Khảo sát qui trình chế biến gạo trắng, sự thay đổi các chỉ tiêu qua từng công đoạn chế biến và ảnh hưởng của độ ẩm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm tại chợ trung tâm nông sản thanh bình Khảo sát qui trình chế biến gạo trắng, sự thay đổi các chỉ tiêu qua từng công đoạn chế biến và ảnh hưởng của độ ẩm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm tại chợ trung tâm nông sản thanh bình Khảo sát qui trình chế biến gạo trắng, sự thay đổi các chỉ tiêu qua từng công đoạn chế biến và ảnh hưởng của độ ẩm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm tại chợ trung tâm nông sản thanh bình Khảo sát qui trình chế biến gạo trắng, sự thay đổi các chỉ tiêu qua từng công đoạn chế biến và ảnh hưởng của độ ẩm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm tại chợ trung tâm nông sản thanh bình
Trang 1TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA NONG NGHIEP & SINH HOC UNG DUNG
BO MON CONG NGHE THUC PHAM
NGUYEN THI MY TIEN MSSV: LT10051
KHAO SAT QUI TRINH CHE BIEN GAO TRANG, SU’
THAY DOI CAC CHi TIEU QUA TUNG CONG DOAN VA DO AM ANH HUONG DEN Ti LE THU HOI THANH PHU PHAM TẠI CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN THANH BÌNH
LUẬN VĂN TĨT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành : 08
Giáo viên hướng dẫn
Trang 2Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
Luận văn đính kèm theo đây, với đề tai “Khao sat qui trinh ché bién gao trang, sự thay đối các chí tiêu qua từng công đoạn chế biến và ảnh hưởng của độ ấm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm tại Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình” do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Tiên thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua
Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Chủ tịch hội đồng
Trang 3Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
LOI CAM ON
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô bộ môn Công nghệ thực phẩm trường Đại học Cần Thơ đã giảng đạy và truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường
Xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều để tơi hồn thành bài luận văn này
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Chợ trung tâm nông sản đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được thực tập Cám ơn đến tất cả Cô, Chú, Anh, Chị trong ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của Chợ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập
Xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
Trang 4Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
TÓM LƯỢC
Lúa gạo là nguồn lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Ngày nay, tuy sản lượng gạo có tăng nhưng chất lượng gạo vẫn còn thấp do đó trong q trình sản xuất cần phải kiểm tra chặt chẽ qui trình chế biến cũng như các chỉ tiêu chất lượng Việc chọn lựa gạo nguyên liệu đưa vào sản xuất là yếu tố quan trọng Phẩm chất gạo nguyên liệu được đánh giá qua hàng loạt các chỉ tiêu như: độ ẩm, hạt nguyên, rạn gãy, bạc bụng, đỏ sọc đỏ Nhưng trong các chỉ tiêu trên, độ am là vấn đề luôn được các nhà chế biến quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến quá trình chế biến, ảnh hưởng đến phẩm chất gạo thành phẩm, năng suất của thiết bị và
tỉ lệ thu hồi phụ phẩm và còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Bên cạnh đó trong
q trình chế biến từ nguyên liệu đến thành phẩm, thì các chỉ tiêu này ít nhiều cũng
bị biến đối
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm, thu được một số kết quá như sau: - Tìm hiểu được qui trình công nghệ và các thiết bị phục vụ trong quá trình chế biến ở tại Chợ
- Khảo sát được sự thay đổi các chỉ tiêu qua các công đoạn chế biến nhằm kiểm soát
quá trình chế biến chặt chẽ để làm giảm hao hụt đồng thời làm tăng chất lượng gạo thành phẩm Cu thé 1a các chỉ tiêu như: độ âm, hạt nguyên, tam, bac bung, ran gay, hạt đỏ và sọc đỏ thay đổi qua các cơng đoạn Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp lại trên cùng một loại nguyên liệu các chỉ tiêu đều có sự thay đổi theo từng công đoạn, trong đó độ 4m giảm từ nguyên liệu đến thành phẩm, hạt nguyên giảm sau xát trắng tăng ở công đoạn lau bóng, tách tấm và giám ở sấy Chỉ tiêu rạn gãy,
bạc bụng và đỏ, sọc đỏ giảm ở xát trắng Còn chỉ tiêu tắm thì tăng sau khi qua xát
trắng và giảm ở tách tắm
- Sau khoảng thời gian theo dõi ở 3 độ ẩm khác nhau, nhận thấy rằng ở độ ẩm 17,5% có tỉ lệ thu hồi gạo thành phẩm là cao nhất, ngược lại tỉ lệ tắm, cám thu hồi được là thấp nhất và tỉ lệ tổng thu hồi cao
Trang 5Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Can Tho
MUC LUC
neo no ma ÔỎ i TOM LUQC uccccccssssssssscssssscsssscssnsccsssccssnsccsssccssnecsssnecessscsssusccsnscessuscssssecssucesssccssuecesssecssncesssecsssees ii
MUC LUC uuccsssssssssssssssssssssssseescecceseessesssssssssusssssssssseeseeeeeeeeessesesssssssuuussssssssseeeeeeseesesesssssssssnanssssssss iii
M983 Yeo:n:v cm ÔỎ vi
DANH SÁCH HÌNH
CHƯƠNG | DAT VAN DE
CHUONG 2 GIGI THIEU VE NHA MAY vissssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssessssssssssssssesssssssesssssseess 2 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CUA CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN . -¿ 2
2.1.1 Lịch sử phát triển của ChhỢ csc text E11121121111711 111 T11 TT1 211.1 T1 1111121111111 erce, 2
PP a0 ẽ RHHHăH 3
2.1.3 Qui mô hoạt động và các sản phẩm của Chợ . -2¿-©22¿22++++2E++tSEEEezEEEersrrkerrrke 3
2.2 CƠ CÁU TÔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CHỢ . ©cc¿cc++ 4
2.3 SO DO BO TRÍ MẶT BẰNG 2222222++2222222222212222221111112212111111 21211111 cv 4
2.3.1 Sơ đồ tổng mặt bằng -2 2222222 22222221111222211122211112222111122171112211111 0.1111 cE.yecre 4
bÖ m0 na ốẻố ` 6
2.3.3 Sơ đồ kho II -222222222+2222222222221122222211112222122111111 22121111111 2121111111 crrrrre 7 CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ SẢN XUẤT §
EE.9000990/70./vá.og ƠỊỎ 8
3.1.1 Cấu tạo hạt thóc . -22:¿++22222222222+t22222211112222122111111 222121111111 11111112 210111111 ccrrrrei 8
3.1.2 Thanh phan hoa hoc cua hat thoc
3.2 KIEM NGHIEM LUONG THUC weseecscccsssssssesssscsssssscssssessssssvessssessssssueesssesssssseieseeessssnessseseees 10
3.2.1 Phuong phap kiém nghiém hong thurc cc.ccsccssssessssssssssseessssessssscssssscsssecesssecssseecsssecssseecasecs 10
3.2.2 Phương pháp lay mau va kiém tra cccccccsssessssssssecssssssssssssssscssssusecsssseessssssuesssssueesssssecseesssvess 11
3.2.2.1 Cách chia mau va lay mau cccesscesscsssscsscsssssssssssssssssssssssssesssssssssssesssssssssssssssssssssssssseesseeeeees ul 3.2.2.2 Cách kiểm tra chỉ tiêu chất lượng gạo -.-:-2¿©2++22+++2++ttzxersrxersrxee 12
3.2.3 Một số thiết bị dùng trong kiểm nghiệm -2 22¿+2222+++tE22EE2tE222112 22211222211 e2 16
5P 16
B.2Q.3.2 CGN PMG 1 nố.ố.ỐốỐồ.ỐốẦẮẦ 16
Trang 6Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Can Tho
3.2.3.3 Thước đo tâm
EU 1 7 ằaaa 17 E5 ` 17.5 17
3.2.3.6 May CNiG Mt cesseccsesssecsssesssesssesssessssssssssssssssesssssssesssssssesssessussssussssecssssssecssecasecesessses 18 3.2.3.7 May do dG GM cecceccccsssesssssssscsssesssesssesssessssssssesssesssecssesssessssssesssssssesssesssesssecssecsseesses 18
3.3 TIEU CHUAN CHAT LUGNG GAO NGUYEN LIEU VA THANH PHAM 19
3.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo lức . +£©+++++22+++tttEE++rrttrrxrrrrrrrkrcree 19
3.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo trắng . 2¿-22+++22++ztttEEEvrrrtrrvrrrrrrrrrrree 19
