Thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo loại hạt khoáng dinh dưỡng cho các cây kiểng thủy canh và ứng dụng vào các loại hệ thống thủy canh cây nông (Trang 49 - 54)

Sau khi thủy canh cây được 14 ngày (cây 21 ngày tuổi), so sánh kết quả giữa 9 loại môi trường cho thấy khác biệt rất rõ.

Bảng 4-1. Bảng so sánh kết quả 9 loại môi trường.

Môi trƣờng Độ biến thiên chiều dài thân ∆t (mm) Độ biến thiên chiều dài rễ ∆r (mm) Độ biến thiên đƣờng kính TB 2 lá đầu tiên ∆l1 (mm) Số lá Tỉ lệ chất khô (%) MS 87.2 83.1 3.875 5 8.31 MS ½ 100.6 29.2 3.725 5 8.02 MS ¼ 99.7 37.1 3.725 5.3 8.47 Hoagland 1 Hoagland 1 ½ Hoagland 1 ¼ 72.8 28.2 2.325 5.2 7.73 Hoagland 2 Hoagland 2 ½ Hoagland 2 ¼ 78.7 18.8 2.9 4.7 7.94

Trong 9 loại môi trường khác nhau (mỗi môi trường thủy canh 10 cây đậu xanh), cây đậu xanh phát triển tốt (tăng chiều cao thân, rễ, đường kính lá; mọc lá mới...) khi thủy canh trong 5 loại môi trường: MS; MS ½; MS ¼; Hoag- land1 ¼; Hoagland2 ¼.

Cây phát triển không tốt (lá héo, nâu, cây chết...) khi thủy canh trong 4 loại môi trường: Hoagland1; Hoagland1 ½; Hoagland2; Hoagland2 ½.

43

Hình 4-1. Đồ thị so sánh kết quả tăng trưởng của cây khi thủy canh với các loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau

Bốn loại môi trường Hoagland1; Hoagland1 ½; Hoagland2; Hoagland2 ½: cây phát triển không tốt (lá nâu, héo, cháy lá, cây chết), do đó ta sẽ loại 4 loại môi trường này, không đo các chỉ tiêu của cây lúc kết thúc thủy canh (độ biến thiên chiều cao thân, độ biến thiên đường kính lá...). Môi trường Hoagland1 ¼ và Hoagland2 ¼: cây phát triển bình thường nhưng lá vẫn bị những chấm nâu li ti phân bố trên gân lá. Sỡ dĩ có hiện tượng này có thể là do một trong các nguyên nhân sau:

Môi trường dư S (bình thường trong các công thức môi trường dinh dưỡng, nồng độ S vào khoảng 50ppm [5], nhưng ở công thức môi trường Hoagland, nồng độ S đến 113 ppm)

Môi trường dư Zn (bình thường trong các công thức môi trường dinh dưỡng, nồng độ Zn vào khoảng 0.05ppm [5], nhưng ở công thức môi trường Hoagland, nồng độ Zn đến 0.48 ppm)

Đối với 3 loại môi trường MS, MS ½ và MS ¼: kết quả tốt, cây phát triển bình thường, không có hiện tượng héo, cháy lá...

44

Độ biến thiên chiều dài thân: cao nhất là môi trường MS ½ (100.6mm), kế đến là môi trường MS ¼ (99.7mm) và môi trường MS (87.2mm). Môi trường Hoagland 1 ¼ và Hoagland 2 ¼ độ biến thiên thân không nhiều bằng (≈ 70mm). Sở dĩ ở môi trường MS ½ và MS ¼, chỉ tiêu này cao như thế (hơn môi trường MS) mặc dù nồng độ các chất khoáng lại thấp hơn môi trường MS là vì khi thủy canh cây vào hai môi trường này, cây sẽ không bị “ngộp” chất dinh dưỡng ngay từ đầu, chỉ vừa đủ để tạo điều kiện cho cây non còn mỏng manh phát triển tốt.

