1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp

104 417 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp

Trang 1

Lời nói đầu



1 Sự cần thiết của đề tài :

Vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong nền kinh tế thị trường đãđược khẳng định từ khi hệ thống NHVN chuyển sang hệ thống Ngân hàng haicấp Hệ thống NHTM là lực lượng nòng cốt trong hệ thống các tổ chức tíndụng VN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTMVN khôngngừng đổi mới, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợiđáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong nềnkinh tế Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng có xuhướng mở cửa, nền tài chính quốc gia từng bước hoà nhập vào hệ thống tàichính quốc tế thì hệ thống NHTMVN lại bộc lộ rất nhiều yếu kém Sự yếukém ở đây không chỉ là sự yếu kém về công tác quản lý, cơ cấu tổ chức màcòn nguy hại hơn là sự yếu kém về tình hình tài chính, một trong những điềukiện quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng Nếunhững yếu kém trên không được khắc phục ngay thì hệ thống NHTMVNkhông những không đảm nhận tốt vai trò trung gian tài chính mà còn có nguy

cơ phá sản, đe doạ đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài " Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn :

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của cácngân hàng thương mại của các tác giả trong nước và quốc tế Điển hình làmột số đề tài nghiên cứu như :

- Đề tài :"Những vấn đề cơ bản về hoàn thiện các tổ chức tín dụng ở Việt nam "

Mã số KNH/95-08-02 - Ngân hàng nhà nước Việt nam 12/2001.

Do tiến sĩ Lê Đình Thu và Nguyễn Đại Lai là chủ nhiệm Đề tài

- Đề tài : "Thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt nam"

Mã số KNH 2000-4 - Ngân hàng nhà nước Việt nam 2001

Do tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa là chủ nhiệm đề tài

- Đề tài : "Nghiên cứu giải pháp thực hiện chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt nam giai đoạn 2001-2010"

Mã số KNH 99-06 - Ngân hàng nhà nước Việt nam 12/2001

Do Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, Tiến sĩ Phạm Thuý Ngọc

và MA Nguyễn Sơn Tường làm chủ nhiệm đề tài

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác được công bố trêncác tạp chí khoa học Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở khíacạnh phân tích các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM hay về một khía cạnhtrong hoạt động của NHTM Việc tập trung nghiên cứu một cách hoàn chỉnh

cả lý luận và thực tiễn về hệ thống NHTMQD ở VN còn chưa được chú ýđúng mức

3 Mục đích nghiên cứu :

- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMQDtrong thời gian gần đây, qua đó làm rõ những thành tựu đã đạt được, nhữnghạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với hệ thống này Luận văn cố gắng

đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa hệ thống NHTMQDVN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của

hệ thống NHTMQD với tư cách là bộ phận chủ chốt của hệ thống ngân hàngViệt nam hiện nay

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động của hệ thống

NHTMQD thời kỳ đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ sau khi có pháp lệnhNgân hàng

Luận văn không đi sâu nghiên cứu các hoạt động tác nghiệp củaNHTMQD, cũng như không đi sâu phân tích từng NHTMQD mà chỉ quantâm đến từng NHTMQD trong chừng mực góp phần làm rõ thực trạng hoạtđộng của toàn bộ hệ thống NHTMQD

5 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Gắn với đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận vănchú trọng một số phương pháp cụ thể như phương pháp kết hợp phân tích vàtổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê so sánh, dự báo

6 Những đóng góp khoa học của luận án:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về NHTM trong nền kinh tế thịtrường

- Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMQD hiện nay, chỉ

ra những hạn chế của hệ thống này trong quá trình phát triển

- Đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạtđộng của hệ thống NHTMQD trong giai đoạn mới

7 Bố cục của luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động của hệ thống NHTM

trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2 : Thực trạng hoạt động của các NHTMQD ở Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMQD trong giai đoạn mới.

Trang 4

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 NHTM VÀ VAI TRÒ CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 NHTM : Khái niệm và các loại hình

1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Thuật ngữ “ ngân hàng “ đã có từ rất lâu Tiền thân của ngân hàngchính là quá trình biến đổi trong hoạt động của những người chuyên làm nghềdịch vụ kho quỹ, những người thợ vàng, thợ bạc và ngân hàng ra đời do sựthúc đẩy khách quan của quá trình phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá vàhoạt động thương mại Sự “lệch pha “ về mặt thời gian giữa thời hạn gửi tàisản so với thời hạn mà người cầm giấy biên nhận cùng với một “khoản “ thùlao cho người bảo quản đến “chuộc” tài sản đã tự nhiên trở thành quá trìnhphân cực giữa “nguồn” (là tài sản của người gửi đồ nằm trong kho) với dấuhiệu giá trị của nguồn tài sản đó (biểu hiện bằng giá trị danh nghĩa ghi trêncác giấy biên nhận gửi tài sản ) lưu hành trong xã hội

Việc trả nợ bằng những giấy biên nhận làm cho quá trình thanh toánđơn giản hơn rất nhiều và tiết kiệm cho những người trả nợ, nhận nợ Vìnhững người nợ không phải đến chỗ các thợ vàng, bạc trình biên lai rút ra sốtiền, vàng cần thiết để trả cho chủ nợ Những người chủ nợ này ngay sau đólại lập tức gửi vào chỗ người thợ vàng của mình Để giúp cho việc thanh toánđược thuận lợi, những người thợ vàng phát hành biên lai ở dạng tiện lợi, làmcho người chủ sở hữu nó có thể dùng để chi trả và chuyển quyền sở hữu củabiên lai sang chủ mới Chính sự tiện lợi đó đã tôn những giấy biên nhận lên vịtrí hàng đầu trong số các công cụ thanh toán đương thời (tiền đúc, vàng nén,bạc thỏi ) Đó là tiền thân của tờ ngân phiếu và nghiệp vụ phát hành giấy bạc,nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng ngày nay

Trang 5

Những người thợ vàng sớm phát hiện ra rằng, những gì ký gửi cho họ

tương đối ổn định Ở một thời điểm bất kỳ số lượng vàng, tiền được rút ra chỉ

chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số tiền vàng họ giữ, hơn nữa trong khi một sốkhách hàng rút tiền vàng ra khỏi kho của người thợ vàng, thì một số khác lạigửi vào-đồng thời lại có rất nhiều người đang thiếu vốn để buôn bán sản xuất.Những người thợ vàng có đầu óc kinh doanh đã nghĩ ra việc cho vay để lấylãi từ những khoản ký gửi ổn định bằng cách phát hành ra nhiều giấy biênnhận hơn là số vàng dự trữ trong kho Đó chính là tiền thân của nghiệp vụ tíndụng ngân hàng ngày nay Từ thời điểm này những người thợ vàng đã trởthành nhà ngân hàng, bởi vì theo nghĩa bóng họ đã tạo ra tiền Khái niệm hoạtđộng ngân hàng theo tỷ lệ dự trữ đã được khai sinh

Các ngân hàng như vậy tiếp tục hoạt động, những dịch vụ khác cũngđược phát triển theo : mua bán vàng bạc, ngoại tệ, tài khoản ký gửi Các chủngân hàng, dưới sự thôi thúc của động cơ lợi nhuận đã mở rộng tín dụng,không chỉ với số tiền hiện có trong kho mà còn nâng lên đi vay để cho vay

Sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng, giao lưu hàng hóa ngàycàng mở rộng, làm phát sinh nhu cầu mua bán chịu hàng hóa và được ghinhận bằng thương phiếu Chính thương phiếu là một công cụ nợ vừa mangtính chất phương tiện thanh toán, vừa là công cụ tín dụng thương mại, đã tạođiều kiện cho một loạt nghiệp vụ ngân hàng ra đời và phát triển: tài khoản kýgửi, chiết khấu thương phiếu, tín dụng ngân hàng, thanh toán

Kinh tế ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các ngân hàngnhư vậy không ngừng tăng lên Để có thể tồn tại trong bối cảnh đó, các ngânhàng buộc phải tìm những biện pháp nâng cao chất lượng và uy tín của mìnhtrên thị trường như: giảm, miễn phí gửi tiền, trả lãi cho người có tiền gửi,giảm lãi suất cho vay Tức là thực thi một loạt biện pháp nhằm nâng caonăng lực kinh doanh tiền tệ Chính nhờ phản ứng tự hoàn thiện này, mà nhiềungân hàng sơ khai đã phát triển thành những ngân hàng thực thụ: ”Là nơi tậptrung tư bản tiền tệ của những người có tiền cho vay và người đi vay”6, Tr 490

Trang 6

Việc hệ thống lại quá trình ra đời và hình thành những hoạt động đầu tiên củangân hàng, cho phép ta khẳng định : Khởi tổ là dịch vụ đổi tiền cùng với sựphát triển, đòi hỏi của nền kinh tế và giao lưu hàng hóa, ngân hàng đã dầnhình thành và hoàn thiện các nghiệp vụ của mình Tuy nhiên do hoạt độngngân hàng thương mại rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ ngânhàng thường phức tạp và các vấn đề này lại luôn biến động theo sự thay đổichung của nền kinh tế Mặt khác do tập quán, luật pháp của mỗi quốc gia, mỗivùng lãnh thổ khác nhau đã dẫn đến quan niệm về ngân hàng thương mạikhông thật đồng nhất.

Tuy nhiên xuất phát từ sự ra đời của ngân hàng, từ những chức năng cơ

bản của ngân hàng sơ khai người ta đã định nghĩa : Ngân hàng thương mại

là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ -tín dụng Nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền của khách hàng dưới hình thức khác nhau 10,tr 254-255tr 254-255

Kinh tế càng phát triển, hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mạicũng phát triển theo và các chức năng của nó cũng được mở rộng, khi đó các

nhà kinh tế định nghĩa : NHTM là những trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi

kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thể sử dụng các tờ séc.

