1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học lịch sử Việt Nam trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học ( khóa luận tốt nghiêp )

101 736 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 22,19 MB

Nội dung

Dạy học lịch sử Việt Nam trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học Dạy học lịch sử Việt Nam trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học Dạy học lịch sử Việt Nam trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học Dạy học lịch sử Việt Nam trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Thế giới đang ngày càng phát triển với những bước nhảy vọt mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực: công nghệ, sản xuất cơng nghiệp, Để có được những thành quả như ngày nay, con người đã phải trải qua quả trình lịch sử lâu dài từ thời nguyên thủy, phong kiến cho tới xã hội hiện đại Trong sự phát triển ấy,

có rất nhiều các phát minh, thành quả đánh dẫu những bước phát triển mới

của con người, nhưng cũng có những cuộc đấu tranh vĩ đại được ghi vào sử sách như những bước ngoặt đưa loài người bước vào thời kì phát triển mới Đất nước ta, với hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, với những cuộc chiến tranh chéng quân xâm lược

đầy hiển hách, được nhân dân và bạn bè thế giới biết đến Không những vậy,

trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài, dân tộc ta cũng trai qua những

thời kì văn hóa với những thành tựu văn hóa ở các đời vua và vẫn cịn được đuy trì cho đến nay Những sự kiện lịch sử, những thành tựu văn hóa, dù đã

là quá khứ, chúng ta là những con người của xã hội hiện đại nhưng cũng cần phải biết và ghi nhớ những thành quả mà ông cha ta đã tạo dựng để biết trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc

Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, mang

đậm bản sắc văn hoá dân tộc Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hố hiện nay,

nếu không biết giữ bản sắc văn hoá dân tộc thí rất dé bị hồ tan, bị nhắn chìm

Bởi tồn cầu hóa một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng những tiễn bộ của nhau để phát triển, cịn có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về

văn hóa các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thông của mỗi quốc gia, xói mịn ý thức dân tộc dẫn đến nguy cơ đồng hóa Vì lẽ đó, vấn đề giữ gìn những

gi thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là trách nhiệm to lớn của mọi

Trang 2

dân Việt Nam, chúng ta nên chú trọng tới việc giáo dục cho trẻ biết và tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc ta

Trong xã hội hiện đại, giáo dục nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ càng

trở nên quan trọng và bức thiết Bởi vậy muốn đào tạo ra những công dan xứng đáng là chủ nhân của tương lai nhất thiết phải xây dựng những nên táng vững chắc nhất Giáo đục Tiểu học có vai trị quan trọng trong nên giáo dục quốc dân, được coi là bậc học nền tảng, đã và đang cô gắng đổi mới để đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội Trường học là môi trường thân thiện, không chỉ dạy kiến thức mà còn giáo dục cho các em kĩ năng quan trọng, giúp các em thích học và học tốt hơn

Trong các môn học ở trường Tiểu học, môn Lịch sử có chức năng rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, thâm mĩ cho HS qua những nhân vật, những việc làm của qúa khứ để có sự thuyết phục, để có sự

rung cảm manh mẽ đến HS, giáo dục truyền thông quý báu của dân tộc, từ đó giáo dục người học biết quý trọng lao động, lịng kính u nhân dân, sự hứng thú trong học tập, nghiên cứu, biết giữ gìn và phát huy những thành quả lao

động Như vậy mục đích sâu xa của môn Lịch sử chính là giáo dục tồn diện

Tuy nhiên, ở hầu hết các trường phô thông vẫn coi nhẹ việc dạy học

môn Lịch sử, bởi vẫn mang nặng tâm lí đó là môn phụ và bởi hầu hết GV và HS chưa nhận thức hết được vai trị của mơn học này đỗi với việc giảo dục

nhân cách trẻ Những năm gần đây, chất lượng dạy học mơn lịch sử cịn thấp, thậm chí đáng báo động qua kết quả học tập cũng như kết quả các kì thi của HS Đây không chỉ là bức xúc của riêng ngành Giáo dục mà cho toàn xã hội

Sinh thời Bác Hỗ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích

nước nhà Việt Nam.” Trong lời dạy của Bắc đã bao hàm cả nhiệm vụ to lớn

cho ngành giáo dục Hiện nay, đã có rất nhiều sự cô gắng của toàn xã hội

Trang 3

chỉ thị đổi mới giáo dục tồn diện, trong đó chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động của người học Nhưng một

câu hỏi luôn thách thức những nhà giáo dục rằng: Với xu thế đổi mới toàn điện hiện nay trong giáo dục, làm thế nào để tạo cho trẻ em niềm say mề lịch

sử từ khi còn nhỏ và định hướng cho các em biết tầm quan trọng của lịch sử dân tộc? Lời giải đáp có lẽ nằm trong mỗi bài học Lịch sử mà trước khi lên

lớp mỗi GV cần có sự chuẩn bị, đầu tư phù hợp

Có câu: “Cây được vun trông tử khi mới lên mâm, có rễ, có gốc thì mới

phát triển một cách khoẻ mạnh và bình thường được” Vì vậy để đào tạo ra một con người lao động mới mang đầy đủ bản sắc dân tộc Việt Nam, việc chú trọng đến đạy học Lịch sử Việt Nam ngay từ bậc tiểu học chính là gay dựng

cho thế hệ trẻ một cái “gốc” vững chắc đề vươn tới tương lai

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Dạy phan lịch sử Việt Nam trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài đưa ra quy trình dạy học các dạng bài lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam ở Tiểu học

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sử thực tiễn liên quan đến việc dạy hoc phần lịch sử trong môn Lịch sử và ĐỊa lí ở tiểu học

- Vận dụng các phương pháp, hình thức dạy hoc dé day phan lich str trong mon Lich su va Dia li

- Thực nghiệm sư phạm

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

4.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình, quy trình dạy học phần lịch sử Việt Nam trong mơn Lịch sử

và Địa lí ở Tiểu học 5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây đựng quy trình đạy các dạng bài lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam ở tiểu học

6 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng đúng quy trình đạy học phân lịch sử trong mơn Lịch sử và Địa lí ở Tiêu học một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng day hoc phần lịch sử nói riêng và môn Lịch sử và Địa lí nói chung

7 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận và nghiên cứu tài liệu

Trên cơ sở sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp

tôi tinế hành thu thập các tài liệu về giáo dục học, sử học, PPDH lịch sử, Tạp

chí giáo dục, sách giáo khoa và giáo trình liên quan đến môn học để rút ra

những khái niệm, kiến thức lí luận về đạy học lịch sử Việt Nam trong trường tiêu học

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Tôi tiến hành kiến tập giờ dạy lịch sử ở trường tiêu học, quan sát các hoạt động dạy và học của ŒV và HS dé năm được tiễn trình của một giờ dạy

lịch sử trong thực tế

7.2.2 Phương pháp điêu tra

Với phương pháp này, tôi tiễn hành thu thập thông tin về thực trạng dạy và học lịch sử ở trường tiểu học thông qua các phiếu điều tra

7.2.3 Phương pháp đàm thoại

Tôi sử dung phương pháp này để năm bắt được thông tin qua việc trò

Trang 5

7.2.4 Phương pháp thực nghiệm

Sau khi xây dựng quy trình một bài dạy lịch sử trên lí thuyết, tơi tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết ở trường tiểu học

7.3 Phương pháp trao đổi kinh nghiệm

Tôi đã trao đôi với GV hướng dẫn về các vẫn đề liên quan đến đề tài từ

đó rút ra một số kinh nghiệm khi tiến hành nghiên cứu 7.4 Phương pháp thống kê toán học

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống kê, sàng lọc và xác định cũng

như lượng hoá số liệu thu thập được 8 Câu trúc khố luận

Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Dạy học phần lịch sử trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiêu học

Trang 6

NOI DUNG

Chuong 1 CO SO LI LUAN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số quan điểm về dạy học 1.1.1.1 Quan niệm về dạy

Theo giáo dục học: Dạy là một mặt của quá trình dạy và học, do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định, nhằm giúp cho người học đạt được mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khoá

dao tao [12, 112] Theo quan niệm này, dạy là một bộ phận cầu thành nên

hoạt động dạy học, vì vậy dạy phải đồng bộ với học về việc xác định nội dung, mục tiêu của cần đạt được sau một quá trình đào tạo

