MỤC LỤC
Thường một số người khi chết có để lại một chúc thư nói lên ý muốn của họ liên quan tới việc phân chia tài sản, trong đó họ chỉ định người thực hiện di chúc thường là phòng uỷ thác của ngân hàng. Bổn phận cơ bản của một người quản lý tài sản hay thực hiện di chúc là bảo vệ các tích sản, chi trả các chi phí điều hành và các khoản nợ, trả thuế, phân phát tài sản và cung cấp các dịch vụ cá nhân cho các thành viên trong gia đình. Nhiều trường hợp bộ phận uỷ thác còn phải thực hiện chức năng của người quản lý tài sản.
Người ta có thể giao cho người uỷ thác quản lý một số tài sản nhất định bằng một chúc thư hay một hợp đồng uỷ thác khi họ đang sống. Người được uỷ quyền được yêu cầu phải nắm giữ đầu tư, sử dụng lợi tức và vốn gốc phù hợp với các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp này hợp đồng uỷ thác nhằm giúp người hưởng thụ bớt đi gánh nặng về trách nhiệm chăm lo tài sản mà vẫn được hưởng lợi tức của tài sản.
Người hưởng thụ ở đây có thể bao gồm những người hoang phí không thể quản lý tài sản , trẻ em hoặc những người không có năng lực thực hiện việc quản lý tài sản. Toà án chỉ định người giám hộ và bảo quản tài sản cho những người thừa kế tài sản nhưng đang ở tuổi vị thành niên hoặc những người thiếu năng lực pháp lý với mục đích ngăn ngừa lãng phí tài sản, tiền bạc.
Phần lớn các ngân hàng sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu cho vay dài hạn mà các khoản vay dài hạn thường có rủi ro cao và nếu các ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tình trạng trên trong một thời gian dài thì tất yếu sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong hoạt động, không đảm bảo an toàn cho hệ thống, nhất là trong điều kiện rất nhậy cảm của môi trường tài chính tiền tệ hiện nay. - Các công cụ của chính sách tiền tệ còn lạc hậu, mang nặng tính hành chính, dễ thay đổi ngoài dự kiến của các đối tượng điều chỉnh (mặc dù đầu quý II năm 2000 NHNN đã đưa vào áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ mang tính thị trường như lãi suất cơ bản và nghiệp vụ thị trường mở nhưng cả hai công cụ này vẫn còn rất sơ khai, chưa thể có tác động hữu hiệu đối với vốn khả dụng của các NHTM). Một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt nam khi bước vào thế kỷ 21 là trình độ phát triển của hệ thống Ngân hàng còn quá thấp về mọi mặt so với khu vực và thế giới như : thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ còn thấp; công nghệ lạc hậu; các công cụ quản lý và điều hành của Ngân hàng Trung ương còn sơ khai; các tiện ích về dịch vụ của các Ngân hàng thương mại còn quá nghèo nàn; quy mô hoạt động còn nhỏ hẹp (thể hiện qua các chỉ số tín dụng và huy động vốn so với GDP còn thấp).
Nếu trọng tài thỉnh thoảng cứ thò chân vào đá bóng khi đang điều khiển trận đấu trên sân thì điều gì sẽ xảy ra !Trên ý nghĩa đó, cuộc sống cấp bách đòi hỏi ngành ngân hàng cần phải có một chiến lược tổng thể mang tính đột phá cao, theo đó những đường nét cơ bản của quá trình phát triển phải được hoạch định một cách mạch lạc và đón được xu thế phát triển tất yếu của toàn ngành trong mối quan hệ máu thịt với nền kinh tế quốc dân. Tính đồng bộ của chiến lược phát triển bao gồm ba nội dung then chốt là: hoàn thiện môi trường pháp lý ; Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng trung ươngvà các TCTD; Phát triển năng lực quản lý và năng lực hoạt động kinh doanh -kích thích cạnh tranh bình đẳng, nhất quán theo cơ chế thị trường, mở cửa, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ năm 1998, việc giải quyết các khoản nợ quá hạn đã được thực hiện mạnh tại tất cả các ngân hàng, song nhìn chung vẫn chỉ đơn thuần thực hiện theo sự chỉ đạo cứng nhắc của Chính phủ dựa trên tinh thần của 2 văn bản pháp lý của Nhà nước: Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II và thông tư số 03/1997/TTLT/NHNN-BTC ngày 22/11/1997 của liên bộ NHNN và BTC về hướng dẫn xử lý nợ quá hạn của các NHTMQD qua chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau khi thanh tra.
