Thực trạng quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm qua

51 1.5K 1
Thực trạng quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung Chương I: Lý luận chung về nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK của Tổng Cục Hải Quan 1.1 Nội dung cụ thể của quản lý thu thuế XNK của ngành Hải Quan Theo qui định của pháp luật, ngành Hải quan chịu trách nhiệm thu các loại thuế và phí đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, bao gồm (Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn): Thu thuế nhập khẩu hàng chính ngạch. Thu thuế nhập khẩu hàng tiểu ngạch. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với hàng hoá nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). Thu thuế giá trị gia tăng (đối với hàng hoá nhập khẩu). Thu thuế thu nhập cá nhân (đối với đối tượng nhận quà biếu nhập khẩu có trị giá theo qui định phải nộp thuế thu nhập). Thu thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá. Thu lệ phí hải quan. Thu phạt chậm nộp thuế theo qui định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thu xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, tập trung của ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đó cú những thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta nói chung, quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong ngành Hải quan nói riêng bộc lộ nhiều bất cập như: hệ thống chính sách và cơ chế quản lý chưa đồng bộ và chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng; nạn buôn lậu và gian lận thương mại để trốn thuế còn tồn tại phổ biến, tình trạng chiếm dụng tiền thuế gây nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lớn và kéo dài chưa được xử lý triệt để; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chưa được chú trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước đòi hỏi bức xúc của thực tế do vậy qua đề tài này em có cơ hội để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về vấn đề này.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cho bài viết của em. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Nội dung Chương I: Lý luận chung về nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK của Tổng Cục Hải Quan 1.1 Nội dung cụ thể của quản lý thu thuế XNK của ngành Hải Quan Theo qui định của pháp luật, ngành Hải quan chịu trách nhiệm thu các loại thuế và phí đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, bao gồm (Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn): -Thu thuế nhập khẩu hàng chính ngạch. -Thu thuế nhập khẩu hàng tiểu ngạch. -Thu thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với hàng hoá nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). -Thu thuế giá trị gia tăng (đối với hàng hoá nhập khẩu). -Thu thuế thu nhập cá nhân (đối với đối tượng nhận quà biếu nhập khẩu có trị giá theo qui định phải nộp thuế thu nhập). -Thu thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá. -Thu lệ phí hải quan. -Thu phạt chậm nộp thuế theo qui định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. -Thu xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. 1.2 Vai trò cơ bản của quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Vai trò bao trùm của quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phát huy một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất các công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng giai đoạn mà nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ở những mức độ khác nhau, nhưng dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát 2 triển thì công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Bảo hộ hợp lý và có hiệu quả nền sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Kiểm soát chặt chẽ và điều tiết linh hoạt đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. - Khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. 1.3 Các nhân tố tác động tới quản lý thu thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu Từ tất cả các nội dung cơ bản trên đây cho thấy quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố, cả tự nhiên, kinh tế xã hội, cả chủ quan lẫn khách quan, cả cơ chế chính sách Nhà Nước lẫn đội ngũ công chức cán bộ thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trên thực tế, có thể khái quát lại gồm cỏc nhúm yếu tố sau: - Yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên: Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở cửa khẩu đồng bằng hoàn toàn khác với các tỉnh miền núi giỏp biờn. - Yếu tố kinh tế - xã hội: kinh tế kém phát triển, trong điều kiện giao lưu kinh tế và mở cửa, hoạt động kinh tế ngầm và mưu sinh sẽ quyết liệt hơn, do đó quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu càng gặp rất nhiều khó khăn. - Trình độ dân trí cao thấp khác nhau có tác động tới quản lý thu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác nhau. Ý thức dân trí cao, tự giác trong hoạt động thương mại thì chấp hành chế độ, chính sách Nhà Nước tốt hơn, quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có kết quả và hiệu quả cao hơn, ngược lại, thất thu thuế các dạng là khó tránh khỏi. 3 - Cơ chế chính sách và quy trình quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Nhà Nước. Một hệ thống chính sách thuế tương đối ổn định, hoàn chỉnh sát thực tế sẽ góp phần quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hữu hiệu, vừa kích thích sản xuất, giao lưu kinh tế, vừa tăng thu và ổn định thu cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, sẽ cản trở sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hoặc gây tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thương mại. - Năng lực cán bộ quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thu thuÕ có hiệu lực và hiệu quả cao hay không còn dựa vào năng lực, trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ này hoặc sẽ làm tăng hiệu lực quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu họ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức trong sáng hoặc sẽ làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết, sơ hở của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu họ thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức thoỏi hoỏ. Tóm lại, giữa cỏc khõu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan phải chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Muốn thực hiện tốt khõu tớnh thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ thỡ cỏc khõu nghiệp vụ trước, trong quy trình thủ tục hải quan phải được tổ chức chặt chẽ, tiến hành đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối; khâu trước tạo điều kiện cho khâu sau hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời khâu sau lại kiểm tra nghiệp vụ của khâu trước nhằm phát hiện những sai sót trong nghiệp vụ, phát hiện những gian lận thương mại, phát hiện những tiêu cực giữa chủ hàng với cán bộ, chiến sỹ hải quan nhằm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 1.4 Yêu cầu mới về quản lý thu thuế XNK của ngành Hải quan hiện nay. a) Hội nhập kinh tế và vấn đề hợp tác trong quản lý thu thuế Hải quan. Mục tiêu của Bộ Luật thi hành của Hải quan ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy thực hiện biểu thuế ưu đãi chung CEPT, tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực Hải quan để bổ sung cho các hoạt động 4 hợp tác kinh tế trong các nước ASEAN, cố gắng điều hoà danh mục biểu thuế, trị giá và thủ tục Hải quan. - Thống nhất biểu thuế quan: Ở mức độ nhất định các nước ASEAN đang sử dụng biểu thuế theo hệ thống điều hoà của hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS) từ 6 đến 10 chữ số. Hội nghị Bộ Trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 26 đã quyết định sẽ thống nhất biểu thuế trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số để thực hiện. - Thống nhất hệ thống tớnh giỏ Hải quan: tại vòng đàm phán Uruguay của GATT, các nước thành viên ASEAN đã cam kết vào năm 2000 sẽ thực hiện phương pháp xác định trị giá Hải quan theo GATT để tính trị giá Hải quan. Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của phương pháp này là trị giá tính thuế được xác định dựa trên trị giá giao dịch của lô hàng thỡ nú cũng được xác định theo các phương pháp thay thế, mà các phương pháp này phản ánh đúng hoặc gần đúng với trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế. - Thống nhất thủ tục Hải quan: Thống nhất và đơn giản hoá thủ tục Hải quan là vấn đề phức tạp, nhưng Hải quan các nước ASEAN cố gắng để đạt được. Các vấn đề được các nước ưu tiên trong việc thống nhất thủ tục Hải quan đó là: + Xây dựng hệ thống luồng xanh Hải quan + Ban hành mẫu tờ khai Hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT. + Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chung: gồm các nội dung như các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các vấn đề giám định hàng hoỏ, cỏc vấn đề gửi hàng… Ngoài ra Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, tham gia diễn đàn Á-Âu(ASEM), diễn đàn chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương (APEC); ký kết các hiệp định song phương, đa phương với các nước đặc biệt là Mỹ .Việc này đòi hỏi công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5 càng phải được minh bạch hơn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, bảo hộ nền sản xuất trong nước. b)Yêu cầu hiện đại hoá hoạt động quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan. Trên cơ sở quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, xuất phát từ những cam kết, ràng buộc phải thực hiện khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA và hội nhập, một số vấn đề quan trọng được đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta trong thời gian tới là: - Nội dung quy định về quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải được tách bạch thành Luật thủ tục riêng ra khỏi Luật thuế hiện hành đảm bảo chính sách thuế phải được minh bạch, thực hiện được cam kết về cắt giảm thuế vừa phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế, tránh sự suy giảm đột ngột nguồn thu ngân sách Nhà Nước từ thuế nhập khẩu. - Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, Việt Nam phải cam kết thực hiện xác định trị giá Hải quan theo qui định của Hiệp định trị giá GATT. Theo qui định của Hiệp định trị giá GATT thì trị giá tính thuế của hàng hoá XNK là trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Vấn đề được đặt ra là với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế thì làm thế nào để xác định được tính trung thực của trị giá do doanh nghiệp khai báo với cơ quan Hải quan, để có thể khẳng định được đâu là trị giá do doanh nghiệp khai báo gian lận, đây là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam, do đó cần phải được quan tâm, chú trọng trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Khi tham gia mậu dịch tự do AFTA, hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu với điều kiện hàng hoỏ đú phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế (danh mục CEPT) của Việt Nam và có xuất xứ từ các nước ASEAN. Vấn đề đặt ra làm thế nào để kiểm tra được tính trung thực của xuất xứ hàng hoá theo khai báo của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay các nước ASEAN có xu hướng ký 6 kết Hiệp định tự do hoá thương mại song phương với các nước ngoài khối ASEAN. Đây cũng là vấn đề mới mẻ và phức tạp, khó khăn đối với Việt Nam cần được đặt ra trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Vấn đề được đặt ra cho công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là làm thế nào để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước trước sự thâm nhập ào ạt hàng hoá của các nước ASEAN? ngành sản xuất nào cần được bảo hộ, bảo hộ ở mức nào, và thời gian bảo hộ bao lâu, ngành sản xuất nào không cần bảo hộ? những nội dung này cần phải đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Hàng rào phi thuế quan từng bước phải được loại bỏ, đây là một vấn đề quan trọng cần phải được cân nhắc, tính toán cẩn thận, để xây dựng một lộ trình cụ thể phù hợp với thực trạng của nền kinh tế còn kém phát triển. - Khi hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lưu lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu sẽ tăng lên nhanh chúng.Vấn đề được đặt ra cho công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là làm thế nào để kiểm soát được sự thẩm lậu của các mặt hàng cấm như vũ khí, khí tài, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, làm thế nào để kiểm soát được hành vi gian lận trong khai báo như khai ít nhưng thực tế nhập nhiều, khai sai trị giá của hàng hoỏ…đõy là những vấn đề bức xúc được đặt ra cần phải quan tâm đặc biệt trong quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Việc quản lý nguồn thu và kiểm soát các cơ sở tính thuế vốn đã phức tạp trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển lại được tiếp thêm sự phức tạp nảy sinh từ tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu về việc đơn giản hoá, minh bạch hoá hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trở thành vấn đề cấp thiết đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhằm giảm thiểu các chi phí hành thu đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý thu. Bên cạnh đó sự phức tạp trong công tác quản lý hành thu trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự tinh thông nghiệp vụ của các cán bộ chiến sĩ ngành 7 Hải quan nói riêng, cán bộ tham gia quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung. Do đó vấn đề đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu thuế cũng như việc kiện toàn tổ chức bộ máy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng cần được quan tâm. - Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà các nước phát triển khác đang phải đối mặt như vấn đề trợ cấp bán phá giá của nước xuất khẩu, vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế…Vấn đề được đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phải có chiến lược phát triển, về chính sách thuế phải được tách riêng và áp dụng sớm một số loại thuế bổ trợ khác như thuế chống bán phá giá, hạn ngạch thuế quan, thuế quan tuyệt đối. - Toàn cầu hoá và sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin vừa đặt ra những khó khăn mới cho hoạt động quản lý, kiểm soát nguồn thu tạo điều kiện để hiện đại hoá hoạt động này. Để khai thác triệt để lợi thế của khoa học công nghệ thông tin trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ cho quản lý, vấn đề đặt ra cho quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phải có sự trang bị đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng thông tin toàn ngành Hải quan cũng như mạng thông tin giữa Hải quan với các cơ quan liên quan khác như: Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Thuế nội địa, giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước…nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, rút ngắn khoảng cách giữa cỏc khõu của quá trình quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác quốc tế được tiến hành thuận lợi. Trên đây là một số hàm ý được đặt ra đối với quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. 8 Hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đạt mục tiêu, vừa đảm bảo thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phù hợp với thực trạng của nền kinh tế đất nước, đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc và đầy đủ những vấn đề cơ bản về thuế, quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những tác động ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gây ra, để từ đó có những giải pháp và bước đi phù hợp trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 9 Chương II: Thực trạng quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm qua 2.1 Khái quát chung về Tổng Cục Hải Quan. Ngày 30/8/1984 Hội đồng nhà nước phê chuẩn nghị quyết sè 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng Cục Hải Quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, và ngay sau đó hội đồng bộ trưởng ban hành nghị quyết số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 ban hành nghị định quy định , nhiệm vô , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Hải Quan. Hải quan Việt Nam được xác định là “công cụ chuyên chính nửa vũ tranh của Đảng và Nhà Nước có chức năng kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia,an ninh chính trị, trật tù an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà Nước. 2.2 Đặc điểm hoạt động và nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan. 1. Đặc điểm hoạt động của Tổng Cục Hải Quan. Hải quan Thế Giới (WCO) từ ngày 1/7/1993 và từ đó mở quan hệ với tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN. Ghi nhận bước trưởng thành cuảu Hải quan Việt Nam ,Hội đồng nhà nước đã tặng huân chương độc lập hạnh nhì cho ngành, huân chương các hạng cho một số Hải cấp tỉnh Hải quan Việt Nam nhân dịp 45 năm kỷ niêm ngày thành lập Hải quan. Từ năm 1990 đến năm 2000 toàn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục Hải quan tại của khẩu, thực hiện tốt các nội dung: Sắp xếp lại và thành lập thêm các địa điểm thông quan, công khai hoá các văn bản quy phạm pháp luật 10 [...]... hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan phân cấp cho Cục Hải quan tỉnh thành phố chủ động xem xét và tự quyết định thành lập đội thuộc Cục Hải quan cửa khẩu Do đó dẫn đến tình trạng mô hình tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của từng loại Hải quan cửa khẩu không thống nhất, việc hình thành các đội Hải quan tại cửa khẩu một cách tùy... của Thủ tướng Chính phủ 12 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: hiện có 33 đơn vị, có đơn vị phải triờn khai ở nhiều tỉnh thành phố, như Cục Hải quan Hà nội phải triển khai các địa điểm thông quan tại: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương Cơ quan tham mưu giúp việc cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo Nghị định số 96/NĐ-CP... tham mưu xử lý; phòng công nghệ thông tin - Cơ quan Tổng cục Hải quan: Cú các Cục, Vụ chức năng trong đó hiện chức năng quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm: Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Vụ Giám sát quản lý; Vụ Pháp chế; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Điều tra chống buôn lậu; Thanh tra Hải quan; Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan Nhiệm vụ giữa các vụ, cục cũn cú sự... cục Hải quan Bộ máy tổ chức Hải quan Việt Nam được xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất , dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ Trưởng Hệ thống tổ chức: - Tổng cục hải quan - Cục Hải quan liên tỉnh , thành phố trực thộc trung ương và cấp tương đương - Hải quan cửa khẩu , Đội kiểm soát Hải quan Hệ thốn lãnh đạo của Tổng cục hải quan bao gồm: Tổng cuc trưởng: Lê Mạnh Hùng Phó Tổng. .. cho người nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước và cơ quan quản lý thu thuế hải quan thu đúng thu đủ tiền thuế - Quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thu thuế hải quan và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thu thuế - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng... nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thu thuế hải quan và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thu thuế - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thu thuế - Tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thu thuế của các nước tiên tiến,... hiệu quả quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan 3.3.1 Phía cơ chế Nhà Nước a) Xây dựng quy trình, quy phạm quản lý thu thuế XNK - Hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Để công lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từng bước được tăng cường, hiệu lực và hiệu quả, khắc phục được những bất hợp lý như hiện nay, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đòi hỏi phải tiến... trong tiến trình hội nhập chưa có sự phân công rõ ràng đơn vị nào là đầu mối chủ trì, đơn vị nào phối hợp tham gia, có những 14 nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của ngành như xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của ngành chưa được phân công rõ và quan tâm chỉ đạo 15 2.4 Thực trạng hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu của tổng cục Hải quan trong những năm vừa qua a) Tình hình thu thuế XNK tại. .. việc làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá chuyển tiếp Theo qui định tại Quyết định số 89/TCHQ-QĐ ngày 02/08/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển tiếp là hàng kinh doanh nhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục tại Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu nhập mà chuyển đến Hải quan tỉnh, thành phố khác để kiểm tra, thu thuế và hoàn thành thủ tục hải quan Điều này có... thu thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm vừa qua Theo chỉ tiêu nhà nước giao cho ngành Hải quan thu qua các năm, nhìn chung số thu đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hầu hết đều đạt và vượt, với tỷ lệ huy động bình quân hàng năm từ 14%-15% tổng thu từ thuế và được thể hiện qua số liệu sau: Bảng 1 Sở dĩ số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1997 không tăng, . rõ và quan tâm chỉ đạo. 15 2.4 Thực trạng hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu của tổng cục Hải quan trong những năm vừa qua. a) Tình hình thu thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm vừa. của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan phân cấp cho Cục Hải quan tỉnh thành phố chủ động xem xét và tự quyết định thành lập đội thuộc Cục Hải quan. từ đó có những giải pháp và bước đi phù hợp trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 9 Chương II: Thực trạng quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm qua 2.1 Khái

Ngày đăng: 02/09/2014, 13:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Nội dung

    • Chương I: Lý luận chung về nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK của Tổng Cục Hải Quan

      • 1.1 Nội dung cụ thể của quản lý thu thuế XNK của ngành Hải Quan

      • 1.2 Vai trò cơ bản của quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

      • 1.4 Yêu cầu mới về quản lý thu thuế XNK của ngành Hải quan hiện nay.

      • Chương II: Thực trạng quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan trong những năm qua

        • 2.1 Khái quát chung về Tổng Cục Hải Quan.

        • 2.2 Đặc điểm hoạt động và nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan.

        • 2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Tổng cục Hải quan

        • 2.4 Thực trạng hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu của tổng cục Hải quan trong những năm vừa qua.

        • Chương III : Một số giảI pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK tại tổng cục hảI quan

          • 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện

          • 3.2 Kế hoạch hoàn thiện quản lý thuế XNK trong thời gian hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2010 tới chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

          • 3.3 Một số biện pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK tại Tổng Cục Hải Quan.

          • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan