DỰ BÁO DOANH THU NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM NĂM 2013

38 350 3
DỰ BÁO DOANH THU NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM NĂM 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 I. CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG CẦU 5 II. ƯỚC LƯỢNG CẦU 7 III. DỰ BÁO CẦU 9 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 11 I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU THUỐC LÁ VIỆT NAM 11 1. Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam từ 2010 2012 11 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thuốc lá tại Việt Nam 12 II. XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 19 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên cầu sản phẩm thuốc lá 19 2. Dự báo hàm cầu sản phẩm thuốc lá 25 CHƯƠNG 3 – DỰ BÁO DOANH THU 32 1. Dự báo doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam năm 2013 32 2. Giải pháp đề xuất cải thiện doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam 33 KẾT LUẬN 35 PHỤ LỤC 36 2 MỞ ĐẦU 1. Lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI DỰ BÁO DOANH THU NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM NĂM 2013 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.Phan Đức Dũng Chung Thủy Hảo K104071180 Võ Thị Ngọc Hậu K104071182 Tô Kim Hồng K101071187 Trần Ngọc Sông Ngân K104071121 Lê Hoài Phương K104071232 Lê Thị Bảo Yến K104071276 TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 I. CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG CẦU 5 II. ƯỚC LƯỢNG CẦU 7 III. DỰ BÁO CẦU 9 CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 11 I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU THUỐC LÁ VIỆT NAM 11 1. Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam từ 2010 - 2012 11 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thuốc lá tại Việt Nam 12 II. XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO 19 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên cầu sản phẩm thuốc lá 19 2. Dự báo hàm cầu sản phẩm thuốc lá 25 CHƯƠNG 3 – DỰ BÁO DOANH THU 32 1. Dự báo doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam năm 2013 32 2. Giải pháp đề xuất cải thiện doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam 33 KẾT LUẬN 35 PHỤ LỤC 36 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuốc lá là một trong những sản phẩm có hại cho con người và ai trong chúng ta đều biết về khả năng hủy hại sức khỏe đáng sợ của sản phẩm này. Tuy nhiên, ít người lại biết ngành Thuốc lá đóng góp một phần khá quan trọng cho nền kinh tế và cơ cấu xã hội Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam năm 2007, ngành Thuốc lá cung cấp việc làm cho 360.000 người và đóng góp 8000 tỉ cho ngân sách nhà nước, đây cũng là ngành có mức đóng thuế cao thứ ba sau dầu khí và phát điện. Bên cạnh đó, bất chấp sự thật rằng người dân ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và chính phủ, các hiệp hội y tế không ngừng tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, sản lượng thuốc lá tiêu thụ hằng năm vẫn tăng đều. Chính những mâu thuẫn trên trong chính ngành Thuốc lá, chúng tôi đã chọn ngành này làm đề tài phân tích cho bài tiểu luận với mục tiêu làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu ngành rồi từ đó đưa ra dự báo về doanh thu ngành trong năm 2013. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc áp dụng mô hình dự báo doanh thu vào trong thực tế ngành, bằng cách nhìn nhận một cách tổng quát những nhân tố chính tác động đến hàm cầu (cũng là ảnh hưởng đến doanh thu của ngành), bao gồm giá bán của sản phẩm, thu nhập người dân, thuế… Đề tài cũng đi sâu vào những vấn đề về ước lượng và dự báo doanh thu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Doanh thu của ngành thuốc lá trong nước giai đoạn 2005 - 2012, và dự báo doanh thu năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu Việc ước lượng và dự báo doanh thu là một công việc phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phân tích theo chuỗi thời gian (giá cả, 3 sản lượng, doanh thu…), nhưng cũng có nhiều yếu tố cũng tác động đến việc dự báo (kinh tế, xã hội, khách hàng ) lại không có tính chất tương tự. Vì vậy, đề tài được xây dựng dựa trên sự kết hợp nhiều phương pháp như thu thập sô liệu, phân tích dữ liệu (đồ thị, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu…) Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy từ 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp: - Sơ cấp: Được lấy từ việc điều tra, khảo sát thực tế những đối tượng có liên quan - Thứ cấp: Số liệu về sản lượng, giá thuốc lá trung bình, thu nhập của người dân, thuế thuốc lá và tình hình của ngành trong giai đoạn 2005 – 2012. 