Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
1 MB
Nội dung
Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN : 1 TIẾT : 1 Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG I: CƠ HỌC Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU: 1. Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Rèn luyện các kỹ năng sau: - Ước lượng độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp. - Cách đo độ dài một vật, biết đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo. 3. Chia nhóm thảo luận, rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: a. Cho mỗi học sinh: Thước kẽ có ĐCNN: 1mm. Thước dây hoặc thước mét ĐCNN: 0,5cm. Chép ra giấy bản H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”. b. Cho cả lớp: Tranh vẽ to một thước kẽ có: - GHĐ: 20cm - ĐCNN: 2mm - Tranh vẽ to bảng H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu cho học sinh một số phương pháp để học môn vật lí 6 đạt kết quả cao. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 (2 phút): Tổ chức tình huống học tập cho học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. Để khỏi tranh cãi, hai chị em phải thống nhất với nhau điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút): Ôn lại và ước lượng độ dài của Tình huống học sinh sẽ trả lời : - Gang tay của hai chị em không giống nhau. - Độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 1. Ôn lại một số đơn vị Trang 1 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ một số đơn vị đo độ dài. - Đơn vị đo độ dài thường dùng là? - Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là các đơn vị nào ? C1: Học sinh tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. C2: Cho 4 nhóm học sinh ước lượng độ dài 1 mét, đánh dấu trên mặt bàn, sau đó dùng thước kiểm tra lại kết quả. GV : “Nhóm nào có sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài. Đo kiểm tra càng nhỏ thì nhóm đó có khả năng ước lượng tốt”. C3: Cho học sinh ước lượng độ dài gang tay. GV: Giới thiệu thêm đơn vị đo của ANH: 1 inch = 2,54cm, 1foot = 30,48cm. HOẠT ĐỘNG 3 (5 phút): Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. Dụng cụ đo độ dài là gì ? Cho học sinh quan sát hình 11 trang 7.SGK và trả lời câu hỏi C4. Treo tranh vẽ của thước đo ghi. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất . Em hãy xác định GHĐ và ĐCNN và rút ra kết luận nội dung giá trị GHĐ và ĐCNN của thước cho học sinh thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Yêu cầu học sinh làm bài: C5, C6, C7. Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là : - Đềximét (dm) 1m = 10dm. - Centimet (cm) 1m = 100cm. - Milimet (mm) 1m = 1000mm. Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là : Kilômet (km) 1km = 1000m. C1: 1m =10dm ; 1m = 100cm. 1cm = 10mm ; 1km = 1000m. C2: Học sinh tiến hành ước lượng bằng mắt rồi đánh dấu trên mặt bàn (độ dài 1m). - Dùng thước kiểm tra lại kết quả C3: Tất cả học sinh tự ước lượng, tự kiểm tra và đánh giá khả năng ước lượng của mình. Câu trả lời đúng của học sinh. C4: - Thợ mộc: Thước dây, thước cuộn. - Học sinh: Thước kẽ. - Người bán vải: Thước thẳng (m). - Thợ may: Thước dây. C5: Cá nhân học sinh tự làm và ghi vào vở kết quả ? C6: Đo chiều rộng sách vật lý 6? (Dùng thước có GHĐ: 20cm; đo độ dài. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu: m). 2. Ước lượng độ dài : Dự đoán độ dài cần đo. II. ĐO ĐỘ DÀI. 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài : Dụng cụ đo độ dài là : Thước . Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Trang 2 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ HOẠT ĐỘNG 4 (17 phút): Đo độ dài. Dùng bảng kết quả đo độ dài treo trên bảng để hướng dẫn học sinh đo và ghi kết quả vào bảng 1.1 (SGK). Hướng dẫn học sinh cụ thể cách tính giá trị trung bình: (l 1 +l 2 +l 3 ): 3 phân nhóm học sinh, giới thiệu, phát dụng cụ đo cho từng nhóm học sinh ĐCNN: 1mm). Đo chiều dài sách vật lí 6 ? (Thước dùng có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm). Đo chiều dài bàn học. (Dùng thước có GHĐ: 2m; ĐCNN: 1cm). C7: Thợ may dùng thước thẳng (1m) để đo chiều dài tấm vải và dùng thước dây để đo cơ thể khách hàng. Sau khi phân nhóm, học sinh phân công nhau để thực hiện và ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK. 2. Đo độ dài: 4. CỦNG CỐ BÀI: Giải bài tập: 1-2.1, 1-2.2 SBT Đơn vị đo độ dài là gì ?. Dụng cụ đo độ dài là gì ? Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước như thế nào ? Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Ghi nhớ: - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nhà nước Việt Nam là mét (m). - Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước. 5. DẶN DÒ: - Học sinh học thuộc ghi nhớ và cách đo độ dài. - Xem trước mục 1 ở bài 2 để chuẩn bị cho tiết học sau. - Bài tập về nhà: 1-2.3 đến 1.2-6 trong sách bài tập. Trang 3 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN : 2 TIẾT : 2 Ngày soạn : Ngày dạy: Bài 2: ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU : 1. Củng cố kiến thức đã học ở Bài 1. 