Công ty quản lý nợ có nhiệm vụ bán tài sản đảm bảo theo giá thị trường để thu hồi nợ đối với những trường hợp nợ có tài sản bảo đảm, những trường hợp nợ không có tài sản bảo đảm và con nợ còn tồn tại đang hoạt động thì công ty quản lý nợ phải tận thu để thu hồi nợ, nếu khách hàng không trả được nợ thì phải thanh lý doanh nghiệp để thu hồi nợ. Để quản lý tài sản nợ các NHTM cần tiến hành nghiên cứu phân tích toàn diện về môi trường kinh doanh, trên cơ sở đó có được những dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tổng hợp như (GDP, tỷ lệ tiết kiệm, cán cân vãng lai, tỷ lệ cung ứng tiền.) cũng như xu hướng vận động của lãi suất, tỷ giá hối đoái để có kế hoạch phát triển nguồn vốn phù hợp. Từ nhận thức đó các NHTMQD nên xây dựng phương hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới là tiếp tục củng cố và từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống hiện có ; chủ động lựa chọn, mở rộng, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ mới nhằm đáp ứng được yêu cầu dịch vụ đa dạng và khép kín của khách hàng; tập trung phát triển và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng phục vụ các khách hàng lớn, trọng điểm.
Đây là vấn đề có tính chất đột phá vì nó là nhân tố con người gắn liền với việc chỉnh sửa và bổ sung luật các tổ chức tín dụng hiện hành-Theo đó, đối với toàn bộ hoạt động của các NHTMQD cần xây dựng và đổi mới Điều lệ và quy chế hoạt động phù hợp với luật các TCTD theo hướng thiết chế một HĐQT thực quyền trên các lĩnh vực : Tuyển chọn và bổ nhiệm Tổng giám đốc, Ban điều hành, quyết định chính sách kinh doanh, được tuyển chọn xử lý lao động dôi dư theo Pháp luật và quyết định phương án trả lương theo hiệu quả lao động, chịu trách nhiệm trước Nhà nước ( trực tiếp là Thống đốc ngân hàng nhà nước) về việc bảo toàn và phát triển vốn, được quyền thành lập các công ty con hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm trước luật pháp về tính minh bạch trong hoạt động của công ty. Mặt khác Ngân hàng nhà nước và các ngành hữu quan cần cải tiến và gỡ bỏ những chính sách, quy định đang cản trở việc đưa công nghệ mới vào cuộc sống như chế độ kế toán, thống kê, chế độ quản lý chứng từ, kho quỹ, chế độ thanh toán chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đầu tư đổi mới công nghệ trong toàn hệ thống. Quy trình cải tiến vừa đảm bảo tính liên tục trong dòng chảy của mạch máu kinh tế, vừa nhanh chóng triển khai xây dựng chiến lược cải cách của từng NHTM theo những nội dung cơ bản như đã trình bày- trong đó những nội dung quan trọng nhất liên quan đén tổ chức và hoạt động chính là việc cải cách môi trường pháp lý, cơ cấu lại tài chính, tách bạch hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động thương mại, tổ chức lại hệ thống mạng lưới để quản lý theo cơ cấu nhóm khách hàng và loại dịch vụ, từng bước phát triển mạng thông tin hiện đại và tích cực đào tạo cũng như tái đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuẩn bị đội ngũ kế cận đủ sức tiếp nhận công nghệ quản lý và kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mới.