại theo quy định của Luật doanh nghiệp Sau khi bán doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về tất cả các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp thỏa thuận khác

Một người không thể cùng lúc là chủ của hai hay nhiều doanh nghiệp tư nhân; không thể vừa là chủ doanh nghiệp tư nhân, vừa là thành viên hợp danh của công ty hợp doanh, không thể vừa là chủ doanh nghiệp tư nhân, vừa là chủ hộ kinh doanh cá thể

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn thành lập công ty TNHH, mua

cổ phần trong công ty cổ phần Nhưng ngay sau khi công ty TNHH đi vào hoạt động thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế thì doanh nghiệp phải giải thể Trong trường hợp nếu chủ doanh nghiệp di chúc lại hoặc được thừa kế theo pháp luật thì người hưởng thừa kế cũng phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại như trong trường hợp bán doanh nghiệp

II Cơ chế quản lý trong doanh nghiệp tư nhân

1 Nguyên tắc quản lý của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, nên tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân

Trang 5

có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa

vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân nước ta hiện nay

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 6 năm 2008, cả nước có 349.309 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn 1.389.000 tỉ đồng, tương đương 84 tỉ USD Có khoảng 87% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo tiêu chí vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng và số công nhân không quá

300 người), còn 13% doanh nghiệp nước ta được coi là lớn, nhưng cũng chỉ thuộc loại nhỏ và vừa của các nước khác trên thế giới (theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 500 công nhân)

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, một nền kinh tế có chất lượng bền vững luôn luôn có sự phát triển hài hòa giữa các doanh nghiệp thuộc loại hình lớn, nhỏ và vừa; nhất là có sự phân công, hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các loại hình doanh nghiệp nói trên Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, có những sản phẩm như ôtô,

Trang 6

máy tính, máy công cụ… được lắp ráp bằng linh kiện sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, thậm chí ở nhiều nước khác nhau

Ở nước ta, việc phát triển doanh nghiệp chắc cũng phải tuân theo quy luật đó Nền kinh tế nước ta, muốn lớn mạnh, nhất thiết phải dựa vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, kể cả sự lớn mạnh về quy mô vốn kinh doanh,

về quy mô lao động và nhất là về hiệu quả kinh doanh; phải có sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa các loại doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa và quy mô lớn

Chúng ta đặc biệt coi trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa do những ưu thế của loại doanh nghiệp này, nhưng cũng rất cần quan tâm trợ giúp các doanh nghiệp tư nhân phát triển thành những doanh nghiệp lớn; đó có thể là những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Hiện nay, phần rất lớn doanh nghiệp vẫn là nhỏ và vừa, quá ít doanh nghiệp lớn, điều đó chứng tỏ Chúng ta chưa huy động được phần vốn đang còn rất lớn trong dân vào sản xuất, kinh doanh, người dân chưa mặn mà với những lĩnh vực đầu tư kinh doanh một cách cơ bản, lâu dài; môi trường thể chế, chính sách, những biện pháp trợ giúp chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn lớn vào kinh doanh, cho nên nhà đầu tư tư nhân vẫn chỉ đầu tư

ở mức nhỏ lẻ, nhất thời Vẫn còn những phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, sự cạnh tranh diễn ra thiếu bình đẳng, doanh nghiệp tư nhân thường chịu thiệt thòi Bộ máy hành chính nhà nước chưa đủ thân thiện với doanh nghiệp tư nhân, kể cả các ngành chức năng và

cơ quan nhà nước ở địa phương; và cũng còn thiếu những hướng dẫn cụ thể

về các biện pháp phát triển doanh nghiệp về quy mô, cơ cấu lại sở hữu

Trang 7

doanh nghiệp, về liên kết, liên minh chiến lược, sáp nhập, cho đến cơ chế quản trị nội bộ doanh nghiệp lớn, kể cả những biện pháp phát triển thương hiệu, xây dựng đội ngũ nhân lực…

