Thí nghiệ m2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo loại hạt khoáng dinh dưỡng cho các cây kiểng thủy canh và ứng dụng vào các loại hệ thống thủy canh cây nông (Trang 54 - 57)

Sau khi thủy canh cây được 14 ngày (21 ngày tuổi) thì so sánh giữa 5 loại tỉ lệ algiante trong hạt khoáng cho bảng kết quả sau:

Bảng 4-2. Bảng so sánh kết quả 5 loại hạt khoáng có tỉ lệ alginate khác nhau:

Tỉ lệ algi- nate (%) Độ biến thiên chiều dài thân ∆t (mm) Độ biến thiên chiều dài rễ ∆r (mm) Độ biến thiên đƣờng kính TB 2 lá đầu tiên ∆l1 (mm) Số lá Tỉ lệ chất khô (%) 1.00 96.3 43.6 3.85 5 8.28 1.25 90.5 83.1 3.80 5.3 8.06 1.50 91.8 52.9 3.825 5 8.32 1.75 87.3 32.4 3.750 5 8.24 2.00 82.6 29.5 3.725 5 8.27

Khi thủy canh cây đậu xanh bằng hạt khoáng (môi trường MS ¼) với nhiều nồng độ alginate khác nhau (ảnh hưởng đến độ cứng hạt khoáng, khả năng giải phóng chất dinh dưỡng, khả năng phân hủy của hạt khoáng...), nhìn chung các cây đều phát triển tốt, không có cây nào có dấu hiệu xấu như lá cháy, héo, cây chết... Các cây chỉ khác nhau về khả năng phát triển (nhanh, chậm) trong môi trường các loại hạt khoáng, nổi bật nhất là cây phát triển trong môi trường hạt khoáng có nồng độ alginate 1%.

48

Hình 4-2. Đồ thị so sánh kết quả tăng trưởng của cây khi thủy canh với các loại hạt khoáng có tỉ lệ alginate khác nhau

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy:

Độ biến thiên chiều dài thân: cao nhất là môi trường hạt khoáng 1% (96.3 mm), càng tăng nồng độ alginate trong hạt khoáng thì độ biến thiên thân càng giảm. Lí do là vì nồng độ alginate cao sẽ làm cho chất khoáng khó thoát ra ngoài, vì thế nên cây không thể hấp thu lượng khoáng tối đa mà nó có thể.

Độ biến thiên chiều dài rễ: Cao nhất là môi trường hạt khoáng 1.25% (83.1). Các môi trường hạt khoáng còn lại độ dài rễ tăng không nhiều (≈ 30 – 50 mm).

Độ biến thiên đường kính trung bình hai lá đầu tiên: Cao nhất là môi trường hạt khoáng 1% (3.85 mm), lý do là vì chất dinh dưỡng trong môi trường này nhiều hơn các môi trường hạt khoáng khác (nồng độ alginate thấp nên chất dinh dưỡng dễ dàng được giải phóng vào môi trường).

Số lá: môi trường hạt khoáng 1.25% có số lá nhiều nhất (5.3 lá), các môi trường còn lại xấp xỉ 5 lá.

49

Tỉ lệ chất khô trong cây: cao nhất là môi trường hạt khoáng 1.5% (8.32%), Các môi trường khác cũng gần xấp xỉ như vậy, chứng tỏ rằng trong khoảng tỉ lệ alginate từ 1 – 2% thì không ảnh hưởng gì nhiều đến tỉ lệ chất khô.

Sau khi so sánh, trong số 6 chỉ tiêu đo đạc thì cây phát triển trong môi trường hạt khoáng với tỉ lệ alginate 1% phát triển tốt nhất: độ biến thiên chiều dài thân, độ biến thiên đường kính 2 lá đầu tiên và đường kính trung bình 3 lá tiếp theo là cao nhất (những chỉ tiêu mà người trồng trọt mong muốn).

So sánh giữa năm loại tỉ lệ alginate thì tỉ lệ alginate 1% có nhiều ưu điểm nhất: Tốn ít khoáng chất nên sẽ được lợi về mặt kinh tế

Cây phát triển tốt

Thời gian chuẩn bị ngắn (thời gian chờ để alginate hòa tan hoàn toàn vào dung dịch cũng như thời gian chờ cho bọt khí bay ra hết khỏi dung dịch là thấp nhất)

Vì vậy chọn tỉ lệ alginate 1% để cố định chất dinh dưỡng, sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Các loại hạt khoáng khác, càng tăng tỉ lệ alginate thì ưu điểm là hạt cứng, dễ dàng trong việc vận chuyển, nhưng cũng chính vì thế mà chất dinh dưỡng càng khó thoát ra ngoài môi trường, làm cây phát triển chậm hơn.

50

Ảnh 4-6. Cây đậu xanh sau 14 ngày thủy canh trong môi trường hạt khoáng cố định với các tỉ lệ alginate khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo loại hạt khoáng dinh dưỡng cho các cây kiểng thủy canh và ứng dụng vào các loại hệ thống thủy canh cây nông (Trang 54 - 57)