Theo lí luận dạy học: Dạy là một quá trình truyền thụ, tổ chức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và

phát triển nhân cách cho người học [9, 12] Thành công của hoạt động dạy

phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và khả năng linh hoạt trước các tỉnh

huống của GV

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình nguời học tự chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất) Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng, thái độ [§, 2] Đây chính là quan niệm nằm trong

định hướng đổi mới giáo dục Mọi hoạt động dạy học đều chú ý đến người học, tạo điều kiện nhiều nhất cho HS được thể hiện và thực hành vận dụng

tr1 thức

Như vậy, có thể hiểu chung lại dạy là hoạt động truyền thụ tri thức, hoạt động tô chức chỉ đạo, huớng dẫn, giúp đỡ hoạt động học; hay dạy là quá

trình điều khiến, chỉ đạo, tô chức, huớng dẫn người học thực hiện nhiệm vụ

Trang 7

1.1.1.2 Quan niệm về học

Học theo nghĩa rộng nhất: Là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách, phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức của con người [9, 12| Theo

đây, việc học là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển, kết quả của việc học là

hành vi, ý thức được thể hiện ra bên ngoài giỗng với những gì hiện thực đã phản ánh

Học theo nghĩa hẹp hơn: Là hoạt động nhận thức độc đáo của con người nhằm thay đổi chính bản thân và nhằm cải biến hiện thực khách quan Hay nói tong quát học là quá trình tự giác, tích cực, chủ động, tự tô chức, tự

điều khiển [9, 12] Học không chỉ là nhu cầu tất yếu khách quan mà còn xuất phát từ động cơ chủ quan, muốn thay đổi, cải biến hiện thực nhận thức, hành

vi và thái độ

Có quan niệm cho rằng học là việc thu nhận kiến thức của nhân loại và

mục đích của việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy (Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang - bài Bản chất quá trình dạy học — sách GD học đại

học- Hà Nội 2000), Quan niệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm dạy “dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được” [8, 1]

Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã viết: “học là q trình tự giác, tích

cực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) duới sự điều khiển

sư phạm của giáo viên [8, 1] Trong quan niệm này chúng ta thay rd hoc ma chỉ phi chép những gì giáo viên nói thì khơng phải là học, học phải tích cực, tự giác, tự lực nếu khơng thì q trình học sẽ khơng có kết quả

Như vậy, học nói chung nam ở ý thức tự giác của mỗi người, kết quả

của việc học là sự thể hiện tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến

thức dựa trên những định hướng, dẫn dắt của hoạt động dạy (của người dạy)

1.1.1.3 Bản chất của đạy và học

Quá trình dạy học là một hoạt động khép kín, bao gồm hoạt động dạy

Trang 8

không tồn tại độc lập mà có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, trongđó GV giữ vai trò chủ đạo, còn HS giữ vai trò chủ động, tích cực Xem xét bản chất của hoạt động dạy học phải xem xét cả bản chất hoạt động học và bản chất

hoạt động dạy trong mỗi quan hệ nói trên

Học tập của học sinh là quá trình nhận thức độc đáo, thể hiện qua so dé: Học tập của học sinh ` Phản anh hién thực khách quan Vào trong y thức cá nhân Tuân luật nhận theo quy thức của V.Lénin Lam cho vén hiéu biét cua HS ngay cang phong phu va hoan thién hon hướng dẫn, điều khiển cua GV Chiu su Tai tao lại chân li cua loài người đã khám phá Lĩnh hôi tri thức một cách gián tiếp hoặc lặp lại một vài bước hình thành khái niệm Đặc điểm lứa tuổi, khả năng nhận thức được quan tâm và tiễn hành giáo dục HS

Bán chất của hoạt động dạy thể hiện qua vai trò tổ chức hướng dẫn của

GV, thể hiện qua SƠ dé:

Trang 9

Như vậy, bản chất của dạy và học chính là quá trình nhận thức độc đáo

của HS dưới sự định hướng, dẫn đắt của GV

1.1.1.4 Đặc điểm của quả trình dạy học

Một quá trình dạy học trọn vẹn bao gồm các khâu cơ bản đó là: Mục tiêu dạy học, Nội dung dạy học, PPDH, Hình thức dạy học và Đánh giá

Với xu thế đổi mới toàn diện như ngày nay, ta xem xét đặc điểm của

quá trình dạy học dựa trên quan điểm dạy học mới là lay người học làm trung

tâm Các khâu của quá trình dạy học diễn ra có nhưng đặc điểm cơ bản sau:

Về mục tiêu day hoc: Hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ung

với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, loi

ích, tiềm năng của người học Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của HS là sự

phát triển toàn diện nhân cách

Về nội dung dạy học: Dạy học không chỉ đơn giản là truyền thụ kiến

thức mà còn phải hướng dẫn hành động Chương trình giảng dạy phải giúp

cho từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia vào các

chương trình hành động cộng đồng: "từ học làm đến biết làm, muỗn làm và cuối cùng muốn phát triển năng lực, nhân cách của một con người lao độngtự chủ, năng động và sáng tạo"

Về phương pháp dạy học: Coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động

độc lập hay hợp tắc nhóm, thơng qua đó HS vừa tự lực năm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt

phương pháp nghiên cứu GV quan tâm tới việc vận dụng vốn hiểu biết và

kinh nghiệm của từng cá nhân và vai trò của tập thể để HS xây dựng bài học

Giáo án và những sự chuẩn bị của GV phải tập trung chủ yếu vào các hoạt

động của HS va cach tô chức hoạt động đó GV phải dự kiến được các khả

năng sảy ra và hướng giải quyết các tình huống khi lên lớp Mọi hoạt động

Trang 10

Về hình thức dạy học: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp với nôi dung bài học, đặc điểm cá nhân HS như: hình thức học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), học ngồi trời, phịng thí nghiệm, khu di tích lịch sử,

Viện bảo tàng

Về đánh giá: HS chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình; được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt mục tiêu trong chương trình học tập, chú trọng bé sung những mặt chưa được so với mục tiêu trước khi

vào một phần mới của chương trình

Trong quá trình dạy học, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, động

viên, cô vẫn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của Hồ, khơi dậy, đánh

thức tiềm năng của mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng

1.1.2 Định hướng đổi mới dạy học ở Tiểu học 1.1.2.1 Dinh huong đổi mới toàn diện

Tiểu học là cấp học quan trọng, có tính chất nền tảng cho các cấp học

tiếp theo Chính vì thế nếu thực hiện tốt đôi mới dạy học ở tiểu học thì sẽ giải

quyết được bài toán nâng cao chất lượng giáo dục cấp Tiểu học và như thế chất lượng ở các cấp học kế tiếp chắc chắn sẽ được nâng lên

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: Một trong ba khâu đột

phá chất lượng phát triển kinh tế xã hội 2011-2012 là phát triển nhanh nguồn

nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đôi mới

căn bản và toàn diện nên giáo dục quốc dân, găn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ Trong định hướng

phát triển kinh tế xã hội đổi mới mơ hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế

phi rõ phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đổi mới toàn diện và phát triển nhanh Giáo dục và đào tạo: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng

Trang 11

hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đơi mới cơ chế

quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ là khâu quản lí then

chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - dao tao, coi trong giao duc dao đức, lối sống, năng lực sáng tạo, khả năng thực hành, khả năng lập nghiệp”

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ở tất cả các

cấp học, bậc học

Chỉ thị số 3398/CT-Bộ GD-ĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trung tâm của giáo dục Man non, giao duc phé

thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm hoc 2011-2012, Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ chung của chung các cấp học: “Toàn nghành giáo dục

và đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI,

triển khai chương trình hoạt động đôi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đủ yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế của đất nước” Giáo dục tiểu hoc nam

trong hệ thống giáo dục phố thông cũng thực hiện việc đổi mới: “Điều chỉnh nội dung học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, PPDH và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phố thông ”

Thực hiện nhiệm vụ của ngành, xác định rõ mục tiêu giáo dục trong

giai đoạn hiện nay, Giáo dục tiểu học đã và đang cô gang thực hiện đổi mới

toàn điện các khâu trong quá trình đạy học, quyết tâm cách tân đem lại những

thay đôi chất lượng và hiệu quả giáo dục Ở khía cạnh hoạt động, tất cả những

đôi mới được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học thông qua hoạt động dạy

và học Một giờ học được đánh giá là tốt là giờ học phát huy được tính tích

cực tự giác, chủ động sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao

Trang 12

bồi dưỡng PP tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm đem lại hứng

thú học tập cho người học

Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như bám sát mục tiêu

đạy học, nội dung dạy học, đặc trưng của bộ môn học, phù hợp với đặc điểm

tâm lí lứa tuổi HS, giờ học đổi mới PPDH cịn có những yêu câu đổi mới như

được thực hiện thông qua việc ŒV tô chức các hoạt động học tập cho HS theo

hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu

cầu hành động và thái độ làm việc của HS; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa GV với HS, giữa HS với nhau Về bản chất đó là

giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học nhóm/lớp), chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống, phát huy thế

mạnh của các PPDH tiên tiến hiện đại, các phương tiện thiết bị dạy học và

những ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS

1.1.2.2 Biện pháp đổi mới dạy học ở tiểu học

Đôi mới PPDH là một trọng tâm của đổi mới giáo dục Luật Giáo dục

(điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích

cực tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm rừng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hung thu hoc tap cho HS”

Đề thực hiện yêu cầu trên, có thể coi việc chuyển từ dạy học lay GV

làm trung tâm của quá trình dạy hoc sang định hướng vào người học (lay

Trang 13

học phát hiện van dé, dạy học hợp tác nhóm nhỏ và dạy học theo dự an ; dac

trưng của các PP này là dạy học thông qua các hoạt động của HS, dạy học chú

trọng rèn luyện PP tự học, tăng cường học tập cá thê phối hợp với học nhóm, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Các biện pháp đôi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay:

Một là, đổi mới PPDH bằng cải tiễn các PPDH truyền thống: Đổi mới PPDH khơng có nghĩa là loại bỏ mà bắt đầu bằng việc cải tiến và nâng cao hiệu quả, hạn chế nhược điểm của các PP Trước hết phải nắm vững yêu cầu,

sử dụng thành tạo các kĩ thuật từ khâu chuẩn bị đến khâu tiễn hành Bên cạnh đó, cần phải kết hợp sử dụng PPDH mới, đặc biệt là PP và kĩ thuật dạy học

phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, chẳng hạn có thể tăng cường tính

tích cực nhận thức của HS trong thuyết trinh, đàm thoại theo quan điểm giải

quyết vấn đề

Hai là, kết hợp đa dạng các PPDH: không phải PPDH nào cũng là vạn

năng, mỗi PP có ưư điểm, nhược điểm nhất định và giới hạn sử dụng riêng Vì

vậy việc phối hop đa dạng các PP và hình thức dạy học trong tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng

cao chất lượng day học Trong thực tiễn đạy học, nhiều GV cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của GV với làm việc nhóm, góp phân tích cực hố hoạt động nhận thức của HS Tuy nhiên, hình thức làm việc nhóm da dạng, khơng chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kế

trong bài thuyết trình, mà cịn có những hình thức học nhóm giải quyết những

nhiệm vụ phức hợp, sử dụng PPDH chuyên biệt như đóng vai, dạy học dự án Mặt khác, việc bố sung dạy học toàn lớp bằng việc dạy học nhóm xen ké trong một tiết học, chỉ cho thay rõ việc tích cực hố “bên ngoai” cua HS

Trang 14

Ba là, vận dụng giải quyết vẫn dé nhằm phát triển năng lực tư duy,

khả năng nhận biết và giả quyết vẫn đề, là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, được áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với nhiều mức độ tự lực khác nhau Trong thực tiễn dạy học, dạy học giải quyết

van đề thường chú ý đến những vẫn đề khoa học chun mơn mà ít chú ý đến

vẫn đề gan với thực tiễn Vì vậy, bên cạnh dạy học giải quyết vẫn đề, lí luận

day hoc can phải xây dựng quan điểm theo tình huống và theo định hướng

hoạt động

Bồn là, dạy học theo tỉnh huống và theo định hướng hoạt động nhằm

làm cho hoạt động giữa trí óc và hoạt động tay chân trở nên phù hợp và linh hoạt hơn, gắn kết chặt chẽ với nhau hơn; thống nhất giải quyết thành công nhiệm vụ học tập Dạy học theo một chủ để phức hợp gan với thực tiễn cuộc sống và ngề nghiệp, HS kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác

xã hội của việc học tập; tự lực giải quyết tình huống, và hinh thành nên các kĩ

năng quan trọng khi đối mặt với cuộc sống

Năm là, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công

nghệ thông tin với việc sử dụng kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sang tao Phat triển tính trực quan và thí nghiệm thực hành trong dạy học

thông qua sử dụng đa phương tiện và công nghệ thông tin cũng chính là ap

dụng nội dung dạy học và phương tiện dạy học hiện đại có nhiều tính năng

ứng dụng: sử dụng như một phương tiện trình diễn, các phần mén day hoc hỗ

trợ PPDH tìm ra và sử dụng PPDH hiệu quả Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cách thức tổ chức hành động của GV và HS trong các tình huống hoạt động

nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q trình dạy học, đó chính là kĩ thuật dạy

học Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của PPDH, nhưng lại là yếu tô quyết định thành công trong việc sử PPDH Chú trọng và phát triển các kĩ thuật dạy

học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia

Trang 15

Sáu là, tăng cường các PPDH đặc thủ bộ môn Bởi các PPDH bộ môn được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học bộ mơn, PPDH có quan hệ biện chứng với nội dung dạy học Vì vậy, bên cạnh PP chung có thé str dung cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trị quan trọng Ví dụ khi dạy học bộ mơn Lịch sử thì ngồi việc sử dụng các PPDH chung cho nhiều môn học, nên sử dụng PPDH học đặc thù của bộ môn là kê

chuyện lịch sử

Bay 1a, cai tién việc kiểm tra đánh giá, tức là sử dụng phối hợp giữa

các nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá khác nhau; chuyển từ quan niệm đánh giá là việc của người dạy sang quan niệm đánh giá bao gồm cả đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học Việc cải tiến này giúp

cho cả người dạy và người học nhìn nhận một cách xác đáng kết quả làm việc - học tập của mình trong một giai doan/m6t quá trình học

Trên đây là một số biện pháp đổi mới PPDH nói chung, thực tế cho

thay có rất nhiều phương hướng đôi mới PPDH với những cách tiếp cận khác

nhau Việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức quản lí Ngồi ra,

thành cơng của đổi mới đạy học cịn mang tính chủ quan với mỗi GV, với kinh nghiệm của riêng mình sẽ xác định được phương hướng riêng để cải tiễn PPDH và kinh nghiệm của cá nhân

1.1.3 Day hoc phan lịch sử Việt Nam trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiéu hoc

1.1.3.1 Muc tiéu

* Mục tiêu về kiến thức

Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu đựng nước tới nay

Trang 16

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng:

- Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các

nguôn khác nhau

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quả trình học tập và chọn thông tin đề

giải đáp

- Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử - Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,

- Vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống

* Mục tiêu về thái độ

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: - Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh

- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, tự hào lịch sử dân tộc

- Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa 1.1.3.2 Nội dung

Chương trình lịch sử ở tiểu học cung cấp cho HS những nội dung qua

các bài học, cụ thể qua các lớp như sau: LỚP 4

1 Buổi đầu dựng nước và giữ nước (cách đây hơn 2000 năm đến năm 179 TCN)

Nước Văn Lang- Au Lac: May nét chính của nền văn hố Hồ Binh -

Đơng Sơn; Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc; Một số nét về đời sống vật chất va tinh thần của cư dân Việt cổ; Thành Cô Loa và cuộc kháng chiến

chống Triệu Đà xâm lược

Trang 17

Vài nét tiêu biểu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá thời Bắc thuộc; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ý nghĩa của sự kiện; Chiến thang Bach Dang, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc

3 Buổi đầu độc lập (thế kỉ X)

Dinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; Cuộc kháng

chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất (981); Nhà Lê thành lập; Trận Chi Lăng - Bạch Đẳng, kết qủa và ý nghĩa

4 Nước ta dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn

Sự hình thành triều đại; Những nét tiêu biểu về cuộc sống nhân dân; Đặc điểm về các thành tựu văn hóa, khoa học, kiến trúc, điêu khắc ; Các

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, kết quả và ý nghĩa; Thành tựu về công cuộc chấn hưng và xây dựng đất nước;

LỚP 5

1 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

+ Thực đân Pháp xâm lược nước ta (giữa thế kỉ XIX) và thái độ của nhà Nguyễn

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của Trương Định

+ Những chuyên biến chính về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế ki XX

và những phong trào yêu nước thời kì này

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là tiền đề cho làn sóng yêu nước

mạnh mẽ của dân tộc; Một số phong trào dau tranh diễn ra với hình thức đâu

tranh mới: Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), Phong trào dân chủ (1936-1939) + Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2-9-1945)

2 Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1946-1954)

Trang 18

+ Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Vài nét tiêu biểu về toàn đân kháng chiến, toàn điện kháng chiến

+ Chín năm kháng chiến thăng lợi: Chiến thắng Điện Biên Phủ

3 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-197)

+ Đất nước bị chia cắt thành 2 miền; Miễn Nam kháng chiến chống Mỹ, Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho miền Nam

+ Tổng tấn công và nổi đậy Mậu Thân (1968)

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975)

4 Công cuộc xây đựng chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay) + Đất nước thống nhất

+ Một số thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng đất nước 1.1.3.3 Đặc điểm phần lịch sử Việt Nam trong chương trình tiéu hoc

Phần lịch sử Việt Nam trong chương trình bao gồm thời gian và tiễn trình lịch sử dân tộc Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, ban đầu

về một số sự kiện, hiện tượng và những nhân vật lịch sử điển hình, một số thành tựu văn hoá tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của lịch sử đất nước Đặc thù của bộ môn Lịch sử là những sự kiện và mốc thời gian, học lịch sử là học cách xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau và ghi nhớ theo một hệ thống

Đặc điểm của lịch sử Việt Nam là trong bất kì giai đoạn/thời kì nào cũng diễn ra các cuộc đấu tranh giữ nước và đan xen với đó là truyền thống yêu nước nông nàn, tỉnh thần kiên cường đấu tranh bảo vệ độc lập tới cùng

của nhân Việt Nam, đó là ý chí vươn lên chiến thăng mọi kẻ thù xâm lược

Chương trình lịch sử ở tiểu học xây dựng căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tô quan trọng là đặc điểm tâm sinh lí và khả năng thu nhận kiến thức của HS Vì vậy, những kiến thức đưa vào chương trình để dạy cho các em là

Trang 19

Nói đến lịch sử là nói đến tính chính xác, khoa học và khúc triết Dạy lịch sử ở tiểu học là dạy cho đối tượng còn “sơ giản” về mọi mặt, vì vậy nội

dung chương trình lịch sử lớp 4, 5 khơng chỉ chính xác, đúng với sự thực lịch

Sử (các mốc thời gian, sự kiện, diễn biến và kết quả sự kiện) mà cịn được

trình bày khoa học, rõ ràng, dễ đọc, dễ nhớ, giúp HS hình dung được những

nét sơ khai nhất, đúng đắn nhất về lịch sử Việt Nam

Chương trình lịch sử tiểu học còn xây dựng trên tỉnh thần vừa sức với

học sinh tiêu học, thể hiện ở chỗ nội dung chương trình chưa mang tính khái quát cao, từng bài, tửng giai đoạn lịch sử chưa có sự tong hop nhiéu Kién thức lịch sử là những sự kiện hết sức tiêu biểu, đơn giản và đễ hiểu Sau mỗi

bài học/giai đoạn lịch sử chỉ yêu cầu HS năm vững được những tên tuôi lớn,

những sự kiện đại diện cho gia1 đoạn lịch sử đó Ví dụ, giai đoạn lịch sử “Bảo

vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-

1954)” yêu cầu HS nhớ được các sự kiện: Đất nước ta vượt qua tình thế hiểm

nghèo sau khi thành lập chính quyền non trẻ; cả dân tộc Việt Nam đứng lên

kháng chiễn chống Pháp với tỉnh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; chiến dịch thu —- đông (1947), Việt Bắc “mô chôn giặc Pháp”; Chiến thắng Biên giới thu —- đông 1950; chiến thang lịch sử Điện Biên Phủ Và nhân vật lịch sử mà HS cần ghi nhớ và biết ơn sâu đậm đó chính là Bác Hỗ kính u, Người ln theo sát

bước chân trên chặng đường đấu tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam Đặc biệt, chương trình lịch sử ở tiểu học tuy đơn giản nhưng có sự logic chặt chẽ về nội dung Mỗi kết quả, ý nghĩa của sự kiện trong giai đoạn

trước là cơ sở mở ra thời kì mới cho những sự kiện của thời kì sau Ví dụ, sự

kiện nước Văn Lang thành lập mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc, bắt đầu quá

trình xây dựng đất nước, nhưng khi Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà lịch sử nước

Trang 20

dân tộc” Hay sự kiện Ngô Quyền đánh thắng Nam Hán đã kết thúc hồn tồn thời kì đơ hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu

dài của nước ta, bắt đầu bằng sự kiện Định Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Trong kháng chiến chỗng đề quốc, từ sự kiện nhà Nguyễn để rơi đất nước vào tay Pháp đưa đất nước ta vào thời kì “Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm

lược và đô hộ” Sự kiện “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của thực dân Pháp, kết quả là lễ kí hiệp định Giơ-ne-vơ nhưng

lại mở ra một thời kì lịch sử mới, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hỗ đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống âm mưu chia cắt nước ta của để quốc Mỹ, đó là là thời kì “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước”

Như vậy chương trình lịch sử tiểu học có những nội dung, đặc điểm, đặc trưng riêng Trong quá trình dạy học, GV phải căn cứ vào đặc trưng này

để tổ chức cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất Ngoài việc sử dụng sáng tạo các

PPDH, GV phải kết hợp hình thức dạy học phù hợp với nội dung dạy học giúp HS lĩnh hội được những tri thức của bài học Muốn vậy, giáo viên phải

có biện pháp tiếp cận với cách dạy mới, tạo một bầu khơng khí học tập nhẹ nhàng, vul tươi, phát huy được tính tích cực của HS, loại bỏ cách ap đặt cứng

nhắc một chiều

1.2 Cơ sở thực tiễn

Để năm được thực trạng dạy học phần lịch sử trong môn Lịch sử và địa

lí ở tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra tại hai trường tiểu học:

Trường tiêu học Liên Minh - Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trường tiêu học Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 21

1.2.1 Nhận thức của GV về vai trị của phân mơn Lịch sử trong dạy học ở tiêu học

Chúng tôi tiến hành trò chuyện trực tiếp với GV kết hợp với việc sử

dụng phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 1)

Bảng thống kê điều tra:

Kết quả Nội dung „ Sô lượng Tỉ lệ (%) Quan niệm Ì 15 65% Quan niệm 2 3 13% Quan niệm 3 5 22%

Kết quả điều tra được tổng kết bằng biểu đồ: 70, 65 60- 50- 40- ạt „ 201 13 10- + QNI QN2 QN3

Biểu đỗ 1: Quan niệm của GV về vai trị của phân mơn Lịch sử trong trườngtiễu học

Trang 22

khác, cịn rất ít GV cho răng môn học quan trọng trong việc giáo đục tồn

điện cho trẻ Có thực trạng trên là bởi lầu nay, trong các môn học ở tiêu học, đa số GV chỉ chú trọng một số môn học công cụ như Toán, Tiếng Việt còn it chú trọng đến các mơn học khác Vì vay, tam li coi Lịch sử là môn học phụ

tồn tại sâu sắc trong nhiều GV Bên cạnh đó Ban giám hiệu cũng chưa có quan tâm xác đáng đối với môn học giáo dục truyền thống này, khiến GV ỷ lại vào quy chế, chương trình đào tạo của nhà trường

1.2.2 Thực trạng sử dụng các PPDH trong dạy học phẩn Lịch sử ở tiểu học

Nội dung điều tra: Câu hỏi 2 (phụ lục 1)

Bảng thống kê điều tra:

Kết quả mức độ sử dụng

STT Các PPDH Thường Thính Hiếm khi Chưa bạo

xuyên thoảng giờ

SL | % |SL | % | SL | % | §SL| % 1 | Thuyết trình 21| 9 |2 |9 |0 L0 L0|0 2 | Kê chuyện 15 | 65 | 5 |22 | 3 | 13 | 0 | O 3 | Thảo luận nhóm 8 |35 | 6 |26 | 9 | 39 | 0 | 0 4 | Trò chơi học tập 3 13 5 21 8 35 7 31 5 |Dayhocnéuvandé | 4 | 17 | 6 | 26] 12 | 53 |] 1 | 4 6 | Day hoc theo dy an 0 0 0 0 14 | 61 9 39

Trang 23

100) ,,

Thuyéttrinh Kế chuyện Tháoluận TChọctập Dạy họcnêu Dạy học dự nhóm vấn đè an

EI Thường xuyên @ Thinh thodng O Hiém khi 0 Chua bao gid

Biểu đô 2: Thực trạng sử dụng các PPDH trong dạy học phân lịch sử ở tiểu học

Qua bảng số liệu trên cho thay hau hết GV sử dụng PPDH truyền

thống: thuyết trình (mức độ thường xuyên 91%), kể chuyện (65%) Còn các PPDH khác nhằm phát huy tính tích cực của HS như thảo luận nhóm, trị chơi học tập, dạy học nêu van dé, day học theo dự án ít được sử dụng

Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ quan niệm về vai trị của

mơn học, dẫn đến việc không chú trọng đầu tư đến dạy học bộ mơn Đó chính

là nguyên nhân chủ quan, nghĩa là từ GV, vận dụng quan niệm đối mới nhưng

chưa toàn diện, chỉ chú trọng đến tìm tịi PPDH mới cho các môn học “chính”

mà quên đi việc đổi mới phải đi cùng với việc cải tiến PPDH truyền thống ở

tất cả các mơn Bên cạnh đó, GV chưa quan tâm đến việc hình thành những tri

thức cần thiết quan trọng cho HS qua môn Lịch sử, không thường xuyên yêu

cầu làm bài tập, trả lời câu hỏi, chuẩn bị bài trước, tìm hiểu thu thập thơng tin

liên quan đến bài học Vì vậy dẫn đến thực trạng GV không sử dụng đến

Trang 24

1.2.3 Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học của GV trong day hoc

phân môn lịch sử ở tiểu học

Nội dung phiếu điều tra: Câu 3 (phụ lục 1)

Bang thống kê điều tra:

Kết quả mức độ sử dụng

Thường Thình ' _ | Chưa bao

STT | Hình thức dạy học Hiêm khi

xuyên thoảng g10

5L | % | SL| % Sl % | SL| %

I | Canhan 20 | 87 3 13 0 0 0 0

2 |Nhom 18 | 78 5 22 0 0 0

3 | Cả lớp 13 | 56 8 35 2 9 0 0

4 | Day hoc ngoai 16

l 2 5 ” 0 0 0 0 0 0 23 | 100

(tại hiện trường) 5_ | Thăm quan, ngoại

, 0 0 0 0 0 0 23 | 100

khoa

Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ:

100¬ MO olf] ở 70- 60“ 56 20 35 O Thuong xuyén 30+ 2 El Thỉnh thoảng 20112 9 O Hiém khi NN I Chưa bao gi Cánhân Nhóm Cả lớp DH i Tham Ip quan, 1 a

Trang 25

Biểu đỗ cho thấy các hình thức GV thường str dung DH là hình thức

day ca nhan (87% muc độ thường xuyên) hay hình thức hỏi - đáp (GV hỏi, HS trả lời), hoặc hình thức GV giảng, HS chép, GV “ngại” tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm khiến giờ hoc không sôi nổi, không phát huy được tính tích cực, chủ động của HS Nhiều GV cho răng cứ đặt ra câu hỏi cho HS trả

lời là phát huy được tính tích cực, chủ động của HS Các hình thức dạy học

ngồi lớp, thăm quan ngoại khóa không được sử dụng, 100% GV duoc hoi đều chưa sử dụng hình thức này trong giảng dạy

Nguyên nhân của thực trạng xuất phát từ nhiều yếu tổ như: thời gian của một tiết học có giới hạn, GV muốn nhanh chóng cho HS ghi chép đầy đủ

bài học để cịn học các mơn khác, dẫn đến việc các PPDH và hình thức tổ

chức dạy học không phong phú; ngoài ra, cùng chung tâm lí với GV, HS cũng coi day là môn học phụ nên khơng thích học, khơng hợp tác, không cùng ŒV thực hiện các hoạt động khiến cho giờ học nhàm chán Các tiết học thực địa

tại Viện bảo tàng, khu di tích và các buổi thăm quan học tập chưa được tơ

chức bởi lí do các nhà trường chưa có điều kiện và thời gian cũng như kinh

phí tơ chức không chỉ môn học này mà ở hầu hết các môn học khác, bên cạnh

đó nhà trường cũng chưa có chính sách hợp lí, cịn mang nặng tư tưởng đầu tư

cho các môn học “chính” để phục vụ cho các cuộc thi học sinh giỏi, trạng

nguyên Ban giám hiệu và GV còn “ngại” tô chức các hoạt động ngoại khóa cho HS

1.2.4 Thực trạng sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong dạy học phân Lịch sử

Nội dung phiếu điều tra: Câu 4 (phụ lục 1)

Trang 26

Kết quả mức độ sử dụng

ST Thường Thinh , Chua

Phuong tién Hiém khi

T xuyên thoảng bao giờ

SL | % |SL| % |SL|% |SL|% 1 | Bang, phan 23 |100/ 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | O 2 | Bản đô, lược đô 13|56 | 8 |35|2 |9 |L0|10

3 | Tranh ảnh 9 | 39] 10/44] 4 |17] 0 | 0

4 | May tinh, may chiéu 7 | 30] 5 | 22/10] 44/0 | 0 5 | Bang tiéng, hinh 0|/0/]0]0/] 4 | 17] 19 | 83

6 | Cac TB, phuong tién khac | 0 0 0 0 0 0 0 0

Kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ:

Eth} 108 - Sự i as 86 + ry 76 - 6 - ——ễ 56 - E1 ương ywyen 4g + E1 5ứnh thoáng 38 - Eitểm ki 26 - CREE bao Be EG - Ũ

Bang phan Bandé, TranhanhMaytinh, Bang tược đồ táy chiếêur£ng, hình

Biểu đồ 4: Thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong dạy học phân lịch sử

Trang 27

thường xuyên là biểu đỗ 56%, tranh ảnh 39%; các phương tiện DH mang lại

nhiều thông tin, tăng tính sinh động, tạo hứng thú học tập, đặc biệt là tiết kiệm

thời gian: máy vi tính,băng hình, chưa được sử dụng trong giờ học

Qua quan sát, sự giờ tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các phương tiện thiết bị để minh họa cho nội dung bài học mà ít chú ý đến nguồn tri thức của chúng Nguyên nhân nằm ở chỗ hầu hết HS còn yếu trong kĩ năng sử dụng bản đô, lược đồ; cũng do GV chưa nắm chắc các kĩ năng này nên việc hướng dẫn các em sử dụng trở nên khó khăn và không thường xuyên Ngồi ra, qua tìm hiều, tơi thấy các trường tiểu học cũng đã được trang bị khá đầy đủ tranh

ảnh, bản đồ, lược đà phục vụ cho môn học, tuy nhiên, xuất phát từ phía GV không biết tận dụng hoặc không chịu sử dụng các thiết bị đó vào đạy học

Riêng máy chiếu và các phương tiện hiện đại thực tế cho thấy các trường còn thiếu thốn nhiều và GV cũng chưa có nhiều kĩ năng sử dụng thành thạo các

phần mềm đạy học

1.2.5 Thực trạng về việc lập kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học trên lớp Thông qua các tiết dự giờ và trò chuyện với GV tôi nhận thấy hầu hết

GV chưa lập kế hoạch bài học cu thé cho một bài day lich sw Tinh trang day

khơng có giáo án khá phố biến GV chỉ đọc trong SGK, sách tham khảo và tô

chức cho HS trả lời câu hỏi dẫn đến g1ờ học đem lại hiệu quả không cao Một số GV khi soạn giáo án còn quá lệ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế mà chưa có sự tìm tòi, sắng tạo của bản thân để thiết kế nội dung học tập phù hợp với đối tượng HS từng lớp Nhiều GV chưa xác định được đầy đủ mục tiêu của bài học

Khi được hỏi về vấn đề này, đa số GV cho rằng khơng có thời gian để

thiết kế giáo án và vì đây không phải là môn học chính nên khơng cần phải

quá đầu tư nhiều thời gian Do không chuẩn bị giáo án khiến GV chưa biết

Trang 28

lịch sử thành cuộc đối thoại giữa GV và HS, không kích thích được tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của HS Trong giờ học có những HS không chú ý, nói chuyện riêng dân đên không hiệu bai

1.2.6 Hứng thú của học sinh tiêu học với môn học Lịch sử

Nội dung điều tra: Câu 5 (phụ lục 1)

Bảng thống kê điều tra:

oe Két qua Y kién cua HS SL Tỉ lệ (%) Ý kiến I1 408 43 Ý kiến 2 430 46 Ý kiến 3 65 7 Ý kiến 4 35 4

Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ:

505 45+ 40- 351 30+ 251 20+ 15+ 10- \) 43 46 7 4 tas

Ykién1 Ykién2 Ykién3 Ykién4

Trang 29

sao em khơng thích học mơn này thì đa số các em đều trả lời là do môn học

khô khan, nhàm chắn, mà theo tôi, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc GV

chưa nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy bộ môn này cho HS

dẫn đến việc lựa chọn, sử dụng các PPDH kết hợp với các hình thức dạy học

chưa hợp lí, kéo theo việc HS cũng không chú trong tới môn học này

1.2.7 Hiểu biết của HS về vai trò của mơn học

Qua trị chuyện trực tiếp, phỏng vẫn HS lớp 4,5 của hai trường tiểu học

về nhận thức của các em về vai trò của môn học Lịch sử, chúng tôi thu được kết quả là đa phần các em HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Lịch sử nước nhà Có đến 72% HS được hỏi trả lời là không biết; 24%

HS cho rằng môn học có vai trị bình thường, không quan trọng lắm; còn 4% HS thăng thắn cho răng môn học chỉ là phụ, không quan trọng

Trước thực trạng nhận thức của HS về vai trò của môn học này, chúng

tôi thiết nghĩ nguyên nhân chính là do GV chưa định hướng chính xác việc

học cho các em, chính tâm lí coi nhẹ môn học của GV đã tạo cho các em lỗi suy nghĩ như vậy Qua việc tô chức các hoạt động học tập trên lớp của GV,

HS cũng nhận thấy sự không đầu tư vào bài dạy, và điều đó làm ảnh hưởng đến nhận thức không đúng dan cua HS Hiện nay, phim ảnh chiếu nhiều bộ phim lịch sử nhưng lại là phim lịch sử của các nước như Hàn Quốc, Trung

Quốc ma rat it chiếu phim lich str Viét Nam, dan đến việc có khi các em chi

nhớ lịch sử nước ngoài hơn là ghi nhớ lịch sử nước nhà Điều này ảnh hướng

đến việc nhận thức về vai trò của việc học lịch sử dân tộc

1.2.8 Thực trạng về việc học tập môn Lịch sử của HS

Qua trao đổi, phỏng vẫn trực tiếp HS hai khối lớp 4,5, chúng tôi thu

Trang 30

dung SGK; Con lai 8% Hồ trả lời các em được học theo hình thức GV tô chức

cho HS tìm hiểu bài thơng qua các hoạt động trên lớp như thảo luận nhóm, trị

chơi học tập, kế chuyện lịch sử ; khơng có HS nào được học bài dưới hình thức đi thăm quan, du lịch, Viện bảo tàng

Khi được hỏi em thích hình thức học nào nhất, thì đa số các em trả lời thích hình thức thứ 3, và số ít tị mị muốn được học tập ở hình thức thứ 4

Sở dĩ có thực trạng như trên xuất phát từ nhèu lí do, từ việc chưa có sự quan tâm, đầu tư của nhà quản lí, của GV; từ nhận thức chưa xác đáng vai trị

của mơn học của cả GV và HS Theo chúng tôi, nguyên nhân chính nằm ở

chỗ GV giảng dạy chưa thay được cái hay, ý nghĩa của bộ môn, dẫn đến việc thờ ơ với việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp Bên cạnh đó, GV nhận thức rõ tình trạng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc của đa số giới trẻ Việt Nam nên không ý thức được phải đầu tư cho việc dạy Lịch sử Việt Nam cho HS ngay

từ cấp học đầu tiên

Trên đây là thực trạng dạy học Lịch sử ở một số trường tiêu học mà tơi đã tìm hiểu được, đó cũng chính là những tồn tại, khó khăn mà các GV tiểu học gặp phải khi dạy Lịch sử ở tiêu học Chính vì vậy, cơng việc của chúng ta

hiện nay là làm thế nào để đôi mới cách dạy, phải đưa ra được một quy trình

đúng đắn để giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng

Trang 31

Chương 2 DẠY PHÁN LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC

2.1 Nguyên tắc dạy học phần Lịch sử Việt Nam trong môn Lịch sử và

Địa lí ở tiêu học

2.1.1 Nguyên tắc dạy học các nội dung lịch sử Việt Nam 2.1.1.1 Đảm bảo tính tư tưởng

Tính tư tưởng là nguyên tắc hàng đầu của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng Trong dạy học lịch sử GV phải khơi dậy cho HS lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quý, biết ơn với tô và quần chúng nhân dân, lòng yêu hòa

binh và căm ghét sự bất công, tàn bạo, chiến tranh, Dạy lịch sử Việt Nam là day cho HS niém tu hao vé lich str vé vang của dân tộc, tự hào về lịng u

nước nơng nàn và tinh thần bất khuất trước kẻ thù của cha ơng; khơi dậy lịng biết ơn những người đã có cơng gây dựng và bảo vệ Tô quốc

2.1.1.2 Đảm bảo tính hệ thống

Quá trình phát triển của lịch sử được thực hiện trong sự thống nhất đa

dạng, đầy mâu thuẫn, hợp với quy luật của tiến trình lịch sử Trong quá trình

hình thành tri thức lịch sử cho HS, GV cần đảm bảo tính hệ thống, logic của sự phát triển bản thân lịch sử Trình bày sự kiện lịch sử phải theo đúng trình tự thời gian xảy ra sự kiện, kiến thức của bài học trước phải là cơ sở để lĩnh hội kiến thức ở bài học sau, hoặc giữa các kiến thức trong một bài học cũng có tính hệ thống

Nếu tính hệ thống trong dạy học không được đảm bảo sẽ làm cho sự hiểu biết lịch sử của HS thiếu hệ thống, không theo tiến trình thời gian diễn ra các sự kiện của quá khứ và không hiểu sâu sắc bản chất sự kiện

2.1.1.3 Đảm bảo tính khoa học

Trang 32

dạy phải chính xác, khoa học, tránh trường hợp đưa vào bài dạy những sự

kiện sai lệch, xuyên tạc, bóp méo lịch sử Tính khoa học cũng được thê hiện rõ ở việc trình bày nội dung sự kiện lịch sử đúng với bản thân quá khứ Đồng

thời cũng phải cung cấp lượng thông tin phù hợp 2.1.1.4 Đảm bảo tính vừa sức

Trong quá trình học tập của HS, tính vừa sức được thể hiện trong việc lựa chọn nội đung kiến thức phù hợp với đối tượng HS Tính vừa sức làm cho HS hứng thú, tạo điều kiện cho các em vươn lên ngang trình độ chương trình,

các em khá giỏi vươn lên trong phạm vi trình độ quy định Do đó, ŒV chú ý khi cung cấp các sự kiện lịch sử và chú ý các tình huỗng, các hoạt động phù

hợp voái trình độ của HS, tránh sự quá tải hoặc hạ thấp kiến thức

2.1.2 Nguyên tắc về sử dụng các phương tiện dạy học trong dạy học lich sw

2.1.2.1 Dam bảo tính trực quan

Nguyên tắc trực quan là yêu cầu quan trọng, cần thiết đối với dạy học

Tuy nhiên, do đặc trưng của bản thân hiện thực lịch sử và sự nhận thức lịch sử nên trong quá trình dạy học lịch sử cần đảm bảo và coi trọng để cụ thể hóa kiến thức về quá khứ, tạo biểu tượng lịch sử, có hình ảnh cho HS Do đó, khi

dạy học GV phải cô găng khai thác hết tác dụng của các phương tiện trực quan

2.1.2.2 Đảm bảo khả năng phát triển tư duy và thực hành

Phát triển tư duy và khả năng thực hành cho HS là một nguyên tắc cần đảm bảo trong dạy học Bài học phải được thiết kế theo hướng sử dụng các

phương tiện hỗ trợ để giúp HS hoạt động, chủ động khám phá ra những kiến

Trang 33

2.1.2.3 Đảm bảo tính thẩm mỹ

Các phương tiện dạy học được sử dụng đề truyền đạt kiến thức lịch sử

rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên không phải phương tiện nào GV cũng có

thê sử dụng mà khi lựa chọn phương tiện, ŒV cần cân nhắc, lựa chọn sao cho

đồ dùng phù hợp với nội dung cần dạy, đảm bảo đẹp, hấp dẫn nhưng không quá xa vời với nội dung và với HS

2.2 Dạy học các nội dung lịch sử Việt Nam trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học

Toàn bộ nội dung chương trình lịch sử ở Tiểu học là các bài về lịch sử

Việt Nam Chương trình có cầu trúc đồng tâm, phát triển dần theo các lớp Do vậy những dạng bài ở lớp 4 các em sẽ gặp lại lở lớp 5 Trong phạm vi hẹp của đề tài, chúng tôi phân chia các bài học thành các dạng bài và đưa ra quy trình cơ bản khi dạy các dạng bài

Chúng tôi phân chia thành 2 dạng bài cơ bản là dạng bài hình thành kiến thức mới và dạng bài ôn tập, tổng kết

2.2.1 Dạng bài hình thành kiến thức mới

Đây là dạng bài cung cấp phần kiến thức chủ yếu trong chương trình,

trình bày các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng thời kì lịch sử, đã được tác giả lựa chọn một cách chặt chế, khá toàn diện về các lĩnh

vực của đời sống xã hội Các nội dung cũng là những dạng bài cụ thể trong hệ thống bài cung cấp kiến thức mới, bao gồm:

- Dạng bài về xây dựng nhà nước, cơ câu tổ chức bộ máy chính quyền - Dạng bài về tình hình kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội

- Dạng bài về nhân vật lịch sử

- Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thang, chién

Trang 34

- Dạng bài về các thành tựu kinh tế văn hóa, nghệ thuật khoa học

giảo dục

Khi tiến hành giảng dạy đạng bài này, GV cần sử đụng phong phú các

PPDH và tổ chức các hình thức dạy học phong phú, nhằm hình thành kiến

thức vững chắc cho HS mà không gây nhàm chán, tạo điều kiện để HS phát

huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập

2.2.1.1 Dạng bài có nội dung về xây dựng nhà nước, cơ cầu tổ chức bộ máy chính quyền

Dạng bài này cung cấp cho HS thấy những nét cơ bản, khái quát về một

triều đại (hoàn cảnh ra đời, bộ máy tô chức nhà nước, đời sống kinh tế văn

hóa của nhân dân dưới triều đại đó )

Quy trình dạy học được thể hiện qua các bước tiến hành theo trình tự

sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Trong bước này GV tiễn hành kiểm tra bài cũ nhăm hình thành cho HS kĩ năng liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới, vận dụng kiến thức của bài trước để tiếp thi kiến thức của bài sau

GV chuẩn bị cho HS tâm thế tốt để học bài mới bằng cách giới thiệu

bài gây hứng thú, ẫn tượng với HS GV có thể sử dụng các cách sau:

Đọc mẫu chuyện, bài thơ, đoạn văn hay ca dao tục ngữ liên quan đến nội dung bài học

Sử dụng PP đối thoại hoặc quan sát tranh ảnh và giới thiệu về hoàn

cảnh lịch sử/tình hình đất nước, những dẫn chứng dẫn đến việc hình thành nhà

nước, những yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyên Bước 2: TỔ chức các hoạt động dạy học

Trang 35

GV sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để HS quan sát, thực hành làm

việc với phương tiện trực quan kết hợp với đàm thoại, trao đôi để HS thấy được nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nhà nước

* Tim hiéu vi tri dia li, thời gian hình thanh, bộ máy nhà nước

GV hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí địa lí thơng qua lược đồ, cho HS thực hành chỉ trên lược đồ nơi nhà nước thành lập

Tìm hiểu thời gian và sự hình thành nhà nước thơng qua thảo luận

nhóm và đàm thoại Tức là ŒV đưa ra yêu cầu, phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trước lớp

Tìm hiểu bộ máy nhà nước, GV cho HS thực hành vẽ sơ đồ Để làm được, GV sử dụng đàm thoại dé HS tìm hiểu được đây đủ các thông tin cho việc vẽ sơ đồ GV có thể sử dụng các câu hỏi:

+ Đứng đầu nhà nước (bộ máy chính quyên) là ai?

+ Nhà nước (bộ máy chính quyền) gồm mấy tang lớp, đó là những tầng lớp nào?

+ Bên dưới chính quyền trung ương là những đơn vị hành chính nào? Gồm mấy cấp? Đứng đầu mỗi cấp là những tầng lớp nào?

* Tìm hiểu thành tựu về văn hóa, kinh tế, xã hội

Sử dụng PP quan sát, cho HS trực tiếp tìm hiểu thơng qua làm việc với

tranh ảnh, hiện vật GV kết hợp với sử dụng PP đàm thoại, thảo luận nhóm dé HS tìm hiểu về các thành tựu văn học, kinh tế, xã hội của nhà nước, phong tục

tập quán, đời sống vật chất — tinh thần của người dân; có thể sử dụng bảng

thống kê và so sánh sự khác nhau giữa các triều đại, nhà nước dé phát triển tư

đuy, rèn luyện các kĩ năng cho HS Bước 3: Cúng cỗ

Khi tiến hành hoạt động này, GV có thể tổ chức theo các hướng sau: Nêu lại phần ghi nhớ (khái quát lại tồn bài), sau đó cho HS trình bày

Trang 36

GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng việc khái quát lại nội đung bài học, mượn điển tích, điển cỗ để nhẫn mạnh cho HS, và lơng ghép vào đó là bai hoc giao dục nhẹ nhàng mà sâu sắc

2.2.1.2 Dạng bài về tình hình kinh tế-chính trị, văn hóa -xã hội

Dạng bài này nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ta sau mỗi thời kì (giai đoạn) nhất định Giảng

đạy đạng bài này GV có thê tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Đây chính là bước GV chuẩn bi cho HS tinh than va hung thu hoc tap

tốt, GV có sự chuẩn bị chu đáo và tô chức hoạt động giới thiệu bài hiệu quả,

có thê sử sụng các cách:

Dùng PP quan sát (tranh ảnh/bản đồ ), HS quan sát và phân tích nội dung bức tranh sau đó dẫn dắt vào bài

Dùng PP nêu vẫn đề, GV đặt vấn đề tạo sự tị mị, kích thích HS suy nghĩ và có nhu cầu tiếp thu kiến thức để giải quyết vần đề

GV kể một câu chuyện, cho HS nghe một đoạn trích, nghe đoạn băng về nội dung sự kiện gợi sự hứng thú cho HS, sau đó dẫn dắt vào bài học

Bước 2: TỔ chức các hoạt động dạy học

* Tình hình về kinh tẾ — chỉnh trị văn hóa - xã hội nước ta cuối

(sau/trước) thời kì nào đó

Hoạt động này, ŒV cho Hồ tìm hiểu tình hình kinh tế — chính trị của

đất nước, chính quyền, đời sống văn hóa — xã hội của nhân dân như thế nào dưới nhà nước/chế độ đó

Trang 37

nhóm để hồn thành nhiệm vụ GV tạo điều kiện cho HS đánh giá, nhận xét

về các thành tựu và tình hình theo suy nghĩ cá nhân * Kết quả của tình hình

Trước tình hình của đất nước, nhà nước/chính quyền hoặc nhân vật lịch sử có những biện phảp/việc làm dé tac động tích cực đến các thành tựu Do đó

