1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt

12 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 88 KB

Nội dung

Lời nói đầu Phần 1 Tổng quan về môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nơi mà hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp diễn ra, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Những biến động về kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh tế trước khi quyết định đầu tư là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài. Doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích, dụ báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Môi trường kinh tế của một quốc gia quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố về mức độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập quốc dân, quốc nội, thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ lạm phát hay suy thoái; thuế suất; lãi suất ngân hàng; tỷ giá hối đoái;…Môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động marketing quốc tế của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tấn công sang một thị trường nước ngoài thì phải có những hiểu biết cụ thể về nền kinh tế của quốc gia đó, từ đó đưa ra được các chính sách marketing phù hợp với những điều kiện kinh tế của quốc gia đó. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định có nên đầu tư không và đầu tư như thế nào: với những sản phẩm gì, giá cả như thế nào, chiến lược truyền thông ra sao,…Sau đây, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của từng yếu tố trong môi trường kinh tế đến hoạt động marketing quốc tế của một doanh nghiệp. Phần 2 Các ảnh hưởng của các biến động trong môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của DN Việt tại Trung quốc 2.1 . Tốc độ phát triển kinh tế và GDP, GNP, thu nhập bình quân đầu người. Có thể nói, năm 2010 tiếp tục là năm thành công của đất nước Trung Quốc với các số liệu kinh tế khả quan. Và năm 2010 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đó là kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Theo số liệu thống kê được công bố hôm 20012011, tăng trưởng trong năm qua của Trung Quốc lên tới 10,3%. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2007. Tính theo giá trị tuyệt đối, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc năm 2010 là 39. 798 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.489 tỷ euro). Tuy là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng vì là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người, Trung Quốc có thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp hơn gấp 10 lần so với Nhật Bản (GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 USD, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 USDngười). Nếu phân chia theo GNP thì Trung Quốc được liệt vào nhóm 4, tức là nhóm các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hóa. Các quốc gia này có hệ thống cơ sở hạ tầng hết sức phát triển cho phép xuất khẩu cả thành phẩm và tư bản. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của quốc gia này cũng rất đa dạng. Nhóm các quốc gia này nhập khẩu cả nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là thị trường tiềm năng cho tất cả các loại hàng hóa.

Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt Lời nói đầu Phần 1 Tổng quan về môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nơi mà hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp diễn ra, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Những biến động về kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh tế trước khi quyết định đầu tư là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài. Doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích, dụ báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Môi trường kinh tế của một quốc gia quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố về mức độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập quốc dân, quốc nội, thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ lạm phát hay suy thoái; thuế suất; lãi suất ngân hàng; tỷ giá hối đoái;…Môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động marketing quốc tế của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tấn công sang một thị trường nước ngoài thì phải có những hiểu biết cụ thể về nền kinh tế của quốc gia đó, từ đó đưa ra được các chính sách marketing phù hợp với những điều kiện kinh tế của quốc gia đó. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định có nên đầu tư không và đầu tư như thế nào: với những sản phẩm gì, giá cả như thế nào, chiến lược truyền thông ra sao,…Sau đây, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của từng yếu tố trong môi trường kinh tế đến hoạt động marketing quốc tế của một doanh nghiệp. Phần 2 Các ảnh hưởng của các biến động trong môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của DN Việt tại Trung quốc 2.1 . Tốc độ phát triển kinh tế và GDP, GNP, thu nhập bình quân đầu người. Có thể nói, năm 2010 tiếp tục là năm thành công của đất nước Trung Quốc với các số liệu kinh tế khả quan. Và năm 2010 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đó là kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Theo số liệu thống kê được công bố hôm 20/01/2011, tăng trưởng trong năm qua của Trung Quốc lên tới 10,3%. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2007. Tính theo giá trị tuyệt đối, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc năm 2010 là 39. 798 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.489 tỷ euro). Tuy là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng vì là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người, Trung Quốc có thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp hơn gấp 10 lần so với Nhật Bản (GDP Page 1 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 USD, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 USD/người). Nếu phân chia theo GNP thì Trung Quốc được liệt vào nhóm 4, tức là nhóm các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hóa. Các quốc gia này có hệ thống cơ sở hạ tầng hết sức phát triển cho phép xuất khẩu cả thành phẩm và tư bản. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của quốc gia này cũng rất đa dạng. Nhóm các quốc gia này nhập khẩu cả nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là thị trường tiềm năng cho tất cả các loại hàng hóa. Nói đến xuất khẩu than đá, chúng ta phải nhắc đến thị trường Trung Quốc – thị trường tiêu thụ than đá lớn mạnh nhất của Việt Nam, Trung Quốc là thị trường có nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới, nước này đã vượt qua Đức để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thị trường này không những là quốc gia xuất khẩu mạnh nhất thế giới mà lượng hàng hóa nhập khẩu vào đây cũng đã tăng rất mạnh, trong đó có mặt hàng than đá của Việt Nam. Citigroup dự đoán, Trung Quốc sẽ nhập khoảng 233 triệu tấn than đá vào năm 2011, so với mức 143 triệu tấn trong năm 2010. Cùng với tăng trưởng mạnh về kinh tế, Trung Quốc đang là 1 trong số các nước có lượng tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới. Và theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% vào năm 2011. Đồng thời, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu năng lượng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc cần hơn 2 triệu tấn than đá trong vòng 10 năm tới để phục vụ công nghiệp. Như vậy, với dự báo nhập khẩu than đá năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2010 của đất nước đông dân nhất thế giới này thì đây chính là cơ hội lớn giành cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng sẽ đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức mới. Với việc nhu cầu từ phía Trung Quốc tăng cao, Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cho mình nguồn lực, những phương tiện cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của Trung Quốc để tránh rơi vào thế bị động. Với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao dẫn đến nhu cầu nội địa của Trung Quốc cũng sẽ tăng cao nên sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước trên thế giới xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nói chung và xuất khẩu than đá nói riêng. Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng quá nóng cũng xuất hiện những hạn chế xuất phát từ nội tại của Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, đáng lo ngại là lạm phát, mặc dù trong tháng 12/2010, giá cả chỉ tăng có 4,6%, thay vì 5,1% trong tháng 11. Chính vì vậy, vào lúc Mỹ và châu Âu đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng, Trung Quốc lại tìm cách “ hạ nhiệt” nền kinh tế như: Page 2 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt sử dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ, những cam kết chống tệ nạn đầu cơ… Điều này sẽ dẫn đến việc chính phủ Trung Quốc rút bớt tiền khỏi lưu thông, làm cho người dân thắt chặt chi tiêu hơn, dẫn đến các doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm năng lực sản xuất, nhu cầu các yếu tố đầu vào giảm bớt… Và làm cho tình hình xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp xuất khẩu than đá của Việt Nam cần nhận thức được những thuận lợi cũng như khó khăn này để có thể điều chỉnh hợp lý, hạn chế rủi ro hơn. Tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, trì trệ. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing quốc tế phù hợp và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. 