Ngày nay, trên toàn thế giới, ngân hàng là loại hình tổ chức trung giantài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy môlớn nhất Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quantrọng nhất trên thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phươngphát hành để tài trợ các công trình công cộng Ngân hàng cũng là một trongnhững tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động quan trọng nhất cho các doanhnghiệp, và trong những năm gần đây, ngân hàng đã tăng cường mở rộng chovay dài hạn đối với doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng nhà máy mới hay muasắm máy móc thiết bị mới Ví dụ các ngân hàng Mỹ nắm giữ khoảng 1/3 tổngtài sản của tất cả các tổ chức tài chính đóng trụ sở tại Mỹ

Ở các nước khác, như Nhật Bản, các ngân hàng nắm giữ phần lớn tàisản của phần lớn các tổ chức tài chính

Trang 7

Rõ ràng, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua các chức năng (cácdịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ không chỉchức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủcạnh tranh chính của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Thực tế là, rấtnhiều tổ chức tài chính- bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán,công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầuđều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũngđối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằngcách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực hoạt động bấtđộng sản và môi trường chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tưvào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ khác.

Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trênphương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp Ở Mỹ người ta định

nghĩa về ngân hàng như sau : Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,tr 254-255 tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Ngân h ng hiàng hi ện đại

Chức năng

Chức năngthanh toán

Chức năng lập

kế hoạch đầu tư

Trang 8

1.1.1.2 Các loại hình NHTM trên thế giới 9; 11; 12

Ngày nay trên thế giới có nhiều loại hình NHTM khác nhau, có nhiềutiêu chí để phân loại các NHTM như :

- Căn cứ vào chức năng chủ yếu, các ngân hàng được phân chia thànhngân hàng đa năng hay ngân hàng chuyên doanh

- Căn cứ vào hình thức sở hữu, các ngân hàng được phân chia thànhngân hàng Nhà nước, ngân hàng cổ phần, ngân hàng tư nhân, ngân hàng liêndoanh, ngân hàng nước ngoài

- Căn cứ vào quy mô và đối tượng khách hàng, các ngân hàng đượcphân chia thành ngân hàng bán buôn hay ngân hàng bán lẻ

Các loại hình ngân hàng kể trên chiếm ưu thế và đóng vai trò quantrọng trong việc tạo ra cung tiền tệ ( khối lượng tiền tệ tăng giảm, chủ yếu là

do các ngân hàng này chi phối )

Trong quá trình tiến hành kinh doanh, các ngân hàng sử dụng vốn chủyếu từ các nguồn tiền gửi và vay vốn qua phát hành trái phiếu Trên cơ sở đócác ngân hàng đã tiến hành hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng những yêu cầuđòi hỏi từ nền kinh tế Chẳng hạn như : cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

và các loại hoạt động đầu tư khác

Trong nền kinh tế thị trường các mô hình ngân hàng thương mại được

tổ chức dưới một số hình thức sau:

* Ngân hàng kinh doanh đa năng

Là loại hình ngân hàng thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh ngânhàng: cho vay, thực hiện các nghịệp vụ giấy tờ có giá, nhận tất cả các loại tiềngửi, làm tất cả các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng

Loại ngân hàng này có nhiều dạng: ngân hàng tư nhân (sở hữu của mộtgia đình, sở hữu cá nhân , sở hữu của cổ đông), ngân hàng công (sở hữu nhà

Chức năng quản lýtiền mặt

Trang 9

nước) Có ngân hàng ở tầm quốc gia, quốc tế, song cũng có ngân hàng chỉ cótính chất khu vực.

Đặc điểm cơ bản của các ngân hàng này là : phong phú về các nghiệp

vụ, tiếp cận được nhiều loại khách hàng, khả năng phân tán rủi ro cao

* Ngân hàng chuyên doanh

Ngược lại với ngân hàng đa năng, ngân hàng chuyên doanh chỉ thựchiện một hoặc một số ít nghiệp vụ ngân hàng (gần như chuyên môn hoá cáchoạt động) Ở một số nước, luật ngân hàng còn giới hạn hoặc cấm các ngânhàng cho vay tiêu dùng

Đặc điểm cơ bản của ngân hàng này là nghiệp vụ kinh doanh mang tínhhạn hẹp, phạm vi hoạt động bị giới hạn, tính chuyên môn hoá cao

Qua nghiên cứu xu hướng phát triển các loại hình NHTM trên thế giớicho thấy không có một nước nào chỉ tồn tại một loại hình ngân hàng đa nănghay ngân hàng chuyên doanh

Bởi vì có khi ở một nước loại hình ngân hàng đa năng chiếm vị trí ưuthế, thì vẫn có những ngân hàng chuyên doanh, và ngược lại ở một số nướcmặc dù các ngân hàng chuyên doanh chiếm ưu thế hoặc đa số thì gần đâyngày càng có xu hướng chuyển sang kinh doanh đa năng

Những biến đổi theo các xu hướng trên đã diễn ra trong những thập kỷqua Xu hướng chuyên môn hóa các ngân hàng đã từng chiếm vị trí thống trị

ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Xu hướng kinh doanh đa năng từng chiếm vị tríthống trị ở Thụy Sĩ, CHLB Đức, Áo Nhưng dần dần các ngân hàng lớn, mộtmặt mở rộng phạm vi các nghiệp vụ, mặt khác các ngân hàng chuyên doanhtrước đây nay cũng đa năng hóa trở lại hoạt động của mình

Xu hướng hiện đại trong các luật ngân hàng gần đây là không tạo ra sựphân biệt các ngân hàng đa năng và các ngân hàng chuyên doanh như trước

mà hình thành một loại ngân hàng hoạt động đa năng

* Ngân hàng bán buôn

Trang 10

Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của

nó là thực hiện với các khách hàng lớn

Đặc điểm của ngân hàng bán buôn là : số lượng giao dịch của ngânhàng nhỏ, nhưng giá trị của các khoản giao dịch lớn Hoạt động của ngânhàng bán buôn thường tập trung ở các trung tâm thương mại do đối tượngkhách hàng mà ngân hàng phục vụ thường là khách lớn và nằm tại trung tâmthương mại.Vốn hoạt động của ngân hàng bán buôn lớn do đối tượng phục vụ

có nhu cầu đòi hỏi vốn cao Phạm vi hoạt động của ngân hàng bán buôn hẹp

về số lượng khách hàng, số lượng giao dịch, lĩnh vực đầu tư vốn

Qua nghiên cứu hai loại hình ngân hàng trên cho thấy xu hướng pháttriển của ngân hàng bán buôn chỉ mở rộng tại những địa bàn mà ở đó diễn racung và cầu vốn lớn như ở các trung tâm thương mại lớn, ở những nước kinh

tế phát triển và những nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh

Các ngân hàng bán lẻ có xu thế ngày càng mở rộng, đặc biệt ở các nước

có nền kinh tế chậm phát triển và trong thực tế luôn luôn tồn tại cùng vớingân hàng bán buôn

1.1.2 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính bao gồm nhiều loại hình

tổ chức kinh doanh tiền tệ Chúng là những tổ chức trung gian và môi giới tàichính, hoạt động như những chiếc cầu chuyển tải những khoản tiền tiết kiệm -

Trang 11

tích luỹ được trong xã hội đến tay những người có nhu cầu chi tiêu cho đầu

tư Nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau về tính chất cũng như về đối tượng

và phương pháp kinh doanh Sự khác nhau đó bắt nguồn từ những nguyênnhân về lịch sử và chế độ kinh tế và ngày nay chúng đều là những sản phẩmcủa thể chế tài chính của mỗi nước

Lịch sử của ngân hàng thương mại là lịch sử kinh doanh tiền gửi Cácngân hàng thương mại từ chỗ làm dịch vụ nhận tiền gửi với tư cách là ngườithủ quỹ, bảo quản tiền cho người chủ sở hữu để nhận những khoản thù lao, đãtrở thành những chủ thể kinh doanh tiền gửi Điều đó có nghĩa là huy độngtiền gửi không những miễn khoản thù lao mà còn trả lãi cho khách hàng gửitiền để làm vốn cho vay nhằm tối ưu khoản lợi nhuận thu được

Trong khi thực hiện vai trò trung gian chuyển vốn từ người cho vaysang người đi vay, các ngân hàng thương mại đã tự tạo ra những công cụ tàichính thay thế cho tiền làm phương tiện thanh toán Trong đó, quan trọng nhất

là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thanh toán bằng séc, một trong những công

cụ chủ yếu để vận động qua ngân hàng Thông qua quá trình đó đưa lại kếtquả là đại bộ phận tiền giao dịch trong giao lưu kinh tế là tiền qua ngân hàng

Do đó, hoạt động của ngân hàng thương mại gắn bó mật thiết với hệthống lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán trong nước đồng thời có mốiliên hệ quốc tế rộng rãi

Trong thế giới hiện đại, tính cho đến thời điểm này thì ngân hàngthương mại và cơ cấu hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng nhất trong thểchế tài chính của mỗi nước Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng,phong phú và có phạm vi rộng lớn, trong khi các tổ chức tài chính khácthường hoạt động trên một vài lĩnh vực và theo hướng chuyên sâu.Vai trò củangân hàng thương mại thể hiện ở những điểm sau:

1.1.2.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanhnghiệp và nhà nước trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng

Trang 12

thu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dùng hợp lý Để tăng thu nhập quốc dântức là cần phải mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưuthông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của ngành trong nền kinh tế và muốnlàm được điều đó cần thiết phải có vốn Mặt khác, khi nền kinh tế càng pháttriển sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn, điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạtđộng ngân hàng NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuấtkinh doanh NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thờinhàn rỗi từ mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế như : vốn tạm thờiđược giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cánhân trong xã hội Bằng vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạtđộng tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứngcác nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất Nhờ có hoạtđông của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp

có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suấtlao động, nâng cao hiệu quả kinh tế

1.1.2.2 Ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng với thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệpchịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đápứng nhu cầu thị trường thoả mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diệnđược thể hiện như: không những thoả mãn nhu cầu về phương diện giá cả,khối lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà còn đòi hỏi thoả mãn cả trênphương diện thời gian địa điểm Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu củathị trường, doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động,củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch toán kế toán mà còn phảikhông ngừng cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sửdụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thíchhợp Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khivượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Do đó, để giải quyết khó khăn

Trang 13

này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn nhằm thoả mãn nhucầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầunối giữa doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn tín dụng của ngân hàngcung ứng cho doang nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caochất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thịtrường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnhtranh.

1.1.2.3 Ngân hàng thương mại là "cầu nối" giúp NHTW thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân hàng Trung ương Để

thực thi chính sách tiền tệ đó phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắtbuộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng Chính các ngân hàngthương mại là chủ thể chịu tác động trực tiếp của những công cụ này và đồngthời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sáchtiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế Ngược lại cũng qua ngânhàng thương mại và các định chế tài chính trung gian khác, tình hình sảnlượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất tỷgiá của nền kinh tế được phản hồi về cho ngân hàng Trung ương để chínhphủ và ngân hàng Trung ương có những chính sách điều tiết thích hợp vớitừng tình hình cụ thể

Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế Trong quátrình hoạt động đó, NHTM thực hiện vai trò cầu nối giúp NHTW điều tiết vĩ

mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mốiquan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiềnmặt, thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo hoạt động của ngân hàng vànền kinh tế được bình thường

Bằng chính sách và những biện pháp tín dụng, NHTM đáp ứng nhu cầuvốn bổ sung kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các

Trang 14

lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ NHTM có thể gia tăng hoặc thu hẹpkhối lượng tín dụng với từng doanh nghiệp, hoặc có thể thực hiện quan hệ tíndụng đối với doanh nghiệp trong từng trường hợp cần thiết Tất cả những vấn

đề đó đều liên quan và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mỗi doanhnghiệp trong nền kinh tế Như vậy, việc sử dụng vốn vay ngân hàng vừa giúpdoanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn bị thiếu hụt trong kinh doanh, vừa ý thứccho doanh nghiệp về trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng vốn Từ

đó giúp cho doanh nghiệp có những lựa chọn quyết định của mình trong việc

sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanhhiện có Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, khi đến hạn phải hoàn trả vốn kèmtheo lãi vay cho ngân hàng, điều đó buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹlưỡng khi sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất

Vai trò cầu nối giúp NHTW điều tiết kinh tế vĩ mô của các NHTMđược thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút khối lượng tiền mặt từ trong nềnkinh tế vào NHTM, đồng thời NHTM cũng cung ứng tiền mặt theo nhu cầukhi các doanh nghiệp cần tiền cho hoạt động của doanh nghiệp Quá trình thunhận và cung ứng khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế đã tạo ra mối quan hệgiữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ trong từng khu vực Bằng chínhsách thu hút và nghệ thuật kinh doanh, ngân hàng sẽ tiếp nhận một khối lượngtiền mặt không nhỏ, rồi từ đó lưu thông về ngân hàng Khối lượng tiền mặtnày sẽ đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp và công chúng, đảmbảo cho nền kinh tế thường xuyên có một khối lượng tiền hợp lý, phục vụ chohoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong phạm vi từng doanhnghiệp, từng khu vực, cũng như trong phạm vi toàn nền kinh tế

Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và tiền tệ,NHTM còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác trong nền kinh tế Đây lànhững dịch vụ trung gian tạo cho NHTM những nguồn lợi đáng kể, góp phầntăng thêm khoản thu nhập cho NHTM, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận

Trang 15

lợi cho sự phát triển toàn diện và thoả mãn các yêu cầu trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

Như vậy, với vai trò là “cầu nối” giúp NHTW thực thi chính sách tiền

tệ, điều tiết kinh tế vi mô, NHTM đã xâm nhập vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, các lĩnh vực khác của nền kinh tếthông qua các nghiệp vụ tín dụng, tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt,các quan hệ về tham gia hùn vốn, tư vấn v.v.Với các mối quan hệ thườngxuyên đó, NHTM giúp các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bìnhthường và ngày càng phát triển

Trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương

sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, mà trướchết là hệ thống NHTM Các công cụ này là những thao tác hoạt động hàngngày của ngân hàng Trung ương Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động củangân hàng Trung ương đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổcủa chính sách tiền tệ đã vạch ra

Sự điều tiết tiền tệ có thể tác động gián tiếp, nhưng hiệu quả đến nhữnghoạt động của cả nền kinh tế quốc gia Một nội dung quan trọng của điều tiếttiền tệ là điều hoà khối lượng tiền tệ

Điều hoà khối lượng tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc tạotiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp Một khả năng kỳ bícủa hệ thống ngân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổnđịnh tiền tệ Do việc phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, nên có việcphân chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung ương hay gọi tắt là tiền trungương (giấy bạc hay tiền mặt) và tiền ngân hàng (tiền ghi sổ, bút tệ) Tiềntrung ương là tiền do NHTW độc quyền phát hành Tiền ngân hàng là tiền docác ngân hàng thương mại tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế,đặc biệt là tiền trên các tài khoản thanh toán séc Nó được tạo ra như là sự mởrộng gấp nhiều lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền)

Trang 16

Thực ra, cho đến những năm cuối thế kỷ 20 này, định nghĩa và phânbiệt giữa các loại tiền với nhau vẫn có nhiều ý kiến không đồng nhất Từ năm

1980 đến nay, NHTW của nhiều nước đã thay đổi các định nghĩa của mình vềtiền mặt một vài lần và đã dùng những phép đo lượng tiền cung ứng được gọi

là tổng lượng tiền (monetary aggregates) với các ký hiệu : Mo, M1 ,M2

Sở dĩ có sự phân chia ra giữa M0, M1,M2 là nhằm tách những loại tiềnkhác nhau về mặt thanh toán ra từng nhóm Các nhóm tiền càng đi về sau này,càng có tính thanh khoản kém hơn và càng mang tính chất của một khoản đầutư

M1 gọi là tiền mạnh (high_power money) hay tiền theo nghĩa hẹp,nhưng là một loại tài sản không sinh lợi, cho nên nó không có ý nghĩa nhưmột hành động đầu tư

Ngược lại, M2, M3, Mu vừa là tiền, vừa là tài sản sinh lời, do vậy kinh

tế càng phát triển, xu hướng chuyển tiền từ loại không sinh lãi (M1) sang loạicũng là tiền nhưng đem lại lãi suất (M2, M3, Mu) là càng lớn như một hoạtđộng đầu tư

Việc phân loại tiền thành M1, M2, M3 nhằm giúp NHTW và Chính phủtheo dõi mức độ đầu tư trong nước vào các loại tài sản sinh lợi và giúp nềnkinh tế huy động một cách tốt nhất các nguồn lực, các nguồn tài sản khácnhau trong nhân dân vào guồng máy sản xuất kinh doanh Nó cũng đồng thờiđáp ứng nhu cầu cần sự gọn nhẹ bảo đảm có lãi cho tài sản và dễ dàng trongthanh toán ở mọi lúc mọi nơi

Chỉ cần nhìn vào các tỷ lệ giữa các loại tổng lượng tiền tệ sẽ biết ngayđược về sự ổn định hay chất lượng của tiền tệ Ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển thì M0 (tiền Trung ương không nằm trong tay các ngânhàng) chiếm khoảng 7% của tổng lượng tiền M3, trong khi đó tại Việt namkhoảng 70% Cơ cấu khối lượng tiền như vậy cho thấy hệ thống ngân hàng ởnước ta còn kém phát triển Chừng nào đồng nội tệ với chức năng là phươngtiện tích luỹ giá trị còn yếu kém, thì tỷ lệ tiền mặt vẫn còn cao, tiền trung

Trang 17

ương không quay trở về các NHTM dưới hình thức các khoản tiền gửi và nhưvậy hệ số tạo tiền sẽ nhỏ đi.

Tiền của hệ thống ngân hàng thương mại chiếm bộ phận lớn nhất trongtổng khối lượng tiền tệ ngày nay ở các nước có nền kinh tế phát triển Mộtnền kinh tế càng đi dần vào hiện đại, càng phát triển bao nhiêu, nền kinh tế ấycàng sử dụng nhiều hơn tiền do các ngân hàng trung gian tạo ra

Như vậy, bằng việc tạo tiền gắn liền chặt chẽ với công cụ quản lý vĩ môcủa ngân hàng trung ương (tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc) trong khi thực hiệnhoạt động kinh doanh của mình, NHTM đã thể hiện vai trò “cầu nối”của mìnhtrong việc góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ươngthông qua chính sách tiền tệ 31;32

1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế-xã hội giữa các nướctrên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách.Việc phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một

bộ phận cấu thành của sự phát triển đó.Vì vậy, nền tài chính của mỗi nướccũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại cùngcác hoạt động kinh doanh của mình đã đóng một vai trò vô cùng quan trọngtrong sự hoà nhập này.Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, chovay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, ngânhàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng được

mở rộng Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệtín dụng với các ngân hàng thương mại nước ngoài, hệ thống ngân hàngthương mại đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với

sự vận động của nền tài chính quốc tế

Ngân hàng thương mại ra đời, phát triển trên cơ sở nền sản xuất và lưuthông hàng hoá phát triển và nền kinh tế càng ngày càng cần đến hoạt độngcủa NHTM với các chức năng và vai trò của mình Thông qua việc thực hiện

Trang 18

các chức năng, vai trò của mình, nhất là chức năng trung gian tín dụng,NHTM đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tếphát triển.

1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHTM

Tầm quan trọng của các NHTM được thể hiện qua các chức năng của

nó Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnhkhác nhau, nhưng nhìn chung được nhiều nhà kinh tế chấp nhận ở các chứcnăng sau:

1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩađặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trung gian tàichính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu trong xã hội, khơi nguồn vốn từnhững người có thể vì lý do gì đó không dùng nó một cách sinh lời với nhữngngười có ý muốn dùng nó để sinh lợi

Thực hiện chức năng này, một mặt, NHTM huy động và tập trung cácnguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hìnhthành nguồn vốn cho vay Mặt khác, trên cở số vốn đã huy động được, ngânhàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng củacác chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máykinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, NHTM vừa là người đivay, vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM

là đi vay để cho vay NHTM với vai trò là một trung gian tín dụng đứng ra tậptrung phân phối lại vốn tiền tệ, điều hoà cung cầu về vốn trong nền kinh tế,góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn

Để mở rộng sản xuất, đối với từng doanh nghiệp, yêu cầu về vốn là mộttrong những quan tâm hàng đầu được đặt ra Các doanh nghiệp không thể chỉtrông chờ vào vốn tự có, mà còn phải biết dựa vào vốn của nhiều nguồn khácnhau trong xã hội NHTM với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn

Trang 19

rỗi, sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu về vốn bổ sung cho đầu tư phát triển.Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thờigian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phầnđẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại tập hợp tài lực của khách hàng này và đemchuyển cho người khác theo phương thức kinh doanh “vay để cho vay” Đóchính là vai trò trung gian của ngân hàng

Ngày nay, quan niệm vai trò trung gian tín dụng trở nên biến hoá hơn

Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác củachức năng này Ngân hàng có thể đứng ra làm chức năng công ty (khi pháthành cổ phiếu) với những nhà đầu tư, chuyển giao các mệnh lệnh trên thịtrường chứng khoán, đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty theo cáchnày, ngân hàng làm trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trênthị trường

Hơn nữa, tín dụng ngân hàng còn là một trong những nguồn hình thànhvốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp Vì vậy tín dụng ngân hàng đãgóp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh được liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, động viênvật tư hàng hoá đưa vào sản xuất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến

bộ kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất

1.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.

Chức năng này là sự kế thừa và phát triển chức năng ngân hàng là thủquỹ của các doanh nghiệp, tức là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoảnhay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản

Trong ngân hàng thương mại, chức năng trung gian thanh toán gắn bóchặt chẽ, hữu cơ với chức năng trung gian tín dụng : ngân hàng dùng số tiềngửi của người này để cho người khác vay Xuất phát từ chức năng người thủquỹ của các doanh nghiệp, ngân hàng có đủ điều kiện để thực hiện các dịch

vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng Khi các khách hàng gửi tiền

Trang 20

vào ngân hàng họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thựchiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với những khoản thanhtoán có giá trị lớn, ở mọi địa phương, mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốnkém, khó khăn và không an toàn Nếu như mọi khoản thanh toán được thựchiện không thông qua ngân hàng, thì sẽ có những bất tiện và tốn kém lớn như:những chi phí cho lưu thông tiền mặt (chi phí cho việc đúc tiền, in tiền, bảoquản tiền, vận chuyển tiền ) và những chi phí có liên quan đến người trả vàngười nhận (như đếm tiền, bảo quản, vận chuyển ).

Khi ngân hàng thương mại ra đời và phát triển, thì hầu hết các khoảnthanh toán, chi trả về hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế (các doanhnghiệp và cá nhân) được chuyển giao cho ngân hàng thực hiện, việc thanhtoán trở nên tiện lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, mọi quan hệ thanh toánđược thực hiện bằng cách các chủ thể mở tài khoản tại ngân hàng thực hiệncác khoản chi trả hoặc uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc thu nhận cáckhoản tiền vào tài khoản của mình

Việc làm trung gian thanh toán của ngân hàng ngày nay đã phát triểnđến tầm mức rất đa dạng Ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toántruyền thống như trước, mà còn quản lý các phương tiện thanh toán Đây làvai trò ngày càng chiếm vị trí quan trọng, phù hợp với sự phát triển và tiến bộcủa khoa học và kỹ thuật Ở các nước phát triển, phần lớn quá trình thanh toánđược thực hiện thông qua séc và hầu như séc thanh toán ở trong nước đượcthực hiện bằng thanh toán bù trừ thông qua hệ thống NHTM

Quá trình lưu chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản ngườibán có một đặc điểm phi vật chất, vì không giống như đồng tiền giấy đượcchuyển trao tay thực sự từ người này sang tay người khác, mà nó chính làđồng tiền ghi sổ Tiền tệ nói chung đã trở thành một công cụ hết sức mềmdẻo, nó không cần tồn tại dưới dạng vật chất Séc và chuyển khoản chỉ là cáchthực hiện, nó cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ Cơ sở của việc phát hànhséc hay thanh toán qua chuyển khoản đó chính là tài khoản tại ngân hàng

Trang 21

Hiện nay, ở các nước công nghiệp người ta phát triển hình thức chuyểntiền bằng điện tử và chính điều này đưa đến việc không sử dụng séc ngânhàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng Người ta thanh toán bằng cách nối mạngcác máy vi tính của các NHTM trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tàikhoản người mua sang tài khoản người bán một cách nhanh chóng.

1.2.3 Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp

Từ khi các ngân hàng ra đời, hoạt động kinh doanh tiền tệ có đượcbước phát triển mới Trong quá trình kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng đãphát hiện các khách hàng đã sử dụng giấy chứng nhận tiền gửi mà ngân hàng

đã cấp cho họ để chi trả các khoản nợ Phát hiện này thúc đẩy các ngân hàngđưa vào lưu thông các loại tiền giấy ngân hàng (bank notes) được chuyển đổi

ra vàng qua nghiệp vụ tín dụng thay thế cho tiền vàng Đây chính là một phátminh có giá trị trong lịch sử hoạt động của tiền tệ

Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, cácngân hàng không còn hoạt động riêng rẽ, mà tạo nên một hệ thống, trong đóNHTW là cơ quan quản lý tiền tệ, tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng.Các ngân hàng còn lại chuyên kinh doanh tiền tệ Nhờ hoạt động trong hệthống các NHTM đã tạo ra “bút tệ” thay thế cho tiền mặt Đây là sáng kiếnquan trọng thứ hai trong lịch sử hoạt động ngân hàng Chính nhờ phương thứctạo tiền này mà ngân hàng chẳng những đảm bảo cho sự phát triển của mình,

mà còn trở thành trung tâm tiền tệ của đời sống kinh tế hiện đại

Quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tíndụng và thanh toán trong hệ thông ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ vớingân hàng trung ương của mỗi nước Tiền “bút tệ” do các NHTM tạo ra bằngcách nào?

Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiênnhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện cácnghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều ngân hàng Một ngân hàng này cho

Trang 22

vay xong thì hết vốn, thì số vốn đó lại chuyển sang ngân hàng khác trở thànhvốn tiền gửi và làm tăng thêm vốn tiền gưỉ của các ngân hàng khác

Từ một khoản tiền gửi ban đầu (khoản tiền này do NHTƯ mới đưa thêm vào lưu thông), thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với số lượng tiền ban đầu

Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào lượng tiền NHTW mới bơm thêm và

hệ số mở rộng tiền gửi của NHTM Hệ số mở rộng tiền gửi này lại chịu tácđộng bởi các yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệtiền mặt so với tiền gửi thanh toán

Theo Paul A.Samuelson: “Sự thật là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thểlàm được cái mà từng ngân hàng nhỏ một không thể làm được : nó có thể mởrộng việc cho vay nợ và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp nhiềulần so với số mà các dự trữ mới tạo ra cho nó, cho dù mỗi ngân hàng nhỏ baogiờ cũng chỉ cho vay một phần số tiền ký gửi”

Với quá trình này hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phươngtiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả xã hội

Rõ ràng khái niệm về “tiền”, “tiền giao dịch”, không chỉ là giấy bạc doNHTW của mỗi nước phát hành, mà bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ

do các NHTM tạo ra Ở Mỹ, tỷ lệ này tới 90% Ở Việt nam, tỷ lệ này ngàycàng tăng Đến cuối năm 1998, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanhtoán (M2) là 26.6% (năm 1997 là 30.8%)

1.2.4 Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng

có những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với cácdoanh nghiệp Với những điều kiện đó, ngân hàng có thể làm tư vấn về tàichính và đầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, tráikhoán bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí Khi một doanh nghiệpmuốn phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp, họ có thể nhờ ngânhàng cung cấp các dịch vụ như: lựa chọn loại chứng khoán phát hành, tưvấn các vấn đề về lãi suất chứng khoán, thời hạn chứng khoán và các vấn

đề kỹ thuật khác

Trang 23

Hơn nữa ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như :

- Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng Đây vốn là một

chức năng cơ bản của NHTM, đòi hỏi các NHTM phải được xây dựng kiên

cố và được trang bị hệ thống bảo quản hiện đại Vì vậy chúng thường chỉ thựchiện ở các ngân hàng lớn Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá bao gồm : dịch

vụ cho thuê két sắt, bảo quản ký thác và trực tiếp bảo quản an toàn các giấy tờ

có giá Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát chokhách hàng ( ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ ) có thể được lưu hànhnhư tiền- đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng Ngày nay nghiệp

vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” củangân hàng thực hiện

- Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối (night safe) : Ngân hàng lắp đặt hệ

thống két đặc biệt trước cửa ngân hàng, khách hàng thuê dịch vụ này đượcphép cất giữ tiền tiền mặt hay séc để đảm bảo an toàn vào buổi tối khi ngânhàng đã đóng cửa

- Dịch vụ tín thác hoặc uỷ thác ngân hàng (Trust services) : có các hình

thức sau :

+ Dịch vụ tín thác đối với cá nhân bao gồm việc thực hiện các dịch vụđại diện phục vụ như người bảo vệ và bảo quản tài sản, vì ở hầu hết cácnước, người vị thành niên được xem là không có năng lực pháp lý về quản lý

và nắm giữ tài sản Khi một người ở tuổi vị thành niên thừa kế tài sản, mộtngười giám hộ được chỉ định nắm giữ vì lợi ích của người vị thành niên.Thông thường trách nhiệm này được giao cho bộ phận tín thác của ngân hàngthương mại Sự giám hộ cũng thường được yêu cầu đối với những ngườicũng được toà án quyết định là thiếu năng lực pháp lý

+ Dịch vụ uỷ thác Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việcquản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệpthương mại Theo đó, ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hayquy mô vốn họ quản lý Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch

vụ uỷ thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và uỷ thác thương mại chocác doanh nghiệp

Trang 24

Thông qua phòng uỷ thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm cáckhoản tiền để cho con đi học Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đócho đến khi khách hàng cần Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vaitrò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã quađời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả

và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận được khoản thừa kế Trongphòng uỷ thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh Ngân hàng đóng vai trònhư những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu,trái phiếu Điều này đòi hỏi phòng uỷ thác phải trả lãi hoặc cổ tức cho chứngkhoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toántoàn bộ cho những người nắm giữ chứng khoán

1.2.5 Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Một trong những chức năng quan trọng nhất do các ngân hàng thựchiện trong việc tham gia vào nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tài trợ xuất nhậpkhẩu và hoạt động thương mại giữa các quốc gia Giống như thương mạitrong nước, hoạt động ngoại thương đòi hỏi các phương pháp tài trợ khácnhau, bao gồm ứng tiền trước, tài khoản mở, uỷ thác nhờ thu và thư tín dụng,tín dụng chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, mua và bán séc du lịch.v.v Từ lâu cácngân hàng chỉ liên quan đến một quá trình riêng biệt trong các giao dịch mậudịch quốc tế như cung cấp một khoản tiền cho vay hoặc mở L/C Nhưng từkhi tài trợ trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều giao dịch thươngmại, các ngân hàng đã phát triển các dịch vụ này, họ đã đi từ việc tài trợ cáchợp đồng thương mại riêng biệt đến cung cấp các giải pháp tổng hợp đối vớicác nhu cầu thương mại Điều này bao gồm sự kết hợp việc cho vay của ngânhàng với các nguồn bảo trợ từ các cơ quan xuất khẩu của Chính phủ, công tythuê mua tài chính quốc tế và các nguồn tài trợ phi ngân hàng khác, cùng vớibảo hiểm rủi ro chính trị và kinh tế

Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá với những đặc trưng tự

do hoá thương mại và tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ

đã và đang chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống tàichính ngân hàng từng quốc gia Do đó, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối

Trang 25

ngoại đối với NHTM ở các nước đang phát triển không chỉ là một tất yếukhách quan mà còn là lẽ sống của chính ngân hàng ở các nước này.

Kinh doanh đối ngoại của NHTM là một kinh doanh vừa mang tínhtruyền thống vừa mang tính hiện đại Truyền thống được hiểu với ý nghĩa làkinh doanh tiền tệ không có biên giới “cứng”, đồng vốn dịch chuyển khôngbiên giới, đã có từ thời xa xưa, gắn với giao lưu quốc tế, với lưu thông tiềnvàng, kim loại quý, với uy tín quốc gia, thương nhân, ngân hàng nổi tiếng.Chính nhờ kinh doanh đối ngoại đặt nền móng mới hình thành các trung tâmtài chính quốc tế như trung tâm tài chính London, Tokyo, frankfurt,Hongkong, Singapore Hiện đại là hàm ý nói về hình thức, nội dung ngàycàng khác trước, đa dạng hơn, tinh vi hơn, đồ sộ hơn thể hiện trên tất cả cáchoạt động: kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, thanh toán quốc tế, tín dụnghợp vốn, đồng tài trợ, hùn vốn, đại lý, uỷ thác thông qua các nghiệp vụ rất đadạng

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàngrất phức tạp đòi hỏi điều kiện hết sức ngặt nghèo, nguyên tắc chặt chẽ,phương châm linh hoạt như :

- Năng lực tài chính : có vốn đủ sức hoạt động và cạnh tranh được vớicác ngân hàng

- Trình độ quản lý kinh doanh và có uy tín thể hiện trên các mặt trang

bị những phương tiện thiết bị hiện đại, tiên tiến đủ khả năng để tiếp cận vàhoà nhập với thông lệ quốc tế

- Kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại đảm bảo cho các giao dịchnhanh chóng và an toàn

- Có đội ngũ cán bộ với trình độ nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ và phongcách giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ chế thị trường

Kỹ nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những tiêu chuẩn để hệ thốngngân hàng hội nhập được với cộng đồng tài chính quốc tế Chìa khoá để mở ratriển vọng cho hoạt động của NHTM ở các nước đang phát triển là phải mởrộng hơn nữa hoạt động kinh doanh đối ngoại Có như vậy mới phá thế trìtrệ, co cụm, hướng nội cứng nhắc Chỉ có hội nhập với cộng đồng tài chínhtiền tệ quốc tế, NHTM ở các nước đang phát triển mới có cơ hội đủ điều kiệntiến tới đa dạng hoá hoạt động, mở đường vươn xa, chen chân, đứng trụ trên

Trang 26

thương trường quốc tế, không ngừng tích luỹ, tích tụ vốn và nâng cao kỹ xảođảm bảo cho các giao dịch nhanh chóng và an toàn, bảo vệ chủ quyền kinh tếquốc gia trong thời đại mới 10;11;12;31;32

1.3 XU THẾ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA HỆ THỐNG NHTM HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI

Thời đại ngày nay là thời đại tiền tệ hoá các hoạt động kinh tế vàthương mại hoá mọi nguồn vốn Sự phát triển như vũ bão của công nghệthông tin, viễn thông kéo theo sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế vốnđộc lập trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu Dần dần sự cạnhtranh trong quá trình phát triển thị trường sẽ căn bản là cạnh tranh về năngsuất lao động, về chất lượng và giá cả hàng hoá hơn là cạnh tranh thuần tuý vềkhông gian thị trường và những mánh khoé phi kinh tế trong thương mại Mộtkhi vàng đã như một xu thế khách quan từ bỏ vai trò tiền thế giới duy nhất thìcuộc cạnh tranh ngân hàng trên thực tế là cạnh tranh uy tín và tiềm lực thanhtoán thực tế trong phạm vi khu vực và quốc tế Do đó đặc trưng lớn nhất củacác NHTM ngày nay không còn đơn thuần chỉ là trung gian cung ứng vốngiữa khách hàng thừa vốn tạm thời với khách hàng thiếu vốn tạm thời, càngkhông phải là đơn thuần kinh doanh độc canh “vay để cho vay” mà là sựphân công lao động thương mại khách quan về khối tài chính vô hình toàn cầutrong mỗi quốc gia riêng lẻ Đặc trưng này biểu hiện rõ nét trong xu hướngngày càng mờ đi ranh giới nghĩa bóng giữa thị trường tiền tệ với thị trườngvốn để cấu thành thị trường tài chính đồng bộ Trong khối tài chính khổng lồ

vô hình đó đã và đang ló ra hình thái phương tiện thanh toán mang tính chungtoàn cầu, nguồn tạm thời nhàn rỗi vận động theo dòng chảy toàn cầu nhưngnhu cầu cung ứng vốn cũng như cung ứng dịch vụ và trình độ công nghệthanh toán lại mang tính quốc gia riêng lẻ Chính đặc trưng này chi phối mạnh

mẽ xu hướng vận động chủ đạo của mô hình tổ chức và hoạt động của cácNHTM trong khu vực và trên thế giới theo những hướng sau đây:

Một là đặc trưng quan trọng nhất trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại trên thế giới là sự tích tụ cao,tr 254-255 tạo nên những tập đoàn tài chính khổng lồ,tr 254-255 chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế quốc tế.

Trang 27

Ta đã biết rằng, ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động vốn trongquá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Nền sản xuất hàng hoá phát triểnnhanh chóng đã thúc đẩy quan hệ hàng hoá- tiền tệ ngày càng sâu sắc, phứctạp bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế -xã hội

Quá trình công nghiệp hoá của mỗi quốc gia đòi hỏi sự đầu tư vốn rấtlớn, rất năng động Chỉ có những ngân hàng lớn mới có khả năng đáp ứngđược vốn hoặc có khả năng hợp vốn cho yêu cầu này

Trải qua 6 thế kỷ phát triển, các ngân hàng già nua đã biến hình nhườngchỗ cho những tập đoàn ngân hàng lớn hoặc các tập đoàn tài chính lớn Đặcbiệt trong mấy thập kỷ gần đây, xu hướng tích tụ và tập trung rất cao, theo đàphát triển của kinh tế thị trường Hình thái biểu hiện của xu hướng này là hìnhthành các tập đoàn tài chính, các tập đoàn ngân hàng lớn hoặc cực lớn xuyênquốc gia hoặc đa quốc gia

Tập đoàn tài chính là hình thái hỗn hợp giữa các ngân hàng lớn với cáctập đoàn công nghiệp, thương mại Những tập đoàn này thâm nhập và nắmcác mạch máu kinh tế quyết định của quốc gia, do có các ưu thế tuyệt đối vềvốn và hạ tầng

Các công ty tài chính thì sở hữu một hoặc nhiều ngân hàng và chiếmlĩnh các lĩnh vực khác nhau về bảo hiểm, công nghiệp và thương mại

Các tập đoàn ngân hàng lại có một hình thái khác: chúng thôn tính hoặcthâm nhập lẫn nhau, thậm chí thâm nhập cả các công ty tài chính để trở thànhmột tập đoàn ngân hàng Các ngân hàng trong tập đoàn này lại hùn vốn để lập

ra các công ty con, công ty cháu Tập đoàn ngân hàng là loại hình tổ chức cóquyền lực cực lớn và chi phối hầu hết các huyết mạch kinh tế Ngày nay, trênthế giới, nếu chỉ xét những tập đoàn ngân hàng có vốn từ 130 tỷ đến 500 tỷUSD đã có một danh sách dài đến hàng trăm tập đoàn Nổi trội nhất trong cácquốc gia chiếm nhiều tập đoàn ngân hàng lớn là Nhật bản, Đức, Mỹ và Pháp

Hai là các ngân hàng từ bỏ dần loại hình chuyên môn hoá để trở thành ngân hàng đa năng

Ngày nay, xu thế chung là còn rất ít ngân hàng mà nội dung hoạt độngthực tế còn phù hợp với tên gọi ban đầu của nó Các ngân hàng hầu như đã

mở rộng hoạt động sang mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội để có cơhội tìm được thị trường rộng lớn hơn và có hiệu quả cao Trên thực tế các

Trang 28

ngân hàng đã trở thành những định chế tài chính linh hoạt Bức tường ngăncách dành ưu thế cho mỗi loại hình ngân hàng chuyên môn hoá dần dần bịloại bỏ Sự khoả lấp ranh giới tạo ra một môi trường đồng nhất cùng kíchthích sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng Đã xuất hiện những dịch vụngân hàng tại nhà đáp ứng nhu cầu của dân cư nhằm nắm giữ phạm vi ảnhhưởng cũng như cơ hội kiếm lời.

Một ngân hàng đa năng tạo ra cơ chế mềm dẻo và linh hoạt hơn tronghoạt động Chúng tận dụng được các điều kiện sẵn có để mở rộng thị trường

và phủ kín những đòi hỏi phát sinh ngày càng phong phú của nền sản xuấthàng hóa ở những nước phát triển Ở đây, ngân hàng có mặt ở khắp nơi Đây

là lẽ sinh tồn tự nhiên như cây con nhiều rễ để chống chọi với sóng gió thịtrường Kinh doanh đa năng là cách gạt bỏ rủi ro để đứng vững

Ba là xu hướng quốc tế hoá hoạt động ngân hàng Nền kinh tế thế

giới có xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá Các quốc gia phụ thuộc vàonhau nhiều hơn về thị trường làm bùng nổ ngoại thương, tạo thành và mởrộng thị trường quốc tế về hàng hoá và dịch vụ Lẽ tất nhiên phải xuất hiện và

mở rộng thị trường tài chính quốc tế Ngày nay đã có những tổ chức tài chínhquốc tế (WB,IMF), tổ chức tài chính khu vực (ADB), những trung tâm tàichính quốc tế tại Thuỵ sĩ, Nhật bản, Đức, Hồng kông, Singapore Sẽ còn xuấthiện rất nhiều trung tâm tài chính mới Các ngân hàng đều có xu hướng tìmcách mở rộng hoạt động của mình ra quốc tế bằng cách phát triển mạng lướichân rết, tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới bằng những công nghệ đặc thù,

có ưu thế Một ngân hàng chỉ hướng vào thị trường nội địa, không am tườngthông lệ quốc tế sẽ không có cơ may thâm nhập thị trường quốc tế Cũng vì lẽnày, các ngân hàng trên thế giới dần dần giảm bớt sự cách biệt nhau về thểchế và nghiệp vụ Chúng hợp tác với nhau, liên kết với nhau tạo nên sự thôngsuốt trong các dịch vụ quốc tế, bởi vì đồng vốn là dòng chảy không biên giới.Điều này thúc đẩy hội nhập và hợp tác Đồng thời chúng cũng cạnh tranhnhau âm thầm nhưng gay gắt bằng lợi thế và do lợi ích riêng biệt Những xuhướng chủ yếu mà các ngân hàng sẽ khai thác để cạnh tranh quốc tế là:

- Hoạch định chiến lược kinh doanh nhiều lợi thế

- Phát triển chính sách khách hàng, tạo ưu thế thuận lợi cho khách hàng

- Phát triển công nghệ tiên tiến

Trang 29

- Phát triển tổ chức

- Tăng vốn

Bốn là hình thành mô hình siêu thị tài chính dựa trên những thành tựu

của khoa học và công nghệ thanh toán hiện đại, cho phép thiết lập và vậnhành loại mô hình siêu thị tài chính Theo đó, mọi nhu cầu về đầu tư (muacông cụ tài chính ), vay vốn (chuyển quyền sở hữu các công cụ tài chính ),huy động và cho vay , chuyển tiền, ngân hàng tại “nhà “, kinh doanh hoán đổingoại tệ v.v đều thực hiện được ở các “cửa sổ” tương ứng tại sở giao dịchcủa siêu thị tài chính hoặc trên mạng của siêu thị tại “nhà” Đây là mô hìnhgiúp quá trình triệt để tiền tệ hoá nền kinh tế và thương mại hoá nhanh gọncác nguồn vốn đồng thời giảm tối thiểu lượng tiền mặt trong cơ cấu tổngphương tiện thanh toán

Phân tích vị thế đặc thù và xu thế phát triển của hoạt động ngân hàngtrên thế giới cho phép ta rút ra những kết luận sau:

+ Ngân hàng có vai trò to lớn trong quá trình tích tụ và tập trung vốn,phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng lớn mạnh không ngừng, tácđộng tới toàn bộ hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội

+ Lịch sử phát triển ngân hàng có những đặc thù nhất định Nó pháttriển theo những quy luật sinh- tồn của nền sản xuất hàng hoá Nhận thứcđược xu thế vận động của nó không những sẽ không sợ bị nó “trả thù” mà còn

sử dụng nó phục vụ cho một định hướng nhất định

+ Các ngân hàng non trẻ mới bước vào kinh tế thị trường ở nước tađang còn khoảng cách lớn so với yêu cầu đòi hỏi của đất nước, cũng như sovới các ngân hàng có bề dày lịch sử hàng trăm năn trên thế giới.Vì vậy việctiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng Việt nam trở thành một yêu cầu bứcbách

Trang 30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMQD

TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI

2.1- KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTMQD Ở VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của các NHTMQD

Nếu trong lịch sử tiền tệ thế giới, các ngân hàng thương mại ra đờitrước Ngân hàng trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước, thì ở Việt nam Ngânhàng Nhà nước ra đời trước ngân hàng thương mại Ngay từ khi thành lậpNgân hàng quốc gia Việt nam năm 1951, hệ thống ngân hàng Việt nam thựcchất là hệ thống ngân hàng của Nhà nước Trong suốt quá trình ra đời, pháttriển và trải qua những cải biến về chính sách, nội dung và đối tượng hoạtđộng của mình, hệ thống ngân hàng Việt nam luôn luôn gắn chặt và phản ánhrất chân thực quá trình phát triển kinh tế -xã hội nói chung của Việt nam Mặtkhác, nếu xét một cách tổng quát về cả cơ chế quản lý lẫn cấu trúc hệ thốngngân hàng Việt nam đều thấy nó gắn chủ yếu với cơ chế và cấu trúc của khuvực kinh tế nhà nước hơn là của nền kinh tế nói chung Những đặc điểm nàyrất quan trọng giúp chúng ta có một cái nhìn thực tiễn và những kinh nghiệmquý báu trong việc nhận thức và tìm ra các giải pháp để thực thi chiến lượctổng thể phát triển ngành Ngân hàng Việt nam nói chung và hệ thốngNHTMQD nối riêng trong bối cảnh và điều kiện phát triển mới

Tính đến năm 1989- sau 38 năm thành lập, về cơ bản hoạt động củaNHVN vẫn vận hành theo cơ chế một cấp Tuy nhiên đó là một thời kỳ dài

mà ngân hàng Việt nam không có cách lựa chọn nào khác khi phải hoạt độngtrong điều kiện bị lệ thuộc chặt chẽ và đặt trong cả một cơ chế kế hoạch hoá,tập trung cao độ của nền kinh tế quốc dân-Một nền kinh tế nằm gọn trong tìnhtrạng thời chiến kéo dài : đánh Pháp, đánh Mỹ và khôi phục sau chiến tranhtrong bối cảnh bị bao vây, cấm vận nhiều năm liền và với mặt bằng xuất phátđiểm cực kỳ thấp, xét về trình độ phát triển Công cuộc đổi mới toàn diện cơchế kinh tế được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng CSVN

Trang 31

lần thứ 6 năm 1986 là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt nam từngbước thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển vững chắc bằng cơ chế thịtrường, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của ngành Ngân hàng Việt nam.

Sau 4 năm vừa thiết kế, vừa thi công trên con đường tìm ra lối đi chohoạt động ngân hàng thời kỳ đổi mới, tháng 5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng

ra đời đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việtnam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó lần đầu tiên đối tượng, nhiệm vụ và mụctiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi : 1-NHNN thựcthi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tíndụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, thực thi nhiệm vụ của một NHTW-

là ngân hàng phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàngcủa nhà nước, thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ

ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chínhsách điều hành cụ thể đối với hệ thống ngân hàng hai cấp 2-Cấp Ngân hàngkinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán,ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn bộ nền KTQD Đồng thời NHTWcũng đã được chấp nhận là cơ quan cao nhất của Chính phủ trong việc thựchiện nhiệm vụ đối ngoại của Quốc gia về ngân hàng với các tổ chức Ngânhàng- Tài chính của các Chính phủ hoặc tổ chức quốc tế trên thế giới

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng

là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh với các loại hình sởhữu khác nhau gồm NHTMQD, NHTMCP, NHLD, chi nhánh hoặc vănphòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, HTXTD, công ty tàichính, công ty vàng bạc đá quý v.v cùng các chi nhánh, các công ty con củacác tổ chức nói trên đã tạo thành thế đa năng trong hoạt động kinh doanh, lấythước đo lợi nhuận làm mục tiêu phát triển theo nguyên tắc kinh doanh bảođảm an toàn, đúng pháp luật, cạnh tranh bình đẳng và chịu sự quản lý vĩ mô,thanh tra giám sát của NHTW

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, hệ thống NHTM VN đãlớn mạnh, khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế và xu hướng đi lênkhông ngừng Cho đến cuối năm 2001, nếu xếp theo hình thức sở hữu, hệthống ngân hàng thương mại Việt nam bao gồm :

Trang 32

- Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước : 6 ngân hàng, trong đó 4 ngânhàng thương mại quốc doanh và 2 ngân hàng hoạt động mang tính chính sách(ngân hàng Đồng bằng sông Cửu long và ngân hàng phục vụ người nghèo nayđược đổi thành Ngân hàng chính sách xã hội)

- Ngân hàng thương mại cổ phần (cả đô thị và nông thôn) : 48 ngân hàng

- Ngân hàng liên doanh : có 5 ngân hàng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài : 26 ngân hàng

Như vậy hệ thống NHTM của nước ta tới nay có 85 ngân hàng thươngmại đóng vai trò chủ lực trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ Ngoài racùng tham gia hoạt động trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ còn có 985quỹ tín dụng nhân dân, 2 công ty tài chính cổ phần, 4 công ty cho thuê tàichính và 6 công ty kinh doanh chứng khoán

Mặc dù hiện nay có 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, nhưng thựcchất hoạt động kinh doanh tập trung ở 4 NHTMQD là Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư

và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương

2.1.1.1.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam được thành lập

26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt nam, sau đổi thành Ngânhàng Đầu tư và phát triển Việt nam Từ khi thành lập đến nay, hoạt động củaNgân hàng ĐT&PT luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nướcqua từng thời kỳ khác nhau

Ngân hàng ĐT&PT được xem là tổ chức cung cấp tài chính cho cácdoanh nghiệp quốc doanh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản(chiếm 90% tổng các khoản cho vay), thường ở dưới dạng cho vay theo địnhhướng (chiếm 42% tổng các khoản cho vay )

Là ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư phát triển, luôn giữ vai tròquan trọng trong việc cung ứng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, góp phầncông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Với hơn 5000 cán bộ công nhân viên, mạng lưới tổ chức hiện có trên

120 chi nhánh tỉnh (thành phố), khu vực, phòng giao dịch, 2 sở giao dịch vàvăn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 công ty cho thuê tài chính

và công ty chứng khoán,3 đơn vị liên doanh, vốn điều lệ 1100 tỷ VND

Trang 33

2.1.1.2.Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thành lập 1/4/1963

như một ngân hàng chuyên doanh dựa trên các hoạt động của Vụ ngoạithương của NHNNVN Ngân hàng Ngoại thương phục vụ chủ yếu các tổ chức

và doanh nghiệp thuộc khối nhà nước (chiếm khoảng 70% tín dụng cho vay)

Tính đến cuối năm 2000, Ngân hàng ngoại thương chiếm 25% tổng tàisản của hệ thống NHTM VN, nhất là tài sản bằng ngoại tệ-chiếm khoảng 63%trong tổng số Tuy nhiên về mặt tín dụng NHNT lại có thị phần nhỏ nhấtchiếm khoảng 9% Các dịch vụ đặc thù của NHNT bao gồm tài trợ thươngmại, thư tín dụng, giao dịch trao đổi ngoại hối, thanh toán quốc tế, thẻ tíndụng, cho vay

Vào cuối năm 2000, NHNT có khoảng hơn 2800 cán bộ công nhân viên, và

28 chi nhánh, gần như tập trung tất cả ở đô thị, vốn điều lệ 1100 tỷ VNĐ

Ngoài ra NHNT còn đầu tư vào 14 doanh nghiệp khác ở Việt nam,trong đó có 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty bất động sản,

1 công ty thuê mua tài chính, có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng ở 85quốc gia trên thế giới

2.1.1.3 Ngân hàng Công thương Việt nam được thành lập 01/07/1988

trên cơ sở vụ tín dụng Công nghiệp và thương nghiệp của NHNN Ngân hàngcông thương phục vụ nhiều tổng công ty lớn của nhà nước (chiếm hơn mộtnửa tín dụng của ngân hàng), cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ, các công ty tư nhân Ngân hàng công thương chiếm tỷtrọng 25% tổng các khoản cho vay của ngành ngân hàng và 25% tổng tiềngửi Ngân hàng Công thương cũng cung cấp các dịch vụ khác cho nền kinh tếnhư thanh toán trong và ngoài nước, ngoại hối, mua bán vàng bạc

Ngân hàng Công thương là ngân hàng lớn thứ hai về nhân lực vớikhoảng 12000 nhân viên, hơn 80 chi nhánh, 170 phòng giao dịch, 350 quỹ tíndụng đặt tại 47 tỉnh thành phố Vốn điều lệ 1100 tỷ VNĐ, ngân hàng còn đầu

tư vốn vào 3 công ty là Công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý và khaithác tài sản, công ty chứng khoán, đồng thời có quan hệ đại lý với hơn 500ngân hàng trên thế giới

2.1.1.4.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập

01/7/1988 trên cơ sở cơ cấu lại ngân hàng phát triển nông nghiệp, chuyên

Trang 34

cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, nông trường, hợp tác xãnông nghiệp, hộ gia đình và các doanh nghiệp ở nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có vốn điều lệ lớn nhấttrong số 4 NHTMQD là 2200 tỷ VNĐ Hiện nay ngân hàng có 22.797 nhânviên,1350 chi nhánh ở 61 tỉnh thành phố, 3 sở giao dịch, 3 công ty độc lập.Ngoài các hoạt động tín dụng, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác nhưbảo lãnh, thuê mua, giao dịch quốc tế và thư tín dụng, thực hiện các hợp đồngdịch vụ liên quan đến việc cho vay thay cho ngân hàng người nghèo, quản lýcác khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ 14;23;35;36;37

2.1.2.Những đặc điểm của hệ thống NHTMQD ở Việt nam

Các NHTMQD là những ngân hàng chiếm vị trí ưu thế, chủ đạo trong

hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta

Là các doanh nghiệp Nhà nước (là một tổ chức kinh doanh, được Nhànước thành lập quản lý và cấp vốn ban đầu, Nhà nước bổ nhiệm người lãnhđạo và điều hành) Các NHTMQD là những pháp nhân độc lập, do Nhà nướccấp vốn điều lệ Luật hiện hành quy định NHTMQD là ngân hàng được thànhlập 100% bằng vốn ngân sách Nhà nước Quy định này có tính đến việc hoànthành và phát triển cơ chế cổ phần hoá sau này Nếu sau này chế độ cổ phầnhoá cho phép thì từ chỗ chỉ có một cổ đông duy nhất là Nhà nước, có thể mởrộng cổ phần cho công chúng Các NHTMQD được hoạt động trong ngắnhạn, trung hạn và dài hạn, tuỳ theo tính chất nguồn vốn huy động, được hoạtđộng cả trong thị trường nội địa, quốc tế và các dịch vụ khác theo luật định.Các nghiệp vụ hoạt động của các NHTMQD không khác gì các NHTM kháctức là tìm kiếm các cơ hội để thu lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn bằngnhiều cách khác nhau phù hợp với môi trường kinh tế xã hội Các điều kiệnkinh tế và luật pháp của mỗi nước có thể có một vài ảnh hưởng nào đó đối vớihoạt động ngân hàng, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản là khôngthay đổi Tuy nhiên do mục đích ra đời và định hướng hoạt động của cácNHTMQD có khác so với các NHTM khác

Các NHTMQD vừa phải hoạt động bình đẳng trong cơ chế thị trường,vừa phải thể hiện rõ định hướng Xã hội chủ nghĩa và vị trí chủ đạo của mìnhtrong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt nam Chúng phải là chỗ dựa và là

Trang 35

công cụ đắc lực trong tay Nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhànước Các ngân hàng thương mại quốc doanh không thể chỉ biết kinh doanhvới lời lãi đơn thuần và cũng không thể trở về vai trò “bầu sữa” nuôi dưỡngcác doanh nghiệp quốc doanh như thời bao cấp Nội dung kinh doanh của cácNHTMQD mang màu sắc khác với các Ngân hàng thương mại khác trongnước và nước ngoài ở chỗ : Vừa phải tuân thủ các quy luật và đòi hỏi của kinh

tế thị trường, vừa phải hướng hoạt động tiền tệ phục vụ các ưu tiên kinh tếcủa Nhà nước, phải xử lý hài hoà giữa lợi ích kinh doanh với việc thực hiệnchính sách xã hội ( khi cần ) với mức độ và điều kiện cho phép

Mặc dù bốn NHTMQD đều có nguồn gốc chung (bốn NHTMQD đượchình thành từ các vụ của NHNN ), có quy mô khá giống nhau, nhưng có sựkhác nhau về các hoạt động, cơ sở khách hàng cũng như về sản phẩm dịch vụ

mà các ngân hàng cung cấp nhằm phục vụ những mục đích đã được xác địnhtheo tên gọi của nó và theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước theomỗi giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước

+ Ngân hàng Công thương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực côngnghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, bưu điện

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

+ Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại

+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu

tư và xây dựng cơ bản

Bốn NHTMQD chiếm 82% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việtnam, (các ngân hàng thương mại cổ phần 10%, còn lại là các ngân hàng liêndoanh), chiếm hơn 70% thị phần tín dụng Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ về sốlượng trong hệ thống NHTM ở Việt nam, nhưng các NHTMQD với khoảng40.000 cán bộ công nhân viên luôn đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong hệthống tài chính Việt nam và đã trở thành chỗ dựa quan trọng chủ yếu của cácthành phần kinh tế, qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn địnhkinh tế trong thời kỳ đổi mới Tính đến 31/12/2001 dư nợ cho vay nền kinh tếcủa các NHTMQD đạt 165 nghìn tỷ đồng, chiếm 76.7% tổng dư nợ cho vaynền kinh tế trong toàn hệ thống Nguồn vốn huy động đạt 243,17 nghìn tỷ

Trang 36

đồng, chiếm 76.9% tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng hoạtđộng trên lãnh thổ Việt nam 12;14;20

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMQD Ở VIỆT NAM

là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Do đó, ngoài vốnban đầu cần thiết, tức là đủ vốn theo luật định, thì ngân hàng phải thườngxuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động củamình

Nguồn vốn của các NHTMQD bao gồm : Vốn tự có, vốn huy động, cácnguồn vốn khác Mỗi loại vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổngnguồn vốn hoạt động của các ngân hàng thương mại.Tỷ trọng từng nguồn vốnthể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Tỷ trọng nguồn vốn của các NHTMQD

TT Tên đơn vị

Tốc độ tăng vốn huy động Tỷ trọng

VHĐ /nguồnvốn (%)

Vốn vay so với nguồn vốn (%)

Tỷ trọng cho vay bằng vốn tài trợ,tr 254-255uỷ thác,tr 254-255 đầu tư

2000/99 (%)

Mức tăng bq 5 năm (%)

1 NHĐT & PT 30,0 27,4 83,11 13,0 5,0

2 NHNTVN 28,4 28,0 89,77 3,0 0,45

3 NHNo & PTNT 46,0 26,48 84,36 7,0 5,0

Trang 37

4 NHCTVN 19,0 17,0 78,90 6,0 1,0

Nguồn: NHNNVN - Vụ chiến lược - 2001

Vốn tự có của các NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập,thuộc sở hữu của ngân hàng.Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn củangân hàng, song là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng Dotính chất thường xuyên, ổn định của vốn tự có, ngân hàng có thể chủ động sửdụng vào các mục đích khác nhau như : trang bị cơ sở vật chất, tài sản cốđịnh phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay và đặc biệt tham gia đầu tư,góp vốn liên doanh Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi nhưtài sản đảm bảo gây lòng tin đối vơí khách hàng, duy trì khả năng thanh toántrong trường hợp ngân hàng bị thua lỗ Nó còn là một trong những căn cứquyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng

Như vậy, quy mô, sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định đến năng

- Vốn tự có bổ sung Vốn tự có của ngân hàng thương mại không ngừng

được tăng lên theo thời gian nhờ có nguồn vốn bổ sung Vốn tự có bổ sungbao gồm :

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, có mục đích tăng cường số vốn tự cóban đầu

+ Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ

+ Ngoài các quỹ trên, vốn tự có bổ sung còn bao gồm phần lợi nhuậnchưa phân bổ hoặc các quỹ đặc biệt khác như : quỹ phúc lợi, quỹ khenthưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định

Trang 38

Theo các chuyên gia kinh tế, và uỷ ban Basle, tỷ lệ vốn tự có trên tàisản có (CAR) tối thiểu phải đạt 8% Nếu so sánh con số này thì cơ sở về vốncủa các NHTMQD còn rất yếu, NHTMQD nhiều vốn nhất cũng chỉ đạt 2200

tỷ đồng và hầu như không đạt tỷ lệ tối thiểu so với tài sản có Tỷ lệ vốn tựcó/tài sản có của các NHTMQD như sau:

5.66 3.33 4.05 3.33

5.33 4.56 4.20 3.85

Nguồn NHNN/2001

Tỷ trọng vốn tự có thấp kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt là những nămgần đây là nguyên nhân làm tăng mức độ rủi ro của các NHTM Việt nam, hạnchế khả năng thanh toán và khả năng cho vay của các NHTM

* Vốn huy động bao gồm: Huy động của dân chúng, của các tổ chức,

từ ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

Nhìn vào Bảng 1- ta thấy tầm quan trọng của vốn huy động (thườngchiếm trên 80%) tổng nguồn vốn Một ngân hàng thương mại nói chung(trong nước cũng như nước ngoài ), với chức năng tạo tiền và những đặctrưng riêng có của ngân hàng đã tạo cho ngân hàng những “lợi thế độc quyền”

mà các ngành sản xuất khác không có Tuy nhiên đặc điểm của cácNHTMQD có khác nhau nên mức độ huy động vốn của các ngân hàng cũngkhác nhau

Tổng nguồn vốn huy động và đi vay của các NHTMQD qua các nămnhư sau : Năm 1998 đạt 92 nghìn 267 tỷ đồng, trong đó 87% là nguồn vốnhuy động và 13% là vốn đi vay Năm 1999 đạt 179.6 nghìn tỷ đồng, trong đó82.2% là vốn huy động và 17.8% là vốn đi vay Năm 2000 đạt 201.34 nghìn

tỷ đồng, trong đó 73.9 % là vốn huy động, 22.06% là vốn vay Năm 2001 đạt243.17 nghìn tỷ đồng trong đó 75.6% là vốn huy động và 24.4% là vốn đi vay

Trang 39

từ các tổ chức tín dụng và thị trường liên ngân hàng Cơ cấu này phản ánh khá

rõ quy mô và khả năng huy động vốn trong nước của các NHTMQD tươngđối cao, chiếm 76.9% tổng nguồn vốn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụngViệt nam (huy động vốn nước ngoài chỉ chiếm 1.24% tổng nguồn vốn huyđộng và cho vay) Tổng nguồn vốn trên tương đương 16.10 tỷ USD (1 USD

=15.100 VNĐ), hay 45.5% GDP năm 2001 Đây thực sự là nguồn vốn rấtquan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuynhiên so với nhu cầu thì con số nói trên còn quá nhỏ, chưa đủ sức đóng vai tròquyết định trong thị trường tài chính Việt nam Các con số nói trên chỉ ra mức

độ tiền tệ hoá của hệ thống tài chính Việt nam còn quá thấp Ngay ở các nướctrong khu vực như Thái lan, Indonesia, Philippin thì tổng tài sản của hệ thốngngân hàng cũng đạt 100-150% GDP Nếu so với ngân hàng đứng thứ 10 trênthế giới là Credit suisse (Thuỵ sĩ) có vốn sở hữu là 16.86 tỷ USD, hoặc sosánh với số vốn chủ sở hữu của các NHTM trong khu vực châu Á là 1 tỷUSD, thì khả năng tài chính của các NHTM Việt nam còn quá nhỏ bé để cóthể cạnh tranh : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có số vốnchủ sở hữu lớn nhất cũng chỉ đạt 157 triêụ USD, những NHTMQD khác chỉ

có số vốn không quá 80 triệu USD 8;22;23;3435;36;37

BiÓu 1.1 TÝn dông cho nÒn kinh tÕ t¹i ViÖt Nam thêi

% GDP

% GDP TØ VND

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001

Trang 40

Về cơ cấu nguồn vốn tín dụng, những năm gần đây nguồn vốn tín dụngchủ yếu là vốn ngắn hạn ( trên 80% nguồn vốn huy động có thời hạn dưới 12tháng), nhưng từ năm 1999 đến nay nguồn vốn tín dụng ngắn hạn có xuhướng giảm dần, chiếm trên 60%, tín dụng trung và dài hạn tăng dần chiếmgần 40% Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng dần thể hiện xu hướng tấtyếu về nhu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên nguồn vốn tín dụng trung và dàihạn vẫn còn thiếu, điều này đã hạn chế việc cho vay dài hạn của cácNHTMQD.

BiÓu1.2 C¬ cÊu tiÒn göi cña c¸c NHTMQD

98.21

0 50 100 150 200 250 300

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ trọng nguồn vốn của các NHTMQD - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tỷ trọng nguồn vốn của các NHTMQD (Trang 36)
Bảng 2 : Tỷ lệ vốn tự có/tài sản có  của các NHTMQD - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tỷ lệ vốn tự có/tài sản có của các NHTMQD (Trang 38)
Bảng 3 : Cơ cấu cho vay đối với nền kinh tế - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Cơ cấu cho vay đối với nền kinh tế (Trang 44)
Bảng 4 : Tổng đầu tư của các NHTMQD - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Tổng đầu tư của các NHTMQD (Trang 46)
Bảng 5 : Khả năng thanh khoản của các NHTMQD - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Khả năng thanh khoản của các NHTMQD (Trang 58)
Bảng 6 :Lãi trên vốn tự có (ROE) - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Lãi trên vốn tự có (ROE) (Trang 59)
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có của các NHTMQD 1998-2000 - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 7 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có của các NHTMQD 1998-2000 (Trang 60)
Bảng 8 : Cơ cấu chi phí của các NHTMQD - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 8 Cơ cấu chi phí của các NHTMQD (Trang 61)
Bảng 9 : Chi phí và hiệu suất hoạt động của các NHTMQD (1999-2000) - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 9 Chi phí và hiệu suất hoạt động của các NHTMQD (1999-2000) (Trang 61)
Bảng 10:  Tỷ trọng vốn tự có/Tổng tài sản của các NHTMQD (tính đến 31/12/2001) - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 10 Tỷ trọng vốn tự có/Tổng tài sản của các NHTMQD (tính đến 31/12/2001) (Trang 62)
Bảng 11 : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước trong 4 năm (%/GDP) - Hệ thống NHTMQD ở VN- Thực trạng và giải pháp
Bảng 11 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước trong 4 năm (%/GDP) (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w