3.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo thành phẩm .2 2¿++22++z++22E+zertrrrveccee 20
3.4 DÂY CHUYÊN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤTT 2-2222 2221212211222212127112222122221Xe2 21
3.4.1 Qui trình cơng nghệ sản XuẤt - ¿22+ +2E+++2EAE2222111221122211122711222111221122211 1X 21
3.4.2 Thuyết minh dây chuyền cơng nghệ 22-©++¿+22EE+++2222E+++t22222222221222EELecrer 21
3.5 THIET BI PHUC VU TRONG QUA TRINH SAN XUAT
sac gn ` , 24
3.5.2 Máy xát trắng . 2s+22+x2221112711122211127111222112.112 1112.111 111.111 111.2111.111.1 Xe 26
3.5.3 May lav DON 27
3.5.4 GAM bắt thÓc 22+++222222222221111222211112221111122211112121111.21111.21111112111111.21111 0.1111 28 3.5.5 Sàng đảO 2ccccccc 22222211211 T.222221111T 2111111 1 2 1.2.1.1 1 1 crreree 29 3.5.6 Trồng phân y -2-+22E++2++2E211212222111122711111222111122711112.21112.2111120.011122 112 0.0 ce 31 3.5.7 Thing SAY scccccssssssscsssssescsssssescssssssesssssscesssiussessssussssssusssssssusesssssusecsssuucsesssuseessssuesessieeeesssseess 32 số ẻố.ẻ ằ 33 3.5.9 Băng tải 34
3.6 CAC BIEN DOI TRONG QUA TRINH BAO QUAN 35
3.6.1 Cách sắp xếp và bảo quản gạo trong KhO ccsccsssssesessssessessesecssesecssseseessnesesssnesee 36 3.6.2 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình bảo quản . + + 25+ 5++s+s+s+x+£+xzees+ 37
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM - 39 4.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
4.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2 2¿©©¿++E£2EEE2EEEEEEE22E1922122117212112271e2 xe 39
4.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu qua các công đoạn 39
Trang 7Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
4.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng độ âm đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm
CHƯƠNG 5 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 2-2-5 S52<S2E2E2232 32 122122122221.21 xe, 4I
5.1 THÍ NGHIỆM L 2 ©2<22+++2EE22EE22E122711271127112111711111711.11.11 111.111 cre 4I
5.1.1 Sự thay đổi độ âm qua từng công đoạn chế biến -222c2222czsccvvecrr 4I
5.1.2 Sự thay đổi tỉ lệ hạt nguyên qua từng công đoạn chế biến 2¿22¿2xz+ccscee 41
5.1.3 Sự thay đổi tỉ lệ tắm qua từng công đoạn chế biến -2 ©2¿+222E++ztEEEEzerrrrrrrcree 42
5.1.4 Sự thay đổi tỉ lệ rạn gãy qua từng công đoạn chế biến . -2¿:©222++22vzzrzccvveccee 43
5.1.5 Sự thay đổi tỉ lệ bạc bụng qua từng công đoạn chế biến 2 2¿2¿+2xz+ccscee 43
5.1.6 Sự thay đổi tỉ lệ đỏ_ sọc đỏ qua từng công đoạn chế biến -2:-©2¿¿2225s2cc+c 44
5.2 THÍ NGHIỆM 2
5.2.1 Ảnh hưởng của độ âm nguyên liệu đến tỉ lệ tổng thu hồi 2¿- ¿©+zz+c+ce¿ 44 5.2.2 Ánh hưởng của độ âm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi gạo thành phẩm 5% 45 5.2.3 Ảnh hưởng của độ âm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi phụ phẩm . : 45 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, .- ¿2-52 552 22+ 22xtEE2EEerxrrkrsrrerrrrrvee 47
6.1 KQt Ua nh ốẻốố ẻốố.ốố.ốố.ốố.ố.ốố 47
6.2 Kade ght o.ccceccccsssesssssesssssssssesssssssssssesssssssssscssssesssssssssssssssessssessssessssecsssesssseessseesssesssseses 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22-56 SSe+EE9EEESEE£9E1121117112111111111111 111111111 11.10 48
3500889 Ỏ viii
Trang 8Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
DANH SACH BANG
Bang
3.1 Bảng mô tả thành phần hóa học của hạt thóc và các sản phẩm từ thóc
3.2 Số bao lấy mẫu trong khối lương thực 2- 2: ©+z++z+2Exzvtrxerrrrrerrrs 12 3.3 Chỉ tiêu chất lượng gạo lức nguyên liệu . 2-©22+2+z+2ELetcExerrrrkerrek 19 3.4 Chỉ tiêu chất lượng gạo trắng -2¿+2++2+2E112221122112121112711 11x cre 20 3.5 Chỉ tiêu chất lượng gạo thành phẩm - 2-2 ++£+2E+£+2E++t2EEErrrrerrrk 20 5.1 Su biến đổi tỉ lệ âm qua các công đoạn chế biến .-¿ sc ckSEkeEExcrkerrksrx 4I 5.2 Sự biến đổi tỉ lệ hạt nguyên qua các công đoạn chế biến . + 41 5.3 Su biến đổi tỉ lệ tắm qua các công đoạn chế biến
5.4 Sự biến đổi tỉ lệ rạn gãy qua các công đoạn chế biến - 2 cz + 43 5.5 Sự biến đổi tỉ lệ bạc bụng qua các công đoạn chế biến . -c¿-cseccxesrx 43 5.6 Sự biến đổi tỉ lệ đỏ_ sọc đỏ qua các công đoạn chế biến -5c-ce+cxcrrry 44 5.7 Sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi tổng sản phẩm 44 5.8 Sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi gạo thành phẩm 5% 45
5.9 Sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi tắm 1-2
5.10 Sự ảnh hưởng của độ âm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi tắm 3-4 46 5.11 Sự ảnh hưởng của độ âm nguyên liệu đến tỉ lệ cám thu hồi 46
Trang 9Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Can Tho
DANH SACH HINH
Hinh
2.1 Sơ đồ tô chức
2.2 Sơ đồ tổng mặt bằng Chợ ¿©2222 2EE1222211121112211271127112 1211.211 5
pc ii 8n © :ỊẼẼẼ., Ơ 6
2.4 Sơ đồ kho II .-222-222222+2222+222222111222211122221112222111222111212111 21211 cree 7 3.1 Cầu tạo của hạt thóc . :-22¿++222+++222212222221112221111222112 222112 22.11 re 8
kẽ ẽ ẽ dđ3:HH,.à, 16 kien .-:£‹4d1Ÿœäà ,ơƠ 16 3.4 Thước đo tắm 3.5 Kẹp gấp - ccc HH n1 xe ray 17 3.6 SANG LOM 17 kj 3u 6u 0 Ả ÀồÔỖ.Ỗ 18 kh (Cá 18
3.9 Qui trình cơng nghệ chế biến . 22: ©22222EE2EEEE22122E1122E11 2E cre 21 3.10 Sàng tạp chất
3.11 Máy xát trắng -©2ce+22k22E1122112711117111221110.T110.112 0120.11.11 rrey 26 3.12 May lau DON 27
kiếnc an ẽ.ẽ.ẻ “GA 28
3.14 n6 ẽ.ẽẽ -“ .({3äR:,|H., ÔỎ 30
3.15 Trống phân ly -2-©+£+2++++2E11E2211127111171112111211122112.111.111 2111 1e 31 3.16 Thùng sấy -s- 22c 11111222211 2 11 211011102010 eeray 32
3.17 Các loại băng tải
Trang 10Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
CHUONG 1 DAT VAN DE
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là nguồn nguyên liệu chính của người nông đân Từ hạt lúa người nông dân thu hoạch về, qua xay xát chế biến trở thành những hạt gạo trắng và những sản phẩm khác phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người, là nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nông đân và cũng là nguồn hàng xuất khẩu chính của nước ta hiện nay Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơng nghệ sản xuất lương thực đã và đang phát triển rộng rãi Ngày nay, năng suất lúa của cả nước nói chung và đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước Do đó, hàng loạt nhà máy ra đời với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao, nhằm nâng cao chất lượng cũng như giá trị thương phẩm của hạt gạo trên thị trường trong và ngoài nước
Tuy nhiên, công nghệ chế biến và bảo quản gạo vẫn còn hạn chế gây nên những tổn thất sau thu hoạch, làm giảm giá trị thương phẩm và giá trị kinh tế cũng giảm Bởi vậy, vấn đề cần đặt ra là phải luôn theo dõi và kiểm soát chặt chẽ qui trình sản xuất, các chỉ tiêu về chất lượng từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, song song đó chỉ tiêu về độ âm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chế biến cũng như tỉ lệ thu hồi, tỉ lệ phụ phẩm và giá trị về kinh tế Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Tìm hiểu qui trình cơng nghệ và các thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất + Khảo sát su thay đổi các chỉ tiêu chất lượng qua từng công đoạn chế biến + Khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm
Trang 11Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VẺ NHÀ MÁY
2.1 GIỚI THIỆU VẺ CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN THANH BÌNH 2.1.1 Lịch sử hình thành Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình
Tên đơn vị: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình Tên giao dịch: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình
Địa chỉ: Ấp Tân Đông A, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: (067)3835333, Fax: (067)3835343
Email: chottnstb @ yahoo.com.vn
Mã số thuế: 0300613198010
Đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa chính của cả nước chiếm 52% tổng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa, chiếm gần 100% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước Đồng Tháp cũng là một tỉnh nông nghiệp, cây lúa đóng vai trị chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh và ngày càng phát triển Tuy nhiên đù sản lượng hàng năm có tăng nhưng chất lượng lúa gạo vẫn thấp, chủng loại còn ít chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới
Do sản lượng và nhu cầu vẻ thiết bị máy móc ngày càng tăng nên ngày 10/11/1990 theo quyết định số: 86/QĐÐTL của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty xuất nhập khẩu lương thực vật tư nông nghiệp Đồng Tháp, với các hoạt động chính là mua bán lương thực, vật tư ngành nông nghiệp trong nước và trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm như gạo, tam
Đến năm 1995, Công ty xuất nhập khẩu lương thực vật tu nông nghiệp Đồng Tháp chính thức là một thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Nam theo quyết định số: 45/TCT/TCLĐ ngày 25/11/1995 của Tổng Công ty lương thực Miền Nam Trước thực trạng sản xuất và tiêu thụ gạo hiện đại cũng như tham quan học hỏi mơ hình sản xuất lương thực ở Thái Lan, nước có kim nghạch xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới và thấy mơ hình xây dựng Chợ trung tâm nông sản có hiệu quả và phù
hợp với thực tiễn nước ta
Theo quyết định số 223/QĐ-TTG của Chính Phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Tổng Công ty lương thực Miền Nam bàn với UBND tỉnh đồng tháp xây dựng thí điểm các Chợ trung tâm nông sản Trước mắt cho xây đựng Chợ thí điểm ở các tỉnh có lượng lúa hàng hóa lớn (Long An, Tiền Giang và Đồng
Tháp)
Thực hiện các chủ trương đó Tổng Công ty lương thực Miền Nam giao cho Công ty xuất nhập khẩu lương thực vật tư nông nghiệp Đồng Tháp tiến hành xây dựng Chợ
Trang 12Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
trung tâm nông sản Thanh Bình nhằm mục đích góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế, cải tạo giống lúa có chất lượng cao, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tăng kim ngạch xuất khâu, tạo động lực góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung
Chợ đầu mối nông sản được thành lập với tên gọi là Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình theo quyết định số: 30/QĐ-CTLT ngày 17/02/2005 của Công ty xuất nhập khẩu lương thực vật tư nông nghiệp Đồng Tháp
Kế từ ngày 01/07/2006 Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Nam hạch toán phụ thuộc theo mơ hình chuyển đổi Công ty mẹ và Công ty con nên đổi tên là Công ty lương thực Đồng Tháp
2.1.2 Vị trí địa lý
Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình nằm ngay thị trấn Thanh Bình giao thông rất thuận lợi cả về đường thủy lẫn đường bộ Khu đất dành cho quy hoạch Chợ được giới hạn bởi: phía Bắc giáp với quốc lộ 30, phía Nam giáp nhánh Sông Tiền rất thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa, phía Tây giáp ruộng của dân và lị gạch, phía Đơng giáp cây xăng
2.1.3 Quy mô hoạt động và các sản phẩm của Chợ e Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đầu tư
Sân phơi có diện tích rộng khoảng 33.222m” Nhà lồng Chợ có diện tích khoảng 1.000m”
Dây chuyền xay xát, lau bóng: 5 tắn/giờ (01 dây chuyên)
Dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu với qui mô: 8-12 tắn/giờ (02 dây chuyền) e Về vốn:
Năm 2009, đơn vị có vốn sản xuất kinh doanh là 150 tỉ đồng trong đó vốn có định là 30 tỉ đồng Là đơn vị trực thuộc Công ty nên đơn vị khơng có vốn lưu động Khi ký hợp đồng thỏa thuận với số lượng bao nhiêu, tương ứng với giá trị thì Cơng ty sẽ chuyển tiền xuống để đơn vị thu mua
e Các sản phẩm của Chợ:
Sản phẩm của Chợ là gạo đã qua lau bóng với đủ loại chất lượng: gạo 5%, 15%, 25% và gạo thơm Lài 5% Xuất khẩu chủ yếu sang các nước: Indonesia, Malaysia, Nhật, Án độ và tiêu thụ nội địa một số tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, Bến Tre Ngoài ra Chợ còn là nơi cung cấp các mặt hàng: tắm, cám cho các Công ty chế biến thức ăn thủy sản khác
Trang 13Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Truong Dai hoc Ce ân Thơ
2.2 CO CAU TO CHUC VA BO MAY QUAN LY CUA CHỢ
GIAM DOC | x
PGD SX-KD PGD VP-VI TINH Phu trach KE TOAN
Ỷ à LO
| v y Vv À, v \
Kho I | | Kho 2 | | Kho 3 Bảo vệ Thủ quỹ Kho hang || Chi phi-Thué
Hình 2.1 Sơ đồ tố chức
(Nguôn: Tài liệu Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Trang 14Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Truong Dai hoc Ce ân Thơ tập thê P.Phân tích Kho CÓNG PHỤ Nhà bếp Sân phơi P.Bảo vệ L _ J CĨNG CHÍNH QC LỘ 30 Hình 2.2 Sơ đồ tông mặt bằng Chợ
(Nguồn: Tài liệu Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Trang 15Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông
2.3.2 Sơ đồ kho I:
NHANH SONG TIEN
Trường Đại học Cần Thơ
Ta ——.=.¬ Bàn KT Kho I F$ chat Cam —— aay Lô .—.——.-—=.—=.= a i Can Lô chất cám châ Tam Day chuyén xát trắng-lau bóng gạo (8T/giờ) Dây chuyền dau tron gạo Dây chuyền xát trắng- lau bóng gạo (8T/giờ) Lô chất gạo t.~.—.—.—=.=.= Lô chất gạo Cửa Lô chất gạo Hình 2.3 Sơ đồ kho I
(Nguồn: Tài liệu Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Trang 16Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng
2.3.3 Sơ đồ kho II:
Trường Đại học Cần Thơ
Dây chuyền xay lúa
Dây chuyền Xat trang Lau bong gao (5T/gid) x
Lô chất lúa Lô chât cám
Của Bàn Cân kiêm Dây tra chuyén x dau trộn A k ^ Ấ A Á
L6 chat gạo L6 chat gao Lô chat gao Lô chất
(A) Œ) © tắm
Cửa
Hình 2.4 Sơ đồ kho II
(Nguôn: Tài liệu Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Chun nghành Cơng nghệ thực phẩm 7
Trang 17Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 3 QUI TRINH CONG NGHE VA THIET BI PHUC VU SAN
XUAT
3.1 SƠ LƯỢC VÈ HẠT THÓC 3.1.1 Cấu trúc của hạt thóc
Nguyên liệu dùng trong sản xuất gạo là thóc Do thóc được bao bọc và bảo vệ bởi 2 lớp vỏ: lớp vỏ quả ở lớp ngoài cùng và lớp vỏ hạt bên trong bám chặt vào nhân, vì vậy để sản xuất gạo cần phải loại bỏ tất cả các loại vỏ bao quanh hạt với chất lượng sản phẩm và tỉ lệ thu hồi cao nhất Trung bình hạt thóc cân nặng khoảng 15-20 mg, gồm các thành phần chính như: mày thóc, vỏ trấu, vỏ hạt (lớp aleron), nội nhũ và
phơi Mày thóc V6 trau Nôi nhũ aleron Phơi
Hình 3.1 Cấu tạo của hạt thóc
(Nguon: www.teksengricemill.com/knowled/structure.htm)
May thóc: Tùy theo từng loại thóc và điều kiện canh tác mà mày thóc có độ đài ngăn khác nhau, nhưng không vượt quá 1/3 chiều dài vỏ trâu Mày thóc chỉ là một bộ phận nhỏ so với toàn hạt thóc, thường có màu nhạt hơn màu của vỏ trau nhung bóng hơn vỏ trau Trong quá trình bao quan, do sự cọ xát giữa các hạt thóc phần lớn các mày rụng ra làm tăng lượng tạp chất trong khối thóc
Vơ trấu: Vỏ trấu được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào mà thành phần chủ yếu là cellulose và hemicellulose Độ dày của vỏ trdu là 0,12 — 0,15 mm và chiếm khoảng 18 — 20% so với khối lượng tồn hạt thóc Vỏ trấu có tác dụng bảo vệ hạt thóc, chống các ảnh hưởng xấu của điều kiện môi trường và sự phá hoại của côn trùng, nắm mốc Trên bề mặt vỏ trấu có các đường gân và nhiều lơng ráp xù xì thường có khoảng 2 — 3 gân, gân giữa thường to và dài trong quá trình bảo quản lơng thóc thường rụng ra do cọ xát giữa các hạt thóc với nhau Kích thước và hình dạng của vỏ trâu quyết định kích thước và hình dạng của hạt gạo