5. Cấu trúc đề tài Để làm rõ vấn đề “Dự báo Doanh thu ngành Thuốc lá Việt Nam năm 2013”, đề tài sẽ bao gồm những nội dung chính như sau: - Phần mở đầu: nêu tổng quan về đề tài. - Phần nội dung chính bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận, giới thiệu những vấn đề liên quan đến dự báo doanh thu, các yếu tố ảnh hưởng lượng cầu. Chương 2: Xây dựng hàm dự báo doanh thu cho năm 2013, bằng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu dựa vào các nguồn số liệu cả sơ cấp và thứ cấp. Chương 3: Dự báo doanh thu cho năm 2013 và đề xuất những giải pháp liên quan đến ngành - Phần kết luận: Khái quát, tóm lược về đề tài. 4 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG CẦU Như các bạn đã biết, cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có thể mua ở các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi. Các nhân tố tác động đến lượng cầu bao gồm các yếu tố sau. 1. Giá cả hàng hóa và dịch vụ Theo quy luật cầu: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. Như vậy, có thể khẳng định: Giá và lượng cầu tỉ lệ nghịch với nhau. 2. Số lượng người mua Số lượng người mua có tác động mạnh mẽ đến lượng cầu vì chính người mua tạo nên tập hợp lượng cầu, khi số lượng người mua cao, dẫn đến lượng cầu có khả năng tăng lên và ngược lại, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người mua. 3. Thị hiếu, sở thích, tâm lý đám đông Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa – xã hội và thói quen tiêu dùng. Đồng thời, việc tiêu dùng còn mang xu hướng xã hội, nghĩa là theo phong trào, có nhiều người dùng sẽ kích thích nhiều người hơn do sự lan truyền tin tức. Cho nên, khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ cũng đổi theo. Có thể làm tăng hoặc giảm lượng cầu tùy thuộc vào sở thích, thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của họ cao hay thấp. 5 4. Thu nhập - Đối với hàng hóa thông thường và cao cấp: Khi thu nhập tăng thì nhu cầu của con người đối với loại hàng hóa này tăng và ngược lại, điều này phù hợp với sự thay đổi trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. - Đối với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng thì nhu cầu của con người đối với loại hàng hóa này tăng và ngược lại. 5. Giá cả của các hàng hóa và dịch vụ có liên quan - Đối với các hàng hóa mang tính thay thế: Khi giá của các hàng hóa thay thế tăng lên, đồng nghĩa với việc lượng cầu về hàng hóa của chúng ta sẽ tăng, vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ sử dụng hàng hóa này sang háng hóa kia và nếu điều ngược lại xảy ra thì lượng cầu của chúng ta giảm (lúc giá hàng hóa thay thế giảm). - Đối với các hàng hóa mang tính bổ sung: Nếu giá của các hàng hóa bổ sung tăng lên sẽ làm cho giá của hàng hóa chúng ta có xu hướng tăng theo về mặt lý thuyết, nghĩ là để sử dụng hàng hóa này người ta phải bỏ ra cho phí cao hơn cho hàng hóa đi kèm, điều này làm cho lượng cầu hàng hóa có khả năng giảm. Và điều ngược lại cũng sẽ xảy ra. 6. Các chính sách của Chính Phủ Đánh thuế, trợ cấp… là các chính sách của Chính phủ nhằm kích cầu hoặc kiềm hãm nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ, do đó, khi một trong số các chính sách này được thi hành lượng cầu sẽ biến động theo. 7. Kỳ vọng về giá cả - Kỳ vọng giá tăng: Nếu người tiêu dùng có kỳ vọng giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng trong tương lai thì hiện tại họ có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ đó, cho nên làm lượng cầu tăng lên. 6 - Kỳ vọng giá giảm: Ngược lại, nếu họ đánh giá trong tương lai, giá của hàng hóa, dịch vụ đó giảm thì sẽ dẫn đến việc giảm lượng cầu trong hiện tại. 8. Kỳ vọng về thu nhập - Kỳ vọng thu nhập tăng: Nếu như thu nhập có khả năng tăng trong tương lai thì lượng cầu tương lai sẽ tăng theo, do người tiêu dùng có khoản thu bù đắp