2. Rèn luyện tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo. 3. Ý thức tập thể II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ minh họa: H 2.1 , H 2.2 (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. ỔN ĐỊNH LỚP Kiểm tra sỉ số lớp. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ a. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? Bao gồm các đơn vị nào ?. Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước đo? b. Sửa Bài tập 1.2-3 ( a. 10dm và 0.5cm ; b.10cm và 5mm); 1.2-5 (Thước thẳng, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp). 3. GIẢNG BÀI MỚI : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (15 phút) Thảo luận cách đo độ dài. Học sinh trả lời các câu hỏi: C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? GV: Nếu giá trị chênh lệch khoảng vài phần trăm (%) thì xem như tốt. C2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao? Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp. C3: Em đặt thước đo như thế nào? (Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi) C1: Học sinh ước lượng và đo thực tế ghi vào vở trung thực. C2: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn hóc sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo. C3: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật. I. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI: Trang 4 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ C4: Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc và ghi kết quả đo? C5: Dùng hình vẽ minh họa 3 trường hợp để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo. HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận. C6: Cho học sinh điền vào chỗ trống. Thấy người ta đo độ dài ở đâu? HOẠT ĐỘNG 3: (10 phút) Vận dụng Học sinh lần lượt làm các câu hỏi: C7 đến C10 trong SGK. C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật. C6: Học sinh ghi vào vở. a. Ước lượng độ dài cần đo. b. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. d. Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. C7: Câu c. C8: Câu c. C9: Câu a, b, c đều bằng 7 cm. C10: Học sinh tự kiểm tra. Rút ra kết luận : -Ước lượng độ dài cần đo. -Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. -Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. -Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. -Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. II. VẬN DỤNG 4. CỦNG CỐ BÀI : Giải bài tập : 1-2.7, 1-2.8 SBT Học sinh nhắc lại ghi nhớ: Ghi nhớ: Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. - Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách. - Đọc và ghi kết quả đúng theo qui định. 5. DẶN DÒ Học thuộc phần ghi nhớ. - Xem trước nội dung bài 3: Đo thể tích chất lỏng. - Bài tập về nhà: 1.2-7 đến 1.2-11 trong sách bài tập. Trang 5 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN : 3 TIẾT : 3 Ngày soạn : Ngày dạy: Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU: 1. Biết tên được một số dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng. 2. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 3. Trung thực, chính xác trong cách đọc kết quả đo. II. CHUẨN BỊ : Xô đựng nước - Bình 1 (đầy nước) - Bình 2 (một ít nước). Bình chia độ - Một vài loại ca đong. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. ỔN ĐỊNH LỚP : Lớp trưởng báo cáco sĩ số. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ b. Nêu cách đo độ dài ? ( Phần ghi nhớ). a. Sửa bài tập 1.2-8, 1-2.9 SBT . 3. GIẢNG BÀI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 : (2 phút) Tổ chức tình huống học tập, học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi : Làm thế nào để biết chính xác cái bình cái ấm chứa được bao nhiêu nước? Bài học hôm nay, sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu trên. HOẠT ĐỘNG 2: ( 8 phút) Ôn lại đơn vị đo thể tích, em hãy cho biết các đơn vị đo thể tích ở nước ta. Học sinh trả lời câu hỏi: C1: Điền số thích hợp vào chỗ trống. Đọc vấn đề ở đầu bài . Hoạt động nhóm : C1: 1m 3 = 1.000dm 3 =1.000.000cm 3 1m 3 = 1.000l =1.000.000ml = 1.000.000cc I. Đơn vị đo thể tích : Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m 3 ) và lít (l) 1lít = 1dm 3 ; 1ml = 1cm 3 Trang 6 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ HOẠT ĐỘNG 3: (5 phút) Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Học sinh trả lời các câu hỏi: C2: Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ trong hình. C3: Nếu không có ca đong thì dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng. C4: Điền vào chổ trống của câu sau: C5: Điền vào chỗ trống những câu sau: Thấy đo thể tích chất lỏng ở đâu HOẠT ĐỘNG 4: (10 phút) Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: H3.3: Cho biết cách đặt bình chia độ để chính xác. C7: H3.4: Cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo? C8: Đọc thể tích đo ở H3.5. Rút ra kết luận. C9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. C2: Ca đong to: GHĐ: 1(l) và ĐCNN: 0,5l. Ca đong nhỏ: GHĐ và ĐCNN: 0,5 l. Can nhựa: GHĐ: 0,5 lít và ĐCNN: 1 lít C3: Dùng chai hoặ clọ đã biết sẵn dung tích như: chai 1 lít; xô: 10 lít. C4: C5: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm. C6: Đặt bình chia độ thẳng đứng. C7: Đặt mắt nhìn ngang mực chất lỏng. C8: a) 70 cm 3 b) 50 cm 3 c) 40 cm 3 C9: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cầu: a. Ước lượng thể tích cần đo. b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. c. Đặt bình chia độ thẳng đứng. d. Đặt mắt nhìn ngang với chiều cao mực chất lỏng trong II. Đo thể tích chất lỏng: 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là : chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm. 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cầu : -Ước lượng thể tích cần đo. -Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. -Đặt bình chia độ thẳng đứng. -Đặt mắt nhìn ngang với chiều cao mực chất lỏng trong bình. -Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chẩt lỏng. Trang 7 Loại bình GHĐ ĐCN N Bình a Bình b Bình c 100 ml 250 ml 300 ml 2 ml 50 ml 50 ml Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ HOẠT ĐỘNG 5: (10 phút) Thực hành Cho các nhóm đo thể tích chất lỏng chứa trong bình và ghi kết quả vào bảng 3.1 (SGK) HOẠT ĐỘNG 6: Vận dụng cho học sinh làm bài tập 3.1 và 3.4. bình. e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chẩt lỏng. Từng nhóm học sinh nhận dụng cụ thực hiện và ghi kết quả cụ thể vào bảng 3.1. Học sinh làm bài tập: BT 3.1: (b) BT 3.4: (c) 3. Thực hành: 4. CỦNG CỐ BÀI : Giải BT: 3.1, 3.2 SBT Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, bình tràn. 5. DẶN DÒ Học thuộc câu trả lời C9. Xem trước nội dung Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc. BT về nhà: 3.5; 3.6 và 3.7 trong sách bài tập Trang 8 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN: 4 TIẾT: 4 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC I. MỤC TIÊU: 1. Biết sử dụng các dụng cụ đo (bùnh chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước. 2. Nắm vững các cách đo và trung thực với các kết quả đo được. 3. Hình thành tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Cho cả nhóm học sinh: Hòn đá, đinh ốc. Bình chia độ, ca, bình tràn, khay chứa nước. Mỗi nhóm kẻ sẵn Bảng 4.1 “Kết quả đo thể tích vật rắn”. 2. Cho cả lớp: Một xô nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp Báo cáo sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ a. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần phải làm gì? b. Sửa bài tập về nhà. 3. Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (2 phút) Tổ chức tình huống học tập: Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu cách dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa…. HOẠT ĐỘNG 2: ( 20 phút) Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước. Đo thể tích của vật rắn trong 2 trường hợp: - Bỏ vật lọt bình chia độ. Kiểm tra học sinh đem dụng cụ: Hòn đá, đinh ốc, ổ khóa, dây buộc,… Làm việc theo nhóm Trường hợp vật bỏ lọt bình chia độ Chia toàn bộ học sinh thành 2 dãy. I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước: 1. Dùng bình chia độ: Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất Trang 9 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ - Không bỏ lọt bình chia độ. GV treo tranh minh họa H4.2 và H4.3 trên bảng. C1: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bỏ lọt bình chia độ. Em hãy xác định thể tích của hòn đá. Cho học sinh làm theo nhóm C2: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bằng phương pháp bình tràn. C3: Rút ra kết luận. Cho học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống trong SGK. HOẠT ĐỘNG 3: (15 phút) Thực hành Làm việc theo nhóm, phát dụng cụ thực hành. Quan sát các nhóm học sinh thực hành, điều chỉnh, nhắc nhở học sinh. Đánh giá quá trình thực hành. - Dãy học sinh làm việc với H4.2 SGK - Dãy học sinh làm việc với H4.3 SGK C1:- Đo thể tích nước ban đầu V 1 =150 cm 3 - Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên V 2 = 200cm3 - Thể tích hòn đá: V = V 1 – V 2 = 200cm 3 – 150cm 3 = 50cm 3 Trường hợp vật không bỏ lọt bình chia độ. C2: Học sinh thực hiện: Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá. C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. Làm theo nhóm Đo thể tích vật rắn. - Ước lượng thể tích vật rắn (cm 3 ) - Đo thể tích vật và ghi kết quả vào bảng 4.1 (SGK) lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. 2. Dùng bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. 3. Thực hành: Trang 10 [...]