Võ hạt: Vỏ hạt là lớp vỏ mỏng như lụa bao xung quanh nội nhũ có màu trắng đục hoặc đỏ cua Trung bình vỏ hạt chiếm khoảng 5,6 — 6,1% trọng lượng hạt gạo lật Về mặt cấu tạo gồm có: quả bì, chủng bì và tầng aleron Trong đó, lớp aleron cấu
Trang 18Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
tạo chủ yếu là protid và lipid, trong quá trình xay xát lớp này vụn nát ra thành cám Mặt khác, nếu lớp này cịn sót lại nhiều trong gạo thì trong quá trình báo quản dễ bị oxi hóa làm gạo bị chua (độ acid cao) và bị ôi khét (do lipid bị oxi hóa)
Nội nhũ: Nội nhũ là thành phần chính và chủ yếu nhất của hạt thóc, thành phần chủ yếu là gluxit chiếm tới 90% trong đó tồn hạt gạo nội nhũ chỉ chiếm 75% Tùy theo giống lúa và điều kiện canh tác mà nội nhũ có thể có màu trắng trong hay trắng đục Phôi: Phôi là nơi chứa nhiều chất dinh đưỡng có giá trị cao chủ yếu là protein, lipid va các vitamin (vitamin B¡ trong phôi chiếm 66% lượng vitamin B; trong tồn hạt thóc) Tùy theo giống và điều kiện canh tác mà phơi hạt có thể to nhỏ khác nhau (thường chiếm khoảng 2,2 — 3% so với khối lượng tồn hạt), phơi là bộ phận có cấu tạo xốp và là phần có hoạt động sinh lý mạnh nên phôi là nơi đễ bị sâu mọt tắn công phá hoại, nắm mốc phát triển đẫn đến hư hỏng của toàn hạt, đồng thời khi xay xát
phôi thường vụn nát ra thành cám
3.1.2 Thành phần hóa học của hạt thóc
Tùy theo giống, kỹ thuật canh tác, thời điểm thu hoạch và công nghệ xay xát mà thành phần hóa học của thóc, gạo thay đổi khác nhau Các thành phần dinh đưỡng
phân bố không đều chủ yếu ở lớp vỏ ngoài, lớp aleron và phôi
Bảng 3.1 Bảng mô tá thành phần hóa học của hạt thóc và các sản phẩm từ thóc
Tênsản Nước (%) Gluxd Protid Lipid Tro Cellulose VitaminB,
phẩm (%) (%) () (%) (%) (%) Théc 13,0 64,03 6,69 2,10 5,36 8,78 5,36 Gạo lật 13,9 74.46 7,88 2,02 1,18 0,57 1,18 Gạo 13,8 77,35 7,35 0,52 0,54 0,18 0,54 Cám 11,0 43,47 14,91 8,07 11,23 14,58 11,0 Trâu 11,0 36,10 2,75 0,98 19,61 56,72
( Nguôn: Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc, 2000)
Nước: Tùy theo độ chín của hạt mà hàm lượng nước chứa trong hạt sẽ thay đổi khác nhau Hạt càng chín hàm lượng nước càng giảm Khi thu hoạch, lượng nước chiếm khoảng 22-28% trọng lượng hạt, nhưng trong quá trình bảo quản cần phơi sấy đến độ âm 13-14%, giúp quá trình bảo quản được tốt hơn
Gluxit: Trong hạt thóc gluxit là thành phần chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất Gluxit của thóc gồm: tính bột, cellulose, hemicellulose, và các loại đường glucose, saccharose, maltose, fructose nhưng trong đó tỉnh bột là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 64,03%
Trang 19Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
Protein: Protein trong lúa chiếm khoảng 6,7%, thấp hơn so với lúa mì và các loại lúa khác Phần lớn các giống lúa có hàm lượng protein trong khoảng 7 — 8% Protein là các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, protein của thóc gồm: alubumin, globulin, promalin va glutenin, trong đó glutenin là thành phần chiếm chủ yếu Protein là thành phần rất háo nước nên khi kết hợp với nước sẽ tạo thành hệ keo Ngoài ra, protein cũng bị biến tính đưới tác dụng của acid, kiềm và nhiệt độ làm mất đi tính tan, tính háo nước và sự hoạt động của enzyme, do đó làm giảm ổi giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học của hạt
Lipid: Hàm lượng lipid chiếm khoảng 2% gồm có các chất béo như: phosphatide, carotenoid được phân bố chủ yếu ở phôi và lớp vỏ gạo Nhưng trong quá trình bảo quản, các chất béo rất dễ bị oxI hóa khi gặp nhiệt độ cao, độ âm cao tạo mùi ôi khét và tăng độ chua gây khó chịu Ngồi ra, chất béo trong thóc cũng bị thủy phân dưới tác dụng của enzyme lipase có sẵn trong hạt tạo thành glycerin và các acid béo tự do, làm giảm giá trị dinh dưỡng của gạo
Vitamin: Trong thóc, gạo có vitamin nhóm B như Bị, Bz, Be, PP va mét số vitamin khác
+ Vitamin B,: day 1a loại vitamin có nhiều nhất trong thóc hàm lượng chiếm khoảng 5,36% Do đó, trong quá trình bảo quản hàm lượng vitamin Bị cũng giảm dần theo thời gian, nếu thóc có độ âm thấp thì tỉ lệ vitamin Bị giảm ít Ngồi ra, hàm lượng vitamin Bị cũng bị thất thốt do q trình xay xát
+ Vitamin Bạ, Bạ, PP: tập trung chủ yếu ở phôi Nếu bảo quản khơng tốt, hạt bị bốc nóng, âm vàng hoặc bị sâu mọt hay côn trùng cắn phá sẽ dẫn đến sự phá hủy hàm lượng vitamin này Trong đó vitamin PP chỉ chứa một lượng nhỏ trong thóc (Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc, 2000)
3.2 KIEM NGHIEM LUONG THUC
3.2.1 Phuong phap kiém nghiém
¢ Kiém nghiém bằng phương pháp cảm quan
Là phương pháp đánh giá bằng các giác quan của người như: nhìn, sờ, nếm, ngưỡi, Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi vì đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, nhưng mức độ chính xác cịn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan (trình độ, thời gian cơng tác, kỹ năng) của cán bộ kiểm nghiệm, tính chất, điều kiện
của mặt hàng kiểm nghiệm
¢ Phương pháp kiểm nghiệm lý học
Là phương pháp xác định phẩm chất lương thực dựa vào chỉ số vật lý như: độ ấm, kích thước, hình dáng, trọng lượng riêng, tạp chất, Phương pháp này ta phải dùng
Trang 20Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
một số đụng cụ cơ bản như: cân, thước, dụng cụ đo thể tích, đo tỉ trọng, máy đo độ am,
e Phương pháp kiểm nghiệm hóa học
Là phương pháp dùng các loại hóa chất, dụng cụ phịng thí nghiệm để xác định thành phần (định tính) và hàm lượng (định lượng) các chất có trong hạt lương thực e_ Phương pháp kiểm nghiệm hóa lý
Là phương pháp dùng các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng kết hợp với một số hóa chất như dùng các máy so màu để xác định các vitamin, protein, đùng các phương pháp sắc ký để xác định đường, protein trong lương thực, Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, chính xác nhưng địi hỏi phải có phương tiện kỹ thuật và có trình độ chuyên môn cao
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu và kiểm tra 3.2.2.1 Cách chia mẫu và lấy mẫu
e Khái niệm về các loại mẫu trong kiểm nghiệm
Mẫu đầu tiên: Là mẫu được lấy ra từ những điểm, vị trí đã qui định trước theo từng
loại, phẩm chất, qui cách đóng gói, chế biến, thời gian xuất nhập hàng lương thực
Khối lượng mẫu lấy theo qui định <250g
Mẫu chung: Là tổng cộng các mẫu ban đầu gom lại Khối lượng mẫu chung >2 kg
Nếu khối lương thực lớn (200-300 tắn) thì khối lượng mẫu chung cũng lớn theo Mẫu trung bình: Là lượng mẫu được lấy ra từ mẫu chung sau khi xáo trộn bằng
máy trộn chia mẫu Khối lượng mẫu trung bình <2 kg
Mẫu phân tích: Là lượng mẫu được lấy ra từ mẫu trung bình với khối lượng cần thiết theo yêu cầu các chỉ tiêu phân tích Khối lượng mẫu phân tích có thể là 5g, 10g, 15g, 20g, 25g, 50g, Nhưng thường khối lượng mẫu phân tích là 25g
Mẫu lưu: Là mẫu cần giữ lại một thời gian để đối chiếu phâm chất giữa hai bên
giao-nhận, dé xác định kết quả của một phương pháp kiểm nghiệm hoặc kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế của đơn vị
© Cách lấy mẫu lương thực: Có hai cách lấy mẫu là đóng bao và đồ rời
Lấy mẫu lương thực đóng bao:
+ Xác định tính đồng nhất của khối lương thực
Xác định tính đồng nhất của khối lương thực bằng cảm quan và qua lý lịch hàng, khi lấy mẫu phải loại bỏ những bao bị mốc, ướt, không cùng qui cách Nếu hàng có nhiều loại, nhiều cỡ, phẩm chất khác nhau phải phân thành từng khối đồng nhất
Trang 21Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
+ Số bao lấy mẫu