Độ biến thiên chiều dài rễ: Cao nhất là môi trường MS (83.1mm). Các môi trường còn lại độ dài rễ tăng không nhiều (≈ 30mm). Một phần là do khi thủy canh có làm ảnh hưởng đến bộ rễ của một số cây, do đó có một số cây có độ biến thiên rễ là âm. Một phần có thể là do nồng độ các chất khoáng trong dung dịch MS tạo điều kiện tốt nhất cho rễ phát triển. Nhưng chỉ tiêu độ biến thiên rễ chỉ bổ sung một phần cho việc đo đạc cây, giúp xác định cây có đủ điều kiện tốt để phát triển hay không (rễ hút chất dinh dưỡng) chứ không phải là một chỉ tiêu quan trọng mà người trồng cây nhắm đến.

Độ biến thiên đường kính trung bình hai lá đầu tiên: Cao nhất là môi trường MS ¼ (3.875 mm), lý do là vì loại môi trường MS thích hợp cho cây phát triển, cộng với nồng độ thấp (1/4) làm cho cây non không bị ngộp mà vừa đủ để cây phát triển hết khả năng của nó. Tiếp đến là môi trường MS và MS ½ (3.725mm). Đối với hai loại môi trường Hoagland, chỉ số này thấp (2.325 và 2.9 mm).

Số lá: môi trường MS ¼ có số lá nhiều nhất (5.3 lá), các môi trường còn lại xấp xỉ 5 lá. Lý do tương tự như chỉ số “độ biến thiên đường kính trung bình 2 lá đầu tiên” và “đường kính trung bình ba lá tiếp theo”.

Tỉ lệ chất khô trong cây: cao nhất là môi trường MS ¼ (8.47%), Các môi trường khác xấp xỉ 8%. Lý do là vì loại môi trường MS thích hợp cho cây phát triển, cộng với nồng độ thấp (1/4) làm cho cây non không bị ngộp, dễ

45

hấp thu nhanh toàn bộ chất dinh dưỡng trong môi trường mà không bị ức chế.

Sau khi so sánh các chỉ tiêu, có thể kết luận rằng cây thủy canh trong môi trường MS ¼ phát triển tốt hơn cả: có 3 chỉ tiêu cao nhất, những chỉ tiêu còn lại cũng khá cao so với các môi trường dẫn đầu về các chỉ tiêu đó, cây phát triển bình thường, lá không bị nâu, héo hoặc chấm đen.

So sánh giữa ba loại môi trường MS; MS ½ và MS ¼ ta thấy môi trường MS ¼ có nhiều ưu điểm:

Tốn ít khoáng chất nên sẽ được lợi về mặt kinh tế Cây phát triển tốt

Vì vậy ta chọn môi trường MS ¼ là môi trường dùng cố định chất dinh dưỡng trong hạt khoáng.

Một số hình ảnh trong quá trình thủy canh:

Ảnh 4-1. Cây đậu xanh sau 14 ngày thủy canh trong các loại môi trường MS, MS ½ và MS ¼ (theo thứ tự từ trái sang)

Ảnh 4-2. Cây đậu xanh sau 14 ngày thủy canh trong các loại môi trường Hoagland 1, Hoagland 1 ½, và Hoagland 1 ¼ (theo thứ tự từ trái sang)

46

Ảnh 4-3. Cây đậu xanh sau 14 ngày thủy canh trong các loại môi trường Hoagland 2, Hoagland 2 ½, và Hoagland 2 ¼ (theo thứ tự từ trái sang)

Ảnh 4-4. Lá cây bị nâu, héo, chấm nâu ở gân lá khi thủy canh với các loại môi trường Hoagland 1.

Ảnh 4-5. Lá cây bị nâu, héo, chấm nâu ở gân lá khi thủy canh với các loại môi trường Hoagland 2.

47

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo loại hạt khoáng dinh dưỡng cho các cây kiểng thủy canh và ứng dụng vào các loại hệ thống thủy canh cây nông (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)