GV hướng dẫn HS tìm hiểu những việc làm/biện pháp có tác động nhằm cải

biến tình vừa nêu ở hoạt động trên

GV tạo điều kiện cho HS tự phát hiện kết qủa của các biện pháp/việc

làm của nhân vật (nhân dân/chính quyên) qua sử dụng PP nêu vấn đề; tổ chức

HS thành các nhóm, quan sát tranh ảnh, đọc thông tin và nêu được kết quả

của tình hình Tổ chức theo hình thức các nhóm đặt câu hỏi cho nhau và yêu cầu phải giải thích được tại sao lại có kết quả như vậy

*xÝ nghĩa và những thành tựu đạt được

Bằng PP quan sát, GV cho HS xem tranh/ảnh minh hoạ cho kết quả/thăng

lợi của các hoạt động, HS nhìn vào đó và sẽ tự rút ra những nhận định, đánh giá về kết quả đã nêu, từ đó đưa ra được ý nghĩa của việc làm, đó chính là

những thành tựu đạt được có giá trỊ về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, đánh

dẫu một thời kì phát triển

GV có thê hướng dẫn HS thông qua các câu hỏi định hướng, hoặc GV

yêu cầu HS thực hiện việc so sánh tình hình của đất nước/khu vực(triều

đại trước và sau khi diễn ra việc làm/cuộc cải cách/ Với phương pháp này,

GV không chỉ giúp HS khái quát lại được toàn bộ nội dung bài học mà còn

giúp HS rèn luyện kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát giúp cho khơng khí lớp học thêm phần sôi nỗi

Bước 3: Củng cỗ

GV có thể tơ chức hoạt động thành một trò chơi học tập, có tính chất thi đấu, tổ chức cho HS thi kể chuyện về các nhân vật lịch sử với những việc

Trang 38

GV tô chức cho HS nêu cảm nghĩ của mình với những việc làm của

thế hệ cha ông, liên hệ với tình hình thực tế ở địa phương, giới thiệu những

sản phẩm sưu tầm đượcvề vẫn đề liên quan đến nôi đung bài học (tranh ảnh

miêu tả sự thành công/thắng lợi của những việc làm hoặc nhân vật lịch sử làm

nên thắng lợi đó ) Và GV mở rộng thêm thông tin cho HS bằng bài văn, bài thơ, đoạn trích có nội dung liên quan đến bài học

2.2.1.3 Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử

Gan với những sự kiện lịch sử là những nhân vật anh hùng, những con

người góp phần quan trọng làm nên chiến thăng và ý nghĩa to lớn cho sự kiện ay Trong chương trình lịch sử ở tiểu học giới thiệu cho HS những nhân vật

tiêu biểu nhất, đại diện cho những thế hệ cha anh có cơng lao to lớn, viết nên

những trang sử vẻ vang của dân tộc Dạy đạng bài này nhằm cung cấp cho HS

những hiểu biết cơ bản về gia cảnh, xuất thân, đặc điễn tính cách, tài năng và

đóng góp của nhân vật lịch sử, qua đó giáo dục lòng biết ơn đối với những

npười có công với đất nước Tiến hành một giờ dạy học như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Hoạt động này giúp HS làm quen, gợi sự tò mò, muốn khám phá về con

người, tài năng của nhân vật lịch sử Đề thành cơng, GV có cách giới thiệu bài

gây ân tượng, GV có thể:

Bang PP quan sát và kể chuyện, GV cho HS nghe bài thơ, bài báo, câu

chuyện về nhân vật, gây sự chú ý, gợi trí tị mị, muốn hiểu biết thêm về nhân vật Tranh ảnh có thể là ảnh chụp nhân vật có thể là tranh ảnh về quê hương,

nơi làm việc của nhân vật

Sau đó GV có thể đặt thành van dé như kiểu với đặc điểm, tính

cách như thế này/thế kia nhân vật lịch sử đã cống hiến gì cho đất nước? Công lao của họ được ca ngợi, được nhân dân biết ơn, vậy họ đã có những

Trang 39

Bước 2: TỔ chức các hoạt động dạy học

* Giới thiệu khải quát về nhân vật (quê quản, hoàn cảnh gia đình, đặc

điểm tính cách, tài năng, đức đó, )

GV sử dụng PP vẫn đáp, thảo luận nhóm và trị chơi học tập, tơ chức

hoạt động cho HS nhằm tạo khơng khí sơi nổi cho lớp học GV tổ chức lớp

thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm là tìm thơng tin về nhân vật lịch

sử trong thời gian ngắn nhất, được đúng và đầy đủ nhất Khi đã thảo luận

xong, các nhóm sẽ đại diện trình bày diễn cảm, sinh động kết quả thảo luận của nhóm mình (tức là đại diện nhóm HS sẽ dùng miêu tả, kể chuyện để báo cáo) Và cuối cùng GV tổng kết lại những ý chính HS cần ghi nhớ

* Công lao của nhân vật lịch sử (hành động/việc làm, kết quả và ÿ nghĩa)

Trong hoạt động này, GV định hướng cho HS có thể miêu tả và tường

thuật (kể) lại được những hành động của nhân vật để thấy được công lao to

lớn của họ đối với dân tộc, sử dụng PP kể chuyện và vẫn đáp

GV sử dụng PP quan sát (tranh ảnh, bản đô, diễn tả địa điểm, bối cảnh diễn ra hành động, việc làm của nhân vật) kết hợp PP gợi mở-vẫn đáp, thảo luận nhóm đề cho HS có thể khái quát lên thành câu chuyện lịch sử

Sau khi HS quan sát tranh ảnh, ŒV tô chức cho HS thảo luận nhóm để

trả lời được những câu hỏi hướng dẫn của GV ở trong phiếu học tập (nguyên

nhân/hoàn cảnh dẫn đến việc làm; diễn biến việc làm; kết quả và ý nghĩa), các

nhóm sẽ báo cáo đưới hình thức thi đẫu xem nhóm nào có cách trình bày hay nhất

Nhằm kích thích tư duy của HS, GV nên hỏi HS: “Tại sao nhân vật

lịch sử lại có việc làm/hành động như vậy?” Việc làm này giúp HS hiểu rõ bản chất của sự kiện và nhớ bài sẽ chắc chắn hơn GV có thể cung cấp thêm

thông tin về hoạt động của nhân vật lịch sử dé HS hiểu một cách đầy đủ nhất Cuối hoạt động, GV nhắc lại toàn bộ những kiến thức cơ bản HS cần

Trang 40

* Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thải độ cho HS

Trước khi nêu bài học, giáo dục tư tưởng cho HS, GV nên cho HS biết về kết quả, ý nghĩa việc làm của nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử dân

tộc, cuộc sống của nhân dân khi đó và ngày nay như thế nào

Giáo dục về lòng biết ơn, khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử

bằng PP vẫn đáp, GV nêu câu hỏi để HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá

nhân về việc làm của nhân vật lịch sử, giải thích tại sao lại có suy nghĩ, cảm nhận đó Việc hỏi tại sao để GV kiểm tra lại việc nắm vững kiến thức của HS,

và cũng giúp HS ghi nhớ khắc sâu bài học ngay tại lớp Bước 3: Củng cỗ

GV tô chức cho HS trưng bày tư liệu sưu tầm về nhân vật có thể là

tranh ảnh, câu chuyện hay bài thơ, bài hát có nội dung viết về nhân vật

Đề nhẫn mạnh ý nghĩa của bài học, GV có thể cho HS chơi trò chơi, ở

dạng bài này, có thê chơi trị ơ chữ hay đóng vai nhân vật để HS hoá thân vào

nhân vật thực hiện việc làm của nhân vật

2.2.1.4 Dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến,

chiễn thăng, chiến dịch, phong trào

Đây là dạng bài chiếm tỉ lệ khá nhiều trong chương trình, cung cấp cho HS kiến thức về hoàn cảnh, điễn biến, kết quả và ý nghĩa của các trận đánh, cuộc khởi nghĩa, chiến dịch có ý nghĩa quan trọng trong tiễn trình lịch sử

của dân tộc Khi tiễn hành giảng dạy, có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Đề HS có những an tượng ban đầu về trận đánh, cuộc khởi nghĩa (tên

chiến dịch/khởi nghĩa, khoảng thời gian địa điểm diễn ra ) GV sử dụng PP

quan sát, cho Hồ quan sát lược đồ, bản đồ, tranh ảnh về địa danh lịch sử nơi diễn ra trận đánh/chiến dịch , khái quát về tình hình lịch sử giai đoạn đó và

Ngày đăng: 04/09/2014, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w