2.2.Lạm phát và tình hình kinh tế tại Trung Quốc A.Tình hình kinh tế Trung Quốc Trong những năm vừa qua tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng rất to lớn đến tình hình kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên trong hai năm qua, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh nhờ gói kích thích khổng lồ của chính phủ và sự cho vay hào phóng của các ngân hàng quốc doanh. Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều kinh tế gia lo ngại rằng nền kinh tế này có thể tăng trưởng chậm lại trong những năm tới do lạm phát cao, nợ chính phủ và bong bóng tài sản. Hai tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu Moody’s và Fitch Ratings nói rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao nhưng gần đây họ đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng nước này. Fitch còn nói bóng gió tới khả năng xảy ra một làn sóng nợ xấu gắn chặt với thị trường bất động sản Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên này, Chính phủ Trung Quốc bị buộc phải cứu nguy và tái cấp vốn cho hàng loạt ngân hàng quốc doanh sau khi nợ xấu tăng vọt khiến cho chúng suýt bị tê liệt. Các ngân hàng ấy giờ đây đã mạnh hơn rất nhiều sau hàng loạt các cuộc phát hành cổ phiếu thu về hàng trăm tỉ đô la Mỹ từ các nhà đầu tư quốc tế những năm gần đây. Nhưng tuần trước, một nhà phân tích của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) khuyến cáo khách hàng nên cẩn trọng trước nguy cơ dòng tiền đổ vào Trung Quốc, cộng với lạm phát phi mã, có thể dẫn tới “ngày phán xử cuối cùng”. Nhận thức rõ điều này, Bắc Kinh gần đây đã ra sức kiểm soát đà tăng trưởng kinh tế nội địa, kiềm chế giá lương thực và bất động sản bằng cách tăng lãi suất cơ bản, thắt chặt các quy định về mua bán nhà đất và hạn chế đà tăng trưởng tín dụng. Page 3 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt Kết thúc hội nghị công tác kinh tế trung ương mới đây - hội nghị thường niên cấp cao về chính sách kinh tế của Trung Quốc, quy tụ các quan chức hàng đầu ở trung ương và địa phương thảo luận các ưu tiên kinh tế cho năm tới - Bắc Kinh cam kết sẽ ngăn chặn lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cam kết này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc - lần tăng thứ sáu trong năm nay và lần tăng thứ ba trong vòng một tháng - như một biện pháp làm chậm đà tăng trưởng tín dụng; và cơ quan thống kê nước này cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2010 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất trong ba năm trở lại đây. Những động thái ấy làm phát sinh lời đồn đoán rằng, qua năm mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản sau khi đã tăng một lần hồi tháng 10-2010, lần tăng lãi suất đầu tiên trong vòng ba năm qua. B.Tình hình lạm phát Giá thực phẩm tăng cao, đặc biệt là thịt, được xem như nguyên nhân chính đẩy tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ mức 6,5% của tháng 12/2007 lên 7,1% trong tháng đầu tiên của năm 2008. Giá dịch vụ tại Trung Quốc cũng đã tăng 2,6%, phản ánh chi phí nhân công ở nước này đang có xu hướng tăng. Tỷ lệ lạm phát 7,1% của Trung Quốc trong tháng 1/2008 là mức cao nhất kể từ tháng 9/1996, khi lạm phát lập ngưỡng 7,4%. Trong 2 năm trở lại đây là năm 2009 và 2010 tình hình lạm phát đã dần được cải tổ hơn do những lỗ lực của chính phủ Trung quốc, tháng 9 năm 2009 chỉ số lạm phát chỉ còn 3,6 %, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2010 chỉ số lạm phát của Trung Quốc lại tăng lên do bất ổn về tỷ giá đồng nhân dân tệ và biến động giá vàng thế giới, chỉ số lạm phát tháng 9 năm 2010 tại Trung Quốc đã tăng lên con số 4.4% so với cùng kì năm 2009. Trong khi đó, tăng trưởng sản phẩm công nghiệp của nước này lại có dấu hiệu tăng chậm lại trong tháng 10 (tăng 13,1% so với 13,3% của tháng 9). Tuy nhiên bất chấp những bất ổn đó, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đạt được những bước đại nhảy vọt và vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Page 4 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt 2.3 .Giá nhập khẩu mặt hàng than của Việt Nam vào Trung Quốc Những bất ổn về nền kinh tế dường như cũng không tác động quá nhiều đến xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản của Trung Quốc. Cụ thể là : Xuất nhập khẩu khoáng sản của Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2010 tăng mạnh. Thứ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc Uông Dân cho biết kim ngạch xuất nhập khẩu khoáng sản trong 9 tháng đầu năm tăng 49% so với cùng kỳ năm trước, đạt 524 tỷ USD. Phát biểu tại Hội nghị và Triển lãm khai thác khoáng sản Trung Quốc lần thứ 12 tổ chức ở Thiên Tân ngày 16/11, ông Uông Dân cho biết kim ngạch xuất khập khẩu khoáng sản hiện chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại của nước này, trong đó nhập khẩu tăng 49,5% và xuất khẩu tăng 47,7%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại của nước này đạt 2.149 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, trong đó nhập khẩu tăng 42% và xuất khẩu tăng 34%. Nhập khẩu dầu thô tăng 24% so với cùng kỳ năm trước lên 191 triệu tấn, nhập khẩu than tăng 42,2% lên 122 triệu tấn. Nhưng nhập khẩu quặng sắt giảm 2,5% xuống 458 triệu tấn. Riếng đối với mặt hàng than Theo số liệu chính thức của Hải quan Trung Quốc, lượng nhập khẩu than của Trung Quốc trong tháng 1 đã giảm 2% so với tháng trước, xuống còn 16,07 triệu tấn nhưng vẫn gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện nay đang là nhà cung cấp than đứng thứ 3 cho thị trường Trung Quốc sau Indonesia và Australia. Giá than nhập từ Indonesia vào Trung Quốc đạt trung bình 74 USD/tấn, giá than nhập từ Colombia giá 112 USD/tấn. Giá than Australia, bao gồm cả than nhiệt và than mỡ, giá trung bình 164 USD/tấn. Giá than nhập từ Nga là 138 USD/tấn, còn giá nhập từ Việt Nam là 72 USD/tấn. Mức thuế nhập khẩu mà chính phủ Trung quốc áp dụng với các mặt hàng than nhập vào từ Việt Nam là: Đối vời than đá là 17%, than cốc là , than nhiệt là 15%, than mỡ là 12%, than gỗ là 16%, than huyền là 15%, than quả bàng là 16%, than bùn là 10% Ngoài ra tất cả các loại than trên đều phải chịu thuế xuất khẩu tại Việt Nam là 20%. 2.4Lãi suất ngân hàng ơ TQ Lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của một quốc gia. Sự tăng giảm của lãi suất lại ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá, do vậy ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng, sau 3 năm cố gắng phục hồi nền kinh tế do khủng hoảng Page 5 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt kinh tế thế giới thì cho đến giai đoạn này, các nhà kinh tế lại đang phải đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Lãi suất là công cụ đầu tiên mà chính phủ sử dụng để điều tiết nền kinh tế. Từ tháng 10/2010 cho đến nay, Trung Quốc đã 3 lần tăng lãi suất tiền vay và tiền gửi. Cụ thể như sau: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tối 19/10 tuyên bố, kể từ ngày 20/10 sẽ tăng lãi suất cơ bản huy động và cho vay đồng Nhân dân tệ của các cơ quan tài chính-ngân hàng. Lãi suất huy động kỳ hạn một năm tăng 0,25%, từ 2,25% hiện nay nâng lên tới 2,5%. Lãi suất cho vay kỳ hạn một năm tăng 0,25%, từ 5,31% hiện nay nâng lên tới 5,56%; lãi suất huy động và cho vay các loại kỳ hạn khác sẽ được điều chỉnh tương ứng. Chuyên gia kinh tế cho rằng, khả năng nền kinh tế trượt dốc đã cơ bản loại trừ, nhưng áp lực tăng giá và lạm plhát không ngừng gia tăng, tăng lãi suất là quyết định đúng đắn của Ngân hàng Trung ương nhằm giữ gìn nền kinh tế phát triển ổn định, khá nhanh và quản lý tốt lạm phát theo dự kiến. Được biết, đây là lần tiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lãi suất sau gần 3 năm. Lần tăng lãi suất gần đây nhất là tháng 12/2007. Để ứng phó tính thanh khoản dồi dào và áp lực lạm phát, năm 2007 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng lãi suất huy động và cho vay. Từ tháng 9/2009, để ứng phó khủng hoảng tài chính quốc tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại 5 lần giảm lãi suất cho vay và 4 lần giảm lãi suất huy động. Tháng 12/2010, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo từ ngày 26/12 sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% đối với tất cả các khoản tiền vay và tiền gửi có kỳ hạn một năm. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn hai tháng qua PBOC quyết định tăng lãi suất trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm hạn chế hoạt động cho vay và kiềm chế tỷ lệ lạm phát - vốn đã lên mức kỷ lục hồi tháng 11. Theo thông cáo được đăng tải trên website của PBOC ngày 25/12, lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ được nâng lên lần lượt là 2,75% và 5,81%. Ngay sau tuần nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chiều 8/2 tuyên bố tăng lãi suất 0,25% và quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/2. Đây là lần tăng lãi suất lần thứ 3 kể từ năm 2010 đến nay. Theo đó, lãi suất vay sẽ tăng từ 5,81%/ năm lên 6,06%/ năm; lãi suất tiền gửi cũng tăng từ 2,75%/năm lên 3%/năm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tối 19/10 tuyên bố, kể từ ngày 20/10 sẽ tăng lãi suất cơ bản huy động và cho vay đồng Nhân dân tệ của các cơ quan tài chính-ngân hàng. Lãi suất huy động kỳ hạn một năm tăng 0,25%, từ 2,25% hiện nay nâng lên tới 2,5%. Lãi suất cho vay kỳ hạn một năm tăng 0,25%, từ 5,31% hiện nay nâng lên tới 5,56%; lãi suất huy động và cho vay Page 6 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt các loại kỳ hạn khác sẽ được điều