1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại bệnh viện phụ sản hà nội

88 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ. Tác nhân gây viêm đường sinh dục dưới có thể là kí sinh trùng (nấm, trùng roi), vi khuẩn, virus Bệnh thường gặp ở lứa tuổi hoạt động tình dục. Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khả năng lao động và hoạt động tình dục [1]. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài tử cung [1],[2]. Đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu trong tử cung, đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản [1],[3]. Khi xã hội phát triển, hoạt động tình dục ở thanh thiếu niên diễn ra sớm hơn và thường xuyên hơn trước. Theo nghiên cứu, tại Mỹ có 46% trẻ vị thành niên (VTN) đã có quan hệ tình dục. Tỷ lệ này ở Newzeland là 49% và ở Thụy Điển là 54,2% nam VTN [4]. Tại Indonesia, cơ quan kế hoạch Quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên ở Jakarta đã quan hệ tình dục trước hôn nhân [5]. Quan hệ tình dục trước hôn nhân làm gia tăng tỷ lệ có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Vấn đề nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên (VTN/TN) là một thực trạng đáng báo động trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia được xếp trong các nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng [6]. Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1,2 đến 1,6 triệu phụ nữ phá thai, trong đó có khoảng 20% phụ nữ phá thai thuộc nhóm tuổi VTN/TN [7]. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cũng đang được xã hội quan tâm. 2 Trong những năm gần đây, phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là một trong mười nội dung chính của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam [1]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh [8] về thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở 1176 phụ nữ có chồng ở độ tuổi 18-49 tại Hà Nội (2010) cho thấy, tỷ lệ NKĐSDD là 78,4%. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận tình trạng NKĐSDD ở độ tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ rất cao nhưng chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá được tình trạng NKĐSDD ở lứa tuổi thanh niên phá thai. Chính vì vậy, với mong muốn đánh giá thực trạng tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên đến phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (BVPSHN), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”. Với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ÂM HỘ, ÂM ĐẠO VÀ CỔ TỬ CUNG 1.1.1. Giải phẫu - Âm hộ: được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong. Phía trong âm hộ (ÂH) có tuyến Bartholin và hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skène. Các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chống nhiễm khuẩn của dịch âm đạo. - Âm đạo: là một khoang ảo đi từ cổ tử cung (CTC) tới ÂH. Biểu mô niêm mạc âm đạo (ÂĐ) là biểu mô lát tầng không sừng hóa có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. - Cổ tử cung: gồm có CTC ngoài và CTC trong. + Cổ tử cung ngoài: có cấu trúc biểu mô lát tầng giống biểu mô niêm mạc ÂĐ nên cũng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. + Cổ tử cung trong: có cấu trúc biểu mô tuyến có khả năng chế tiết chất nhầy, trong chất nhầy của CTC chứa một số enzym kháng vi khuẩn [9]. Hình 1.1. Giải phẫu tử cung – buồng trứng [9] 4 1.1.2. Đặc điểm sinh lý của âm đạo 1.1.2.1. Dịch âm đạo - Dịch âm đạo gồm các tế bào ÂĐ bong, chất tiết tuyến Bartholin, tuyến Skeine, dịch thấm từ thành ÂĐ (tiết ra từ tổ chức và mao mạch của ÂĐ đã trưởng thành), dịch ở cổ tử cung, dịch từ buồng tử cung và vòi tử cung. Dịch nhày từ CTC kiềm tính. Các tuyến của tử cung cũng tiết dịch nhầy vào trong ÂĐ [10]. - Trong dịch ÂĐ có một vài bạch cầu, các vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli), ngoài ra có thể thấy các vi khuẩn khác. Bình thường dịch âm đạo không màu, hoặc hơi trắng, hơi quánh và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời gian phóng noãn, CTC mở rộng nhất, dịch tiết lấp đầy CTC, dịch ÂĐ nhiều và loãng. Dịch tiết sinh lý ÂĐ có đặc điểm là không gây triệu chứng cơ năng: kích thích, ngứa, đau, đau hay rát khi giao hợp; không gây kích thích ÂH, ÂĐ, CTC; không mùi; không chứa nhiều bạch cầu đa nhân và không cần điều trị [10],[11],[12]. - Khi viêm nhiễm, dịch âm đạo thay đổi. Xét nghiệm dịch âm đạo thấy vi khuẩn Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn khác hay ký sinh trùng như nấm Candida, trùng roi Trichomonas vagilanis [10],[11]. 1.1.2.2. Sinh hóa Dịch ÂĐ chứa các phân tử carbonhydrat (glucose, maltose), protein, urê, acid amin, acid béo, các ion K, Na, Cl [11],[12]. 1.1.2.3. Độ pH âm đạo Môi trường ÂĐ là acid (pH từ 3,8 đến 4,6) [1],[13]. Niêm mạc ÂĐ có khả năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn do môi trường ÂĐ có tính acid. pH âm đạo được duy trì nhờ khuẩn Doderlein kị khí có sẵn trong ÂĐ. Các trực khuẩn này sử dụng glycogen tích lũy trong tế bào biểu mô của ÂĐ và sinh ra acid lactic khiến môi trường ÂĐ có tính acid [1]. Nồng độ glycogen dự trữ trong tế bào chịu ảnh hưởng của estrogen [14]. 5 Ngay từ khi sinh ra, tế bào âm đạo của bé gái đã có nhiều glycogen do có estrogen từ mẹ truyền sang nên pH môi trường ÂĐ thấp. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, pH âm đạo tăng lên tới 6-8 do estrogen mất đi. Khi dậy thì, do buồng trứng tăng chế tiết estrogen nên lượng acid lactic của ÂĐ lại tăng cao. Cho đến thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm dần, các tế bào biểu mô ÂĐ mất dần glycogen, pH của môi trường ÂĐ lại giống như trước tuổi dậy thì. Khi pH âm đạo thay đổi hoặc trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn thường có trong ÂĐ sẽ là tác nhân gây bệnh [10],[13]. * Sự thay đổi của pH âm đạo [13], [14]. pH âm đạo bình thường và sự thay đổi của pH âm đạo do vi khuẩn pH âm đạo Trong chu kì kinh nguyệt bình thường ở tuổi hoạt động tình dục 3,5 Tuổi vị thành niên cũng như sau khi mãn kinh 7 Thai nghén bình thường 5.5 Viêm âm đạo do Gardenella vaginalis >4,5 Trichomonas vaginalis 6-7 Candida albicans 4-5 1.1.2.3. Hệ vi sinh vật âm đạo Hệ vi sinh vật của âm đạo rất phong phú, chứa 10 8 đến 10 12 vi khuẩn/ml. Trong đó, trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) (là trực khuẩn Gram (+), dài và mảnh) là chính, khoảng 50% - 88%, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác qua sự duy trì tính acid của môi trường ÂĐ. Trong trường hợp không viêm ÂĐ, các vi khuẩn trong ÂĐ ở trạng thái cân bằng động. Nếu vì một lý do nào đó làm sự cân bằng này mất đi, sẽ dẫn tới viêm nhiễm âm đạo [13], [15],[16]. Cơ chế chống lại vi khuẩn của đường sinh dục dưới: 6 + pH ÂĐ < 4,5 là môi trường không được thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Để có được môi trường ÂĐ acid cần phải nhờ đến lượng vi khuẩn Doderlein có sẵn trong ÂĐ chuyển glycogen có trong tế bào biểu mô ÂĐ thành acid lactic. + Niêm mạc ÂĐ có dịch thấm từ tĩnh mạch, bạch mạch có đặc điểm kháng vi khuẩn. + Chất nhầy CTC có các enzym kháng vi khuẩn như lyzozim, peroxydase, lactoferin. 1.1.2.4. Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo - Phụ nữ có thai: biểu mô ÂĐ giải phóng ra nhiều glycogen, cùng với trực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid lactic làm pH âm đạo xuống thấp, tạo điều kiện cho nấm phát triển. - Điều trị kháng sinh kéo dài, nhất là kháng sinh có hoạt động phổ rộng sẽ gây loạn khuẩn ÂĐ. - Điều trị liều cao hoặc kéo dài bằng Cortio-steroid. - Điều trị các bệnh nấm. - Thuốc diệt virus. - Điều trị tia xạ. - Thụt rửa âm đạo. - Polip, khối u trong âm đạo. - Các bệnh làm giảm miễn dịch. - Thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng nội tiết, hoạt động tình dục. - Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lao, ung thư, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD). - Các can thiệp thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn như thủ thuật sản khoa, nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung. 1.1.3. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của âm đạo, cổ tử cung trong thời kỳ có thai 7 Dưới ảnh hưởng của estrogen, progesteron, niêm mạc ÂĐ và mặt ngoài CTC có những thay đổi về giải phẫu và sinh lý. 1.1.3.1. Thay đổi về giải phẫu - Trong thời kỳ có thai ÂĐ giãn dài và rộng ra, niêm mạc ÂĐ tăng các nếp và nổi rõ các nhú. ÂĐ tăng sinh mạch máu, nhất là các tĩnh mạch giãn nở làm cho ÂĐ có màu tím. - Sự tăng estrogen làm tăng sinh các lớp tế bào của niêm mạc ÂĐ, nhất là lớp trung gian và lớp đáy. - Dưới ảnh hưởng của progesteron, niêm mạc ÂĐ tăng sinh các tế bào bề mặt. Sự bong này kết hợp với dịch thấm ÂĐ và sự tăng chế tiết của niêm mạc CTC hình thành chất dịch. Chất dịch này đặc quánh lại tạo thành nút nhầy trong thời kỳ thai nghén làm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. - Sự thay đổi của niêm mạc ÂĐ có kèm theo sự ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, bạch mạch trong mô kẽ và chính sự ứ trệ này tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. 1.1.3.2. Thay đổi về sinh lý - Trong thời kỳ có thai, estrogen và progesteron làm tăng sự tổng hợp glycogen trong tế bào biểu mô ÂĐ. Khi các tế bào này bong ra làm giải phóng glycogen vào trong khoang ÂĐ. Dưới ảnh hưởng của trực khuẩn Doderlin, glycogen chuyển thành acid lactic, từ đó làm giảm pH ÂĐ từ 3,8 đến 4,6 ngoài thời kỳ thai nghén xuống 3,5 đến 4,5. Trong thời gian có thai, pH ÂĐ giảm là phương tiện chủ yếu bảo vệ ÂĐ, làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn nhưng ngược lại tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển [13],[15]. 1.2. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI 8 - Theo WHO nhiễm khuẩn đường sinh dục là các nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục bao gồm cả nhiễm khuẩn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) và nhiễm khuẩn khác không lây qua quan hệ tình dục (QHTD). Cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục [17],[18]. - Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới có thể do các tổ chức, các vi sinh vật bình thường hiện hữu trong đường sinh dục gây nên, do các tác nhân bên ngoài, do QHTD, hoặc do thủ thuật y tế. NKĐSDD bao gồm nhiễm khuẩn nội sinh, nhiễm khuẩn ngoại sinh, bệnh lây truyền qua đường tình dục [17]. - Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn đường sinh dục bao gồm nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và nhiễm khuẩn đường sinh dục trên. Trong đó, NKĐSDD là nhiễm khuẩn tại âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và nấm [18]. Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới với những tác nhân gây bệnh thường gặp: Nấm Candida, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Chlamydia trachomatis là những mầm bệnh đặc trưng cho NKĐSDD và BLTQĐTD [19]. - Ở các nước đang phát triển, người ta thấy có một số yếu tố đặc trưng làm tăng tỷ lệ NKĐSDD ở phụ nữ trẻ, bùng nổ đô thị hóa, vị trí thấp kém của phụ nữ là những yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ NKĐSDD. Nhiều nghiên cứu trên thế giới gần đây đã mô tả các nhóm yếu tố liên quan đến NKĐSDD ở phụ nữ bao gồm các nhóm yếu tố về nơi ở, khu vực dân cư (thành thị- nông thôn); nhóm các yếu tố về cá nhân như tuổi, nghề nghiệp, học vấn ; yếu tố về hành vi; nhóm các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sinh đẻ, nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về NKĐSDD ở phụ nữ, hầu hết tác