Bang 3.2 S6 bao lấy mẫu trong khối lương thực
Số lượng đóng bao Số bao lấy mẫu
< 10 bao Lấy tất cả
< 100 bao Lấy mẫu 10 bao
100 — 500 bao Lấy cơ sở 100 bao, chọn 10 bao, số còn lại lay 8% bao 500 — 100 bao Lay cơ sở 500 bao, chọn 42 bao, số còn lại lay 6% bao
1000 — 5000 bao Lấy cơ sở 1000 bao, chọn 72 bao, số còn lai lay 3% bao
5000 — 10000 bao Lấy cơ sở 5000 bao, chọn 192 bao, số còn lại lầy 2% bao
>10000 bao Lấy cơ sở 10000 bao, chọn 292 bao, số còn lại lấy 1% bao
(Nguồn: Tài liệu Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
+ Vị trí bao để lấy mẫu: Trong khối lương thực chất theo cây, chất theo lơ thì lấy mẫu phải lấy cả năm mặt (nếu được lấy luôn cả mặt đáy) và định tầng, điểm trên các đường chéo của các mặt khối lương thực
Tầng: Xác định mặt trên, mặt giữa và sát đáy
Điểm: có thể lấy nhiều điểm nằm trên đường chéo của các mặt khối lương thực Đối với khối lương thực chứa bao thì lấy tại ba điểm: đầu bao, giữa bao và cuối bao Lấy mẫu lương thực đỗ rời: Nêu lương thực chở trên ôtô, sà lan, tàu thì lấy năm điểm (bốn điểm ở góc và một điểm ở giữa) và hai tầng (cách đáy và mặt từ 0,2 — 0,3 m) Nếu lương thực đồ trong kho có nhiều cách lấy mẫu như: đi xung quanh lô hàng lấy ngẫu nhiên bat kì ở các bao cho đến khi đủ lượng cần thiết, có thể lắy mẫu trên lô hàng đạng chữ Z liên tiếp nhau
© Phương pháp trộn chia mẫu: Để đảm bảo tính đại diện của các mẫu so với khối
hạt trong quá trình lấy mẫu từ khối hạt đến khi được phân tích ta phải thực hiện
cách biện pháp tráo trộn, phân theo hai phương pháp đường chéo, phương pháp ô bàn cờ hoặc bằng máy trộn chia mẫu để đạt được khối lượng mẫu theo qui định
Cách trộn mẫu chia làm sao đủ số lượng mẫu cần thiết đòi hỏi cán bộ kiểm phẩm
phải cân nhắc, tính tốn và phải có kinh nghiệm thì mới tiến hành nhanh chóng được
3.2.2.2 Cách kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng gạo © Mau sac — mùi — vị
+ Màu sắc: Dàn khoảng 100g gạo mẫu thành một lớp phẳng mỏng trên tắm kính, dưới lót giấy đen hoặc mặt phẳng màu sẫm Quan sát gạo bằng ánh sáng ban ngày
Trang 22Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
hoặc ánh đèn neon Cũng có thể xem trực tiếp tại nơi lấy mẫu biểu thị màu trắng đục, trắng trong, trắng dầu và trắng giấy
+ Mùi:
Mỗi loại gạo có mùi vị riêng biệt, gạo mới có mùi thơm đặc trưng, gạo cũ có mùi ơi khét, hơi mốc Lấy 20g mẫu đàn lên giấy sạch dé xác định mùi Có thể tăng cảm giác mùi bằng cách cho gạo vào chén sứ đậy nap, đun cách thủy 5 phút sau đó ngữi mùi bay ra Cũng có thể ngữi mùi trực tiếp từ nơi lấy mẫu
+ Vị: Thông thường khi màu sắc, mùi thay đổi thì vị sẽ thay đối theo s Ám độ
+ Xác định bằng phương pháp máy Kett: Lấy mẫu gạo đại diện lô hàng, đo nhiều lần, lấy kết quả trung bình
+ Xác định bằng phương pháp cảm quan: Dùng răng để cắn
e Tạp chất: Tạp chất trong gạo là tất cả những gì không phải gạo, ngoại trừ thuốc như: rơm rạ, đất, cát, vỏ trấu, Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tính % Lấy mẫu chung đưa vào máy trộn đều chia mẫu, lấy khoảng 25g, dùng tay lựa những vật như: đất, đá, rơm, bụi và tính % như sau:
Khối lượng tạp chất lua ra (g)
% Tap chat = - - x 100
Khôi lượng mâu
e Chiều dài bình quân:
Xác định bằng thước đo chuyên dùng hoặc cảm quan mắt thường Lấy mẫu chung trộn đều và chọn ngẫu nhiên khoảng 50-100 hạt và tiến hành đo từng hạt và tính chiều đài bình quân như sau:
` Tổng chiều dài những hạt đã đo (mm)
Chiêu dài bình quân (mm)= - - x100
Khôi lượng mẫu Gạo được phân loại theo kích thước:
+ Hạt gạo rất dài: Hạt nguyên vẹn có chiều dài >7mm + Hạt gạo dài: Hạt gạo nguyên vẹn có chiều dai tir 6-6,9mm + Hat gao ngan: Hạt gạo nguyên vẹn có chiều dài hạt < 6mm e Hạt nguyên vẹn:
Hạt nguyên vẹn là hạt không bị gãy, vỡ hoặc mẽ Nhưng chiều dài còn lại >9/10
Trang 23Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
Xác định bằng phân tích lựa tay và tính % Tiến hành lấy mẫu chung trộn đều chia mẫu và cân khoảng 25g mẫu, sau đó tiến hành lựa những hạt gạo còn nguyên vẹn cân và tính % như sau:
Khối lượng hạt nguyên vẹn lựa ra (g)
% Hạt nguyên vẹn= - - x100
Khôi lượng mâu
e Tấm: Tắm là những hạt gạo gãy có kích thước < 7,5/10, khoảng 3/4 chiều dài hạt nguyên vẹn 6,2mm, áp dụng cho các loại gạo nguyên liệu
Tùy theo loại gạo mà tắm có kích thước khác nhau Xác định bằng phương pháp lựa tay phân tích hoặc cảm quan bằng mắt thường Tiến hành lấy mẫu chung trộn đều chia mâu và lấy khoảng 25g mẫu để lựa tay phân tích, lựa những hạt gạo nguyên, mẻ đầu hoặc gẫy nhỏ theo từng kích thước qui định cho mỗi loại gạo khác nhau, làm sao cho kích thước tắm lựa ra phái nhỏ hơn kích thước qui định cho từng loại gạo hoặc theo hợp đồng đã kí, lựa tắm ra và tính % như sau:
Khối lượng tắm lựa ra (g)
%Tắm= ———— TT TT x 100
Khôi lượng mẫu
Đối với loại gao co chiéu dai trung binh (L) 1a 6,2mm thì được quy định như sau: + Tấm lớn: Phần gạo gãy có chiều dài > (5/10 — 7,5/10)L
+ Tắm trung bình: Phần gạo gãy có chiều dài (2.5/10 - 5/10)L Nhưng không lọt sàng 2mm
+ Tắm nhỏ: Phần gạo gãy có chiều dài <2,5/10L Nhưng không lọt sang 1,5mm + Tấm mẫn: Là những mảnh gạo gãy vỡ, nhưng không lọt qua sang Imm
e Thóc: Xác định bằng phương pháp lựa đếm hạt Lấy mẫu chung trộn đều và lấy khoảng 0,5-1kg, sau đó tiến hành lựa đến hạt và tinh: hat/kg
e Hạt rạn nứt: Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường, khi tỉ lệ hạt nứt nhỏ không đáng kể Lấy mẫu chung trộn đều, cân khoảng 25g tiền hành lựa những hạt rạn nút ra và tính tỉ lệ % như sau:
Khối lượng rạn nứt lựa ra (g)
% Rạnnứt= ———————————————————————— XI0U
Khôi lượng mâu
e Hạt bạc bụng: Hạt bạc bụng là hạt gạo có phần đục >3/4 thể tích hạt, có màu trắng đục
Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường Tiến hành lấy mẫu chung trộn đều, cân khoảng 25g và tiến hành lựa những hạt bạc bụng ra và tính % như sau:
Khối lượng bạc bụng lựa ra (g)
% Hat bac bung = —————————————————————————— x 100
Khôi lượng mâu
Trang 24Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
e Hat do, soc do: Hat đỏ là những hạt mà lớp vỏ ngoài nội nhũ có màu đỏ hoặc màu đỏ nâu Hạt sọc đỏ là hạt có những sọc đỏ > 1/2 chiều đài hạt và tổng điện tích của các sọc đỏ <1/4 diện tích bề mặt hạt
Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường Lấy
mẫu chung trộn đều và cân khoảng 25g, sau đó tiến hành lựa những hạt đỏ, sọc đỏ
ra va tinh % như sau:
Khối lượng đỏ, sọc đỏ lựa ra (g)
% Hat do, soe do = 7 ————————————— XI00 Khôi lượng mẫu
e Hạt âm vàng: Hạt âm vàng là hạt có một phần hay tồn bộ nội nhũ đổi sang màu vàng hay vàng nhạt
Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường Lấy mẫu chung trộn đều chia mẫu và cân khoảng 25g, sau đó tiến hành lựa những hạt ẩm vàng và tính % như sau:
- Khối lượng âm vàng lựa ra (8)
% Hạt âm vàng= ————————————————————————— XI00
Khôi lượng mâu
e Hạt xanh non: Hạt xanh non là những hạt có màu xanh va thể tích đạt khoảng 40- 70% so với thể tích hạt gạo chuẩn
Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường Lấy mẫu chung trộn đều chia mẫu và cân khoảng 25g, sau đó tiến hành lựa những hạt xanh non ra cân và tính % như sau:
Khối lượng xanh non lựa ra (g)
% Hạt xanhnon= ———————DDD— X 100
Khôi lượng mâu
e Hạt hư bệnh: Hạt hư bệnh là những hạt mà nội nhũ bị hư hỏng do nước, nam mốc, mọt hoặc bị nhiễm sâu bệnh Xác định bằng phương pháp phân tích lựa tay hoặc cảm quan bằng mắt thường Lấy mẫu chung trộn đều chia mẫu và cân khoảng 25g, sau đó tiến hành lựa những hạt hư bệnh ra cân và tính % như sau:
Khối lượng hư bệnh lựa ra (g)
% Hạt hư bệnh = ————— xI00
Khôi lượng mâu
e Mức bốc cám: Là mức tách vỏ phôi và các lớp cám trên bề mặt gạo
Xác định bằng phương pháp cảm quan mắt thường, so sánh với mẫu chuẩn qui định
Có các mức như sau:
+ Xát rất kỹ: Gạo lật được loại bỏ hoàn toàn các lớp cám, phôi và một phần nội nhũ (mức bốc cám >10%)
Trang 25Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Truong Dai hoc Can Tho
+ Xát kỹ: Gạo lật được loại bỏ hoàn toàn các lớp cám, phơi (có mức bốc cám từ 7-
9%)
+ Mức xát vừa: Gạo lật được loại bỏ hoàn toàn các lớp cám, phần lớn phôi (mức bốc cám 4~ 6%)
+ Xát bình thường: Gạo lật được loại bỏ một phần phôi, lớp cám trong và toàn bộ lớp cám ngoài (mức bốc cám 1 — 3%)
3.2.3 Một số thiết bị dùng trong kiểm nghiệm
3.2.3.1 Xiên
Hình 3.2 Xiên
(Ngn: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Xiên có dạng hình trụ rỗng được làm bằng inox, gồm một đầu nhọn dùng để lấy mẫu gọi là mũi xiên, đầu còn lại bọc bằng nhựa bên ngoài gọi là cán xiên, phần giữa
là thân xiên Là dụng cụ đơn giản dễ sử dụng, thuận tiện cho việc lấy mẫu
3.2.3.2 Cân phân tích
._— Hình 3.3 Cân điện tử
(Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Là dụng cụ dùng để cân khối lượng mẫu với trọng lượng tối đa là 120g với sai lệch là 0,1g thuận lợi cho việc phân tích vì gọn nhẹ, nhanh, chính xác cao
Trang 26Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ 3.2.3.3 Thước đo tắm
Hình 3.4 Thước đo tắm (Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Dùng để đo tắm với các loại tắm có kích thước khác nhau Ngoài ra, có thể đo chiều
dai hạt gạo thước này thường được dùng vì cho kết quá nhanh chính xác, gọn nhẹ 3.2.3.4 Kẹp gấp
‹ Hình 3.5 Kẹp gấp
(Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Ding dé gap tam, gạo một cách dễ dàng giúp q trình phân tích được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng
3.2.3.5 Sang lõm
Hình 3.6 Sàng lõm
(Nguôn: Chơ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Sàng lõm dùng để tách tấm và gạo trong hỗn hợp mẫu thành hai phần riêng biệt giúp việc phân tích được dễ dàng và nhanh chóng Sàng được làm bằng gang trên
Trang 27Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Truong Dai hoc Can Tho
mặt sàng cịn gia cơng nhiều lỗ nhỏ giúp giữ lại các hạt tắm trong lõm khi sàng chuyên động
3.2.3.6 Máy chia mẫu
Hình 3.7 Máy chia mẫu
(Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Máy chia mẫu có chức năng giúp chia đều mẫu đảm bảo tính đồng nhất cho khối
lương thực và đạt được khối lượng mẫu (khoáng 25g) cần sử dụng để phân tích tương đối chính xác
3.2.3.7 Máy đo độ ẩm
Máy kett là dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của nguyên liệu nhanh chóng chính
xác, đơn giản dé thực hiện Sau khi khởi động máy dé yên máy trong khoảng 5 giây,
mẫu sau khi được trộn đều và đùng muỗng xúc mẫu đưa vào ngăn chứa mẫu (nếu là
lúa chọn Paddy, gạo chọn Rice .) dùng tay vặn thật chặt và để yên 5 giây màn hình hiện lên độ âm, thực hiện 3-5 lần, sau đó ấn nút Average để lấy kết quả trung bình
, Hinh 3.8 May kett
(Nguon: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Trang 28Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Truong Dai hoc Ce ân Thơ
3.3 TIEU CHUAN CHAT LUQNG GAO NGUYEN LIEU VA THANH PHAM 3.3.1 Chí tiêu chất lượng gạo lức (mức bốc cám từ 0 — 2,5%)
Báng 3.3 Chỉ tiêu chất lượng gạo lức nguyên liệu (mức bốc cám từ 0 — 2,5%)
CHỈ TIÊU DVT 10% 15% 20% 25% Độ ẩm % — 170-18,0 17-18,0 17/0-18/0 — 17,0-18,0 Tạp chất (tối đa) % 0,3 0,4 0,4 0,5 Tâm % 10+2 15+2 20+2 25+2
Hạt lúa (tối đa) Hạt/kg 150 150 200 200
Nguyên vẹn (>) % 70,0 65,0 60,0 60,0
Rạn (tối đa) % 3,0 4,0 5,0 5,0
Hat bac phan % 7,0 8,0 9,0 10,0
Hat do-soc do % 4,0 6,0 7,0 8,0
Hat vang % 0,7 1,2 1,5 1,5
Hat xanh non % 4,0 4,5 5,0 5,5
Hat hu hong % 2,5 3,0 3,5 3,5
(Nguôn: Định mức kinh tế kỹ thuật chế biến gạo, 2011)
3.3.2 Chỉ tiêu chất lượng gạo trắng (mức bốc cám từ 8,5 — 12,0%)
Bang 3.4 Chí tiêu chất lượng gạo nguyên liệu trắng (mức bốc cám từ 8,5 — 12,0%)
CHỈ TIÊU DVT 5% 10% 15% 20% 25%
Độ ẩm % 15,0-160 15,0-16,0 15,0-16,0 15,0-160 15,0-16,0
Tạp chất (tối đa) % 0,2 0,2 0,3 0,3 0,5
Tấm % 5+2 10+2 15+2 20+2 25+2
Hạt lúa (tối đa) — hạt/kg 50 60 60 70 70
Nguyên vẹn (>) % 65,0 60,0 55,0 50,0 50,0
Ran (tối đa ) % 2,5 3,0 3,0 4,0 4,0
Hat bac phan % 7,0 7,0 8,0 8,0 9,0
Hạt đỏ-sọc đỏ % 2,0 3,0 5,0 6,0 7,0
Hat vang % 0,5 0,7 1,2 1,5 1,5
Hat xanh non % 1,5 2,0 2,0 2,5 3,5
Hat hu hong % 1,0 1,5 2,0 2,0 2,5
(Nguon: Định mức kinh tế kỹ thuật chế biến gao,2011)
Trang 29Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Truong Dai hoc Ce ân Thơ
3.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo thành phẩm
Bang 3.5 Chi tiéu gạo thành phẩm
CHÍ TIÊU DVT 5% 10% 15% 20% 25% Độ âm (<) % 14,0 14,0 14,0 14,0 14,0 Tạp chất (tối đa ) % 0,06 0,1 0,2 0,2 0,4 Tam % 542 1042 1542 2042 2542
Hạt lúa (tối đa ) hạU/kg — 15 20 25 25 30
Nguyên vẹn (>) % 60,0 55,0 50,0 50,0 40,0
Mức xát trắng Xátkỹ Xátkỹ Xátkỹ XétTB XátTB
Kích thước tắm (mm) 4,65 4,34 4,13 3,72 3,1
Hat bac phan % 6,0 6,0 7,0 7,0 8,0
Hạt đỏ-sọc đỏ % 0,5 1,0 2,0 4,0 5,0
Hat vang % 0,5 1,0 1,0 1,0 2,0 Hat xanh non % 0 0 0 0,5 1,0
Hạt hư hỏng % 0/75 1,0 12 15 2,0
(Nguôn: Định mức kinh tế kỹ thuật chế biến gạo, 2011)
Trang 30Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
3.4 DAY CHUYEN CONG NGHE SAN XUAT 3.4.1 Qui trình cơng nghệ sản xuất
Gạo nguyên liệu
Vv
Sang tap chat ——> Tạp chất
v
Xát trắng 1,2 ——>_ Cám xát
Lau bong 1,2 ———> Cám lau
Gần bắt thóc ——> Thóc Tam 3-4 Sang dao <<“ Tấm 2-3 vy Trông phân ly ——> Tấm 1-2 à, Thùng sấy Vv Thùng chứa thành phẩm à, Đóng bao thành phẩm Hình 3.9 Qui trình chế biến (Nguồn: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình) 3.4.2 Thuyết Minh Quy Trình
a Nguyên liệu: Nguyên liệu Chợ thu mua chủ yếu là gạo lức và gạo trắng của các thương lái từ các nơi trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận đem đến Cán bộ lấy mẫu phân
tích theo các chỉ tiêu sau:tắm, rạn gãy, hạt bạc bụng, độ ẩm Yêu cầu của một số
chỉ tiêu như sau:
Trang 31Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
Độ ấm:
+ Gạo lức (gạo lật): là phần còn lại của thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu, chỉ tiêu độ âm khi thu mua là 16-18 %
+ Gạo trắng (gạo xát): phần còn lại của gạo lật sau khi đã tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi, chỉ tiêu độ ầm khi thu mua là 15-16,5 %
Độ ẩm nguyên liệu quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất: + Nếu nguyên liệu có độ âm quá cao (>18%): hat có độ ẩm cao thường kết cấu mềm bo khi xát cám sẽ đính chặt vào lưới xát, gạo dé bi gay nát, làm giảm năng suất thiết bị, gạo dé bi nga vang
+ Nếu nguyên liệu có độ ẩm thấp (<15%): hạt có độ ẩm thấp thường kết cấu khơ, giịn khó khăn cho q trình xát do cám bám chặt vào nội nhũ Do đó, cần phải tăng áp lực xát nên sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, gao bi gay nat nhiéu
Hat bac bung: hat gao bac bung co kha nang va dap thap nén néu ti 1é bac bung cao thi tam cũng tăng tỉ lệ gạo thành phẩm giảm
Hạt đó: nếu hạt đỏ cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của gạo thành phẩm
Hạt xanh non: ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo thành phâm gây khó khăn cho quá trình bảo quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu mọt tấn công
Tấm: nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến chất lượng gạo, gạo thành phẩm có phẩm cấp khác nhau giá trị kinh tế cũng khác nhau
Rạn gấy: phụ thuộc vào loại nguyên liệu, điều kiện phơi sấy, thời gian thu hoạch cũng ánh hưởng đến chất lượng gạo như giá trị cảm quan lẫn về kinh tế