... đó: d là trọng lượng riêng N/m3 Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D: d = 10.D III Xác định trọng lượng riêng của một chất: IV Vận dụng Trang 35 Giáo án Vật lí 6 Hoạt động 5: ( 5 phút) Vận dụng C6: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3 Giáo viên: Lương Ngọc lễ d= P V C6: Đổi 40dm3 = 0,04m3 7800kg/m3 x 0,04m3 = 31 2kg Dựa... Hoạt động 3: (5 phút) Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng Cho học sinh đọc thông báo về trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng C4: Học sinh trả lời câu hỏi C4 và xây dựng công thức tính Giáo viên chứng minh: d = 10.D d= P 10.m 10.D.V = = = 10.D V V P C2: 260 0 kg/m3 x 0,5m3 = 130 0 kg C3: m = D.V d= C4: P V Trong đó: d là trọng lượng riêng N/m3 Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng... Bài tập về nhà: 10 .3 và 10.4 Xem trước bài: Khối lượng riêng; trọng lượng riêng chuẩn bị cho tiết học sau Trang 33 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN: 12 TIẾT: 12 Ngày soạn: Ngày dạy : Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG I MỤC TIÊU: 1 Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất Vận dụng công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một... lực kế C9: Có trọng lượng 3. 200 Niu tơn Trang 32 2 Thực hành đo lực Hệ thức: P = 10.m Trong đó: P là trọng lượng, đơn vị đo là Niu tơn m là khối lượng, đơn vị là kg IV Vận dụng: Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ 4 Củng cố bài Giải BT 10.1, 10.2 SBT Cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ Lực kế dùng để đo gì? (đo lực) Cho biết hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng: P = m.10 P là trọng lượng có... lực kế ở nhóm em chỉ vào lực kế cụ thể khi trả Hoạt động 3 (10 phút): lời Trang 31 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế C3: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) Vạch 0 (2) Lực cần đo (3) Phương C4: Giáo viên cho học sinh C4: Học sinh tự đo và so đo trọng lượng của một sánh kết quả với các bạn quyển sách giáo khoa trong nhóm C5: Khi đo phải cầm lực kế ở C5: Khi... 9 .3 Trang 30 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN: 11 TIẾT: 11 Ngày soạn: Ngày dạy : Bài 10: LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC - TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I MỤC TIÊU: 1 Nhận biết được sự cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế Biết sử dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó 2 Sử dụng được lực kế để đo lực 3. .. C1: 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg Mà 1m3 = 1000dm3 Vậy: khối lượng của 1m3 sắt là: 7,8kg x 1000 = 7.800kg Khối lượng riêng của sắt là: 7800 kg/m3 Trang 34 I Khối lượng riêng Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng: 1 Khối lượng riêng: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó Đơn vị khối lượng riêng là Giáo án Vật lí 6 nhiêu? Vậy thể tích cột sắt là: 0,9m3 thì... bình chứa D Thể tích nước còn lại trong bình tràn Trang 25 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ Câu 8: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ chia nhỏ nhất 0.5cm3 Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp đưới đây bằng cách gạch chéo mẫu tự (A, B, C, D) A V1 = 20,2 cm3 B V2 = 10 ,3 cm3 C V3 = 20,4 cm3 D V4 = 20,5 cm3 Câu 9: Trên bao xi măng có ghi 50 kg Số đó chỉ : A Độ dài... D Nước hút xuống ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm ) - Thước - Bình chia độ - Bình chia độ, bình tràn - Cân Câu 2: (1,5 điểm ) - mét; m - mét khối; m3 Trang 26 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ - ki lô gam; kg Câu 3: ( 2 điểm ) A …lực B ….vật bị biến dạng……….vật bị biến đổi chuyển động C ….cân bằng D ……trọng lực hay trọng lượng Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,5 điểm : Câu Chọn 4 B 5 D 6 C 7 C 8 D 9 C 4 Củng... trả lời Trang 19 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ Học sinh trả lời các câu hỏi: C9; C10; C11 4 Củng cố bài: Giải BT 7.1, 7.1 SBT Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ Ghi nhớ: Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng 5 Dặn dò: Học sinh làm bài tập số 7 .3 sách bài tập Xem trước bài: Trọng lực – Đơn vị lực Trang 20 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương . phần ghi nhớ. Xem trước Bài 6. Bài tập về nhà: BT 5 .3 và 5.4 SBT. Trang 14 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN: 6 TIẾT: 6 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I dung bài 3: Đo thể tích chất lỏng. - Bài tập về nhà: 1.2-7 đến 1.2-11 trong sách bài tập. Trang 5 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN : 3 TIẾT : 3 Ngày soạn : Ngày dạy: Bài 3: ĐO THỂ. nước. Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc. BT về nhà: 3. 5; 3 .6 và 3. 7 trong sách bài tập Trang 8 Giáo án Vật lí 6 Giáo viên: Lương Ngọc lễ TUẦN: 4 TIẾT: 4 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài