1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain

52 516 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 339,64 KB

Nội dung

Để tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Thuỷ sản phân công tôi thực hiện đề tài:“

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cua biển thuộc giống Scylla là đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế ở nhiều quốc gia Châu A Ù- Thái Bình Dương Tuy nhiên, nghề nuôi cua biển trước đây vẫn chủ yếu dựa vào nguồn giống đánh bắt ở ngoài tự nhiên, nhưng lượng cua giống này chỉ đáp ứng10 - 20% nhu cầu Trước tình hình khai thác quá mức dẫn đến sự suy giảm nguồn giống, các quốc gia có nghề thủy sản phát triển đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu về đối tượng này, từ nghiên cứu về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh

sản đến nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla serrata và Scylla paramamosain

Gần đây, hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học là tập trung vào giải

quyết nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cua biển Scylla serrata, đặc biêt là vai trò

của acid béo không no trong quá trình lột xác của ấu trùng Ở Việt Nam, Nguyễn

Cơ Thạch cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sự phát triển

phôi và ấu trùng cua biển S serrata Trường Đại Học Cần Thơ đã kết hợp với

trường Đại học Putra, Malaysia nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng lên

sự phát triển của ấu trùng cua biển S serrata Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu

nào về diễn biến các yếu tố môi trường như NH3 - N, NO2-, PO43-, BOD, COD và Vibrio ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển

Để tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Thuỷ sản

phân công tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo Chaetoceros

sp và chế phẩm sinh học Epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla paramamosain”, với các nội dung chính như sau:

• Tìm hiểu qui trình sinh sản nhân tạo cua biển tại Trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu

Trang 2

Đánh giá ảnh hưởng của cường độ quang, tảo đơn bào Cheatoceros sp

và chế phẩm sinh học Epicin đến một số yếu tố môi trường nước trong các bể ương nuôi ấu trùng cua biển

Đánh giá ảnh hưởng của cường độ quang, tảo đơn bào Cheatoceros sp

và chế phẩm sinh học Epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua bột

Đây là lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, kiến thức bản thân còn hạn chế nên kết quả báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo ân cần của quí thầy cô và các bạn để cuốn báo cáo này hoàn chỉnh hơn

Trang 3

PHẦN 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 4

1 Đặc điểm hình thái – phân loại và phân bố của cua biển

1.1 Hệ thống phân loại cua biển

Hệ thống phân loại

Loài: Scylla paramamosain Estampador 1943

Tên tiếng Anh: Mud Crab, Green Crab, Mangrove Crab

Tên tiếng Việt: Cua Xanh, Cua Bùn, Cua Biển

Trong hai năm 1998 và năm 1999, các công trình nghiên cứu của Dr.Ketut Sugama, Dr.Jhon H.Hutapcea, Dr.Clive P.Keenan đã mô tả về đặc điểm di truyền, cấu trúc gen và đặc điểm hình thái ngoài của loài cua biển từ đó họ đã xác định lại

chính xác có bốn loài cua trong giống Scylla Ở nước ta, theo Keenan (1997) và Macintosh (1998) gồm có hai loài là S paramamosain và S olivecea (cua lửa hay cua đỏ), trong đó loài S paramamosain có kích thước lớn và phổ biến hơn

1.2 Hình thái cấu tạo

Cua biển có kích thước lớn, cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng, toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dầy Mặt lưng có màu xanh bùn, mặt bụng có màu vàng trắng Cơ thể cua chia thành hai phần gồm phần đầu ngực lớn nằm trong

giáp đầu ngực và phần bụng nhỏø gập lại ở dưới phần đầu ngực [1] Loài

S paramamosain có các đặc điểm như sau: các gai thùy trán thường cao trung

bình, nhọn và hình tam giác, cặp gai lớn trên procarpus rõ, trên carpus gai trong không có và gai ngoài thoái hoá, vân hiện diện trên hai cặp chân cuối, vân bị mờ hoặc không có trên các phụ bộ còn lại (Keenan 1999)

Trang 5

Hình 1: Hình thái ngoài của Scylla paramamosain

Phần đầu ngực là sự kết hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực Mặt bụng của phần

đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa yếm gập vào [1]

Phần bụng dạng phiến mỏng có 7 đốt gập vào phần giáp đầu ngực Các phần phụ của phần bụng bị tiêu giảm Phần cuối cùng của bụng là lỗ hậu môn

Cua cái có 4 đôi chân bụng có cấu tạo giống nhau Cua đực chỉ còn 2 đôi

chân bụng ở hai đốt bụng đầu tiên và tạo thành đôi cơ quan giao cấu [2]

1.3 Đặc điểm phân bố

Các loài cua thuộc giống Scylla phân bố khắp vùng biển Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương Trong đó loài S paramamosain phân bố rất hẹp, chỉ ở vùng biển phiá

Nam Trung Quốc: Cambodia, Việt Nam, Singapore, China, HongKong và ở vùng biển Java: Kalimantan, Central Java (Keenan và ctv, 1998)

Ở Việt Nam, loài S paramamosain phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng

sông Cửu Long Năm 1997 và năm 1998 tại khu vực cửa sông Trần Đề, huyện Long

Phú, tỉnh Sóc Trăng người ta đã thu được 93,4% là loài S paramamosain trong tổng

số lượng cua đánh bắt được [1]

2 Đặc điểm sinh học của cua biển

2.1 Vòng đời phát triển và tập tính sống

Vòng đời của cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau:

v Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang

CW

Đốt càng ngoài

Chân bò Chân bơi

Mắt Đốt càng giữa

Trang 6

v Ấu trùng Zoea và Megalopa sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào nước lợ dần dần biến thành cua con Theo Warner (1997), ấu trùng Megalops trước khi biến thái thành cua con thường sống trên những chất nền như tảo ở đáy biển hoặc những giá thể khác

v Cua con bắt đầu sống bò trên nền đáy, đào hang để sống hay chui rúc vào các gốc cây, bụi rậm, nó chuyển từ sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên

v Cua đến giai đoạn thành thục sinh dục di cư ra vùng biển ven bờ để sinh sản

Ở vùng đồng bằng sông Cửu long, loài S paramamosain được đánh bắt trong

lúc kiếm mồi ban đêm ở bãi bùn vùng trung triều (Lê Vay và ctv)

2.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Tính ăn của ấu trùng cua biển thay đổi theo giai đoạn phát triển

v Giai đoạn ấu trùng: ăn động vật và thực vật phù du

v Cua con: chuyển dần sang ăn tạp gồm rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật

Hill (1976) nhận thấy rằng cua không thích nghi tốt với việc bắt những con mồi di động Ấu trùng cua ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như luân trùng, Artemia và thức ăn viên kích thức nhỏ Ấu trùng cua (Zoea và Megalopa) có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sánh để kích thích chúng bắt mồi

2.3 Đặc điểm sinh trưởng, lột xác và tái sinh

Quá trình phát triển của cua trãi qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường lột xác sớm hơn và có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng

Sự lột xác diễn ra trong khoảng 30 - 60 phút Cua mới lột xác, lớp vỏ mới còn nhăn nheo sau đó dần dần căng ra Cua mới lột xác còn yếu nên không ăn, không có

Trang 7

khả năng tự vệ, nằm ở đáy thủy vực 2 - 3 giờ mới phục hồi lại trạng thái bình thường

và sau 1 - 2 ngày vỏ cua mới cứng[2]

2.4 Đặc điểm sinh sản và sự phát triển của cá thể

2.4.1 Phân biệt đực cái

Ở cua cái, yếm có 6 đốt phân biệt rõ ràng Trước thời kỳ thành thục yếm cua có dạng hình hơi vuông, khi thành thục yếm trở nên nở rộng, tròn và màu sẫm Ở con đực yếm có hình chữ V, gồm có 5 đốt Cơ quan sinh dục trong của cua cái gồm có 2 noãn sào nằm lượn khúc trên gan tụy, hai ống dẫn trứng to và thẳng đỗ ra 2 lỗ sinh dục nằm dưới đôi chân thứ 3 Cơ quan sinh dục trong của cua đực có 2 dịch hoàn trắng và dài, nối tiếp theo là hai ống dẫn tinh đỗ ra lỗ sinh dục ở dưới chân

ngực 5[1]

Hình 2: Hình thái cấu trúc cơ quan sinh dục ngoài đực và cái

2.4.2 Tập tính sinh sản

Khi đến tuổi thành thục, cua di cư ra vùng ven biển để giao phối và sinh sản

Ở vùng biển phía Nam nước ta, cua thường di cư vào tháng 7 - 8 và mùa sinh sản

chính thức từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Loài S paramamosain sinh sản quanh

năm, ở nước ta thì cua cái có đỉnh cao thành thục vào tháng 9 - 10

Cua cái chưa

sinh dục cái Phần phụ bụng

Gai giao cấu Lỗ sinh dục đực

Trang 8

Trước lúc lột xác giao phối, cua đực và cua cái sẽ bắt cặp với nhau Thời gian bắt cặp có thể kéo dài 3 - 4 ngày Khi con cái sắp lột vỏ, con đực rời khỏi con cái một thời gian ngắn và khi con cái vừa lột xác xong, con đực liền ôm con cái và áp sát mặt bụng vào nhau, yếm con cái mở về phía sau để giao phối Sau khi giao phối,

con đực mang con cái dưới bụng cho đến khi con cái cứng vỏ [4] Khi giao phối, túi

tinh của con đực sẽ đưa vào túi chứa tinh của con cái và có thể dùng để thụ tinh cho

cua cái qua 2 - 3 lần đẻ trước khi con cái lột xác lại [2]

2.4.3 Đẻ trứng và thụ tinh

Sombat (1991) chia quá trình thành thục của cua cái ra 4 giai đoạn là:

v Giai đoạn 1: cua chưa thành thục sinh dục, tuyến sinh dục mỏng, trong suốt, yếm cua có dạng hơi tam giác

v Giai đoạn 2: tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu vàng, chiếm 1/4 diện tích gan tụy

v Giai đoạn 3: cua đang trong thời kỳ thành thục, noãn sào phát triển và có màu cam, noãn sào chiếm khoảng 1/4 - 3/4 diện tích gan tụy

v Giai đoạn 4: túi chứa tinh lồi lên, noãn sào có màu vàng cam, noãn sào chiếm hết diện tích gan tụy và cả ruột khoang

Khi đẻ trứng, cua cái nằm ở đáy, phần đầu ngực và hai hàng chân bụng được nâng lên, phần yếm mở về phía sau, trứng qua ống dẫn trứng thụ tinh với tinh trùng từ túi chứa tinh Nhờ sự cử động nhịp nhàng của các đôi chân bụng, trứng đẻ ra bám trên các phiến lông tơ của chân bụng Sức sinh sản tùy theo loài và kích cỡ cua cái

mang trứng[4]

2.4.4 Phát triển cá thể

Trong quá trình phân cắt phôi, màu sắc trứng cũng thay đổi từ vàng sang màu đen xám Khi trứng chuyển sang màu xám vàng nâu thì bắt đầu xuất hiện mầm chân và mắt Tim bắt đầu hoạt động, các cơ quan khác vẫn tiếp tục hình thành Ấu

Trang 9

trùng Zoea mới nở bơi tự do và ngược dòng trong nước, có tính hướng quang rất

mạnh Ấu trùng Zoea trãi qua 5 lần lột xác để biến thành ấu trùng Megalops [2]

Bảng 1: Các đặc điểm phân biệt giai đoạn ấu trùng Zoea[1]

Giai

đoạn Đặc điểm bên ngoài

Thời gian sau khi nở (ngày)

Kích thước trung bình (mm)

Z1

Đôi mắt kép màu đen chưa có

Z2

Giống như zoea 1 nhưng khác

Z3

Mắt lớn hơn, đã hình thành

cuống mắt nhưng chưa phân đốt,

có 6 đốt bụng

Z4

Hình thành mầm chân bụng,

Z5

Chân bụng phát triển chẻ đôi

thành hai, mép ngoài chân bụng

có lông tơ

Ấu trùng Megalopa có đôi mắt kép to, có cuống mắt, có gai lưng; gai trán và gai bên biến mất Ấu trùng có 5 đôi chân ngực: đôi thứ nhất to, phát triển thành càng Phần bụng dài và hẹp, có 7 đốt nhưng không còn chẻ đôi Ấu trùng Megalopa bơi lội nhanh nhẹn Trong điều kiện thí nghiệm, nhiệt độ nước từ 26 ÷ 30oC, độ mặn từ 25 - 30o/oo thì sau 7 - 12 ngày Megalopa lột xác biến thành cua bột 1 (Cheng,H.C.,Jeng, KH., 1980) Cua bột 1 có các phần phụ đầu ngực phát triển đầy đủ, bụng thu nhỏ lại và gập vào dưới phần đầu ngực gọi là yếm cua

Trang 10

3 Tình hình nuôi cua trên thế giới

3.1 Tình hình sản xuất giống cua biển

Ở Úc và Đông Nam Á, chỉ có trại sản xuất giống với qui mô công nghiệp lớn

mới sản xuất được cua giống S serrata với tỷ lệ sống từ Zoea1 đến cua 1 trên 10%

một cách ổn định Gần đây, các trại sản xuất giống này đã khuyến cáo rằng loài S paramamosain là loài dễ dàng nuôi trong trại giống hơn loài S serrata Những vấn

đề vẫn còn tồn tại trong các trại nuôi cua ở khu vực Đông Nam Á là dựa vào con

giống đánh bắt ngoài tự nhiên [6]

Từ 4 - 1999 đến 3 – 2000, hội liên hiệp các trang trại nuôi trồng hải sản ở

Nhật đã sản xuất 34.255.000 cua bột giống Portunus trituberculatus và sau đó hơn

1 triệu cua bột giống S serrata cũng được thả nuôi thương phẩm vào năm 2002

Thuốc kháng sinh vẫn được dùng trong trại giống và đang được áp dụng ở nhiều nơi Hiện nay ở Nhật, người ta có thể sử dụng chế phẩm sinh học để thay thế cho việc sử dụng kháng sinh Kết quả ương nuôi cua đạt tỷ lệ sống đến Megalopa 30 - 40 % và đến cua 1 là 15 - 25% Việc cải thiện chất lượng nước trong quá trình ương nuôi ấu trùng cua luôn được quan tâm hàng đầu

Tuy nhiên trong cuộc hội thảo về dự án ACIAR Crab Aqualculture ở Úc và Đông Nam Á diễn ra vào tháng 4 - 2003, chưa có quốc gia nào báo cáo về sự diễn biến các yếu tố môi trường nước trong bể ương nuôi ấu trùng cua biển Nhiều vấn đề đã được đề cập trong hội thảo này như về chất lượng nước, sự xâm nhập của vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và việc sử dụng thuốc kháng

sinh các trại giống còn rất phổ biến Cũng trong cuộc hội thảo này đã đưa ra tình hình sản xuất giống cua một số quốc gia như sau:

• Ở Malaysia, Trường Đại Học Putra (Kamarudin) báo cáo: các trại sản xuất giống của Nhà Nước hợp tác với các trại tư nhân để sản xuất cua bột và cung cấp con giống cho việc nuôi thương phẩm Ở đây, thuốc kháng sinh không được sử dụng trong trại sản xuất giống và tỷ lệ sống

Trang 11

đến cua 1 đạt 2% Tuy nhiên vấn đề được nhấn mạnh trong hội thảo là vấn đề dinh dưỡng trong sản xuất giống và các loại thức ăn cho ấu trùng cua có thể đem lại hiệu quả kinh tế

• Ở Nam Phi, Trường Đại Học Rhodes (Jorome Davis) báo cáo: Không có trại nuôi cua biển nào hoạt động ở đây Việc sản xuất thử nghiệm cua bột của các trại sản xuất giống thì không thành công về phương

diện thương mại [8]

• Ở Indonesia đã thử nghiệm ương nuôi cua bùn mà không sử dụng kháng sinh thì đạt tỷ lệ sống rất thấp từ 1,3 - 1,5% trong giai đoạn Z1

đến đầu giai đoạn Megalopa, nhưng tỷ lệ sống đạt rất cao từ 70 - 80%

ở giai đoạn Megalopa đến cua 1[8]

Những vấn đề quan tâm cũng đã dược nêu ra trong hội thảo:

• Cải thiện điều kiện chất lượng nước trong bể ương nuôi ấu trùng

• Giảm việc sử dụng kháng sinh trong suốt giai đoạn ấu trùng

• Triển khai việc lựa chọn thức ăn nhân tạo để thay thế thức ăn tươi sống (Artemia) mà vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng

• Cải thiện sức khỏe của ấu trùng và nâng cao tỷ lệ sốâng

3.2 Tình hình nuôi cua thương phẩm trên thế giới

Trong thập niên 90, theo Rosenberry 1997, tôm sú có vai trò quan trọng trong nghề nuôi giáp xác ở khu vực Đông Nam Á, còn những loài giáp xác khác cũng được nuôi nhưng rất ít hay là được nuôi ghép với các loài khác Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch bệnh là nguyên nhân chính gây sức ép đến nghề nuôi tôm sú làm cho nền công nghiệp nuôi tôm bị suy giảm kể từ năm 1991 (Leung, Tran và Fast, 2000) Kể từ năm 1994 -1995 ở vùng châu thổ sông Mekong – Việt Nam, dịch bệnh bùng nổ trong các trang trại nuôi tôm sú (Chung 1997, Johnston, Clough, Xuan và Phillips, 1999) và hiện nay là hội chứng virus đốm trắng và phân trắng Khi dịch

Trang 12

bệnh bùng nổ ở các ao nuôi tôm sú thương phẩm thường xuyên thì các trại nuôi cua trở nên gia tăng mạnh

Theo số liệu thống kê của FAO năm 2003, tổng sản lượng cua biển trên thế giới là 1%, các loài cua khác là 10% và sản lượng tôm chiếm 89% tổng sản lượng khai thác

Ở khu vực Đông Nam Á, hình thức ương nuôi cua chủ yếu là trong lồng hay trong ao Ở Úc và Phillipin cũng đã thành công với hình thức nuôi cua trong các ao cạn, có cung cấp thêm giá thể để cho cua ẩn nấp Sự mở rộng trại nuôi cua thương phẩm trên hầu hết các quốc gia đều gặp khó khăn bởi vì không cập nhật kịp thời các kỹ thuật sản xuất giống và do thiếu con giống

Nuôi cua thương phẩm ở Phillipin :

• Cua biển được nuôi với 4 hình thức: nuôi đơn, nuôi ghép với tôm, nuôi trong rừng ngập mặn và nuôi vỗ béo ở trong ao hay trong lồng

• Cua biển với trọng lượng thân dao động từ 5 - 30 g được nuôi trong ao hay nuôi đăng quầng với mật độ 5000 đến 15.000 cá thể/ha, thời gian nuôi từ 4 - 6 tháng

• Cua ấu niên nuôi với mật độ 5000 đến 10.000 cá thể/ha, kết hợp với cá măng có kích cỡ 3 – 5 cm với mật độ 500 đến 2500 con/ha, hay có thể kết hợp với nuôi tôm mật độ 10.000 đến 20.000 con/ha Sự kết hợp giữa 3 loài này làm mật độ cua nuôi giảm thấp Trong một số trường

hợp nuôi cua kết hợp với trồng rong câu Gracillaria

• Nuôi vỗ béo với những con cua ốp ở trong ao, lồng, sau 15 - 30 ngày để khối lượng tăng lên Khi nuôi trong lồng những con cua được giữ riêng biệt trong các ngăn

Thức ăn cung cấp chiếm 5 - 10% tổng trọng lượng thân, cho ăn 1 - 2 lần

mỗi ngày[10]

Trang 13

Ở Indonesia, kể từ năm 1980 thì cua bùn được coi là đối tượng hải sản quan trọng Sản lượng cua vào 1995 đạt 8756 tấn và đến năm 2001 là 5322 tấn, trong đó có khoảng 70% là đánh bắt ngoài tự nhiên, còn 30% là từ nuôi thương phẩm Các ao

nuôi cua thương phẩm đạt tỷ lệ sống 50% thì được coi là thành công Ở đây, loài S paramamosain được xem là đối tượng dễ nuôi hơn loài S serrate, S olivacea, S tranquebarica

Ởû Trung Quốc sản lượng loài Portunus trituberculatus đã gia tăng với hơn

330.000 tấn vào năm 2000 - 2001 (FAO) Cho đến nay, sản lượng loài

P trituberculatus không được báo cáo và cũng không có số liệu nào về sản lượng của loài Scylla sp ở quốc gia này

Trong cuộc hội thảo về dự án ACIAR Crab Aqualculture ở Úc và Đông Nam

Á diễn ra vào tháng 4 - 2003 đã đưa ra những vấn đề hiện đang gây sức ép lên nghề nuôi cua thương phẩm trên thế giới:

• Sự cần thiết để thay thế thành phần thức ăn nhân tạo cho cá tạp ở khu vực Đông Nam Á, thực tế loại thức ăn có chất lượng cao của tôm he thì có hiệu quả về kỹ thuật nhưng không đem lạiù hiệu quả kinh tế

• Dịch bệnh hiện nay chưa là vấn đề khó khăn nhưng cũng là vấn đề gặp phải trong tương lai

• Quan tâm đến Hội chứng Lột xác của cua để nâng cao tỷ lệ sống

• Có biện pháp thu hoạch tốt hơn để giảm nhân công

4 Tình hình sản xuất cua biển ở Việt Nam

4.1 Tình hình sản xuất giống cua biển ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tất cả các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu là tập trung vào sự ảnh hưởng của dinh dưỡng, nhiệt độ và độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng

cua biển S paramamosain Hiện nay, hướng nghiên cứu là nâng cao tỷ lệ sống trong sản xuất giống S paramamosain với tỷ lệ sống hơn 10% từ Zoea1 đến cua 1 Ở qui

Trang 14

mô sản xuất thử nghiệm trong bể có thể tích 1 - 4 m3, tỷ lệ sống đạt 2 - 5% từ Zoea1

đến cua1 [9]

Viện nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã sản xuất và cung cấp cho các

trại nuôi cua khoảng 1,5 – 2 triệu giống S paramamosain/năm

Trung tâm Nghiên Cứu - trường Đại học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu thành

công trong việc sinh sản nhân tạo cua loài S paramamosain và đã xác định nguyên

nhân chính làm cho ấu trùng chết vào giai đoạn biến thái là do nghèo dinh dưỡng trong thức ăn, đặc biệt là hàm lượng các acid béo không no và sự ăn nhau của ấu trùng Megalopa và cua bột

Phân viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản Minh Hải -Viện nghiên cứu NTTS II từ tháng 6/2004 đến tháng 4/2005 sản xuất ra 200.000 cua giống, đạt tỷ lệ sống 2 - 4% Trung Tâm Khuyến Ngư Cà Mau từ tháng 11/2004 đến tháng 2/2005

đã sản xuất 100.000 cua bột với tỷ lệ sống 2,5 - 4,5% [5]

Nhìn chung, ở nước ta nhờ những thành công trong sản xuất giống nhân tạo

nên đã làm nhẹ đi sức ép đối với việc đánh bắt cua giống ngoài tự nhiên [6]

Trong thời gian sắp tới, để cho nghề nuôi cua phát triển bền vững thì cần quan tâm hơn nữa các vấn đề hiện nay như: Biện pháp nâng cao tỷ lệ sống qua các giai đoạn lột xác, vấn đề dịch bệnh và biện pháp ngăn ngừa, dinh dưỡng và việc sử

dụng thức ăn nhân tạo trong sản xuất giống [5]

4.2 Tình hình nuôi cua thương phẩm ở Việt Nam

Việt Nam là nước cóù tiềm năng lớn về sản xuất cua biển Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cua biển trong nước và ngoài nước tăng cao cho nên nghề nuôi cua đã phát triển ở các tỉnh ven biển Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, mô hình nuôi cua trong các ao nuôi tôm quảng canh cải tiến đang được áp dụng và đang

mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu dịch bệnh trên tôm nuôi[7]

Loài cua biển được nuôi chủ yếu ở Việt Nam là loài Scylla paramamosain

Theo Nguyễn Cơ Thạch, nghề nuôi cua biển ở Việt Nam đã được thiết lập từ rất lâu

Trang 15

ở khu vực: Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Huế, Khánh Hoà, Bạc Liêu và Cà Mau Hình thức nuôi phổ biến ở các tỉnh này là nuôi quảng canh theo

truyền thống với con giống bắt ngoài tự nhiên, năng suất 200 đến 300 kg/ha/vụ

Hiện nay, ở nước ta có 3 hình thức nuôi cua:

• Nuôi quảng canh: Mật độ 1 con /5 - 7 m2, cua bột cỡ 1 – 1,5 cm Cua được cho ăn cá tạp, giáp xác nhỏ và nhuyễn thể Sau 2,5 đến 6 tháng đạt cỡ thương phẩm 300 - 500 g/con

• Nuôi thâm canh: Mật độ 1 - 3 con/m2, đạt năng suất 3 tấn/ha/vụ Sau 4

- 6 tháng, cua đạt khối lượng 300 - 450 g/con Cua được cho ăn cá tạp và nhuyễn thể

• Nuôi lồng: Cua được nuôi trong lồng nhỏ với mật độ 3 - 5 con/m2, cho ăn cá tạp và nhuyễn thể Hình thức này được áp dụng để nuôi vỗ béo những con cua đực còn ốp hay cua gạch chưa đạt chất lượng Sau 25 đến 30 ngày nuôi, cua đực sẽ chắc thịt và cua cái gạch đầy, đạt tiêu chuẩn cua thương phẩm, khối lượng từ 300 - 400 g/con

Gần đây những người nuôi cua biển ở Bạc Liêu đã báo cáo rằng loài

S paramamosain là loài chiếm ưu thế trong tổng sản lượng cua đánh bắt được và nó

cũng là loài được ưa thích nhất (Macintosh và Nguyễn T Phương, 2002)

Để nghề nuôi cua thương phẩm ở Việt Nam phát triển bền vững thì cần phải quan tâm đến:

• Vấn đề sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cua trong hệ thống nuôi thâm canh có thể gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân của bệnh tật Cá tạp là nguồn lợi có hạn, không đảm bảo được khả năng cung cấp

• Nghiên cứu về dịch bệnh và cách phòng ngừa bệnh

Trong tương lai, cần phải nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng của cua, tính toán các thành phần thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển Cần phải hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cua biển bao gồm: protein, lipid, năng lượng, cacbohydrate

Trang 16

Xác định sự ảnh hưởng của thành phần các chất dinh dưỡng đến sự tăng trưởng cho

mỗi giai đoạn cua [9]

5 Một số chỉ tiêu môi trường trong sản xuất giống giáp xác

5.1 Ammonia tổng số

Hàm lượng ammonia tổng số được coi là quan trọng trong việc đánh giá chất lựơng nước trong sản xuất giống Trong quá trình ương nuôi ấu trùng hàm lượng ammonia tổng số được hình thành từ các sản phẩm bài tiết, từ nguồn thức ăn dư thừa và từ vỏ xác lột

Ammonia dạng không ion hoá NH3 là độc đối với thủy sinh vật, hàm lượng

NH3 cao gây chết hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của ấu trùng Dạng NH4+ không gây độc đối với thủy sinh vật và thông thường thì NH4+ sẽ được tảo sử dụng

Ngưỡng gây chết ammonia còn phụ thuộc vào pH và độ mặn [3]

Khả năng chịu đựng hàm lượng ammonia tổng số của giáp xác nói chung và của cua biển nói riêng tăng theo sự phát triển của động vật, càng về giai đoạn sau

thì khả năng chịu đựng hàm lượng này càng cao[11] Chin và Chen, 1987 đã thí

nghiệm trên tôm sú và đưa ra giá trị LC50 của ammonia ở giai đoạn Zoea là 0,7 mg/l, Mysis là 2,2 mg/l và ở giai đoạn Post là 4,7 mg/l, trong 24 giờ LC50 của ấu trùng cua biển vẫn chưa xác định chính xác Lượng ammonia tối đa có thể chấp nhận được là 0,11 mg/l (Chen và Lin,1992)

5.2 Nitrite (NO 2 - )

Nitrite cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước trong các bể ương nuôi ấu trùng giáp xác Ở giáp xác chứa hemocyanin là phức hợp của đồng với hồng cầu, phản ứng của nitrite với hemocyanin vẫn còn ít được hiểu

biết, tuy nhiên nitrite vẫn độc đối với giáp xác và ấu trùng giáp xác[3]

Độ độc của nitrite trong môi trường nước ngọt mạnh gấp 55 lần trong môi

trường nước lợ có độ mặn 16 ppt[3]

Trang 17

Ammonia NH4+ chuyển sang nitrite (NO2-) dưới tác dụng của vi khuẩn cố định nitrite với sự có mặt của oxy Nitrite không bền, dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter với sự có mặt của oxy, chúng bị oxy hóa tạo thành nitrate (NO3-), dạng

này không gây độc đối với thủy sinh vật[3]

Chin và Chen (1988) đã đưa ra giá trị LC50 của nitrite ở tôm sú giai đoạn Mysis khi nuôi ở độ mặn 34 ppt là 8,3 mg NO2- /l trong thời gian 48 giờ và đối với giai đoạn Postlarvae là 33 mg/l Nồng độ nitrite an toàn là 0,11 mg/l đối với ấu trùng tôm sú ở giai đoạn Zoea và 1,4 mg/l đối với Postlarvae Tôm ấu niên có khả

năng chịu đựng hơn giai đoạn ấu trùng[6]

Armstrong và ctv (1976) đưa ra giá trị LC50 của nitrite trong thời gian 96

giờ của ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii là 8,6 mg/l ở độ mặn

12 ppt Một số đối tượng khác như cá Măng có giá trị LC50 trong thời gian 48 giờ là 12 mg/l

ương nuôi, nguồn nước cấp vào [3]

Chỉ tiêu phosphate trong sản xuất giống vẫn chưa được xác định

5.4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước trong điều kiện hiếu khí, chỉ số

Trang 18

này càng cao chứng tỏ lượng chất hữûu cơ có khả năng phân huỷ sinh học càng lớn

[3]

Quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong nước chủ yếu là oxy hoá cacbonhydroxyt và kéo dàøi khoảng 20 ngày Thực tế tạïi thời điểm đó khoảng 99% lượng chất hữu cơ trong nước bị oxy hoá nên đểå xác định BOD thì cần phải đo sau

20 ngày Do cần quá nhiều thời gian nên để xác định gần đúng bằng cách đo BOD sau 5 ngày, khi đó có khoảng 70 - 80% các chất hữu cơ bị oxy hoá

Khoảng biến thiên của BOD cho phép trong nuôi trồng thủy sản là ≤ 30 mg/l

5.5 Nhu cầu oxy hoá học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hết cac hợp chất hữu

cơ trong nước thành CO2 và H2O COD biểu thị cho lượng chất hữu cơ có thể bị oxi hóa bằng hóa học (bao gồm cả lượng chất hữu cơ không thể bị oxi hóa bằng vi khuẩn) COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong

môi trường nước ô nhiễm[3]

Chỉ số COD dùng trong sản xuất giống vẫn chưa đươc xác định cụ thể Ở một số đối tượng như: Ao nuôi cá rô phi thì giá trị COD cho phép là 28,9 mgO2/1ít và trước khi thả cá là 18,8 mgO2/1ít [11] Chỉ số này còn phản ánh sức sản xuất của

vùng nước nuôi tự nhiên nhưng trong các bể ương nuôi ấu trùng thì nó phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ

5.6 Vibrio

Trong sản xuất giống hiện nay, các nhóm vi khuẩn Vibrio thường ảnh hưởng

đến kết quả của đợt sản xuất giống Tuy nhiên, sự xuất hiện của khuẩn lạc xanh

thường là mầm bệnh, còn khuẩn lạc vàng thì có lợi Số khuẩn lạc trong nước sử dụng sản xuất giống vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Ngành Nuôi trồng Thủy Sản là ≤ 1000 CFU/ml thì sẽ không có lợi cho ấu trùng của giáp xác

Trang 19

PHẦN 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 20

1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 07/08/2005 đến ngày 06/11/2005 tại Trại

Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu – trực thuộc Phân Viện Nghiên Cứu Thủy Sản Minh Hải – Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II

Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng cua biển (Scylla paramamosain)

sinh sản nhân tạo tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu

2 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu qui trình sinh sản nhân tạo cua biển S paramamosain tại trại thực

nghiệm Thủy sản Bạc Liêu

Đánh giá ảnh hưởng của cường độ quang, tảo đơn bào Chaetoceros sp và chế

phẩm sinh học Epicin đến một số chỉ tiêu chất lượng nước trong các bể ương nuôi ấu trùng cua biển

Đánh giá ảnh hưởng của cường độ quang, tảo đơn bào Chaetoceros sp và

chế phẩm sinh học Epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua bột

(cua 2)

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp xử lý nước

Hình 3: Sơ đồ xử lý nước

|

Tảo tươi

Cua mẹ

Trang 21

Nguồn nước mặn được bơm từ biển vào ao lắng và để cho lắng vài ngày, rồi bơm lên hồ chứa có thể tích 30 m3 và được xử lý thuốc tím với nồng độ 2 - 4 ppm Nước sau khi hết màu thuốc tím được bơm qua bể lọc sinh học, sau đó được chứa trong hồ có thể tích 30 m3 để xử lý Chlorine với nồng độ 30 - 50 ppm (sục khí mạnh 24/24 giờ) Sau khoảng 48 giờ, trung hòa bằng Thiosunfat Natri (Na2S2O3 5H2O) nếu trong nước còn dư lượng Chlorine Nước bơm qua bể lọc tinh (hoạt động theo nguyên lý tầng lọc ngược, vào bể tiếp xúc và xử lý Ozon Sau đó nước được lọc qua bể than hoạt tính và xử lý qua hệ thống tia UV trước khi đưa vào sử dụng để ương nuôi ấu trùng

3.2 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ấu trùng

Các thông số môi trường được xác định định kỳ

Các chỉ tiêu NH3, NO2-, PO43-, BOD, COD, Vibrio, độ kiềm được kiểm tra 5 ngày/ lần

Phương pháp xác định các thông số môi trường

• Xác định Ammonia tổng số bằng phương pháp Indophenol-F.Koroleff

• Xác định NO2- bằng phương pháp Diazo hóa, soi màu Bendschneider và Robinson

• Xác định COD bằng phương pháp Permanganat giọt Thiosunfat

• Xác định BOD bằng phương pháp BOD5 – Young, J.C, g.n.nMc Dermott và D.Jenkins,1981

• Định lượng Vibrio trong nước bằng phương pháp cấy và đếm khuẩn lạc

• Xác định PO43- bằng phương pháp tạo phức với acid Ascorbic, soi màu – Murphy và Riley, 1962

Trang 22

4 Thí nghiệm

4.1 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cường độ quang, tảo Chaetoceros sp và

chế phẩm sinh học Epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

Thí nghiệm được tiến hành trên các bể composite có dung tích 2m3, giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 được ương với mật độ 220 con/l, giai đoạn Megalopa đến cua bột ương với mật độ 25 con/lít

Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm

Bể ương nuôi

Trang 23

Chế độ chiếu sáng: Trên các bể được chiếu sáng có lắp thêm 1 bóng đèn huỳnh quang (1,2 m), cường độ chiếu sáng là 2000 lux Trên các bể không lắp thêm đèn có cường độ chiếu sáng là 250 lux Tất cả các bể đều không bị chi phối bởi ánh sáng tự nhiên

Tảo Chaetoceros sp: Tăng sinh khối tảo thực hiện trong điều kiện vô trùng

trong các túi nylon có V = 50 - 60 lít Môi trường nuôi cấy tảo là môi tường Walne và môi trường Silic Ở các nghiệm thức có sử dụng tảo được cho 15 - 20 lít tảo/ngày/lần, mật độ 25.000 - 75.000 tế bào/lít nước trong bể nuôi Cách cho ăn: dùng ống nhựa hút tảo trong túi nylon cho vào xô nhựa và cho trực tiếp vào bể ương ấu trùng Tảo được cho ăn từ giai đoạn Zoea1 đến giai đoạn Zoea5

Chế phẩm sinh học Epicin: bản chất của Epicin là các dòng vi khuẩn có lợi thuộc nhóm Bacillus, có tác dụng cải thiện chất lượng nước Ở nghiệm thức có dùng chế phẩm sinh học, xử lý Epi-3W trước lúc thả ấu trùng (1 ppm), Epi-H với nồng độ là 1 ppm 1lần/ngày ở giai đoạn Zoea1; giai đoạn Zoea2, 3 là 2 ppm và Zoea 4, 5 là 3 ppm Cách cấy chế phẩm sinh học: trộn Epicin theo liều lượng của từng giai đoạn ấu trùng với nước trong bể ương nuôi (5 lít/bể), sục khí để kích hoạt vi khuẩn, lọc bỏ cặn bả bằng vải lọc và cho vào bể ương, đối với Epi-3W sục khí trong 24 giờ, Epi-H sục khí trong 30 phút

Thí nghiệm này xác định ảnh hưởng của cường độ quang, tảo Chaetoceros sp

và chế phẩm sinh học Epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển thông qua các chỉ tiêu môi trường NH3-N, NO2-, PO43-, BOD, COD và Vibrio

4.2 Thử nghiệm ương nuôi

Thử nghiệm sản xuất được tiến hành trên 9 bể composite có dung tích 2m3 Mật độ ương nuôi: Giai đoạn Zoea1 đến giai đoạn Zoea5 là 146 con/lít, giai đoạn Megalopa đến cua bột là 30 con/lít

Chế độ chiếu sáng: Tất cả các bể đều được chiếu sáng 12/24 giờ, cường độ chiếu sáng là 2000 lux

Trang 24

Tảo Chaetoceros sp: Ở các bể cho ăn 15 20 lít tảo/ngày/lần, mật độ 25.000

-75.000 tế bào/lít nước trong bể nuôi Aáu trùng được cho ăn tảo từ giai đoạn Zoea1

đến hết giai đoạn Zoea5

Các bể đồng nhất về chế độ cho ăn: Giai đoạn Zoea1,2 cho ăn Artemia bung dù 3g/lần, ngày cho ăn 3 lần Giai đoạn Zoea3 trở đi cho ăn Nauplius của Artemia và Artemia, sau mỗi lần lột xác ta tăng lượng thức ăn lên 1g/lần Giai đoạn Megalopa cho ăn thức ăn chế biến 1g/lần, cho ăn 4 lần/ngày và Nauplius của Artemia hay Artemia 1g/lần/ngày

Các bể đồng nhất về chế độ chăm sóc, quản lý môi trường: Gần cuối mỗi giai đoạn biến thái của ấu trùng, tiến hành siphone, thay nước từ 10 – 20% nước đã qua xử lý

pH được duy trì từ 7,5 – 8,5 và nhiệt độ từ 27 – 29oC

5 Xác định tỷ lệ sống

• Dụng cụ để định lượng là cân điện tử

• Mức độ chính xác của cân là 0,01g

• Dùng vợt vớt toàn bộ ấu trùng cho vào thau nhựa có chứa nước Cân 1 g ấu trùng và định lượng

• Sau đó cân toàn bộ ấu trùng để xác định số lượng toàn bộ ấu trùng

Tổng số ấu trùng ở giai đoạn xác định*100% Tỷ lệ sống =

Tổng số ấu trùng giai đoạn ban đầu

6 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê sinh học phần mềm Excel version 2002 để tính các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Thời gian biến thái : T = T2 – T1

T1 : là thời gian có khoảng 50% ấu trùng bắt đầu xuất hiện các đặc điểm của giai đoạn trước (giờ)

Trang 25

T2: là thời gian có khoảng 50% ấu trùng bắt đầu xuất hiện các đặc điểm của giai đoạn sau (giờ)

Ứng dụng chương trình Anova: Single Factor để phân tích sự ảnh hường của

các yếu tố cường độ quang, tảo đơn bào Chaetoceros, chế phẩm sinh học Epicin lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua biển S paramamosain

Trang 26

PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

VÀ THẢO LUẬN

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hình thái ngoài của Scylla paramamosain. - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 1 Hình thái ngoài của Scylla paramamosain (Trang 5)
Hình 2: Hình thái cấu trúc cơ quan sinh dục ngoài đực và cái - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 2 Hình thái cấu trúc cơ quan sinh dục ngoài đực và cái (Trang 7)
Bảng 1: Các đặc điểm phân biệt giai đoạn ấu trùng Zoea[1]. - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Bảng 1 Các đặc điểm phân biệt giai đoạn ấu trùng Zoea[1] (Trang 9)
Hình 3: Sơ đồ xử lý nước. - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 3 Sơ đồ xử lý nước (Trang 20)
Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm Nguồn nước - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 4 Sơ đồ thí nghiệm Nguồn nước (Trang 22)
Hình  5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng từ Zoea 1  đến cua bột  1. AÁu truứng Zoea 1 - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
nh 5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng từ Zoea 1 đến cua bột 1. AÁu truứng Zoea 1 (Trang 31)
Hình 6: Biến động hàm lượng nitrite - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 6 Biến động hàm lượng nitrite (Trang 32)
Hình  7: Biến động hàm lượng ammonia tổng số - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
nh 7: Biến động hàm lượng ammonia tổng số (Trang 33)
Hình 8 : Biến động hàm lượng phophate - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 8 Biến động hàm lượng phophate (Trang 33)
Hình 9: Biến động COD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 9 Biến động COD (Trang 34)
Hình 10: Biến động BOD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 10 Biến động BOD (Trang 35)
Hình  14: Biến động hàm lượng photphate - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
nh 14: Biến động hàm lượng photphate (Trang 37)
Hình 15: Biến động COD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 15 Biến động COD (Trang 38)
Hình 16: Biến động BOD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 16 Biến động BOD (Trang 39)
Hình 20: Biến động hàm lượng nitrite - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 20 Biến động hàm lượng nitrite (Trang 40)
Hình 21: Biến động hàm lượng ammonia tổng số - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 21 Biến động hàm lượng ammonia tổng số (Trang 41)
Hình  23: Biến động COD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
nh 23: Biến động COD (Trang 42)
Hình 24: Biến động BOD - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Hình 24 Biến động BOD (Trang 43)
Bảng 2: Tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng ở chế độ chiếu sáng 24/24 giờ - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Bảng 2 Tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng ở chế độ chiếu sáng 24/24 giờ (Trang 44)
Bảng 4: Tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng ở chế độ không chiếu  sáng - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Bảng 4 Tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng ở chế độ không chiếu sáng (Trang 45)
Bảng 5: Các chỉ tiêu môi trường trong ứng dụng sản xuất       Ngày nuôi - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Bảng 5 Các chỉ tiêu môi trường trong ứng dụng sản xuất Ngày nuôi (Trang 47)
Bảng 6: Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng  Beồ  Tỷ lệ sống từ - đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain
Bảng 6 Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Beồ Tỷ lệ sống từ (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w