Sau khi kiểm tra xong và định giá thu mua nếu thương lái chấp nhận thì tiến hành nhập kho Nguyên liệu sẽ được băng tải vận chuyền vào kho và công nhân sẽ đưa nguyên liệu vào hộc chứa đề chuẩn bị cho quá trình sản xuất
b Sàng tạp chất: Gạo lức sau khi chuyển vào hộc nguyên liệu sẽ được bồ đài đưa lên sàng tạp chất đề loại bỏ những tạp chất như: loại bỏ những tạp chất lớn như đất, đá, dây và tạp chất nhỏ như cát, bụi ban cdc tap chất sẽ bị giữ lại trên sàng, còn gạo sẽ qua các lỗ sàng xuống bồ đài vận chuyển đến máy xát
c Công đoạn xát trắng
Mục đích: Bóc đi một phần lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo bao gồm phôi gạo nhằm làm trắng hạt gạo, nâng cao giá trị kinh tế tạo thuận lợi cho quá trình bảo quản
Gạo lức sau khi đã được tách tạp chất sẽ được bồ đài chuyên đến máy xát (1) Sau
khi qua hệ thống xát (1), gạo lức sẽ được bị bóc đi một phần lớp cám khoảng 5-7 %
Trang 32Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
và lượng cám sẽ được quạt hút qua cylone cám Từ máy xát (1), lượng gạo sẽ tiếp tục được bồ đài đỗ qua máy xát (2) Ở đây máy xát trắng (2) sẽ bóc đi lượng cám còn lại khoảng 4%, lượng cám này cũng được đưa qua cylone bằng hệ thống quạt hút Lượng cảm sau quá trình xát được gọi là cám xát hay còn gọi là cám khô d Công đọan lau bóng
Mục đích:
+ Tách hoàn toàn lớp cám còn lại trên bề mặt hạt gạo, tăng giá trị cảm quan
+ Hạn chế được sự hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản như gạo bị chua, ôi
khét
Tiếp theo gạo xát sẽ được bồ đài chuyên sang hệ thống lau (1) qua lau (2) tại đây máy lau có nhiệm vụ lấy hết lớp cám còn bám trên bề mặt hạt gạo, lượng cám bóc thêm khoảng 1~2% cám, đồng thời phun nước làm mài nhắn đề tăng độ trang bóng của hạt gạo, tại đây cám lau cũng được hút đưa về cylone nhờ hệ thống quạt hút Lượng cám sau quá trình lau được gọi là cám lau hay còn gọi là cám ướt (Lê Văn
Kiên Nhẫn, 2008)
e Gần tách thóc
Mục đích: Loại bỏ phần lớn thóc cịn lẫn trong ngun liệu giúp quá trình chế biến tiếp theo được dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng của gạo
Gao từ máy lau bóng (2) được bồ đài đồ vào gằn bắt thóc Khi qua gắn thì thóc sẽ được loại ra bớt, đồng thời một phần gạo cịn lẫn thóc sẽ được hồi lưu trở lại để tách triệt để
f Sang dao
Mục đích là tách tắm 2-3 và tắm 3-4, đồng thời con phân loại ra hỗn hợp gạo và tắm lớn để chuyền qua trống phân ly
Gạo sau khi qua gần bắt thóc sẽ được bồ đài chuyển qua sàng đảo Tùy theo kích thước mà chúng ta phân loại thành các loại tắm khác nhau với nhiều lớp sàng có đường kính lỗ khác nhau để tách ra từng phần riêng biệt Sản phẩm thu được khi qua sang đảo là tắm 2-3 và tắm 3-4 còn gạo và tắm 1-2 chuyền sang công đoạn tiếp theo
ø Trồng phân ly
Mục đích: phân loại gạo và tắm 1-2
Sau khi sàng đảo phân ly xong hỗn hợp gạo lẫn tắm 1-2 sẽ được chuyền đến trống phân ly Ở đây trống phân ly sẽ bắt tắm 1-2 và được đưa ra ngoài ra nhờ vào máng
Trang 33Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
hứng, tùy thuộc vào yêu cầu về tỉ lệ gạo-tắm mà điều chỉnh độ nghiêng của máng hứng tắm cho phù hợp, tắm sau khi tách ra được đưa vào hộc chứa tam
h Thùng sấy Mục đích:
+ Làm cho gạo đạt độ am qui định (14 + 14,5%) thuận lợi cho việc bảo quản + Làm mát gạo từ từ đề tránh hiện tượng tăng tỉ lệ tắm ở gạo thành phẩm
Tuỳ theo độ âm của nguyên liệu mà tiến hành sấy lửa hay sấy gió Nếu độ âm cao sẽ sấy lửa sau đó là sấy gió, nêu độ âm không quá cao sẽ tiến hành 2 lần sấy gió Nhiệt độ và thời gian sấy (đối với sấy lửa và sấy gió) tuỳ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu
+Sấy lửa: làm cho âm trong khối gạo thoát ra để hạ độ âm của nguyên liệu
+ Sấy gió: làm nguội khối hạt sau khi sấy lửa và tiếp tục làm giảm bớt ẩm của hạt
gạo
Gạo sau khi phân ly tắm xong được bồ đài chuyển qua thùng sấy, tại đây gạo sẽ duoc phan tán thành những lớp mỏng nhờ ống trụ bằng lưới đặt ở giữa thùng, ống trụ này không những có tác dụng là chia gạo thành từng phần nhỏ ở đạng lớp mỏng mà lớp lưới của trụ còn giúp khơng khí tỏa vào thùng sấy giúp gạo và không khí tiếp xúc đều với nhau
¡ Thành phẩm
Sây xong gạo được bồ đài chuyển vào thùng chứa Sau đó công nhân sẽ cho vô bao
và may miệng Trọng lượng tịnh mỗi bao tuỳ vào yêu cầu khách hàng, thường là tịnh bao 50 kg Tịnh xong, gạo được đóng thành cây ở những vị trí thích hợp Khi chất cây thì sàn được lót bởi những tấm palate để tránh hiện tượng gạo hút ẩm từ sàn lên đồng thời người ta cũng lót những miếng lưới đề tránh thất thoát gạo và hạn chế được côn trùng gây hại và chờ ngày xuất hàng (đối với gạo xuất khẩu), đối với gạo chạy ra để trữ thì cũng đóng thành cây và có biện pháp bảo vệ thích hợp vì bảo quản trong thời gian dài
3.5 THIET BI PHUC VU TRONG QUA TRINH SAN XUẤT 3.5.1 Sang tap chat
Cau tao:
Gồm một khung sàng bằng thép, được bố trí hai lớp sàng: lớp trên có kích thước 8- 10mm, lớp dưới đường kính 1,5-1,§mm Hai mặt sàng có độ nghiêng 7-10° Đáy thùng làm bằng tole, sàng được lắp trên bốn chân làm bằng thép để thuận tiện cho việc đao động Phía đưới sàng là hệ thống lò xo đàn hồi giúp cho mặt sàng chuyển
Trang 34Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Truong Dai hoc Can Tho
động liên tục, năng suất đạt được khoảng 4tấn/giờ Ở cửa tháo liệu có lắp hai cửa thu hồi tạp chất lớn và nhỏ
._ Hình 3.10 Sàng tạp chất
(Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Hoạt động:
Dựa trên sự khác nhau về khối lượng, kích thước giữa gạo và tạp chat dé tách ra Khi làm việc, sàng dao động gạo được đồ lên mặt sàng trên với lỗ có đường kính lớn sẽ giữ lại các tạp chất lớn và đưa ra ngoài Gạo và tạp chất nhỏ lọt sàng và rơi xuống mặt sàng dưới, tại đây các tạp chất nhỏ sẽ lọt sàng và đưa ra ngồi, cịn gạo sạch được giữ lại trên mặt sàng và đưa ra ngoài sang công đoạn tiếp theo
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Lưới sàng phải nguyên vẹn và được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi máy hoạt động + Hai lớp sàng: Lớp trên từ 8-10 mm dùng để tách tạp chất lớn, lớp dưới tir 1,5-1,8
mm dùng dé tách tap chất nhỏ
Uu — nhược điểm:
- Ưu điểm
+ Tách được nhiều tạp chất lớn như: dây bao, rơm rạ, đất đá + Hiệu suất làm việc cao, cấu tạo đơn giản, bên
+ Thay lưới dễ dàng
- Nhược điểm: Không loại bỏ được đá, sỏi có cùng kích thước với hạt gạo, diện tích rơi của hạt nhỏ, đồng thời thiết bị lại gây ra tiếng ồn và khó vệ sinh
Trang 35Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
3.5.2 Máy xát trắng
_ Hình 3.11 Máy xát trắng
(Nguồn: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Cau tao:
Gồm hộp chứa nguyên liệu, van điều chỉnh lưu lượng vào, van điều chỉnh trục đá nhám, van điều chỉnh thanh cao su, hộp điều khiến, động cơ và quạt hút Bên trong máy gồm có: một trục gắn có định vào máy với trái đá nhám hình trụ bao bên ngồi, 6 thanh cao su được giữ chặt bởi các thanh thép, các thanh nhôm được lắp trên 6 lưới xát, một đường thoát cám và đường thoát gạo
Hoạt động:
Khi máy hoạt động, gạo từ trên thùng nguyên liệu đồ lên mặt đầu của trục nhờ vào 2 gờ rãi gạo và đưới tác dụng của lực ly tâm gạo được rãi đều xung quanh rơi vào khe hở giữa trục đá với lưới xát và giữa trục đá với patin cao su Máy có bộ phận tự điều chỉnh thanh cao su Khi trục quay, gạo cũng quay theo và chịu tác dụng chà xát của bề mặt trục đá, cao su và bề mặt lưới xát đồng thời các hạt gạo cũng chà xát lên nhau làm cho các lớp vỏ hạt được tách ra Gạo này rơi xuống máng hứng và được đưa sang công đoạn tiếp theo, cám bóc ra được quạt hút đưa về cylone đề thu hồi
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Trái đá phải có hình trụ nhất định, khe hở giữa trái đá và lưới cối phải đúng với yêu cầu kỹ thuật
+ Lưới cối phải nguyên vẹn, không bị rách
+ Trái đá khơng bi 16, hình trụ phải trịn đều khơng bị oval
+ Khoảng cách giữa đao cao su và trái đá phải đúng yêu cầu kỹ thuật
Trang 36Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
Ưu — nhược điểm:
- Ưu điểm
+ Lưới xát ít bị đóng cảm
+ Vận hành đễ dàng, ít tốn điện
+ Tỷ lệ gạo gãy thấp do cường độ xát nhỏ
+ Năng suất cao, điều chỉnh cối và cao su dễ dàng
- Nhược điểm
+ Phải xát nhiều lần mới đạt mức bóc cám yêu cầu
+ Độ trắng gạo thấp, có thê tăng độ trắng nhưng tý lệ gạo gãy nát sẽ nhiều 3.5.3 Máy lau bóng
Cấu tạo: Có các bộ phận chính như: trục máy, lưới, dao Trục máy là trục rỗng nằm ngang được gắn 4 thanh dao mỗi thanh gồm 2 phần là dao nghiêng và dao
thăng Trên thân trục có gia công 4 hàng lỗ (đường kính mỗi lỗ là 8mm), ở khoảng
giữa trục có cục chặn nước, một đầu hở đề hút khơng khí vào, đầu cịn lại bố trí béc phun nước vào trục, đầu trục có lắp vít tải vận chuyển nguyên liệu vào máy Bao bên ngoài là lớp lưới, lỗ lưới có đạng thuôn đài Tắt cả được đặt trong vỏ máy bằng tole, ở đáy vỏ có máng thốt cám máng nay thông với quạt hút, ngồi ra cịn có bộ phận cung cấp nước, quả đối trọng điều chỉnh áp lực trong buồng đánh bóng và lưu lượng gạo ra
Hình 3.12 Máy lau bóng
(Nguồn: Chợ trung tâm nông san Thanh Bình)
Hoạt động:
Khi làm việc, nguyên liệu từ hộp chứa sẽ đi vào máy được vít tải vận chuyển vào trong buồng lau, khối hạt được cánh vít đây vào sẽ tạo một áp lực lớn lên khối hạt Tại đây gạo bị trục và dao cuốn theo chiều quay tạo nên sự cọ xát giữa hạt và lưới,
Trang 37Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
giữa hạt và hạt làm cám trên bề mặt hạt bị mài mòn và bong ra Lúc đó nước được phun vào (phun sương) với liều lượng phù hợp giúp cám bong tróc dễ hơn và hạt gạo cũng được nhẫn bóng hơn Song song đó khơng khí được quạt hút vào trục rỗng qua các lỗ trục vào lớp hạt, cám cũng theo lỗ sàng ra khỏi máy được quạt hút qua
cylone dé thu hồi và gạo đi chuyển ra cửa tháo liệu
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Cục chặn nước phái đạt độ đàn hồi thích hợp + Lưới phải nguyên vẹn không bị rách
+ Hệ thống phun sương và phun hơi đảm bảo hoạt động tốt + Dao và vít tải khơng được q mòn
Uu- nhược điểm:
Ưu điểm
+ Năng suất làm việc cao
+ Bề mặt gạo bóng láng, góp phần làm tăng giá trị cảm quan, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp kéo dài thời gian bảo quản
+ Có thể điều chỉnh lượng nước tùy theo loại nguyên liệu Nhược điểm:
+ Lưới có thể bị rách, lưới thường bị nghẹt
+ Thao tác vận hành máy phức tạp, chiếm nhiều diện tích, cần nhiều hệ thống máy
khác hỗ trợ (Bùi Đức Hợi, 2006) 3.5.4 Gan bat thóc
Hình 3.13 Gần bắt thóc (Nguồn: Bùi Văn Ngọ.com.vn)
Trang 38Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
Cau tao:
Là thiết bị gồm 9 khay, khay làm bằng nhơm có nhiều gợn sóng, phía bên của thùng người ta còn có một khay phụ dé tách thóc ra khỏi gạo một cách triệt dé Mat trước
của khay có bộ phận điều chỉnh lượng gạo sạch và gạo lẫn thóc, cho nên mặt trước
được lắp bằng tắm pêca có thê nhìn thấy gạo xuống Hoạt động:
Khi làm việc gằn chuyển động theo phương ngang, dựa vào sự khác biệt khối lượng
riêng và hiện tượng phân lớp khi chuyển động giữa thóc và gạo Sàng được đặt
nghiêng theo hai chiều sao cho có một góc cao nhất và một góc thấp nhất Hỗn hợp
thóc gạo được đưa vào ở góc cao nhất Nhờ vào chuyền động của sàng, thóc bị phân
lớp và nỗi lên trên bề mặt của lớp hạt Do có các gợn sóng nên khi sàng chuyển động lớp gạo sẽ được đưa lên phía cao của sàng và đi ra ở một góc sàng Lớp thóc nằm trên bề mặt lớp gạo sẽ trượt xuống đưới và di chuyển xuống góc thấp nhất Giữa phần thóc và gạo là vùng hỗn hợp, trong đó gạo cịn lẫn thóc sẽ được đưa trở lại phía trước sàng
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Các lớp gần phải đủ gạo và phải và trải đều trên mặt gan + Bộ điều chỉnh tốc độ phải đảm bảo hoạt động tốt
- Ưu điểm
+ Sang cho năng suất cao, giá nâng của sàng được điều chỉnh dễ dàng
+ Cấu tạo nhỏ, gọn, dễ lắp đặt điều chỉnh
- Nhược điểm
+ Do có nhiều lớp sàng được bố trí chồng lên nhau nên khó đạt độ đồng nhất cho tất cả các lớp
+ Khó vệ sinh (Ngơ Xn Hồng, 2009) 3.5.5 Sàng đảo
Cấu tạo:
Gồm một thùng sàng bằng gỗ có lắp 4 mặt sàng có dạng hình chữ nhật, xếp chồng lên nhau với độ nghiêng và khoảng cách nhất định Các mặt sàng được đột lỗ với đường kính khác nhau: sàng trên cùng lỗ có kích thước lớn, sàng dưới cùng có lỗ nhỏ nhất Ở cuối mỗi sàng có bố trí đường đi của gạo và tắm Sàng chuyển động xoay tròn được là nhờ cơ cấu lệch tâm lắp vào thùng sàng
Trang 39Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thông Trường Đại học Cần Thơ
Hình 3.14 Sàng đảo
(Nguồn: Chợ trung tâm nơng sản Thanh Bình)
Hoạt động:
Khi làm việc sàng sẽ quay tròn nhờ cơ cấu lệch tâm, nguyên liệu được đồ xuống đầu cao của mặt sàng trên cùng, hạt sẽ chuyển động xoay tròn và đần đi xuống đầu thấp của sàng Những phần tử không lọt qua sàng sẽ được thu hồi, những hạt lọt xuống mặt sàng đưới quá trình phân li điễn ra tương tự Tùy vào từng mặt sàng có đường kính lỗ lưới khác nhau nên các phần tử trong hỗn hợp gạo tắm cũng được thu hồi khác nhau như sau:
+ Lớp sàng thứ 1: kích thước lỗ lưới là khoảng 3,0 mm thu hồi gạo nguyên + Lớp sàng thứ 2: kích thước lỗ lưới là khoảng 2,5 mm thu hồi gạo lẫn tắm 1-2 + Lớp sàng thứ 3: kích thước lỗ lưới là 2,0 mm bắt tắm 2-3
+ Lớp sàng thứ 4: kích thước lỗ lưới là 1,8 mm bắt tắm 3-4 Yêu cầu kỹ thuật:
+ Lưới sảng không bị rách và phải được làm vệ sinh thường xuyên + Sàng có độ nghiêng thích hợp giúp nâng cao hiệu suất làm việc + Đảm bảo hịn bi khơng bị mòn nâng cao hiệu suất làm sạch lưới + Dây treo đảo phải ở thế cân bằng
Ưu — nhược điểm:
- Ưu điểm
+ Vận hành đơn giản, hiệu suất phân ly tắm cao + Sàng đảo điều chỉnh dễ dàng và chính xác
Tuy nhiên thiết bị lại céng kénh, việc thay lưới sửa chữa khó khăn
Trang 40Luận van tot nghiệp Đại học khóa 36 Liên Thơng Trường Đại học Cần Thơ
3.5.6 Trống phân li
ngắn
Hình 3.15 Trống phân li
(Nguôn: Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình)
Cấu tạo: Trỗng phân loại là một hệ thống trống đơi, có dạng hình trụ được đặt hơi nghiêng một góc khoảng 5-7 so với nền kho Bề mặt bên trong ống được tạo bởi các hốc lõm hình túi, đường kính các hốc lõm bằng nhau và được thiết kế tùy theo yêu cầu của từng trống Bên trong trống có vít tải và máng hứng có thể điều chỉnh vị trí hứng tắm theo yêu cầu
Hoạt động: Khi làm việc motor quay làm trống chuyên động tròn đều theo chiều kim đồng hồ, hỗn hợp gạo-tắm được đưa vào đầu cao của trống Khi vừa quay các
hạt sẽ chui vào hốc lõm, khi trống vừa quay lên thì các hạt gạo trượt trên các hốc
lõm đi chuyển dần về cuối trống và đưa ra ngoài Tắm là những hạt ngắn, nhỏ nên nằm sâu trong hốc lõm khi trống quay lên cao tam sé rơi vào máng hứng và được vít tải đưa ra ngoài ở đầu thấp của trống Tùy theo loại gạo mà ta điều chỉnh độ nghiêng của máng hứng tắm cho phù hợp
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Điều chỉnh máng hứng tùy theo yêu cầu các loại gạo khác nhau
+ Mặt trong của trống phải sạch, khơng đóng cám + Hai đầu trống có độ nghiêng nhất định
Uu — nhược điểm:
- Ưu điểm
+ Hiệu suất và năng suất cao
+ Có thể điều chỉnh theo từng loại gạo + Độ chính xác cao, dễ sử dụng
Tuy nhiên điều chỉnh không đều đo điều chỉnh bằng tay