chỉnh tương ứng. Chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay khả năng nền kinh tế trượt dốc đã cơ bản loại trừ, nhưng áp lực tăng giá và lạm phát không ngừng gia tăng, tăng lãi suất là quyết định đúng đắn của Ngân hàng Trung ương nhằm giữ gìn nền kinh tế phát triển ổn định, khá nhanh và quản lý tốt lạm phát theo dự kiến. Được biết, đây là lần tiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lãi suất sau gần 3 năm. Lần tăng lãi suất gần đây nhất là tháng 12/2007. Để ứng phó tính thanh khoản dồi dào và áp lực lạm phát, năm 2007 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng lãi suất huy động và cho vay. Từ tháng 9/2009, để ứng phó khủng hoảng tài chính quốc tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại 5 lần giảm lãi suất cho vay và 4 lần giảm lãi suất huy động. Lãi suất tăng sẽ làm cho tiết kiệm tăng và đầu tư giảm, nó sẽ làm giảm nhiệt của nền kinh tế và có tác dụng làm cho giá cả bớt leo thang. Lãi suất tăng làm cho tiêu dung trong nước giảm do vậy mà nhập khẩu cũng sẽ giảm. Đó chính là vấn đề đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta, ngành than cũng vậy. Và việc mà một doanh nghiệp xuất khẩu phải làm đó là phải theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước mà chúng ta đang làm ăn hoặc sẽ làm ăn, từ đó dự đoán chính sách tăng giảm lãi suất để có được những bước đi đúng đắn và phù hợp trong thời gian hiện tại và tương lai. Việc dự đoán được những biến động của lãi suất giúp cho các nhà xuất khẩu của nước ta có thể dự đoán được xu hướng phát triển và đầu tư của nền kinh tế, từ đó khám phá và phát hiện nhu cầu, mong muốn của khách hàng toàn cầu, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thức hiện hoạt động bán hàng tốt hơn các đối thủ của mình, phối hợp tốt các hoạt đông Marketing và nhận thức rõ những trở ngại đối với môi trường tòan cầu. 2.5 Tỷ giá hối đoái TQ với các đồng khác đặc biệt là đồng Việt và đồng Usd Năm 2010 được xem là một năm nổi bật về những thay đổi trong tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Những thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thể hiện qua các giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai Page 7 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt đoạn này nền kinh tế Trung quốc gặp nhiều khó khăn nếu như không muốn nói là trì trệ. Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979, Trung quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Chính phủ Trung quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Năm 1991, Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD. Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. Từ năm 1994 đến nay Trung quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc. Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại Trung quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối Page 8 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung quốc đứng đầu thế giới… Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật bản cho rằng Trung quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế, đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính sách tỷ giá của Trung quốc Kể từ ngày 19/6/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, theo đó, đồng Nhân dân tệ đã tăng 3,7% so với đồng USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết do tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cao hơn của Mỹ nên đà tăng giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD thực tế diễn ra nhanh hơn, khoảng 10%/năm. Trung Quốc hiện là một nền kinh tế phát triển nhanh, là một thị trường tiêu thụ khổng lồ nên những thay đổi trong tỷ giá hối đoái của TQ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của các nước khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có nhiều hàng nhập khẩu hay cạnh tranh trực tiếp với trung quốc. Tác động của tỷ giá hối đoái Trung Quốc đến Việt Nam (Chủ yếu là qua hoạt động xuất nhập khẩu) 1. Đối với Việt Nam, nhân dân tệ tăng giá sẽ giúp cho các sản phẩm cùng loại của Việt Nam không phải cạnh tranh quá quyết liệt về giá với hàng hóa của Trung Quốc. Việt Nam cũng có thêm lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam thì quyết định tăng giá nhân dân tệ chưa làm thay đổi cán cân thương mại giữa hai nước trong ngắn hạn, do nhiều mặt hàng của Trung Quốc vẫn quá rẻ so với hàng hóa sản xuất trong nước. Nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu bao gồm hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên phụ liệu và một số máy móc, trong khi xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản thực phẩm tiểu ngạch giá trị rất thấp và không ổn định, nhập siêu từ Trung Quốc luôn ở mức cao và thường chiếm khoảng 70-80% tổng lượng nhập siêu hàng năm của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2010 đạt 7,37 tỉ đô la Mỹ, chiếm 23,32% tổng giá trị nhập khẩu. Riêng nhập siêu từ Trung Quốc đã Page 9 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt lên tới gần 5,05 tỉ đô la Mỹ, xấp xỉ 90% tổng mức thâm hụt thương mại trong năm tháng qua. 2. Hàng hóa của Trung Quốc đắt lên sẽ hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với các nguyên phụ liệu sản xuất, máy móc trang thiết bị nhập khẩu chính ngạch, giá nhập khẩu đầu vào cao thì sản phẩm làm ra cũng sẽ bị đắt lên và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đánh giá tác động của sự kiện này tới chi phí sản xuất, nhất là đối với ngành dệt may và chế biến gỗ mỹ nghệ, là hai ngành phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. 3. Trong dài hạn, nhân dân tệ tăng giá sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải điều chỉnh và tìm kiếm thị trường mới, nhất là khi đồng euro và nhiều đồng tiền khác mất giá mạnh so với đô la Mỹ, trong khi hàng hóa nhập khẩu từ khu vực này thường có chất lượng cao hơn với thủ tục minh bạch và rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với cơ chế hoạt động bài bản trong nền kinh tế thị trường đích thực, hàng xuất khẩu sang những thị trường này cũng cho doanh thu cao hơn. Có thể nói, nhân dân tệ tăng giá chỉ có tác dụng giảm nhẹ căng thẳng giữa các đối tác thương mại và thể hiện cam kết của Trung Quốc trong việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu, nhưng tác dụng này chưa đủ lớn để có thể gây xáo trộn trên thị trường tài chính thương mại toàn cầu, ngoại trừ tác động tâm lý. Đối với Việt Nam, nhân dân tệ tăng giá buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu và chuyển hướng sang những thị trường khác, các doanh nghiệp cần theo dõi diễn biến tỷ giá và thị trường quốc tế để xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặt khác nhập siêu từ Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên Phó Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là Page 10 of 12 [...].. .Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4% Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của Việt nam... cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính sách về tỷ giá, tiền tệ mới có thể phát huy đầy đủ được tác dụng Kết luận( Hoài chưa nộp nhé) Page 11 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt Tài liệu tham khảo Page 12 of 12 ... Trung quốc, bằng cách bố trí đủ lực lượng cán bộ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế Thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên giới giáp với Trung quốc Thứ tư: Cần thực hiện chính sách tỷ giá, tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam Cơ chế điều hành tỷ giá của. .. Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của Việt nam thì phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc Các biện pháp cần thiết để giảm nhập siêu với Trung quốc: Thứ nhất: Việt nam cần tăng cường quản lý và phân công các cửa khẩu chuyên nhập hàng Trung quốc, như cách làm mà Trung quốc đã thực hiện với hàng xuất khẩu của Việt nam Thứ hai: Cần Tăng cường kiểm soát chất lượng... khẩu lớn cho mặt hàng này Việc giảm thâm hụt thương mại nói chung và giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc nói riêng là vấn đề cấp bách đối với Việt nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh tranh thương mại quốc tế ngày càng gia tăng Chỉ khi nào chúng ta cải thiện được cán cân thương mại, khắc phục được những điểm yếu về cơ cấu thương mại, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính... không theo tỷ giá thả nổi, không theo tỷ giá cố định, chúng ta phải điều hành tỷ giá linh hoạt, dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều chỉnh của nhà nước Thứ năm: Về trung, dài hạn cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh cung, để giảm hệ số sử dụng hàng nhập khẩu Cụ thể là cần có biện pháp để dịch chuyển từ công nghiệp gia công, lắp ráp, sang công nghệ cao phục vụ xuất khẩu Cần có chính sách ưu tiên . từ Việt Nam là: Đối vời than đá là 17 %, than cốc là , than nhiệt là 15 %, than mỡ là 12 %, than gỗ là 16 %, than huyền là 15 %, than quả bàng là 16 %, than bùn là 10 % Ngoài ra tất cả các loại than. về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9 ,15 tỷ USD, năm 2008 là 11 ,12 tỷ USD, năm 2009 11 ,53 tỷ USD, và quý I năm 2 010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặt khác nhập. năm 20 01 là 18 ,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là Page 10 of 12 Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên hoạt động marketting quốc tế của doanh nghiệp Việt 97 ,1%

Ngày đăng: 04/09/2014, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w