cho chi phí mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. - Kỳ vọng thu nhập giảm: Khi thu nhập được cho là sẽ giảm trong tương lai thì người tiêu dùng mất đi một khoản tiền để chi phí cho việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ, điều này khiến họ phải tiết kiệm chi tiêu và làm cho lượng cầu giảm đáng kể. 9. Các yếu tố khác Một số yếu tố khác chẳng hạn: - Những yếu tố thời tiết sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của mỗi người, nếu trời mưa, người ta thích ở trong nhà, dịch vụ vui chơi giải trí, công việc không phát triển tốt như trời nắng hay trời mát mẻ… - Quảng cáo, tiếp thị là một trong những kênh thông tin đưa hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng, nếu những chiến lược marketing tốt, hiệu quả , đồng nghĩa với việc hàng hóa dịch vụ đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và họ có nhu cầu sử dụng nó, điều này làm cho lượng cầu sẽ tăng và ngược lại. II. ƯỚC LƯỢNG CẦU Các phương pháp phổ biến được dùng để ước lượng cầu: - Phỏng vấn hay điều tra khách hàng. - Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường. - Phân tích hồi quy 1. Phỏng vấn hay điều tra khách hàng Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản 7 ứng như thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hành hóa và các yếu tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập… Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu để điều tra . Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, về thị trường…) phương pháp điều tra có thể khác nhau. Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải được thiết kế rất cẩn thận và được chuyển tới khách hàng trước để họ nghiên cứu. Phương pháp điều tra người tiêu dùng đôi khi rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng. 2. Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập các thông tin về sở thích của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm của họ. Cả hai phương pháp trên thường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của doanh nghiệp. 3. Phương pháp phân tích hồi quy Phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Để ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có thể là hàm cầu tuyến tính hoặc hàm cầu phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng. - Hàm cầu tuyến tính Hàm cầu tuyến tính có dạng: Q i = a+ b 1 Y + b 2 P + b 3 Ps + b 4 Pc + b 5 Z + e 8 Trong đó: Q i : Lượng cầu về hàng hóa i Y: thu nhập P: Giá hàng hóa i Ps: Giá hàng hóa thay thế Pc: Giá hàng hóa bổ sung Z: các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác. e: sai số - Hàm cầu mũ (phi tuyến tính) Hàm cầu mũ có dạng: Q i = A.Yb 1 Pb 2 Psb 3 Pcb 4 Zb 5 Để ước lượng hàm cầu dạng này phải chuyển về loga tự nhiên: lnQ i = lna+ b 1 lnY + b 2 lnP + b 3 lnPs + b 4 lnPc + b 5 lnZ + e Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b i được ước lượng từ số liệu trong quá khứ. Ước lượng cầu ngành với dữ liệu quan sát được về giá và lượng cầu được xác định một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau. Từ đó có thể xác định các bước xác định lượng cầu ngành như sau: Bước 1: Xác định phương trình cung cầu của ngành Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của ngành Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu Bước 4: Ước lượng cầu ngành III. DỰ BÁO CẦU - Dự đoán theo chuỗi thời gian: Sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng các giá trị và thực hiện các kiểm định t hoặc xem xét P-value. - Dư đoán theo mùa vụ - chu kỳ: Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc tính chu kỳ qua thời gia, cho nên có thể sử dụng biến giả này để tính sự biến động của cầu. 9 - Dự đoán theo doanh số bán của ngành: Ước lượng phương trình cầu của ngành, định vị các giai đoạn và các định giá trị cung cầu trong tương lai. - Dự đoán cầu tương lai cho hãng định giá: Phải tiến hành ước lượng hàm cầu của hãng, dự đoán giá trị tương lai của biến làm dịch chuyển cầu và tiến hành tính toán vị trí của hàm cầu trong tương lai. 10 [...]...CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO I CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU THU C LÁ VIỆT NAM 1 Tổng quan về ngành thu c lá Việt Nam từ 2010 - 2012 Theo Hiệp hội thu c lá Việt Nam, từ năm 2007 đến nay trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ từ 3,8 tỷ đến 4,3 tỷ bao thu c lá mỗi năm Đáng lưu ý, theo công bố lượng tiêu thụ thu c lá tại Việt Nam, năm 2012, cả nước đã tiêu thụ đến 4,174 tỉ bao thu c lá Như vậy, tính từ... dự báo, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống 6% vào cuối năm 2013 và lạm phát trung bình năm sẽ là 6,5% Từ bảng số liệu thu thập được ta có giá thu c lá trung bình ở Việt Nam năm 2012 là 8200 VNĐ/ bao Từ đó suy ra giá trung bình thu c lá năm 2013 ở Việt Nam sẽ là 8733 VNĐ/bao Năm 2013, GDP tính theo giá so sánh ước tăng 5,4% GDP của Việt Nam năm 2012 khoảng 155,3 tỷ USD Vậy tổng GDP Việt Nam 2013. .. về giá của thu c lá trong tương lai II XÂY DỰNG HÀM DỰ BÁO Dựa trên 50 bảng khảo sát thu được, nhóm có một số thống kê phân tích cụ thể dưới đây 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên cầu sản phẩm thu c lá 19 1.1 Tỷ lệ người hút thu c biết về tác hại của thu c lá Biết tác hại của thu c lá Không biết tác hại của thu c lá 8% 92% Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người hút thu c biết về tác hại của thu c lá Theo kết... đến cầu thu c lá tại Việt Nam 2.1 Giá bán Giá thu c lá trung bình trong những năm qua tăng nhưng so với tỉ lệ lạm phát thì giá thu c lá có xu hướng giảm Trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta tăng qua các năm do đó làm cho thu c lá tính trung bình ngày cảng rẻ hơn, khoảng cách ngày càng tăng giữa thu nhập và giá thu c lá làm cho thu c lá càng dễ mua hơn Qua đó cho thấy giá thu c lá hiện... lượng doanh thu ngành thu c lá qua từng năm có dạng: TR = Price*Quantity = Price*(-0.451155*Price + 1.538521*Income - 2141.525*Tax + 6945.068) Trong đó: TR: Tổng doanh thu sản phẩm thu c lá tại Việt Nam (ĐVT: Triệu đồng) Quantity: Nhu cầu về sản phẩm thu c lá tại Việt Nam (ĐVT: Triệu bao) Price: Giá bán trung bình sản phẩm thu c lá mỗi năm (ĐVT: VNĐ/ bao) Income: Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. .. tỉ /năm, doanh nghiệp thu c mất khoảng 240-250 tỉ /năm Theo ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thu c lá cho biết không phải Việt Nam không sản xuất được thu c lá có chất lượng, hương vị như thu c nhập lậu, mà thậm chí có thể sản xuất tốt hơn Nhưng thu c lá sản xuất trong nước phải chịu thu 11 tiêu thụ đặc biệt 65%, thu VAT, thu thu nhập doanh nghiệp… nên không thể cạnh tranh về giá với thu c lá. .. USD) Tax: Thu tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu c lá (ĐVT: %) 31 CHƯƠNG 3 – DỰ BÁO DOANH THU 1 Dự báo doanh thu ngành Thu c lá Việt Nam năm 2013 Từ kết quả phân tích ở những phần trước, ta có mô hình hàm sản lượng và doanh thu như sau: TR = Price*Quantity = Price*(-0.451155*Price + 1.538521*Income - 2141.525*Tax + 6945.068) Bây giờ việc cần làm là đi tìm những giá trị độc lập trong hàm vào năm 2013 để... định, thông tư để điều tiết giá cả thu c lá, chống bán hạ giá thu c lá Quyết định tăng mức thu tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu c lá năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến lượng cầu thu c lá, giá bán các mặt hàng thu c lá lần đầu phải điều chỉnh tăng lên từ năm 2005-2008, từ đó làm cho sản lượng tiêu thụ thu c lá giảm đáng kể 17 Hiện nay, Chính phủ cấm quảng cáo thu c lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử... ta có mô hình hàm doanh thu như sau: TR = Price*Quantity = P*(a*Price + b*Income + d*Tax + e*Illegal + C) Trong đó: TR: Tổng doanh thu sản phẩm thu c lá tại Việt Nam (ĐVT: Triệu đồng) Quantity: Nhu cầu về sản phẩm thu c lá tại Việt Nam (ĐVT: Triệu bao) Price: Giá bán trung bình sản phẩm thu c lá mỗi năm (ĐVT: VNĐ/ bao) Income: Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam (ĐVT: USD) Tax: Thu tiêu thụ đặc... thu c lá của Việt Nam luôn tăng (năm 2010 tiêu thụ 3.986 triệu bao, năm 2011 tiêu thụ 4.131 triệu bao) Trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng tiêu thụ thu c lá của VN đã đạt 2.760 triệu bao Quy mô thị trường tiêu thụ thu c lá là rất lớn trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn Mặt khác mật độ tiêu dùng thu c cũng là tương đối dày Thu c lá được coi là mặt hàng tiêu dùng thông thường và người tiêu dùng thu c

Ngày đăng: 12/09/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan