Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỉ XIII ( khóa luận tốt nghiệp) Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỉ XIII ( khóa luận tốt nghiệp) Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỉ XIII ( khóa luận tốt nghiệp) Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỉ XIII ( khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC CHINH TRI
2k 2K ok
PHAM THI AN
THIEN PHAI TRUC LAM YEN TU
| VA ANH HUONG CUA NO DEN DOI SONG ||
NGUOI VIET O THE KY XIII
KHOA LUAN TOT NGHEP DAI HOC
Chuyén nganh: Triét hoc
HÀ NỘI - 2013
Trang 2
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC CHINH TRI
ok 2 2
PHAM THI AN
THIEN PHAI TRUC LAM YEN TU
VA ANH HUONG CUA NO DEN DOI SONG
NGUOI VIET O THE KY XIII
KHOA LUAN TOT NGHEP DAI HOC
Chuyén nganh: Triét hoc
Người hướng dẫn khoa học
TS VI THÁI LANG
HÀ NỘI - 2013
Trang 3
LOI CAM ON
Trước tiên em xin phép được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Vi Thái Lang - Người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn em hồn
thành tốt khóa luận này
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 Đặc biệt là các thầy cô Khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy và
dành cho chúng em những tình cảm tốt đẹp nhất trong suốt thời gian qua Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bẻ đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hồn thành khóa luận
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy
cô và các bạn sinh viên
Lời cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cơ và gia đình sức khỏe, hạnh phúc
Em xin chan thanh cam on!
Ha Noi, ngay 09 thang 05 nam 2013 Tac giả khóa luận
Trang 4LOI CAM DOAN
Khóa luận tốt nghiệp được hình thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vi
Thái Lang Tôi xin cam đoan răng: Đây là kêt quả nghiên cứu riêng của tôi
Nêu sai tơ1 xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 09, tháng 05, năm 2013 Tac gia khóa luận
Pham Thi An
Trang 5
MUC LUC
MO DAU woececscscscecsecccscscececscsssescssessscscscseevevscessescsvesssescscseacevevessesesvesessessstacans 1
Chương 1: THIÊN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ - 5 c2 +c+<+£zsz¿ 6 1.1 Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sec te£eeverered 6
1.2 Những tư tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử I1
Chuong 2: SU ANH HUONG CUA THIEN PHAI TRUC LAM YEN TU
DEN ĐỜI SÔNG NGƯỜI VIỆT Ở THỂ KỶ XIII -5-5-5s+se<s2 21 2.1 Ảnh hưởng trên lĩnh vực chính trỊ - - -c< << sssssssssssssss 21 2.2 Ảnh hưởng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội . - - xxx: 24
2.3 Ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa 5+ xxx E+xekcererrerecee 28
2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 39
KET LUẬN ¿- E52 SzS2 SE E E1 5151511111111 111111, 43
Trang 6MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng
không chỉ bởi đã xuất hiện sớm, nhiều thế kỷ từng được coi là quốc giáo, mà còn được khẳng định ở sự gắn bó với quá trình xây dựng, phát triển quốc gia, phổ cập tới khắp mọi vùng, miền trong cả nước và trở thành một bộ phận cơ hữu trong đời sống văn hóa dân tộc
Trên dịng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hướng, tiếp nhận từ phương Nam và phương Bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài
và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hóa
truyền thông bản địa
Cùng theo dòng lịch sử ấy, chúng ta nhìn lại Phật giáo Việt Nam hẳn
thay noi bật một nét đột phá vô cùng thú vị - một thiền phái mang tên Việt Nam, với ông Tổ người Việt Nam, lại là một vị vua anh hùng của dân tộc - Trần Nhân Tông Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật
giáo Việt Nam nói riêng
Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng khơng phân chia ranh giới vì "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính" Tuy nhiên Phật
giáo truyền vào mỗi nước, thì mỗi nước có tính dân tộc riêng, có ngơn ngữ, có
nếp sinh hoạt, nếp suy nghĩ theo cá tính dân tộc, do đó Phật giáo cũng phải
hoà nhập vào mỗi dân tộc để có được sự tiếp thu dễ dàng thích ứng Điều này,
điểm qua lịch sử, chúng ta thấy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử quả thực đã làm nổi bật lên những nét chấm phá của Phật giáo Việt Nam
Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo Sử luận đã viết: "Phật giáo Trúc Lâm là một nên Phật giáo độc lập, uy tín tỉnh thân của nó là uy tín tinh
thân quốc gia Đại Việt Nó là xương sống của một nên van hoá Việt Nam độc
lập Nên Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo
Trang 7
Trung Hoa, An Độ và Tây Tang nhung van giit ca tinh dac biét cua minh” [8, tr 57] Phải nói rằng sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là niềm tự
hào lớn của dân tộc Nó thể hiện bản sắc, cũng như tính tự chủ, tinh thần
không chịu lệ thuộc bởi ngoại lai Cũng chính sự ra đời của thiền phái này đã
có những ảnh hưởng lớn đến đời sống người Việt ở thế kỷ XHI Đặc biệt
trong lúc đất nước bị quân Nguyên - Mông xâm lược đã tạo nên sức mạnh của toàn dân Từ vua quan đều là Phật tử cho đến những người dân đều đồng lòng
ra sức dẹp giặc để bảo vệ cho đất nước
Nguyễn Tài Thư trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cũng đã khăng định: “Nếu như nhập thể là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn dé
chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thể - trái lại nó là tơn giáo xuất thế” [16, tr 98] Khác với các Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tính thần nhập thế, điều đó cho thấy đạo Phật không phải là
đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mà giác ngộ được Với tỉnh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dẫn
thân vào cuộc sống, đồng su voi chung sinh, vui voi niềm vui của đất nước,
đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc
sống tu hành thoát tục
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc
luôn ln song hành Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian vẫn không
làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ay
Trang 8không thể không hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam, trong đó thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử là một của báu của dân tộc càng phải được tìm hiểu và phát huy
Vậy nên, tác giả khóa luận đã chọn đề tài: “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và
ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỷ XIII” làm khóa luận tốt
nghiệp của minh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Với tầm quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như vậy, nên cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình ở các cấp bậc, góc độ khác nhau: “Tìm
hiểu xã hội Việt Nam thời Ly - Trần” của Viện sử học (1981), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội; “Thơ văn thời Lý -Trần”, tập 2 của Uỷ ban Khoa học Xã hội
(1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông” của Hà Văn Tân, Phạm Thị Tâm (1968), Nxb Khoa học xã hội Ngồi ra cịn một số bài báo về văn thơ, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, sử học, khảo cổ học, dân tộc học về thời Trần đã góp phần tạo nên khuôn mặt thời
ay khá phong phú
Nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn được đề cập trong những cơng trình về Phật giáo như cuốn “Lịch sử phật giáo Việt Nam” của Nguyễn
Tài Thư làm chủ biên (1988), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Việt Nam phật giáo sử luận”, tập 1 của Nguyễn Lang (2000), Nxb văn học, Hà Nội; “Lược sử
phật giáo Việt Nam” (của Thích Minh Tuệ) vv
Ngoài ra phải kể đến những cơng trình nghiên cứu trực tiếp thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: “Yên Tử non thiêng” (Sở văn hóa Quảng Ninh); “Non thiêng Yên Tử” (NXB Văn hóa Thơng tin 1994); “n Tử và thiền phái Trúc Lâm” (Sở văn hóa Thơng tin Quảng Ninh); “Tam tô Trúc Lâm” của Thích
Thanh Từ;