giả đều quan tâm tìm hiểu những yếu tố liên quan tới tỷ lệ lưu hành và cơ cấu mắc 9 bệnh, đã đưa ra nhiều kết luận về các yếu tố liên quan như các hành vi tình dục không an toàn như có nhiều bạn tình, giao hợp khi bị hành kinh, giao hợp khô, vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt kém, thụt rửa ÂĐ làm cho ÂĐ dễ bị nhiễm khuẩn do mất sự cân bằng của vi khuẩn cộng sinh, các yếu tố về số lần sinh đẻ, nạo hút thai. 1.3. MỘT SỐ BỆNH NKĐSDD THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ thường biểu hiện qua các triệu chứng chính như: ra khí hư, ra máu bất thường và đau bụng. Trong đó, ra khí hư là triệu chứng phổ biến nhất và tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà khí hư có tính chất, màu sắc khác nhau [20]. 1.3.1. Viêm âm đạo do nấm Candida 1.3.1.1. Đặc điểm vi sinh vật - Nấm Candida gây viêm ÂH-ÂĐ gồm nhiều chủng: chủ yếu là Candida albicans (C. albicans), C. Turolopsis, C. Tropicalis. Trong đó, nấm Candida albicans chiếm tới 80- 90% [15],[21]. Nấm Candida thuộc lớp Adelomycetes là loại nấm hạt men với các tế bào hạt men chồi có kích thước 3 - 5µm [21]. - Candida là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ. 1.3.1.2. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm nấm Candida - Thai nghén: khi có thai, biểu mô ÂĐ quá sản giải phóng ra glycogen. Trực khuẩn Doderlin trong ÂĐ phân hủy glycogen thành acid lactic làm pH ÂĐ xuống thấp còn 4,0- 4,5 tạo điều kiện cho nấm phát triển [16],[10],[12]. - Điều trị corticoid làm giảm sức đề kháng của cơ thể. - Dùng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi độ toan trong ÂĐ, là môi trường tốt cho sự phát triển của nấm. - Dùng kháng sinh lâu dài làm rối loại hệ vi sinh vật ÂĐ. Một khi vi khuẩn thường có trong ÂĐ mất đi, độ pH ÂĐ thay đổi sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. 10 - Một số bệnh làm tăng khả năng mắc bệnh nấm như đái tháo đường, lao, ung thư [20]. 1.3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng - Ngứa ÂH, ÂĐ ở các mức độ khác nhau. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, bột hoặc sánh, có khi trông như vảy nhỏ, không hôi có thể nhiều hoặc ít, có thể kèm theo tiểu khó, đau khi giao hợp. - Khám lâm sàng: + ÂH viêm đỏ, có thể bị xây xước, nhiễm khuẩn do gãi. + Niêm mạc ÂĐ viêm đỏ dễ chảy máu, khí hư nhiều màu trắng như váng sữa dính vào thành ÂĐ, túi cùng sau có nhiều khí hư như bã đậu. + CTC có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề. 1.3.1.4. Chẩn đoán - Soi tươi tìm nấm: nhỏ nước muối sinh lý vào khí hư rồi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy các bao tử nấm Candida có hình bầu dục hoặc tròn, có chồi hoặc không có chồi, kích thước từ 3-6µm và phải có ít nhất 3 bào tử nấm nằm trong một vi trường [1],[10]. - Nhuộm Gram: xác định nấm khi thấy có từ 3-5 bào tử nấm ở dạng nẩy chồi trên một vi trường bắt màu Gram dương. Phương pháp này dễ tiến hành cho kết quả nhanh, cho độ đặc hiệu là 99%. - Nuôi cấy: dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm trong nhiệt độ 37 0 C. Khuẩn lạc Candida có mầu trắng ngà và sền sệt [21]. - Đo pH ≤ 4,5 [1],[10],[21]. [...]... 10-24 [40] Nhn thc thanh thiu niờn v tỏc hi ca no hỳt thai khỏ cao Mt iu tra trờn thanh niờn tui 15-24 ti Hi Phũng (1999) cho thy: 94,3% bit no hỳt thai cú hi cho sc khe ph n; 71% bit cỏc tai bin do no hỳt thai, hiu bit n cao hn nam; 60,2% bit rng no hỳt thai khụng phi l bin phỏp trỏnh thai Hiu bit ca VTN v cỏc tai bin do no thai: chy mỏu 28,8%; au bng 11,6%; thng t cung 19,5%; vụ sinh 28,7%; nhim khun... 105,84 Chn c mu l 115 thanh niờn phỏ thai 12 tun ti BVPSHN nm 2013 2.4 CH TIấU NGHIấN CU 2.4.1 c im i tng nghiờn cu v mt s yu t liờn quan - Trỡnh vn húa; ngh nghip; tui - Ni sinh sng - Tỡnh trng hụn nhõn; tin s mang thai, no hỳt thai - Tin s ó mc viờm nhim ng sinh dc di - Cỏc yu t liờn quan khỏc: cỏch v sinh, thúi quen sinh hot, tip cn dch v khỏm cha bnh - Cỏc bin phỏp trỏnh thai ang dựng 2.4.2 Tiờu... 14-16 tui, n: 13-16 tui) - Giai on cui v thnh niờn, tng ng vi tui thanh niờn (nam: 17-19 tui, n: 16-18 tui) Vit Nam, v thnh niờn l nhng ngi trong tui 10-19, thanh niờn tr l nhng ngi trong tui 15-24 Khỏi nim v thnh niờn v thanh niờn dựng ch ngi trong tui 10-24 [18] 15 1.4.2 V thnh niờn thanh niờn v Sc khe sinh sn Sc khe sinh sn (SKSS) thanh, thiu niờn bt u c quan tõm v nghiờn cu ti Hi ngh Quc t v... b thai nm trong i tng nghiờn cu s c gii thớch v mc ớch nghiờn cu v mi tham gia nghiờn cu - Khỏch hng ng ý tham gia nghiờn cu c mi sang phũng t vn riờng phng vn trc tip bng b cõu hi thit k sn (ph lc 1), gm cỏc vn : + Trỡnh vn húa; ngh nghip; tui + Ni sinh sng + Tỡnh trng hụn nhõn; tin s mang thai, no hỳt thai + Tin s ó mc viờm nhim ng sinh dc di + Cỏc yu t liờn quan khỏc: cỏch v sinh, thúi quen sinh. .. cu cha cú chng - Cú 10,4% i tng quan h tỡnh dc vi trờn 2 ngi Bng 3.5 Thúi quen v sinh b phn sinh dc c im S lng (n=115) T l % Thúi quen v Ra di vũi nc chy 81 70,4 sinh b phn Ra sõu õm o 33 28,7 sinh dc 1 0,9 Khỏc *Nhn xột: - Cú 70,4% trng hp cú thúi quen v sinh b phn sinh dc di vũi nc 35 Bng 3.6 Tin s mc bnh viờm nhim sinh dc c im S lng (n= 115) T l % Khụng 79 68,7 Cú 36 31,3 18/36 50,0 - Nm 12 33,3... trỏnh thai ó dựng c im 46,1 Cú ỏp dng BPTT 62 53,9 17/62 27,4 31 50,0 - Dng c t cung 3 4,8 - T nhiờn+ loi khỏc ỏp dng 53 - Bao cao su trỏnh thai ó % Khụng ỏp dng Bin phỏp n (115) 13 20,9 Cỏc bin phỏp trỏnh thai: - Thuc trỏnh thai * Nhn xột: - Cú ti 53 trng hp khụng ỏp dng bin phỏp trỏnh thai, chim t l cao nht 46,1% - i tng s dung bao cao su trỏnh thai chim t l 50,0% 36 Biu 3.1 Cỏc bin phỏp trỏnh thai. .. i lm Bng 3.3 Tin s sn khoa ca i tng nghiờn cu c im S ln sinh con S ln no hỳt thai 0 1 2 0 1 2 S lng (n= 115) 97 17 1 89 21 5 T l % 84,3 14,8 0,9 77,4 18,3 4,3 * Nhn xột: - S i tng tham gia nghiờn cu cha sinh con chim t l khỏ cao 84,3%, cú 18 i tng ó sinh t 1-2 con chim 13,9% - a s cỏc i tng nghiờn cu phỏ thai ln u chim 77,4% Cú 5 trng hp phỏ thai n ln th 3 chim 4,3% Bng 3.4 Tỡnh trng hụn nhõn 34 c... súc SKSS, bin i ca c th, phỏt trin hiu bit v tỡnh dc hc v sc khe tỡnh dc l nhng mt quan trng ca SKSS trong sut i ngi Ngoi ra, nhng vn khỏc ca tui thanh niờn nh tỡnh yờu, quan h tỡnh dc, phũng trỏnh thai, no hỳt thai, sinh tui thanh niờn, viờm nhim ng sinh dc, cỏc bnh lõy truyn qua ng tỡnh dc (BLTQTD), bao gm c HIV/AIDS cng l nhng vn ang c Hi ngh Quc t v dõn s quan tõm [27] Ph n lm m khi tui VTN/TN... Phn ln l hc sinh - sinh viờn 57,5% Trong ú, 78,5% phỏ thai ln u [43] 1.5 CC NGHIấN CU V NHIM KHUN NG SINH DC PH N TRấN TH GII V VIT NAM 1.5.1 Trờn th gii Viờm nhim ng sinh dc di l mt vn y t cụng cng Theo c tớnh ca WHO, ch tớnh riờng cỏc bnh lõy truyn tỡnh dc, hng nm cú khong 333 triu ngi mi mc [22] Thng kờ cng cho thy NKSDD l mt bnh thng gp ngi ph n, khong 75% s ph n trong sut i sng sinh sn cú ớt... Nghiờn cu ph n phỏ thai ti Bnh vin Ph sn Trung ng gn 80% l thanh niờn cha chng [42] Trong s 279 ph n no hỳt thai cha lp gia ỡnh, cú 37,5% tui t 15-19, 60% cú trỡnh lp 12 hay thp hn, ti thi im iu tra 46% ang lm vic v 39% ang i hc, cũn li nh v ang tỡm vic, 80% ang sng vi gia ỡnh [42] Theo iu tra nm 2013 ti Bnh vin Ph sn Trung ng, ph n cha kt hụn cú thai ngoi ý mun di 12 tun phỏ thai thỡ la tui hay . hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên đến phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (BVPSHN), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh. dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội . Với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới. tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản

Ngày đăng: 05/09/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w