Với quy mô nhỏ và tính chất kinh doanh sản xuất theo vụ việc, các Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có một số đặc thù riêng và thường hay gặp phải một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khâu xử lý thông tin nội bộ rất kém Ví dụ, công nhân thường

không tuân thủ theo các qui trình sản xuất chuẩn dẫn đến tỉ lệ sản phẩm hư hao rất cao ở nhiều phân xưởng Điều này làm cho giá thành sản phẩm cao

và khiến khách hàng không hài lòng Nguyên nhân chính ở đây là do hệ thống thông tin về qui trình và đặc tính của sản phẩm không hoàn chỉnh cũng như trách nhiệm công việc không được phân công rõ ràng Ngoài ra, phần lớn Doanh nghiệp tư nhân không coi trọng việc thu thập thông tin thị trường và dường như không có đủ nguồn lực và kỹ năng để thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả Nhiều công ty thậm chí không dành ra nguồn lực cần thiết để tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng hoặc theo dõi đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, trong khi các công ty nước ngoài dành rất nhiều thời gian và

công sức để phát triển kế hoạch chiến lược nhằm xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu dài hạn thì các công ty trong nước thường không chú ý hoặc thiếu các kỹ năng cần thiết để phát triển các kế hoạch chiến lược Vì thiếu kế hoạch chiến lược nên các doanh nhân trong nước

Trang 8

hoặc quá lạc quan về kế hoạch phát triển, hoặc đánh giá thấp các rủi ro và trở ngại liên quan.

Thứ ba, Doanh nghiệp tư nhân trong nước thông thường chỉ sử dụng hệ

thống tài chính kế toán cho mục đích báo cáo thuế Phần lớn họ vẫn chưa xem hệ thống trên là một công cụ rất hiệu quả, có thể giúp hiểu biết về cấu thành giá, phân tích tài chính hoặc cho việc kiểm soát nội bộ Hậu quả là họ

có thể đầu tư và phân bố nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc họ không nhận ra là đã đưa ra giá bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất

Thứ tư, Việt Nam đang hòa nhập nền kinh tế chung trong khu vực và

thế giới thông qua AFTA và những hiệp định thương mại khác Điều này có nghĩa là các DN trong nước phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty trên khắp thế giới Để có thể tồn tại, một công ty đã làm tốt cần phải có khả năng làm tốt hơn các đối thủ Nhưng trên thực tế thì nhiều DN lại rất coi nhẹ sự cần thiết phải liên tục nỗ lực để trở thành khác biệt so với đối thủ bằng cách cung cấp các dịch vụ nổi trội, tập trung vào một thị trường hẹp, hoặc sản xuất hiệu quả hơn các đối thủ

Tăng trưởng đặc biệt ấn tượng về số lượng: Cho dù, nguồn số liệu từ

các cơ quan như Cục Phát triển Doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê (đều thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đưa ra là khác nhau, nhưng tất cả đều cho thấy một sự tăng trưởng đột biến về số lượng doanh nghiệp tư nhân sau khi thực hiện Luật Doanh nghiệp (Tham khảo bảng Số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm)

Trang 9

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với hơn 83 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng ký khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 ước đạt 460 ngàn doanh nghiệp Từ số lượng khoảng 31.000 doanh nghiệp vào năm 2000, con số này nay đã tăng 15 lần chỉ vỏn vẹn trong 9 năm Theo đánh giá chung của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng này thể hiện sức sống mãnh liệt của tinh thần kinh doanh của người dân Việt Nam cũng như tác động lớn của những cải cách về môi trường kinh doanh đã được thực hiện, đặc biệt qua Luật Doanh nghiệp (1999 và 2005).

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 3 năm 2009, cả nước

có 272.680 doanh nghiệp dân doanh trong tổng số 289.672 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Điều này cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lớn nhưng số doanh nghiệp tồn tại được trên thực tế ước chỉ xấp xỉ 50%

Những chỉ số ấn tượng về năng lực hoạt động: Kết quả chung cho

thấy, doanh nghiệp tư nhân cải thiện nhanh chóng các chỉ số về năng lực hoạt động của mình Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần từ khoảng 38,7 ngàn tỷ vào năm 2000 lên tới 657 ngàn

tỷ vào năm 2008 Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp tư nhân hiện nay đạt 5,2 tỷ đồng, so với 1,2 tỷ đồng vào năm 2000 (Bảng: Một số chỉ số năng lực hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân)

Việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về mức tăng doanh thu thuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần) trong giai đoạn 2000

Trang 10

- 2008 Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận nhanh hơn rất nhiều

so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong doanh nghiệp tư nhân Về khả năng tạo lợi nhuận, tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận/năm vào năm 2000 thì nay con số này đã tăng lên gấp năm lần, đạt 258 triệu đồng vào năm

2008 Một doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là

14 tỷ đồng và mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất nhiều so với những năm đầu thập kỷ Nếu năm 2000, với 100 đồng vốn chủ

sở hữu, một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra 271 đồng tài sản và 4,4 đồng lợi nhuận thì đến năm 2008, với 100 đồng vốn chủ sở hữu, một doanh nghiệp tư nhân tạo ra được tới 398 đồng tài sản và 7 đồng lợi nhuận Một sự cải thiện hết sức đáng khích lệ

Trong các doanh nghiệp có đăng ký chính thức thì các doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm và với việc tăng nhanh về số lượng, đây cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác Sau 9 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra được 4,3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm mà các doanh nghiệp chính thức tạo ra và gấp gần 4 lần tổng số việc làm mà các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tạo ra Như vậy, số lượng việc làm doanh nghiệp tư nhân tạo ra trong giai đoạn này cũng đã tăng hơn 505%

Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong năm 2000 chỉ là 8,2 triệu đồng (gấp khoảng 1,4 lần GDP bình quân đầu người của năm, tính theo giá năm 2000) Con số này đã tăng lên 32

Trang 11

triệu đồng/người/năm vào năm 2008, gần gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu người Năng suất lao động của người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh cũng đã được cải thiện đáng kể Trong vòng 9 năm, mức doanh thu trung bình do một người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tạo ra

đã tăng gấp 3, từ 225 triệu đồng vào năm 2000 lên tới 710 triệu đồng vào năm 2008

Thiếu vắng doanh nghiệp lớn và vừa: Số lượng những doanh nghiệp

tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng vắng bóng Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất của VietNam Report và VietNamNet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp tư nhân Con số này có tăng so với mức 24% của năm 2008, nhưng phần lớn sự tăng trưởng này và cả tỷ trọng lớn trong

số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờ một số đáng kể là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa Còn trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố thì chỉ có 17 doanh nghiệp tư nhân, nhưng phần lớn trong

số đó là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa Những hạn chế của môi trường kinh doanh cũng như trình độ quản trị, điều hành, vốn, công nghệ… đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân khó có thể nhanh chóng lớn mạnh thành những đầu tàu cho nền kinh tế hoặc cho toàn bộ khu vực tư nhân

Ngoài ra, mặc dù trình độ quản trị điều hành của các doanh nghiệp tư nhân đã được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước năm 2000, Báo cáo cho rằng chất lượng của công tác quản trị công ty tại doanh nghiệp tư nhân vẫn còn là một vấn đề lớn Đặc biệt, một hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp này là thiếu chiến lược dài hạn và niềm tin

Trang 12

3 Cơ chế quản lý của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Luật doanh nghiệp được ban hành đã tạo nên những cú hích lớn cho sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong thập niên vừa qua Sự lớn mạnh của khu vực tư nhân có thể thấy rất rõ qua số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng và những đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế quốc dân Sự phát triển về số lượng của khu vực doanh nghiệp này là điều dễ nhận thấy Tuy nhiên, quản trị điều hành cũng còn nhiều vấn đề Phải khẳng định, Luật doanh nghiệp đã đánh dấu bước tiến nhảy vọt trong quá trình hoàn thiện khung quản trị công ty và là cơ sở tốt cho việc nâng cao trình độ quản trị, chất lượng điều hành của các doanh nghiệp tại khu vực tư nhân Quyền của các cổ đông đã được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể và các cổ đông về cơ bản đã được xử lý công bằng Thực

tế cũng cho thấy trình độ quản trị điều hành của các doanh nghiệp tư nhân

đã được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước năm 2000

Mô hình quản lý, điều hành tiên tiến trên thế giới (như bộ quy tắc quản trị của OECD) có nền tảng là sự tách biệt giữa quản lý với sở hữu vốn trong các công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, Việt Nam vừa không có truyền thống trong việc phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh, lại xa lạ với mô hình của các công ty theo kiểu hiện đại Nếu có, đó chính là truyền thống đóng kín trong nội bộ gia đình, dòng tộc nhằm giữ bí mật gia truyền trong kinh doanh Quan hệ giữa các cổ đông trong nhiều công ty tư nhân hiện nay thậm chí cũng thường thu hẹp trong phạm vi quan

hệ gia đình, xã hội như họ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng hương Mối quan

hệ giữa các cổ đông trong công ty do vậy, bị chi phối rất nhiều bởi quan hệ bên ngoài quan hệ vốn góp

Ngày đăng: 12/09/2014, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w