Nhìn chung, những cơng trình trên đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử kế cả khía cạnh tư tưởng triết học Tuy
Trang 9
nhiên do tính chất phức tạp của vấn đề những nghiên cứu trên chỉ mới đừng lại ở những vẫn đề chung, chưa có cơng trình nào đi sâu tìm hiểu về sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến đời sống của người Việt ở thế kỷ XII Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài này mong góp được phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Trần - thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến sống của người Việt 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là vạch ra những đặc điểm độc đáo, đặc sắc của Phật giáo thời Trần ở thế kỷ XII, đặc biệt là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Làm rõ sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tới đời sống
người Việt ở thế ky XIII
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu sự ra đời và một SỐ tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Phân tích một số ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tới một số lĩnh vực trong đời sống người Việt thế ký XIII
Trên cơ sở đó đưa ra được một số ý nghĩa của việc nghiên cứu thiền phái
Truc Lam Yên Tử
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về sự ra đời, người sáng lập cũng như những tư tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt là một đề tài rộng lớn Do hạn chế về nhiều mặt, khóa luận chỉ giới hạn là bước đầu chỉ ra vài nét về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và
ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế ký XIII trên một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên cơ sở, nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta vé van đề tôn giáo nói chung và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, khóa luận cịn dựa trên các cơng trình
nghiên cứu và các tài liệu khác nhau về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Khóa luận được nghiên cứu theo phương pháp phân tích và tơng hợp, logic và lịch sử, kết hợp với các phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa
6 Y nghĩa khóa luận
Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tô tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong
lịch sử hơn Từ đó giúp chúng ta trở về với cội nguồn một cách đích thực, trở
về với tỉnh hoa văn hóa của dân tộc Đồng thời nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn giúp ta phần nào hiểu được bề sâu, bề dày của văn hóa Việt
Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa Việt Nam đời Trần thời thịnh trị của Quốc gia Đại Việt
Ngoài ra khóa luận cịn làm tài liệu tham khảo cho những a1 quan tâm
đến đề tài này
7 Kết cầu của khóa luận
Ngồi phần mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
cịn gồm 2 chương, 6 tiết
Trang 11
Chuong 1
THIÊN PHÁI TRÚC LAM YEN TU’
1.1 Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1.1.1 Bỗi cảnh lịch sử ra đời của thiền phái Trúc Lâm Vên Tử
* Hoàn cảnh chính trị
Ở triều Lý (1009 - 1225) cùng một lúc có ba phái thiền cùng tổn tại: Tỳ
Ni Da Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường Sau khi nước nhà giành
được độc lập về chính trị, kinh tế, giành được độc lập về chủ quyên lãnh thổ,
Nha Ly muén có sự độc lập về văn hóa, tư tưởng Trong khi đó vào thời kỳ này đạo Phật là hệ thống tư tưởng chủ đạo, hệ tư tưởng chính thơng của nước nhà “Nhưng trong phật giáo vê mặt tông phái lại chia năm xẻ bẩy, trải với xu hướng tập trung thống nhất lúc bấy giờ Trong những thiên phái với những màu sắc khác nhau cùng tôn tại lại thấy nổi trội hơn là thiên phải Tỳ Ni Đà Lưu Chỉ ngả về văn hóa An Độ, cịn thiên phải Vô Ngôn Thông nghiêng về văn hóa Trung” [5, tr 50].Cả hai thiền phái đó điều đóng vai trị của một hệ
tư tưởng chủ đạo của một đất nước độc lập Có lẽ chính vì vậy mà trường phải
Thảo Đường xuất hiện Hiện nay về trường phái này vẫn còn nhiều vẫn đề tranh luận, song một điều có thể nói rằng trường phái này là sự kết hợp thiền,
nho và tịnh, nó nghiêng về khuynh hướng trí thức, bác học, quan lại
Nhà Lý đổ, nhà Trần lên (1226 - 1399) Nhà Trần khơng muốn dính
dáng với các quá khứ kể cả con người lẫn hệ tư tưởng, ở đây về hệ tư tưởng nhà Trần không thể phủ định sạch trơn các tư tưởng đã có ở thời Lý Với học thuyết Trần Thái Tơng được trình bày trong tác phẩm nỗi tiếng Khóa hư lục
[14 tr 62 - 67], đã tạo nên một hệ tư tưởng mới của nhà Trần
Nhưng chẳng bao lâu sau khi thành lập triều đại, quân Nguyên Mông
Trang 12tinh thần dân tộc độc lập tự cường được thôi bằng một luồng sinh khí mới, bởi vậy nhiệm vụ trước kia đáng lẽ đã phải làm, thì nay được đặt ra một cách cấp
bách gay gắt hơn bao giờ hết Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã đứng ra đảm nhiệm trọng trách này Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến cuối cùng vào năm 1288, năm năm sau, tức vào năm 1923 ông đã nhường ngôi cho
con va di chu du khap thiên hạ, học hỏi đạo Phật Theo Đại Việt sứ ký tồn th, nim 1294, Nhân Tơng đến Vũ Lâm (Ninh Bình) vào chơi hang đá và đến tháng 8 - 1299, Nhân Tông mới thực sự vào Yên Tử tu khổ hạnh Kết hợp nhu
cầu nội tại với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội, đất nước, nhu cầu chính
trị của Đại Việt cuối thế XIII, Nhân Tông đã lên núi thành lập thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử
*Hoàn cảnh kinh tế - xã hội
Thực chất chế độ kinh tế thời Lý và thời Trần khơng có gì khác về căn bản, bởi lẽ đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước Nói thế khơng có gì
khác với triều Lý Như ta đã biết, cuối triều Lý sự xuất hiện sở hữu tư nhân về đất đai đã hình thành một cách tự phát Nhưng đến đầu triều Trần, nhà nước
cho phép bán ruộng công thành ruộng tư Như vậy ruộng đất đã biến thành
hàng hóa Điều đó kích thích tầng lớp quý tộc đây mạnh khai khẩn đất hoang, dap đê lắn biển, mua bán, cướp đoạt ruộng đất
Chính vì ruộng đất đã trở thành hàng hóa nên việc tranh nhau ruộng đất đã trở thành những công việc thường nhật Trong tình hình như vậy giai cấp
quý tộc nhà Trần, một số đã trở nên tham lam, tích của, thích làm giàu Việc
sở hữu tư nhân về ruộng đất trong suốt chiều dài lịch sử của triều Trần ngày càng tăng, ngày càng trở nên phổ biến, chính những biến đổi kinh tế, xã hội triều Trần đã tạo nên những biến đổi trong kết cấu giai cấp xã hội của triều đại này
Cùng với sự phát triển của triều đại nhà Trần, giai cấp quý tộc đã có sự
phân hóa, một bên là tôn thất nhà vua có thế lực, có sản nghiệp, có khuynh
Trang 13hướng ủng hộ Phật giáo và một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ
Mâu thuẫn này biểu hiện bằng tư tưởng, một bên ủng hộ, đề cao Phật giáo, một bên lại đề cao Nho g1áo
Ở bia Sùng Nghiêm (Bắc Giang), Trương Hán Siêu viết rằng ngoài Nho
giáo ra, tất cả (kể cả Phật) điều là dị giáo, dị đoan: “Dj đoan đáng phải truất
bỏ, thánh đạo nên được phục hưng Làm sĩ đại phu, không phải đạo Nghiéu Thuần thì khơng trình bày, không phải đạo Không Mạnh thì khơng trước
thuật Thế mà cứ bo bo lải nhải, chuyện phát ta định lừa dối ai đáy” (9, tr
134 - 135)
Trải với tình hình trên, những người ủng hộ Phật giáo, ngay thời kỳ Pháp Loa, thời kỳ mà quý tộc tôn thất nhà Trần đua nhau xuất gia hay thụ giới tại gia như Anh Tông, Minh Tông, Hoàng Thái Hậu Tuyên Từ (vợ của Nhân Tông), Nhờ sự giúp đỡ của giới quý tộc này mà thế lực kinh tế của Phật giáo Trúc Lâm rất lớn Đứng trước mâu thuẫn ngày cảng tăng như vậy, những vị vua anh minh của Nhà Trần đã điều hòa được trong thực tế cũng như trong tư tưởng Việc phê phán những sự thái quá, việc không đi vào những vẫn đề lý luận cao siêu của dân tộc, đất nước được trình bày khá rõ trong tư tưởng của Trúc Lâm Yên Tử
*Hoan cảnh văn hóa
Về văn hóa, Việt Nam thuộc bán đảo Đông Dương, gần hai quốc gia không lồ không chỉ về lãnh thổ, mà cả về văn hóa là Trung Quốc và Ấn Độ Bởi vậy, văn hóa vùng này nói chung là có nhiều ảnh hưởng và mang tính chất của hai nền văn hóa Ấn - Trung Tùy từng miền, từng vùng, từng nơi, từng lúc ma mau sac An - Trung có sự thay đỗi Chắng hạn, miền Nam Việt Nam thì
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ rõ nét hơn, còn miền Bắc Việt Nam vào thời Lê
- Nguyễn thì ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sâu đậm hơn Trong thời kỳ
Trang 14Kế tiếp văn hóa thời Lý, năm 1227 nhà Trần cho tổ chức thi Tam giáo
Năm 1230 cuốn “Quốc triều thống thế” và “Quốc triều thường lễ” bắt đầu được soạn Năm 1341, vua sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên
soạn bộ “Hoàng triều đại điển” và khảo soạn bộ “Hình thư” để ban hành
Phật giáo đã được nhà Trần và dân chúng ủng hộ Năm 1231, Thái Tông
xuống chiếu trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật đề thờ Năm 1295, vua Anh Tông sai Trần Khắc Dụng, Pham Thao theo sứ sang
Nguyên nhận Đại tạng kinh đem về ở phủ Thiên Trường ¡in bản phó đề lưu hành Công việc 1n dịch kinh về sau có lẽ do Pháp Loa đảm nhiệm Năm 1299 Thượng
hoàng Nhân Tông vào núi Yên Tử lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Vẻ Nho giáo, trước đó, năm 1253, nhà nước đã lập Quốc học viện, dap tuong Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh thất thập nhị hiền để thờ
Nhưng có lẽ Nho giáo thời Trần vẫn chưa phát triển mạnh
Nói về văn hóa thời Trần, chúng ta không thể bỏ qua một điểm khá đặc
biệt, đó là sự xuất hiện chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), bắt đầu từ Hàn Thuyên năm 1282 Đây là một cuộc cách mạng thực sự trong văn hóa và ngơn ngữ nói
riêng Cùng với việc phê phán những bắt chước phong tục tập quán phương
Bắc, nó chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường của Đại Việt thế ky XIII Đến lượt
mình cái đó địi hỏi cần có một ý thức hệ độc lập tương ứng Chính vì vậy mà
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời
1.12 Vài nét về Trần Nhân Tông - vị vua sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tw
Trần Nhân Tông là con trưởng của Trần Thánh Tông, thân mẫu là
Nguyên Khánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, là Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm
Ngài tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258) Vua tuy ở địa vị sang cao mà tâm hâm mộ thiền tông từ thuở nhỏ Năm 16 tuôi (1274 ) được lập Hoàng thái tử, ngài cô từ chỗi để nhường lập cho em mà vua cha
Trang 15
không chấp nhận Vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này Mặc dù sống trong cảnh vui hoà hạnh phúc ấy mà tâm ngài vẫn thích đi tu Một hôm vào lúc giữa đêm, ngài trèo
thành trốn đi, định vào núi Yên Tử Đến chùa Tháp ở núi Đơng Cứu thì trời
vừa sáng, trong người mệt nhọc quá ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp Vị sư trụ trì ở đây thấy ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thiết đãi Vua cha hay tin, sai các quan đi, tìm thấy, ngài bất đắc dĩ phải trở về
Năm 21 tuổi (1279 ), Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế Tuy ở địa vị cửu trùng mà ngài vẫn giữ mỉnh thanh tịnh để tu tập Thường ngày, ngài đến
chùa Tư Phước trong đại nội tu tập Vua rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điền (kinh Phật giáo ) và ngoại điển (sách đời) Những
khi nhàn rỗi, ngài mời các vị thiền sư khác bàn giải về thiền tông, tham học
thiền với Tuệ Trung Thượng ST, thâm đắc đến chỗ thiền tủy Vua tôn thờ Tuệ
Trung Thượng Sĩ làm thầy và hết lòng trọng đãi Ngài nhập tư tưởng thiên, lại có một tâm hồn nghệ sĩ và khí tiết hào hùng trong việc trị nước an dân Trần
Nhân Tông là vị vua anh minh đức độ, lại là anh hùng của dân tộc Tat ca những đức tính cao cả, trí tuệ, từ bi, binh đăng, uy dũng đều kết tinh trong con
người của ngài Nhà vua luôn lấy đức trị dân, trong nước trên thuận dưới hòa, lẫy ý dân làm nên tảng xây dựng nước nhà, vui trong niềm vui của đân tộc
Năm Quý Ty (1293), vua nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm thái Thượng hoàng Ở ngơi Thái thượng hồng để chỉ dạy cho con được sáu năm, vua sắp đặt việc xuất gia Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299), ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử Ở đây, người chuyên cần tu tập theo hạnh đầu
đà (khổ hạnh) lây hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà (sau này ngài đổi hiệu là
Trúc Lâm Đầu Đà) Trần Nhân Tông là người truyền thừa chính thức của phái
Vên Tử, thuộc hệ thứ sáu, tiếp nối vị Tổ thứ năm là ngài Huệ Tuệ Ngài là
Trang 16am Ngọc Vân núi Yên Tử, nhằm ngày mồng một tháng mười năm Hưng Long
thứ 16 (1308), thọ 51 tuôi
1.2 Những tư tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 1.2.1 Tôn chỉ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Bắt cứ thiền phái nào cũng điều theo đuôi mục đích kiến tánh thành Phật,
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng vậy Song điểm khác biệt ở đây là, quan
điểm Phật tại tâm của thiền phái Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cho rằng, bất
cứ ai cũng có thể trở thành Phật ngay giữa cuộc đời trần thế này, không phân biệt tại gia hay xuất gia, không phân chia đại ấn hay tiểu ấn, tùy vào thành
phân xã hội, tuỳ khả năng mà thể hiện đời sống của mình ở giữa đời
Quan điểm trên được Sơ tô Trúc Lâm nêu lên trong bốn câu kệ kết thúc của bài Cư Trần Lạc Đạo Phú, mà đồng thời đó cũng là tơn chỉ của thiền phái
Trúc Lâm như sau:
“Cự trần lạc đạo thả tùy duyên Co tac xan hê khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vơ tâm mạc vấn thiên ” Dịch thơ:
“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn đi mệt ngủ liễn
Trong nhà có bảu thơi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiên ” [15, tr 505]
(Cư Ti ran Lac Đạo Phú, hội thứ mười)
Từ bài kệ trên, Đoàn Thị Thu Vân trong bài “Tuệ Trung Thuong Si va
Thiên Phong Doi Tran” đưa ra bỗn điểm sau, mà theo tác giả bài viết là tôn
chỉ của Sơ tô và cũng là tư tưởng nhất quán của thiền phái: “- Hãy nên sơng hịa mình với đời, không câu cháp
Trang 17
- Hành động tuỳ duyên, tức làm việc cần làm, đúng lúc phải làm, và không trải quy luật tự nhiên
- Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, khơng tìm cầu tha lực
- Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù là Thiên hay Phật” [18, tr 23 24] Đường lỗi nhập thế tích cực cũng đã được Sơ tô nêu ra: “Trần tục mà
nên, phúc ấy càng yêu hết sức, Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công ” Đường lỗi này cho thấy vấn đề là con người cần giác ngộ, cần có đức hạnh để giúp đời thì mới đáng ca ngợi, chạy vào rừng sâu ân nau mà không tỉnh thức, không làm được gì lợi ích cho đời thì cũng chắng có giá trị gì
Chính chủ trương như thế nên sau khi đi xuất gia, Trần Nhân Tông vẫn
tiếp tục lo cho dân cho nước chứ không phải vào rừng tu tĩnh mịch như một số người đã cơ tình hiểu sai Bằng chứng là vua đã sang Chiêm Thành với ý nguyện xây dựng một nền hịa bình Chiêm - Việt lâu dài Trong mục đích
thiết lập tình hữu nghị để làm nền táng cho nền hịa bình đó, vua đã hứa gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân và bù lại vua Chế Mân đã hiến hai
châu Ô Mã và Việt Lý cho Đại Việt Đến 1307 hai châu này được đổi thành
hai châu Thuận và Hóa Vua cũng ngăn chặn việc phong tước quá nhiều của vua Anh Tơng Nói chung, mọi công việc của triều chính liên quan đến vận mệnh quốc gia và cuộc sông nhân dân đều có sự chỉ đạo của Trần Nhân Tông
1.2.2 Hệ thống giáo lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
* Chủ trương của thiên phải
Chủ trương của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thê hiện qua khuynh hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, xuất thế là “lánh đời, lui vào ở ẩn hoặc đi
Trang 18định kiến rằng Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, bởi bản thân Phật giáo
không chủ trương tham gia và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội, mà dành công việc đó cho các các tơn giáo khác Ra đời trong một xã hội phân biệt đăng cấp khắc nghiệt với những đau thương, hờn tủi, nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển cả, song con đường giải thoát của Phật giáo không phải là
hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo tình trạng hiện tồn mà là tu luyện để đạt tới
cảnh giới niết bàn, không cịn vui - bn, sướng - khổ
Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong quá trình phát triển của mình, khơng phải lúc nào Phật giáo cũng xa lánh cõi đời, không liên quan tới các vẫn đề chính trị - xã hội Sự nhập thế của Phật giáo đã được minh chứng bằng nhiều hoạt động mang đây tính nhân văn và có ý nghĩa thiết thực Trong thời kỳ Lý -
Trần, vai trò của Phật giáo đã that sur toa sang, gan bo chat ché voi van ménh của dân tộc, với những thành tựu văn hóa rực rỡ và chiến công giữ nước oanh liệt Thời kỳ đó, cũng có nhiều vị vua hướng mình theo Phật, xuất gia và trở thành các bậc chân tu; nỗi bật lên là vua Trần Nhân Tông - vị tô thứ nhất của thiền phải Trúc Lâm Yên Tử Là một đẳng minh quân, rồi là một thiền sư,
Trần Nhân Tông đã “gắn đạo và đời”, đưa Phật giáo tham gia vào đời sống xã hội, trở thành ngọn cờ tư tưởng cho sự nghiệp dựng nước và g1ữ nước
Đến thời Trần Nhân Tông, “Ngài lại chủ trương xây dựng hệ thống giáo
lý Thiển - Giáo song hành” [12, tr 272] đề tính nhập thế được vận dụng tích
cực trong đời sống đạo nhằm tạo ra một đời sống hạnh phúc cho dân chúng Chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là đào tạo ra những mẫu người dân Phật tử kế thừa tông phong được giáo dục toàn điện mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì
Phật giáo mới hưng thịnh Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo
theo trường lớp, thì nhà chùa trở thành nhà trường, nơi đó dạy đủ các môn
học mà con người cân học
Trang 19
Một người Phật tử không chỉ thông thạo kinh điển nhà Phật mà còn phải
học những môn khác nữa mới đủ tri thức vận dụng thực tiễn các nhu cầu con người đặt ra Bên cạnh đó cịn sử dụng Nho giáo như là một cơng cụ phục vụ lợi ích quốc gia và Phật giáo
Trần Nhân Nhân Tông dặn dị Đệ Nhị tơ mở rộng việc học bên trong và bên ngoài Phật giáo là nhằm thực hiện xã hội hóa giao dục, nâng cao trình độ
dân trí sau này Tôn ý của Sơ tổ muốn Pháp Loa đủ kiến thức nội và ngoại điển để đào tạo ra những người thừa kế thiền phái đủ sức gánh vác các Phật
sự khác nhau của đạo cũng như đời Nếu khơng, thì Phật giáo chỉ biết đào tạo
cho xã hội những con người chuyên tu hành và làm các công việc khác xung quanh khuôn viên nhà chùa mà không tham gia hoạt động gì cả cho xã hội
Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tơng được hình thành từ sự phản ánh
hoàn cảnh xã hội lúc bẫy giờ Quân Nguyên Mông liên tục sách nhiễu và gây
sự hòng tìm cớ tiến cơng xâm lược, mối hiểm họa mất nước như lưỡi guom
của thần Hades treo lơ lửng trên đầu nhân dân Đại Việt Mô tả điều này, Trần Hung Dao đã viết: “Thấy sứ giặc qua lại, nghênh ngang ngoài đường, khua
tắc lưỡi cú vọ mà làm nhục triếu đình, lấy cải thân chó đê mà ngạo mạn té
tuong, thac lénh Hot Tat Liét ma doi ngoc lua dé théa long tham v6 cing; gid
danh Van Nam Vuong ma doi bac vang để kiệt của kho có hạn! Ví như ném
thịt cho hồ đói, thế nào mà khỏi mối lo sau” [9, tr 554 - 555] Từ thực tế đó,
tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông đã thể hiện khát vọng cứu nhân độ thế, giải thoát chúng sinh bằng hành động bảo vệ vững chắc nền độc lập của
Tổ quốc, tránh cho nhân dân khỏi cảnh cửa nát, nhà tan, lầm than, đau khổ
Trần Nhân Tông chủ trương tìm Phật ngay trong cuộc sống hiện tại, sống
giữa đời mà vui với đạo (Cư trấn lạc đạo) Mẫu chốt của vẫn đề ở đây là
Trang 20người, trong thế giới trần tục cho nên con người trần tục muốn đạt đến cái nằm trong thế giới trần tục tốt nhất nên bằng con đường trần tục, khi đó giá trị của sự giải thốt cịn tăng lên gấp nhiều lần
Dù ở nơi trần tục trên ngơi cao chín bệ hay ở đỉnh Yên Tử với cuộc sống thanh tao, đạm bạc, nhưng tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông đều thể hiện khuynh hướng nhập thế hết sức tích cực Cuộc đời của ông là ngọn đèn Thiền sáng nhất soi lối cho chúng sinh tới bến bờ giác ngộ, vì bất kề tăng
hay tục, đời hay đạo, chẳng câu nệ hình thức, chỉ cần có tắm lịng hướng
thiện, vì dân vì nước thì sẽ tìm ra chân lý giải thốt
Tóm lại, Trúc Lâm Yên Tử chủ trương muốn hiểu rõ tâm phải ngồi thiền
Ngồi thiền để tĩnh tâm, ngăn ác hướng thiện Trúc Lâm không chọn con
` %k
đường “Quán bích toạ thiên” mà chủ trương “Niệm Phật, thụ giới và toạ Thiền” Niệm Phật là cách tự giáo dục, tự ức ché dé giữ miệng và tâm thanh
tịnh Thụ giới là cách răn giữ bản thân theo giới luật nhằm để cho thân trong
sạch và không làm điều ác Niệm Phật, thụ gidi, toa thiền là cách giữ cho
thân, khâu, tâm của người học đạo không thể làm, nói, nghĩ đến điều ác Điều
ác không sinh tức điều thiện phát khởi Có lẽ ví thế mà Trần Thái Tơng soạn Khố hư luc dé người tu Phật tụng niệm Khoá ïư lục cịn trình bày về
năm giới răn của Phật mà người tu hành phải triệt để tuân theo Có điều, qua việc trình bày giới luật, Trúc Lâm đã biến nó thành những bài học luân lý hơn
là giáo lý nhà Phật, với mục đích nhằm bình ơn trật xã hội lúc bay gid Khoa hư lục khuyên răn con người không được tham lam của cải, sắc đẹp rượu
nông, thịt béo, công danh phú quý Do lịng tham đó mà dẫn dắt người ta đi
đến trộm cướp, bè phái, khinh vua, ghét cha, nhao Tang, chửi Phật Khoá hư /„c còn kêu gọi con người nên làm việc thiện, bố thí cho kẻ nghèo, thương
yêu người khác, tôn trọng phép nước, kính cha thờ vua Đây chính là cốt lõi nhập thế của đạo Thiền Trúc Lâm
Trang 21
* Giáo lý của thiên phái
Muốn thể hiện tính nhập thể tích cực vào đời song, nham mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội, thiền phái cần phải có hệ thống lí luận vững
vàng Chính vì thế mà Trần Nhân Tông đã chủ trương Thiền - Giáo song
hành Thiền phái không từ bỏ kinh điển, càng không tập trung vào việc tham
cứu cộng án, thoại đầu, mà chú trọng đến việc học tập diễn giải kinh điển, xem như một bộ phận trọng yếu của sinh hoạt thiền môn Trong việc học tập,
diễn giải kinh điển thì ba bộ kinh Pháp Hoa, Niết Bàn và Hoa Nghiêm được chú trọng nhiều nhất Bên cạnh đó, thiền phái cũng chủ trương học tập ngoại
điển nhằm tạo ra những con người có trình độ hiểu biết toàn diện mới có thể
đáp ứng nhu câu của thời đại
Trong bài Nhận định những ưu khuyết của thiên phải Trúc Lâm Yên Tứ, Hòa thượng Thanh Từ có phát biểu như sau: “Thiển phải Trúc Lâm không cực đoan như mộ số thiên phải Trung Hoa Những thiên phái cực đoan cho rằng người thiền không được giảng học kinh điển vì lẽ làm tăng kiến giải, trở
ngại ngộ đạo Trái lại thiên phải Trúc Lám vừa tu thiên vừa học kinh điển ”
[17 tr 58]
Việc học tập, giảng giải kinh điển như thế đã được nâng lên thành hệ
thống của thiền phái Trong đó, kinh Hoa Nghiêm đặc biệt được chú trọng
Bởi lẽ kinh Hoa Nghiêm được xem là tư tưởng xung yếu của thiền phái Bài
kệ thị tịch của Trần Nhân Tơng gồm năm câu thì trong đó bốn câu đều rút trực tiếp từ kinh Hoa Nghiêm:
“Nhất thiết pháp bắt sanh
Nhất thiết pháp bất điệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phát thường hiện tiền
Trang 22Dich tho:
“Tất cả pháp chẳng sinh Tất cả pháp chẳng diệt Nếu hay hiểu như thể
Chư Phát thường hiện tiền
Nào co dén di gi” [11, tr 98]
Tư tưởng Hoa Nghiêm trở thành nguồn suối cho tư tưởng Phật giáo Lý - Tran, là lý thuyết phố quát cho những người lãnh đạo quốc gia nhìn về đất nước mình, xã hội mình trong tương quan với đất nước xã hội khác cùng thời, đỉnh cao là sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Tư tưởng kinh Hoa Nghiêm như thế càng làm rõ thêm tư tưởng Cư đrần lạc đạo của Trần Nhân Tông, tạo nên nếp sống mới trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam Phật giáo
Việt Nam dưới sự lãnh đạo thống nhất của thiền phải Trúc lâm Yên Tử đã hoà nhập vào mọi sinh hoạt đời sống dân tộc và tạo nên thời đại vàng son nhất của
lịch sử dân tộc
* Tín đơ và Nghỉ lễ truyền thừa
Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo, số lượng tín đỗ Phật tử trở thành
thành viên thiền phái Trúc Lâm đông đảo như vậy “Tính đến năm 1329, số
Tăng sĩ đã được xuất gia trong những giới đàn do Giáo hội Nhất Tông (Trúc Lâm) tổ chức dưới quyên lãnh đạo của Pháp Loa là trên 15.000 vị” [3, tr 45]
Các nghi lễ truyền thọ Tỳ kheo, Bồ tát, Tam quy Ngũ giới cho các vị
Hoàng tộc, Phật tử tại gia được tô chức thường xuyên Các buổi khóa niệm cầu an, cầu siêu chân tế cũng được tô chức, gọi là “Diệm khẩu thí pháp hội”,
có nghĩa là đại hội Phật pháp để bố thí cho lồi quỷ đói Pháp này bày ra để
thực hiện giáo nghĩa từ bi, lợi lạc quân sinh Có thể nói từ khi tổ chức Giáo hội Nhat Tơng này chính thức đi vào hoạt động trở về sau thì Phật giáo Việt
Nam bay giờ đã trở thành lực lượng tôn giáo hùng mạnh yêm trợ cho triều đại
nhà Trần thiết lập một nên độc lập hịa bình cho cả dân tộc
Trang 23
Sau đời Trần, Phật giáo Việt Nam tiếp tục song hành cùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay tiếp tục thừa kế truyền thống và phát huy sức mạnh nội tại “thống nhất lãnh đạo và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động” để cùng dân tộc Việt Nam xây đựng một đời sống hạnh phúc an lành và thịnh vượng
1.2.3 Sự Truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1 Đối với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thì Trúc Lâm Điều Ngự- Trần
Nhân Tông là đệ nhất Tổ, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử phải kể từ Thiền sư Hiện Quang là Tổ ban đầu Sư là người khai sơn chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên như ngày nay) Vốn là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu, địng Vơ Ngơn Thông, nhưng tỏ ngộ nơi Thiền sư Trí Thơng chùa Thánh Quả
2 Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm, người đã từng đón tiếp vua Trần Thái Tơng tìm lên n Tử năm 1236
3 Quốc sư Đại Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long va 1a thay của vua Trần Thánh Tông
4 Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại
Sư Phúc Đường, vì sư ở Tĩnh xá Phúc Đường mà Thượng sĩ Tuệ Trung có bài thơ tựa “Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền Sư”
5 Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử Luận của Nguyễn
Lang cho là sư vốn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới pháp cho vua Trần Nhân Tông khi vua xuất gia
6 Trúc Lâm Đại Đầu đà - Trần Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử, Ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm của Đại Việt nên là Sơ Tô
Theo sách Đại Nam Thiền Uyén Truyén Đăng Tập Lục, của Hòa thượng
Phúc Điền, hệ thống truyền thừa của Thiên phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp
Trang 247 Tổ sư Pháp Loa 8 Tổ sư Huyền Quang 9, Quốc sư An Tâm
10 Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự 11 Quốc sư Vô Trước
12 Quốc sư Quốc Nhất
13 Tổ sư Viên Minh
14 Tổ sư Đạo Huệ
15 Tổ sư Viên Ngộ
16 Quốc sư Tổng Trì 17 Quốc sư Khuê Thám 18 Quốc sư Sơn Đăng 19 Đại sư Hương Sơn 20 Quốc sư Trí Dung 21 Tổ sư Tuệ Quang 22 Tổ sư Chân Tru
23 Đại sư Vô Phiên [3, tr 89]
Danh sách này được Thiền sư Tuệ Nhãn lược đẫn trong phan đầu của bia ký tháp Giao Quang thờ Thiền sư Tính Đường hiệu Tuệ Cự ngay bên phải công chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: “Núi Yên Tử Sơ Tổ Hiện Quang đến Trúc Lâm Viên Chứng trải qua tới Trân Triéu Tam Tổ, lân lượt tiếp nối nhau, danh chép truyền đăng phần nhiều khó nêu ra hết Trong lý ấn hiện đến Tổ Sư Tuệ Quang trung hưng rộng lớn, Phật pháp thịnh hành, danh lam thăng cảnh, Tuệ Nguyệt sáng mãi, Tuệ Đăng chiếu khắp cho đến Tuệ Cự ” [8, tr 78]
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được một vị vua nhà Trần sảng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật
Trang 25
thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại
này suy tàn Vì vậy, sau ba vị Tổ là Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tơng sơ tổ Trúc Lâm truyền thừa cho Pháp Loa là đệ nhị tổ, đến Huyền Quang đệ tam tổ, sau đó hệ thông truyền thừa của phái này khơng cịn rõ ràng, nhưng có lẽ
khơng bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600 - 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên
Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải
Sau một thời gian an dat, dong thién này sản sinh ra một vi Thiền sư xuất
sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm Trong thế kỉ thứ 17 - 18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng
Dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông thành lập như thế đã được
Trang 26Chuong 2
SU ANH HUONG CUA THIEN PHAI TRUC LAM YEN TU DEN DOI
SÓNG NGƯỜI VIET O THE KY XIII
2.1 Anh huéng trén linh vue chinh tri
Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và g1ữ nước,
trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Trong lịch sử truyền thống vẻ vang đó, để bảo vệ ngai vàng cũng như
bảo vệ đất nước, triều nhà Trần đặc biệt dưới thời Trần Nhân Tông là người
đã biết sử dụng ý thức hệ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử như một khí cụ thống
nhất và phát huy sức mạnh tong lực của dân tộc Tài quân sự của triều nhà
Trần nói chung và Trần Nhân Tông nói riêng được biểu hiện qua ba lần chiến thắng giặc Mông CỔ Chỉ trong khoảng nửa thế ký đế quốc Mông Cổ đã bành trướng lãnh địa từ bờ tây Thái Bình Dương đến bờ đơng Biển Đen Người ta nói sức mạnh của chúng rằng: “Một khi guong máy huỷ diệt bách chiến bách thắng của Mông Cổ chuyển động thì khơng gì có thể cản chúng được ” [10, tr 46] Thế nhưng, khi đến Việt Nam, đế quốc Mông Cổ vẫn hai lần thất bại
(1285 và 1287 - 1288) dưới tài chỉ huy trực tiếp của vua Trần Nhân Tông, cho
nên Phật giáo triều Trần đã đóng góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của
dân tộc
Áp dụng phương châm trị nước của quốc sư Viên Chứng: “Lẫy ý muỗn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lịng của thiên hạ làm tắm lòng của mình”, vua Trần Thái Tơng đi đầu chính sách” thân dân” và chính sách này được thể hiện mạnh nhất vào thời vua Trần Nhân Tông qua các tướng:
Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, với danh hiệu “đạo quân cha con” Có thé nói rằng nhờ chính sách “thân dân” nhà Trần đã đoàn kết nội bộ, động viên
được tinh thần vì dân vì nước của hấu hết tầng lớp nhân dân tham gia trong
cuộc xây dựng và bảo vệ đâầt nước Việc Trần Nhân Tông tô chức hai hội nghị
Trang 27
Bình Than (1282) và Diên Hồng (1285) đã nói lên tính đân chủ mà vào thời
đó ít nơi trên thế giới có thể làm được Những nhà lãnh đạo thời Trần biết chủ
động và sáng tạo, chọn lọc trong hệ tư tưởng Phật giáo những gì tính hoa
nhất, tích cực nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh lich sử Việt Nam thời bấy ĐIỜ, biến nó thành chất men hội tụ và xúc tác, làm cho cả dân tộc Việt nam,
triệu người như một đều hướng về vua, vùng lên đánh đuôi quân xâm lược,
đem lại thang lợi vẻ vang cho Đại Việt
Cũng trong sinh hoạt chính trị, một nét độc đáo của các vua Trần rất
hiếm thấy xuất hiện ở những triều đại khác Đó là việc các vua Trần thường
truyền ngôi cho con và ở ngôi vị Thái thượng hoàng khi thấy tuổi đời mình vừa cao, bổn phận tròn Hành động này của các ngài một phần biểu hiện sự
thông tỏ Phật pháp, xem nhẹ ngôi vua, coi rẻ ngai vàng, không tham quyên, không cô bám vương vị đến cuối đời; một phần cho thấy sự khôn ngoan, khéo léo trong vai trò lãnh đạo của các ngài Bởi vì, dù ở ngôi Thái thượng hoàng, làm cố vấn cho con; thế nhưng hầu như mọi ý kiến của các ngài đều được các vua tuân thủ thi hành Điều này chứng tỏ sự hợp lực một cách sáng suốt để
củng nhau lãnh đạo, tức vừa khích lệ tài năng của lớp trẻ, vừa học hỏi kinh nghiệm của chư vị lão niên Chính sợi dây liên kết hoàn hảo của các vua triều
Trần đã khôi phục được sự đồng tình nhất trí mang tính dân chủ trong lòng
mỗi người dân Đại Việt thời ấy
Ngoài ra, tư tưởng Phật gió cịn để lại những dấu ẫn rất rõ nét trên quan
niệm tình cảm về đạo đức thời Trần Tinh thần từ bi và sự tu dưỡng về thập
thiện, ngũ giới của mỗi người Phật tử khơng khỏi có những tình cảm xót
thương nỗi đau và cực nhọc của dân chúng cùng những khái niệm đạo đức đương thời như: khoan hòa, nhân tử, huệ tuệ Về khía cạnh này dầu chỉ là sự
ảnh hưởng gián tiếp vẫn góp phân tạo nên trật tự an ninh cho xã hội thời Trần
Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, nước Việt Nam là một nước độc
Trang 28đủ hình thế để dựng lên cơ nghiệp bá vương khơng kém gì bất cứ một quốc
gia nao Khang dinh điều đó cũng có nghĩa là khẳng định quyền bình đẳng
của dân tộc ta so với tất cả những quốc gia phong kiến phương Bắc ln ln theo đi chính sách bành trướng và thôn tính nước nhỏ
Trải qua các triều đại, từ thế ký X đến thế kỷ XIV, trên con đường dau tranh dựng nước và giữ nước, quốc gia Đại Cô Việt rồi Đại Việt không ngừng
được củng cố, trưởng thành và vững mạnh Để có một đất nước hùng cường, bên cạnh việc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, một van dé dat ra
không kém phần quan trọng là đấu tranh cho nền thống nhất vững chắc của đất nước Trong sức mạnh tinh thần ấy, thực tiễn đã chứng minh khẳng định
có tư tưởng chủ đạo của đạo Phật, mà các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành, là những thiền sư, đã sống và làm việc với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật Nhờ vậy đã hội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược, dân và quân
một lòng yêu nước thương nhà, đồng tâm đoàn kết Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tỉnh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đâu mà còn là nên táng
của chính sách ngoại glao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh
tông hợp của dân tộc Phật giáo với tư tưởng truyền thống ái quốc bấy giờ là những ông vua đời Trần mà hàng đầu là vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tơng Đó là những ông vua đã biết lấy lịng dân làm lịng mình, lẫy ý muốn của dân làm ý muốn của mình Những ông vua ấy đã
học, hiểu, hành giáo lý uyên bác của đạo Phật, để trở thành những minh quân Và những ông vua Phật ay đã điều khiển được sức mạnh tinh than kỳ diệu tạo
nên chiến công vẻ vang
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên của vua tơi nhà Trần chính là sự quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyên và toàn vẹn lãnh thô của đất nước đồng thời nâng cao thê diện quôc gia Nhà Trần biệt rât rõ chỗ mạnh và chô yêu của
Trang 29
giặc Nguyên Mơng, biết huy động tồn dân, biết nâng cao sĩ khí, biết sức mạnh tất thắng của chính nghĩa, giỏi dùng chiến lược, chiến thuận trong điều kiện chiến trường Đại Việt Đó là tư tưởng lạc quan xây dựng trên cơ sở vua
tơi đồng lịng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức, nên bọn giặc phải chịu bị bắt Quân giặc chiến thắng khắp Á, Âu, đến xứ ta, nó bị liên tiếp đánh bại ba
lần, khơng thể nói rằng ta thắng vì may, địch thua vì rủi mà đó chính là sức mạnh và ý chí quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần
Tăng sĩ đời Trần khơng trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhưng Phật Giáo đã là một yếu tô liên kết nhân tâm quan trọng Tinh thần Phật Giáo
đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị,
thân dân và dân chủ
Chính Nhân Tơng đã sử dụng được tiềm năng của Phật Giáo đề phục vụ
cho chính trị Khi nhà vua xuất gia vào núi Yên Tử tu hành, cũng như những
năm hành đạo trong dân gian của vua, đã khiến Giáo Hội Phật Giáo Trúc Lâm
trở nên một lực lượng tôn giáo hùng mạnh yêm trợ cho triều đại 2.2 Ảnh hướng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
Vẻ kinh tế, thời Trần, yêu cầu phát triển kinh tế, phục hưng các giá trị văn hoá, việc gia tăng dân số trong thời bình trờ nên vấn đề hàng đầu Trước đó, Trần Thánh Tơng đã cho phép các vương hầu, cơng chúa, phị mã, cung phi chiêu mộ dân nghèo các địa phương khai hoang, lập ấp nhằm đáp ứng việc gia tăng dân số mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi rất rõ “Tháng 10 (1266) xuống chiếu cho vương hầu, cơng chúa, phị mã, cung tân chiêu tập dân phiêu tán khơng có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điên trang Vương hầu có trang thực từ đấy” [20, tr.75]
Trang 30Trần đặc biệt tập trung vào việc trị thủy và thủy lợi dé nang cao san xuat cho
đất nước
Về trị thủy, các vua Trần huy động dân đắp đê giữ nước sông Hồng từ đầu nguồn cho đến cửa biển để giữ nước lúc ngập tràn, gọi là đê Đĩnh Nhĩ Cụ thể vào năm 1248, nhà Trần mở đầu chiến dịch đắp đê chống lụt: Vua Trần Thái Tông sai Lưu Miễn đi bồi đắp đê các sông ở Thanh Hóa năm 1255 Các vua
Trần có lúc tự mình đi xem xét việc đắp đê: Năm 1315, vua Trần Nhân Tơng
đích thân đi xem đắp đê quan ngự sử đài nói: “Bệ hạ nên chăm sửa sang đức
chỉnh, đặp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì?” [10, tr 108] Trần Khắc Chung, cùng
đi theo vua đáp lại rằng: “Phàm dân gặp nạn lụt, nhà vua phải cấp cứu cho, sửa sang đức chính khơng việc gì to bằng việc ấy, cần gì phải yên lăng mới gọi là sửa sang đức chính ” [10, tr 108] Việc làm của vua và câu trả lời của tướng đã nói lên sự lo lắng của nhà lãnh đạo đến công việc chung lúc bấy giờ
Về cơng trình thủy lợi, các vua Trần tăng cường số lượng sông đào Cụ
thể sông Tô Lịch ở đồng bằng bắc bộ được khơi lại hai lần: vào năm 1256 đời
vua Trần Thái Tông và năm 1284 đời vua Trần Nhân Tông Việc các vua Trần cho đào nhiều sông kênh như sông Trầm và sông Hào nối liền Thanh Hóa với Nghệ An ngồi việc phục vụ khân cấp nước cho nơng nghiệp cịn vừa tiện lợi giao thông, vừa mở mang thương nghiệp Nhờ đó mà may thé ky liên, dân ta đã tạo thế đứng vững chắc trên các khu vực đồng bằng, ổn định đời
sống dân cư Dưới thời trần, thiên hạ được mùa vào những năm 1269, 1280,1295,1296,1321 nói chung cơng tác trị thủy và thủy lợi thời Trần
không chỉ là một thành tựu lớn trong nền văn minh nông nghiệp dân tộc mà cịn góp phan quan trọng đối với xu thế thống nhất của nước nhà lúc bẫy giờ
Chính nó đã tải tạo, phục hưng và củng cỗ đất nước tự chủ
Mặc khác, ở thời Trần nhà chùa đứng trung gian giữa vua chúa, những
người có nhiều tài sản với dân cày làm nhiệm vụ điều hòa cuộc sống kinh tế
xã hội Các thiên sư Trúc Lâm đã vận động đóng góp tiên bạc và của cải từ
Trang 31
vua quan, tín đồ Phật tử để cứu giúp đồng bào nghèo Chính thượng hồng Trần Nhân Tơng cũng đích thân làm việc này Đó là vào tháng giêng năm quý Mão 1303: Thượng hồng Trần Nhân Tơng ở phủ Thiên Trường mở pháp hội
vô lượng ở chúa Phổ Minh bố thí tiền bạc vàng lụa để chân cấp cho người nghèo trong thiên hạ và giảng kinh thế giới Ngoài ra, với số lượng đất đai khá lớn nền kinh tế nhà chùa rất vững Đó là cơ hội nhà chùa tạo công ăn việc
làm cho dân cày
Tuy nhiên trong quy mô cũng như mức độ nhà Trần cho phép bán ruộng
công thành ruộng tư, điều đó kích thích tầng lớp quý tộc đây mạnh khai khẩn
đất hoang Bên cạnh nền kinh tế nơng nghiệp thì thủ công nghiệp, giao thông bn bán cũng có những biến chuyển đáng khích lệ Nhờ vậy, xã hội có được
sự ôn định về kinh tế và đời sống
Về xã hội, nhìn chung xã hội Đại Việt thời bay giờ được hồ bình, thịnh
vượng như được ca ngợi bởi Trần Nguyên Đán, một vị hoàng tộc thời bấy giờ:
“Vận hội học thuật buối T rung hưng hơn cả đời Hiên Viên, Phục Hy Muon ho ca hat thoi thinh tri
Tướng võ và quân hầu đêu biết chữ
Thơ lại và thợ thuyền cũng biết làm thơ” [18, tr 120]
Song song với công việc giáo hội, Trúc Lâm còn chăm lo đến đời sống văn hóa xã hội Vua thường đến những vùng dân quê, khuyên dân chúng thực
hành nếp sống đạo đức, từ bỏ tập tục mê tín dị đoan, xây dựng một xã hội
lành mạnh Sách Tzm tổ thực lục viết: “ Năm Giáp Thìn (1304), Điễu ngự đi khắp các xóm làng khuyên dân chúng phá bỏ dâm từ và thực hành Thập Thiện, bước chân hoằng hóa của Ngài đến đâu, đều được mọi người hoan nghênh đón chào, cúng đàng và nghe pháp ” [TL], tr 20]
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của triều đại nhà Trần, giai cấp quý
Trang 32có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo, một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ và đề cao nho giáo
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo ra được mẫu người Phật giáo Việt Nam lí tưởng theo tỉnh thần thiền phái Mẫu người lý tưởng mà thiên phái
Trúc Lâm nhắm tới là con người Bồ tát kết hợp với con người trượng phu: “Sạch giới lòng, dỗi giới tướng,
nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm;
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,
đi đỗ mới trượng phu trung nghĩa” [L5, tr 310]
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, hội thứ sáu)
Mẫu người Phật tử Việt Nam được qui định một cách hết sức cụ thể:
“Sạch giới lịng, dơi giới tướng” đề trở nên “Bồ tát trang nghiêm” và “Ngay thờ chúa, thảo thờ cha” đề trở nên “Trượng phu trung nghĩa ” Đây là một đúc kết về hình tượng người Việt Nam lý tưởng chứ không chỉ riêng cho Phật giáo Đó là con người sống có kỷ luật, có lý tưởng, trượng phu, hiếu thảo với cha mẹ, trung thành với Tổ quốc, đồng thời góp phần xây dựng cuộc sống qua những việc làm thiết thực
“Dựng cẩu đò, dôi chiến tháp,
ngoại trang ngiêm sự tướng hãy tu;
San hy xa, nhuyễn tur bi,
noi tu tai kinh Long hang đọc ” [15, tr 416]
(Cư tran Lac Đạo Phú, hội thứ tám)
Xây dựng cầu đò là tái thiết đất nước sau chiến tranh Nhưng người dân Đại Việt vẫn không quên xây dựng chùa tháp, bởi vì xây chùa là giữ nước, chùa còn là đất nước còn Đồng thời chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa xã hội của người dân
Ngoài ra, mỗi quan hệ giữa Phật giáo Thiền Tông với văn hóa dân gian
cịn thay được qua nhiều mặt sinh hoạt trong cuộc sống từ việc chữa bệnh, trừ
Trang 33ta, cầu mưa, cầu gió, cầu an đến những chuyện lớn lao như cầu giúp sức đánh thắng giặc ngoại xâm Phật đã thành Bụt trong truyện cổ dân gian tuy ở cõi khác nhưng không cao xa mà rất gần gũi với đời sống con người, luôn ứng hiện để đáp ứng lời cầu cứu và nỗi đau khổ của con người
2.3 Ảnh hướng trong lĩnh vực văn hóa
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đầu thế kỷ thứ XI đã tạo nên một
nước Đại Việt hùng cường Tư tưởng Phật giáo không buộc mọi người tin tưởng mù quáng vào một đắng thân linh tối cao nào Phật giáo cũng giúp con người tự tin, khẳng định mình Đồng thời nó làm vững chắc thêm cho nền văn
hóa Việt Nam, khi tư tưởng Phật giáo được phô biến trong nên văn hóa, xã hội Việt Nam, người dân Việt Nam đã hấp thụ được một cuộc sống day nhan văn, tôn trọng giả trị con người và tự nhiên Đặc biệt là Phật giáo đời Trần có
tác động lớn tới văn hóa Đại Việt lúc bấy giờ * Trong việc xây dựng gia giáo của người Việt
Muốn cải tạo xã hội, trước hết phải chuyên hóa con người, chuyển vọng thành chân, chuyển mê thành ngộ Mà muốn thay đổi con người phải tin rằng
mỗi con người đều có Phật tánh siêu việt Có thể nói, xã hội lúc bấy 210 rat it những dấu ấn tiêu cực và lạc hậu Đạo Phật đã hịa mình vào dòng sống dân tộc, tạo ra sức mạnh tỉnh thần, đưa đất nước đến nhiều thang loi, nang thoi dai
minh ngang tầm với lịch sử Điều quan trọng là không những chiến thắng đối phương mà còn tự chiến thăng chính mình, như vua Trần Nhân Tơng nói : “Bng lửa giác ngộ đốt hoại thảy rừng tà ngày trước, cẩm kiếm trí tuệ quét cho xong đánh thức thuở nay ” [10, tr 56]
Nền giáo đục của Phật giáo nhằm phát triển tâm thức đưa đến cho con người một trí tuệ minh triết siêu phàm, phi đấu tranh, an tịnh giải thoát Đức
Phật với tâm thuần tịnh, toàn tri, toàn giác
Trang 34dựng cho xã hội đời Trần thành tựu rực rỡ Một xã hội được giao duc bang
giáo lý Ngũ giới và Thập thiện, mà các vua Trần xem đó là khuôn mẫu, là một chuẩn mực sống cho toàn dân Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua
phân lịch sử
Phật giáo đời Trần đã góp phần xây đựng cải tạo gia đình và xã hội, đem
lại an vui hạnh phúc cho mọi người, hướng đến đời sống chân, thiện, mỹ Vì cá nhân có an vui, gia đình, xã hội mới binh an, mà các vua đầu đời Trần đã
thể nghiệm và rất thành công Giáo lý Ngũ giới hay Thập thiện chẳng phải là vẫn để xa xôi, một giáo điều nghiêm ngặt, hay những điều mang tính thần thánh cao siêu mà nó rất thiết thực, rất gần gũi con người, không chỉ ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, mà chừng nào con người còn những nỗi khổ bức bách vô minh trong đời sống khi đó nó vẫn cịn có giá trị Cho nên người đến học Phật, không phải là đến để hưởng ngoạn các lồi hoa q, mà phải tự dẫn thân vào con đường tu tập thể nghiệm tâm linh mới cảm hết giá trị của nó Từ
đó chúng ta mới thấy rõ giá trị và lợi ích thiết thực của Ngũ giới hay Thập thiện đối với cuộc sống, thấy rõ tài đức của các vị vua đầu đời Trần đã giác ngộ, giáo dục người dân sống hạnh phúc, xã hội được cải tạo
* Cách sống theo giáo lý nhà Phật phù hợp với cách sống của người Việt Lối sống con người Việt Nam là lỗi sơng hịa mình với láng giêng, thơn xóm, gân gũi, thương yêu giúp đỡ mọi người rất phù hợp với lối sống từ bi bác ái
của nhà Phật, giản dị, chân tình, biết dung chấp thích ứng trong cuộc sống đời thường Giáo lý nhà Phật là thanh tịnh, thanh đạm là cư trần lạc đạo Con
người Việt Nam sống hòa hợp với thiên nhiên như đồng lúa, cánh rừng lũy tre Đạo Phật dạy con người biết tùy duyên sống hài hòa yêu quý thiên nhiên,
bảo vệ thiên nhiên
Con người Việt Nam luôn biết chủ động trong mọi tình huỗng của cuộc sống như triết lý Thiên tiến thối bình thản và rạch ròi trong nhận thức không
Trang 35
tả cũng không hữu, mong muốn xây dựng Tịnh thổ nơi trần thế Phật giáo Thiền Tông có ảnh hưởng sâu rộng lâu dài trong đời sống văn hóa người Việt
Kế thừa Phật giáo từ thời Lý, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với Tam Tổ đã hoằng dương đạo Phật, làm cho tư tưởng đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tỉnh thần người Việt, mở ra một thời đại mới “vua tôi trên dưới một lòng”
cùng nhau xây dựng tơ quốc hịa bình, thịnh vượng
Như vậy, tư tưởng Phật giáo đã từng bước tạo nên một thế vượt trội hơn
Không Giáo, Đạo giáo Nhưng tư tưởng “trung quân ái quốc”, “trọng nam
kinh nữ”, “tu thân, tề gia, tri quéc, binh thién ha” cua Không giáo đã dần dần
bị phai nhạt bởi tư tưởng “từ bị, hỉ xả”, “giải thoát”, “nghiệp báo” của tư tưởng Phật giáo Tư tưởng này đã chuyên hóa thành đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần yêu thương đồng bào đoàn kết gắn bó của
dân tộc Việt Nam
Ngày nay, đạo Phật được duy trì và ngày càng phát triển Người dân ngày càng gần gũi, tiếp xúc và tu học theo Phật giáo Nếu Phật giáo phổ biến
sâu rộng hơn, chắc chăn sẽ mang lại cho đất nước Việt Nam thanh bình, đoàn kết, giàu mạnh và văn minh
* Trong văn học
Văn học Phật giáo đời Trần là một bộ phận quan trọng trong di sản
chung của văn học dân tộc Ngay đời Lý đã có khối lượng tác phẩm văn học đáng kể, nhưng bước sang đời Trần, Phật giáo thịnh hành khơng thua gì Phật giáo đời Lý
Điểm nỗi bật của văn hoá thời Trần là văn học đạo thiền hay văn học
Trúc Lâm Nói khác hơn, nền văn học Trúc Lâm là kho tàng lưu trữ những tác phẩm văn học đương thời Chính nền văn học này mở đầu cho văn học viết
của văn học trung cô Việt Nam Nơi đây - Trúc Lâm Yên Tử, đã tập trung hầu
Trang 36Tong, Tran Nhan Tong, Tran Quang Khai, Tué Trung Thugng Si, Phap Loa,
Huyén Quang
Bên cạnh những tác phẩm chữ Hán, các tác phẩm chữ Nôm lần lượt ra
đời và trở thành của tiếng nói riêng của dân tộc Việt Tuy chữ Hán xuất hiện
từ rất sớm nhưng mãi đến thế kỷ thứ XHI, tức thời Trần, chữ Nôm mới được
xem là hoàn chỉnh Điều đáng lưu ý là đưới thời Trần, chăng những là nho sĩ mà quí tộc rồi Hoàng đề và Thượng hoàng cũng cùng tham gia sáng tác văn
học chữ Nơm Trong An Nam chí lược, Lê Trắc còn cho biết, lúc bấy gid
người ta cịn dùng chữ Nơm để sáng tác nhạc
Những tác phẩm chữ Nôm triều Trần như: Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc
Thú Lâm Tuyên Thành Đạo Ca Phú của Trần Nhân Tông, hoặc Vịnh Vân
Yên Tử Phú của Huyền Quang sau khi xuất hiện trên diễn đàn văn học đã có giá trị rất lớn vì tác giả đã dùng tiếng Việt như Một ngôn ngữ để diễn đạt
những tư tưởng một cách trừu tượng, một cách khéo léo và dễ hiểu Từ đó,
tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đủ khả năng chuyên tải bất cứ nội dung
tư tưởng khác nhau nào và có vẻ đẹp riêng của nó Do vậy, sự hoàn thiện của chữ Nôm được xem là cái mốc thành tựu lớn của văn học thời Trần
Bên cạnh đó, văn học thời Tran tham nhuan tinh cách dung hợp và khai
phóng của đạo phật Đó là nền văn học không bị ràng buộc bởi khoa cử
Chính sách tôn giáo nhà Trần cụ thể là Phật giáo là là một chính sách tự do
bình đẳng, cho nên giới sĩ phu dù xuất thân từ hệ thống tư tưởng nào cũng được triều đình ngộ đãi rất trọng hậu Đó cũng là những nguyên nhân khiến cho văn học thời Trần phong phú, rực rỡ và đầy ý thức tự chủ Chính vì có
một chỗ riêng đứng hồn hảo cả về hình thức, cả nội dung mà văn học thời Trần trải qua hơn 7 thế ký vẫn không lỗi thời, vẫn sừng sững làm tiêu điểm để
con người tìm về cuội ngn hạnh phúc
Trang 37
Ngoài ra, trong thơ ca thời Trần, đặc biệt là dòng thơ ca của thiền Trúc
Lâm tràn ngập thiên nhiên: nào trăng nước bên bồng, nào xuân thu lồng lộng,
nào hoa cười, bướm lượn, mây bay một khơng khí tiêu dao bàn bạc của con
người lắng trong thiên nhiên Các thi nhân đã thừa nhận thiên nhiên như thừa
nhận cuộc sống Họ đến với thiên nhiên không phải để thưởng thức, để tìm cầu an lạc mà chính là cảm nhận được độ lắng sâu của tâm thức trước nguồn
sống linh động vô biên của vũ trụ Vì vậy, nguôn thơ của họ là nguồn cảm hứng vô tận, diễn tả qui luật sinh tồn của con người và thiên nhiên Cho nên
hầu như những bài thơ về thiên nhiên của họ bao g10 cling day thi vi, mau sac,
âm thanh; vừa sống động vừa triết lý vẫn khơng kém tính trữ tình Ngày nay, biết bao thi nhân tài hoa xuất hiện nhưng vẫn tôn vinh những bài thơ của các thiền sư: Trần Nhân Tông, Huyền Quang, như những tác phẩm xuất sắc trên diễn đàn thi bút với “từng câu là châu ngọc, từng thời là gẫm thiêu” Lướt qua vài bài thơ sau đây, chúng ta phần nào cũng thấy được điều đó:
Tức cảnh ngày xuân
“Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiểu Hoa rop, oanh vàng lánh lót kêu Bao nỗi thương xuân thương biết mấy Là khi khơng nói, chợt ngừng thuê ”
(Huyền Quang - Huệ Chi dịch)
Chiêu thu ở Vũ Lâm
“Lòng khe in ngược bóng cau hoa Hat sang bo khe, vét nang ta Lang lé nghin non, roi la do
Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa”
Trang 38Choi thuyén
“Cưỡi thuyên lướt gió sóng mênh mơng Non nước trời thu một sắc trong
Tiếng sáo thuyên ngoài bên sậy Trăng rơi đáy nước móc đây sơng"
(Huyền Quang - Đinh Văn Chấp dịch) [18, tr.168] Văn học thời Trần cịn có nhiều thể loại như : truyện ký, chính sự, sử học, thơ văn, phú, hịch vv Điểm đặc biệt là hầu hết những sáng tác đều xuất
thân từ các thiền sư Các thiền sư ở đây cũng chính là các vị vua, đồng thời là nhà văn, nhà thơ, đã có ra đời những áng văn thơ bất hủ
Song song với sự rực sang của văn học, các lĩnh vực văn hóa khác của thời Trần cũng không kém phân khởi sắc, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc
*Vê kiến trúc và điêu khắc
Sự hưng thịnh của Phật giáo trong thời Trần ở Việt Nam đã kéo theo sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Tuy vẫn tiếp tục tỏ rõ sự kế
thừa những truyền thống có từ trước, nhưng phong cách thể hiện có phần phóng khoảng, khỏe mạnh và hiện thực hơn
Về kiến trúc: Trong khí thế chung của văn hóa dân tộc, kiến trúc thời Trần tuy thừa hưởng vốn luyến từ thời Lý vẫn có những bước phát triển mang sắc thái tự chủ tự cường do tín ngưỡng của quân chúng nhân dân thời Trần
chủ yếu là Phật giáo Nhất là khi đòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mở rộng
địa bàn vùng đông bắc từ ng Bí, Đơng Triều đến Thăng Long, chùa tháp được xây lên rất nhiều để đáp ứng cuộc sống tinh thần cho dân chúng Nhà Trần đã tiến hành trùng tu những chùa tháp cũ như: Chùa Một cột (1249), Tháp Báo Thiên (1258), chùa Khai Nghiêm Yên Phong Hà bắc (1333 - 1335),
Tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy (Hà Nam Ninh năm 1337) Phạm Sư Mạnh,
học trò của Chu Văn An, đã viêt vê ngọn tháp chùa Báo Thiên với tâm cỡ lớn:
Trang 39
“Trấn áp đông tây giữ đề đô Ngang nhiên ngọn tháp vút lên nhô Non sông vững chãi tay trời chống
Kim cổ dựng xây đất khó mờ” [18 Tr 701]
Ngoài ra một số cơng trình kiến trúc cũng dược xây dựng rất qui mô, như: Chùa Hương Tích ở Nghệ Tĩnh, chùa Hoa Long và chùa Thơng ở Thanh Hóa, chùa hang ở Hoàng Liên Sơn, tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phú, chùa Vỗi Khe ở Hà Sơn Bình Đồng thời có những khu vực thời Lý vốn được coi là trung tâm Phật giáo, sang thời Trần vẫn được tiếp tục duy trì và mở mang như: Khu chùa và tháp vùng núi Phật tích ở Hà Bắc, chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh Đặc biệt chùa Hoa Yên ở Yên Tử và tháp Phố Minh ở Hà Nam Ninh là những công trình nỗi tiếng được nhắc nhở nhiều trong lịch sử Cuỗn Đại Nam thơng chí có đoạn mơ tả tháp Phô Minh: “Nước chảy quanh cung tường, bên bờ sực nức mùi hương, dưới nước thuyền bè đi lại” Và Trần Nhân Tông trong bài
Thiên trường phủ đã tả về tháp ở chùa Phố Minh do ông nội Trần Thái Tông
xây dựng như sau:
“Lục rậm hong thua canh quanh hiu
Mây quang, mưa tạnh đất tan rêu Phòng trai giải đoạn, sư về viện,
Câu bến canh đâu, bóng nguyệt treo Ba chục cung tiên, giường ngủ đặt, Tam nghìn bóng tháp nước triểu reo, Phổ mình phong cảnh chùa như trước
Trong giấc mơ màng Thuấn thay Nghéu” [18 Tr 789]
Ngày nay, tất cả những dấu tích kiến trúc thời Trần đã bị thời gian bào mòn nên cịn lại rất ít Tuy nhiên, qua những gì đọc được trên sách vở cũng giúp ta hình dung phần nào sự khang trang, bê thế của các công trình kiến trúc
Trang 40Về điêu khắc: Căn cứ vào thư tịch cổ, vào những tác phẩm điêu khắc thời ấy chúng ta có thể xác nhận việc khắc tượng Phật chiếm ưu thế trong
điêu khắc thời Trần Bởi vì lúc Phật giáo hưng thịnh, tượng Phật được đúc rất
nhiều Có những nhà sư cúng một lần cho đúc tới 1300 pho tượng Phật lớn
nhỏ Có những tượng kích thước khả lớn như tượng DI Lặc cao tới một
trượng sáu Các bậc vua quan, quý tộc bỏ tiền đúc tượng tương đối nhiều, như vua Trần Minh Tông khi mới lên ngôi, chỉ riêng ở chùa Siêu Loại đã cho
đúc đến ba pho tượng lớn bằng đồng: Di Đà, Thích Ca, Di Lặc; tất cả đều cao 17 thước Bên cạnh tượng Phật là hàng loạt những pho gồm nhiều chủng loại
Các tượng Phật thời Trần là dáng ngồi, mắt lim dim, tai to Các loại tượng khác như tượng người, tượng ngựa phần nhiều được tạc bằng đá và chủ yếu
là được đặt ở các lăng mộ hay điện thờ
Tương tự như phù điêu thời Lý, phù điêu thời Trần thường có hình
người Điển hình hơn cả là bức phù điêu bằng gỗ ở chùa Thái Lạc, diễn tả
hình người vừa bưng bình hương, vừa nghiêng mình để múa Phong phú nhất trong nghệ thuật điêu khắc là những bức chạm trang trí ở khắp các cơng trình
kiến trúc Có bức thể hiện sự du nhập của nghệ thuật Chiêm Thành, như hình
người có cánh, hình thần Garuda Có những bức thể hiện ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc, nhất là hoa văn ở các câu đối, cây liễu hay ở những
bức hoành phi Nhưng đáng kể hơn cả vẫn là những bức chạm khắc thể hiện
bản sắc riêng của nghệ thuật điêu khắc đời Trần Trong phần lớn các bức chạm khắc trang trí, người ta thấy có nhiều họa tiết hoa sen, hình núi hoặc các hoa cúc nối tiếp nhau Đặc biệt hình rồng trơn và lá đề, vốn phổ biến đưới
thời Lý, đến day vẫn là họa tiết trang trí chủ đạo, chỉ khác là đầu rồng to hơn, được chạm tửng cặp, uốn minh trong la đề Họa tiết hình rồng và lá đề được tìm thấy khá nhiều ở các chùa như Phật Tích, chùa Long Đội, chùa Phổ Minh và bia Thị Đức